Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Trước yêu cầu nâng cao khẳ năng cạnh tranh, thực hiện mở cửa thị tr ườ ng

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang (Trang 27 - 29)

dịch vụ tài chính trong xu thế hội nhập, các NHTM ở nước ta đang thực hiện

đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây cũng là một tất yếu khách quan có tính cấp bách của quá trình tiếp tục cơ cấu lại các NHTM. Song, mở

rộng dịch vụ gì được coi là có hiệu quả, cần được tập trung nhiều hơn là vấn

đề phải có chiến lược cụ thể của từng ngân hàng. Và hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệđang có sức cạnh tranh mạnh mẽ, bên cạnh việc phát triển tài khoản cá nhân, phát triển đối tượng sử dụng thẻ,…Định hướng chiến lược kinh doanh đó còn được dựa trên sự phát triển của thị trường thanh toán quốc tếở nước ta hiện nay.

Trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, du lịch quốc tế, người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, làm

ăn và sinh sống ở nước ngoài, du học và chữa bệnh,…tăng trưởng mạnh, thì các nhu cầu thanh toán, chuyển tiền cũng gia tăng. Bởi sự gia tăng của thị

trường đó, nên có thể thấy rằng, đây là lĩnh vực cạnh tranh sôi động của các NHTM, kể cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các NHTM trong nước. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, đến nay các NHTM

trong nước, đặc biệt là các NHTM Nhà nước vẫn đang chiếm tỷ trọng thị

phần chi phối trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

Theo số liệu của các NHTM thu thập được cho thấy, hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đang dẫn đầu toàn ngành về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu (XNK) , kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền và kiều hối. Số liệu thực tế của thời gian gần đây như sau, nhất là năm 2005. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền của VCB năm 2005 cho các tổ

chức kinh tế đạt trên 20,73 tỷ USD, tăng 17,6% và chiếm xấp xỉ 29% thị

phần của cả nước, trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu là 10 tỷ USD, tăng 34%; doanh số thanh toán nhập khẩu là 10,67 tỷ USD, tăng 5,2%. Tổng lượng điện chuyển đi và đến của các giao dịch chuyển tiền quốc tế qua mạng SWIFT tăng 4,2% so với năm 2004, đạt bình quân trên 70.000 điện/tháng.

Đứng thứ hai trong hệ thống NHTM Việt Nam về hoạt động thanh toán quốc tế có thể thấy đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam). Riêng năm 2005, tổng doanh số thanh toán XNK của NHNo&PTNT Việt Nam tăng 20,8% so với năm 2004; trong

đó thanh toán hàng xuất đạt 2.308,9 triệu USD, tăng 83%; doanh số thanh toán hàng nhập là 3.476 triệu USD, bằng 99,9% so với năm 2004. Doanh số

thanh toán XNK biên giới đạt 9.428 tỷđồng, tăng 22,4%; trong đó doanh số

thanh toán hàng nhập khẩu đạt 2.126 tỷ đồng, tăng 26% và doanh số thanh toán hàng xuất đạt 7.302 tỷ đồng, tăng 21,3% so với năm 2004. Thu phí nghiệp vụ thanh toán biên giới Việt Nam – Trung Quốc đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 30,2%. Đây là NHTM dẫn đầu về thanh toán khu vực biên giới, chủ yếu là buôn bán tiểu ngạch khu vực biên giới phía Bắc với Trung Quốc.

Đứng thứ ba về hoạt động thanh toán đó là ngân hàng Công thương Việt Nam. Trong năm 2005, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 3,1 tỷ USD, tăng 38%; doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt trên 2,0 tỷ USD, tăng 21%. Doanh số chi trả kiều hối đạt 370 triệu USD, tăng 41% và chiếm gần 10% tổng lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam trong năm 2005.

Song khối NHTM cổ phần cũng đang vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ

trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Đứng đầu trong lĩnh vực này đó là các NHTM cổ phần: Á Châu, Đông Á, Eximbank, Sacombank, Techcombank,…Chỉ riêng NHTM cổ phần Đông Á trong năm 2005 đã đạt doanh số thanh toán quốc tế hơn 1.150 triệu USD và chi trả kiều hối hơn 680 triệu USD.

Hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM mở rộng cho phép hạn chế tình trạng đô la hóa trong xã hội. Hệ thống NHTM cũng thu hút

được khối lượng lớn vốn ngoại tệđầu tư cho các dự án của nền kinh tế. Cung cầu vốn ngoại tệ cho các nhu cầu đầu tư, thanh toán luôn luôn được đảm bảo là tiền đề quan trọng để ổn định tỷ giá. Hoạt động này càng phát triển cũng chứng tỏ năng lực và kinh nghiệm kinh doanh theo thông lệ quốc tế của các NHTM Việt Nam không ngừng được nâng lên. Nguồn thu nhập của các NHTM Việt Nam cũng đa dạng hơn với xu hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ

dịch vụ. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro. Vì vậy, các NHTM cần có cơ chế kiểm soát và quản lý chặt chẽ các giao dịch để

giảm thiểu tổn thất trong kinh doanh có thể gặp phải. Thường xuyên giám sát và bảo đảm việc tuân thủ nghiêm túc các hạn mức rủi ro trong giao dịch, bảo mật trong giao dịch. Đồng thời các NHTM cũng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và phòng ngừa rủi ro đạo đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp trong khâu nghiệp vụ nói trên.

Các NHTM cần tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau về điều chuyển và sử

dụng ngoại tệ tiền mặt sao cho có hiệu quả nhất trong điều kiện chưa có đầu mối điều hòa lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang (Trang 27 - 29)