III.1 Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang (Trang 117 - 123)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG NHA TRANG

III.1 Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang.

- Đối với những khách hàng mới, Ngân hàng phải có bộ phận nhân viên chuyên nghiệp về thanh toán quốc tế, đưa ra những thuận lợi khi khách hàng thanh toán qua Ngân hàng như: phí thanh toán thấp, tỷ lệ ký quỹ thấp, tư vấn cho khách hàng nhằm giảm rủi ro mua bán xuất nhập khẩu.

- Đối với những khách hàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng thì tìm cách giữ họ lại, tạo niềm tin đối với khách hàng và làm cho họ hiểu rằng việc giao dịch tại Ngân hàng Ngoại thương là lựa chọn đúng đắn nhất.

- Từng bước ứng dụng kỹ thuật thanh toán điện tử, đầu tư trang bị máy móc có công suất lớn, đọc và xử lý những chứng từ và dạng không chứng từ

bằng kỹ thuật tựđộng, khuyến khích những khách hàng lớn trang bị máy tính

để sử dụng băng đĩa từđể thay thế chứng từ.

- Xây dựng quỹ bảo lãnh mở L/C nhập khẩu, quỹ này sẽđược tăng hàng năm theo mức độ gia tăng của vốn tự có và coi đó như vốn tự có.

- Liên hệ cho các nhân viên của mình đến các Ngân hàng lớn nước ngoài để tập huấn, học hỏi kinh nghiệm và cập nhật những kiến thức, công nghệ mới.

- Tổ chức hội nghị khách hàng tạo mối quan hệ thân thiện với họ. Tạo diễn đàn trao đổi thông tin giữa ngân hàng với các DN. Chi nhánh giới thiệu sản phẩm mới hiện đại cũng như những chính sách ưu đãi trong các dịch vụ

ngân hàng áp dụng cho các DN, các tổ chức và cá nhân là khách hàng truyền thống, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động Marketing, cần nghiên cứu, đào tạo cán bộ và

đẩy mạnh công việc Marketing để kịp thời cung cấp các dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Xuất phát từ thực tế hoạt động thanh toán trong thời gian qua, để hoạt

động thanh toán thực sự là một lĩnh vực mũi nhọn của VCB thời kỳ mới thì cần tiến hành các công tác sau:

· Nghiên cứu xây dựng một mô hình tổ chức mới cho hoạt đông Tài trợ

thương mại, chuyển tiền phù hợp với hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Mô hình được xây dựng trên nền tảng công nghệ thuộc chương trình dự án “ Hiên đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán” của Ngân hàng Thế giới (WB).

· Nghiên cứu bổ sung chỉnh sửa Quy trình hiện tại và ban hành quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tại chi nhánh cấp 2.

· Phải cập nhật ngay thông tin về ngân hàng đại lý trên mạng nhằm tạo

điều kiện thuận lợi trong thanh toán quốc tế.

· Thực hiện cấp hạn mức cho khách hàng là đối tượng định chế tài chính. Cần phải có sự thỏa thuận giá cả dịch vụ cụ thể với khách hàng thường xuyên có giao dịch.

· Phối hợp với các bộ phận chức năng nghiên cứu đưa ra chính sách khách hàng tổng thể. Chi nhánh có thể tổ chức các cuộc hội thảo theo nhóm khách hàng: Ví dụ khách hàng dệt may, thuỷ sản… để có thể giới thiệu, cảnh

báo những điểm cần lưu ý khi thực hiện các giao dịch… Cần theo dõi một cách có hệ thống chất lượng dịch vụ của các ngân hàng khác để có thể tư vấn cho khách hàng, lựa chọn ngân hàng phù hợp nhằm giảm chi phí cho khách hàng.

· Nghiên cứu xây dựng văn bản thỏa thuận với khách hàng cho từng dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng cũng như của ngân hàng trong giao dịch.

· Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện biểu phí dịch vụ ngân hàng cho từng

đối tượng khách hàng.

Mới đây Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng biểu phí phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Vừa giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng vừa đem lại lợi nhuận cho khách hàng.

· Tiếp tục xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn cao, chủđộng trong công việc, có khả năng tiếp thu, áp dụng công nghệ mới.

- Hiện nay, so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, thì trụ sở

hoạt động của ngân hàng Ngoại thương không được khang trang, đẹp và quy mô lắm. Nhân tố này cũng là một trong những hạn chế việc khách hàng tới giao dịch với ngân hàng lần đầu, sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy không an tâm nhiều lắm trong khi thực hiện giao dịch tại đây.

III.2. Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

- Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức mới cho các hoạt động thanh toán quốc tế trên nền tảng công nghệ thuộc chương trình dự án “Hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng và hệ thống thanh toán” của Vietcombank.

- Phải cập nhật thông tin về Ngân hàng đại lý trên mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán quốc tế.

- Củng cố, tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát ngân hàng, nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ của mình để kịp thời phát hiện các sai sót, rủi ro kịp thời.

- Nghiên cứu đề ra những biện pháp để quản lý rủi ro trong thanh toán thông qua việc cấp hạn mức thanh toán từng lần cho các nghiệp vụ mở L/C cho từng chi nhánh. Xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể để phát triển hơn nữa hiệu quả thanh toán L/C qua việc nâng tỷ trọng phí dịch vụ

trong tổng nguồn thu của Vietcombank.

- Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động giữa các Ngân hàng thương mại các nước với việc tự nguyện chấp hành theo các quy ước, quy tắc quốc tế và luật pháp của mỗi nước. Do vậy, Ngân hàng Ngoại thương VN phải ban hành quy định về quy trình thanh toán quốc tế trong hệ thống của mình chặt chẽ, nhất quán, tuân theo quy tắc, thông lệ quốc tế, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp mô hình tổ chức, bộ máy của Ngân hàng Ngoại thương VN. Các quy định càng rõ ràng cụ thể bao nhiêu, càng giúp cho các cán bộ tránh được những sai sót bấy nhiêu. Chẳng hạn quy trình nếu xảy ra từ chối thanh toán L/C, xác định lỗi như thế nào, mức độ từ chối phải báo cáo ngân hàng cấp trên trước khi quyết định, quan hệ với khách hàng nhập khẩu khi từ chối thanh toán…là rất cần thiết cho các chi nhánh và cán bộ

thực hiện. Ngân hàng Ngoại thương VN cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, và phối hợp giúp đỡ các ngân hàng thương mại khác trong nước trong việc thanh toán quốc tế. Cần phải xác định rằng tuy là một dịch vụ thu lợi song có liên quan đến nước ngoài với rủi ro cũng lớn và không thể nào một Ngân hàng thương mại có thểđảm nhận hết thanh toán quốc tế cũng như

một Ngân hàng thương mại sai sót thì cả hệ thống Ngân hàng thương mại VN bị ảnh hưởng uy tín.

-Là đại diện quyền lợi của các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước, Ngân hàng Ngoại thương nên đứng ra thực hiện việc tập hợp và chuyển ý kiến kiến nghị của các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu tới Phòng Thương mại Quốc Tế.

III.3. Kiến nghị với Nhà nước:

nhiều Ngân hàng khác đóng trên địa bàn được phép tham gia hoạt động đối ngoại. Do đó để tạo môi trường hoạt động cho các ngân hàng cạnh tranh một cách lành mạnh, Nhà nước cần tạo một môi trường pháp lý nhằm hạn chế

những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, giải quyết những tranh chấp thương mại xảy ra một cách rõ ràng.

-Xóa bỏ các văn bản gây bất cập trong việc thực hiện công tác thanh toán quốc tế. Xây dựng luật về xử lý tranh chấp trong phương thức tín dụng chứng từ.

-Nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, điều chỉnh thuế xuất khẩu với các mặt hàng chịu sức cạnh tranh với các nước trên thế giới.

-Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ tài chính ngân hàng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và phương thức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng quy định của WTO.

III.4. Kiến nghị với doanh nghiệp:

-Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, rủi ro là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ người mua, người bán nào cũng phải quan tâm. Một khi việc mua bán vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia thì rủi ro tăng lên rất cao. Do

đó, các nhà xuất khẩu khi lựa chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nên lưu ý những điểm sau:

+ Tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung của các điều khoản trong UCP 500 để vận dụng cho đúng cũng như để sử dụng trong các khiếu nại, tranh chấp về sau (nếu có).

+Kiểm tra kỹ lưỡng nội dung L/C gốc từ Ngân hàng phát hành

để xem có sự mâu thuẫn hoặc có hàm ý nhiều cách hiểu khác nhau hay không. Nếu có thì cần phải tu chỉnh ngay.

+ Không nên chấp nhận trong L/C có điều khoản giao trực tiếp chứng từ gốc cho người mở L/C, vì người mua sẽ dễ dàng nhận được hàng và sau đó từ chối thanh toán chứng từ bất hợp lệ, dù bất hợp lệ rất nhỏ.

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh mua bán với các nước trên thế

giới, các doanh nghiệp nên đúc kết kinh nghiệm, để từđó có các đóng góp hoàn thiện, bổ sung UCP 500. Để tranh những sai sót có thể gặp phải trong những lần kinh doanh tiếp theo.

KT LUN

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rất phổ biến và chiếm vị trí chủ đạo trong thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu. Phương thức này đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: người bán và người mua. Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn so với các phương thức khác, song no không phải là phương thức bảo đảm tránh được rủi ro cho các bên tham gia, trong đó có ngân hàng.

Thực tế cho thấy, những quan điểm cho rằngphương thức tín dụng chứng từ là phương thức bảo đảm tính an toàn tuyệt đối cho các nhà xuất nhập khẩu là sai lầm. Những rủi ro bất trắc có thể xảy ra gây nên những tổn hại không nhỏ cho nhà xuất nhập khẩu và ngân hàng nếu người sử dụng nó không hiểu rõ bản chất và mặt trái của phương thức tín dụng chứng từ.

Cũng như các rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng. rủi ro trong nghiệp vụ

thanh toán tín dụng chứng từ ngoài những mất mát thiệt hại xảy ra cho các ngân hàng do không thu hồi được vốn đã trả thay cho doanh nghiệp mà còn có thểảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong thanh toán quốc tế và các rủi ro phát sinh các khoản chi phí vô ích khác.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phòng ngừa để hạn chế rủi ro một cách thích hợp trong hoạt động thực tiễn kinh doanh. Chính vì vậy mà những nhà quản trị ngân hàng không chỉ coi trọng khoa học kinh doanh mà còn phải quan tâm hơn đến nghệ thuật kinh doanh, chỉ như vậy hoạt động ngân hàng mới an toàn và phát triển, góp phần hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh XNK, nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên trường quốc tế.

Chính vì những lý do trên mà tin dụng chứng từ trở thành phương thức thanh toán thuận tiện nhất, an toàn và hiệu quả nhất đối với những ai hiểu rõ bản chất và biết vận dụng phương thức này một cách đúng đắn, linh hoạt vào trong thực tiễn kinh doanh.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)