Đánh giá những mặt tồn tại trong thanh toán L/C tại chi nhánh NHNT Nha Trang.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang (Trang 103 - 107)

NHNT Nha Trang.

IV.1. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

IV.1.1. Nhng mt còn tn ti:

Ø Các văn bản quy định quy trình thực hiện nghiệp vụ còn bất cập: Hiện tại, mặc dù VCB đã ra văn bản “Quy trình nghiệp vụ thanh toán XNK và chuyển tiền”, song cũng chỉ là sự cụ thể hoá các thông lệ quốc tế hiện đang áp dụng như UCP 500, URR522, URC525 tại VCB. Nhiều quy định còn chung chung, không cụ thể nên nhiều trường hợp cán bộ thanh toán không có cơ sở để giải quyết công việc.Ví dụ: Về chiết khấu chứng từ, quy trình nghiệp vụ chỉ qui định “Khi chứng từ phù hợp, NH có đại lý có uy tín, Khách hàng có tín nhiệm cam kết hoàn trả…”, …Những quy định này rất trừu tượng, không có chỉ tiêu cụ thể nên để đáp ứng yêu cầu khách hàng, Ngân hàng phải chiết khấu bộ chứng từ cho họ nhưng rủi ro rất gặp phải rất lớn. Về phía Ngân hàng nhà nước, lại nước chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Mặt khác, việc áp dụng các thông lệ quốc tế không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Do vậy, có nhiều trường hợp xảy ra mà không có cơ sở

pháp lý để giải quyết.

Ø Tổ chức hoạt động: Việc tổ chức các phòng, ban dựa trên cơ sở nghiệp vụ cơ bản như thanh toán xuất, thanh toán nhập, thư tín dụng…Giữa các

phòng, ban lại chưa thực sự liên kết và chỉ đạo thống nhất một cách chặt chẽ để trao đổi thông tin, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do đó, có trường hợp khách hàng thanh toán chứng từ hàng xuất tại Ngân hàng qua phong thanh toán xuất, song lại làm thủ tục vay vốn tại phòng Tín Dụng ngắn hạn; sau đó, khi nhận được tiền hàng lại chuyển đổi sang VND hoặc các loại tiền tệ khác ở phòng Kinh doanh ngoại tệ. Như vậy, họ phải làm việc với ít nhất 3 phòng trong một lần thanh toán, mất thời gian và tốn chi phí.

Ø Các dịch vụ hỗ trợ thanh toán chưa phong phú:

Khi khách hàng thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, điều mà họ đòi hỏi ngoài việc nhận được tiền hàng nhanh chóng, chính xác, an toàn là có thể

nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng trước và trong khi thực hiện hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên, hiện nay các dịch vụ hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng còn hạn chế.

Tài trợ xuất khẩu chủ yếu thực hiện cho vay theo món, theo từng hợp

đồng ngoại thương, thủ tục vay rườm rà, nhiều khi gây khó khăn cho khách hàng, thời gian xét duyệt cho vay kéo dài khiến cho doanh nghiệp không thể

hoặc khó khăn khi vay ở Ngân hàng…

Việc mua bán ngoại tệ cho các Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ mới thực hiện

ở một ở một hình thức là khi Doanh nghiệp nhận được tiền hàng, mới thực hiện mua, bán ngoại tệ cho khách hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc mua VND kỳ hạn để sản xuất kinh doanh, buộc phải vay vốn Ngân hàng thay thế, tốn chi phí và thời gian của khách hàng.

Ø Quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết.

Bên cạnh những Ngân hàng thanh toán nhanh, đúng hạn như các Ngân hàng của Nhật, Đài Loan, Singapore… còn có những Ngân hàng chưa thiện chí trong vệc hỗ trợ lẫn nhau và thiên về bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong nước bằng mọi giá, nhiều khi cố tình bắt lỗi để tránh rủi ro, do vậy, ảnh

hưởng đến thời gian thanh toán cho khách hàng.

Ø Chưa chú trọng đến công tác thu hút khách hàng thực hiện thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương:

Hiện tại, khách hàng thực hiện thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng một cách thường xuyên chủ yếu là các DNNN, các Tổng công ty phải thực hiện việc thanh toán qua VCB theo quy định của Nhà nước như: Tổng công ty hàng không, Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty bưu chính viễn thông… Các Doanh nghiệp khác( cả quốc doanh và ngoài quốc doanh) có thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, song không ổn định.

IV.1.2. Nguyên nhân tn ti:

-Hiện nay, trên địa bàn Khánh Hoà có 15 Ngân hàng hoạt động kinh doanh; mặt khác từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đã cho phép các Ngân hàng đủ điều kiện có thể mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực hoạt

động kinh doanh đối ngoại. VCB không còn giữ vị trí độc quyền trong TTQT. Được phép hoạt động trong TTQT, nhận thấy những lợi ích to lớn mà hoạt động này đem lại, các Ngân hàng mới bước vào lĩnh vực này đã tìm mọi cách để kéo khách hàng về phía mình như áp dụng chế độ cho vay tài trợ

xuất khẩu rất thoáng với thủ tục đơn giản, tốc độ giải ngân nhanh, ưu tiên trong mua bán ngoại tệ, áp dụng tỷ lệ phí thấp.

-Nhiều doanh nghiệp hiện nay có cổ phần trong các NHTM Cổ phần nên họ chủ yếu hoạt động tại ngân hàng của mình, chỉ giao dịch tại VCB để duy trì quan hệ.

Ø Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế chưa được quan tâm đúng mức.

Ø Các sản phẩm thanh toán mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển tiền.Chưa có sự bứt phá,

đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại mới.

Ø Về giá dịch vụ: Qua quá trình áp dụng Biểu phí dịch vụ hiện hành chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng khách hàng giao dịch cũng như chưa theo kịp các sản phẩm mới.

Ø Hệ thống tài khoản hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi chi tiết từng mảng hoạt động hay từng dịch vụ cụ thể của Vietcombank Nha Trang nên không tính được chính xác hiệu quả kinh tế đối với từng nghiệp vụ, từng sản phẩm.

Ø Hỗ trợ công nghệ trong thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn chế. Các bảng biểu báo cáo thống kê có những nghiệp vụ phải xử lý thủ công.

Ø “Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền với nước ngoài” và “Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán Thư tín dụng kèm chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ” qua hai năm áp dụng đã bộc lộ những điểm bất cập, cần thiết phải có sự bổ sung, chỉnh sửa.

CHƯƠNG IV:

MT S BIN PHÁP NÂNG CAO HIU QU THANH

TOÁN TÍN DNG CHNG T TI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG NGOI THƯƠNG NHA TRANG

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang (Trang 103 - 107)