Quyền lợi và trách nhiệm của các Ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang (Trang 29 - 34)

dụng chứng từ

vNgân hàng mở L/C (Issuing bank) (Ngân hàng phát hành):

- Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu mở L/C và tìm cách thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người xuất khẩu phải

thông qua một ngân hàng đại lý của nó ở nước người xuất khẩu. Không loại trừ, ngân hàng này gửi thẳng bản gốc L/C cho người xuất khẩu.

- Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C của người xuất khẩu đối với L/C đã được mở nếu có sựđồng ý của họ.

- Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ đó phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì hoàn trả cho ngân hàng uỷ quyền (ngân hàng chiết khấu) số tiền mà ngân hàng này đã trả, hoặc cam kết sẽ trả cho người hưởng lợi. Đồng thời, tiếp nhận bộ chứng từ.

- Khi kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra bên ngoài của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không, và không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ, v.v…Mọi sự tranh chấp về tính chất bên trong của các chứng từ là do người nhập khẩu và người xuất khẩu tự

giải quyết.

- Nếu trong trường hợp chứng từ bất hợp lệ, người hưởng sẽ mất quyền khi họ không thực thi nghĩa vụ của mình (lập bộ chứng từ không đúng theo L/C yêu cầu), đồng thời ngân hàng có thể tùy theo từng hoàn cảnh, điều kiện và tình huống để ngân hàng quyết định từ chối hay tiếp xúc với người mở để

chấp nhận chứng từ bất hợp lệ:

+ Nếu Ngân hàng phát hành chỉ làm dịch vụ đơn thuần trong giao dịch thư tín dụng (người mở đã đảm bảo đủ tiền để thanh toán) thì việc chấp nhận chứng từ bất hợp lệ là việc của người mở. Rủi ro phát sinh từ sự bất hợp lệ của chứng từ do người mở gánh chịu.

+ Nếu Ngân hàng phát hành đã cấp tín dụng cho khách hàng mình (bằng nhiều cách khác nhau) thì việc định đoạt chứng từ bất hợp lệđược giải quyết theo 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Ngân hàng sẽ tiếp xúc với người mở để hỏi ý kiến về việc chấp nhận hay từ chối chứng từ bất hợp lệ nếu hoạt động kinh doanh

của người mở vẫn bình thường. Người mở vẫn có quyền từ chối và không thanh toán.

Trường hợp 2: Ngân hàng sẽ từ chối chứng từ bất hợp lệ mà không cần có ý kiến của người mở nếu khách hàng có dấu hiệu thua lỗ, phá sản, mất khả năng thanh toán… Ngân hàng dùng quyền được phép của mình để tránh những hậu quả xấu phát sinh từ khách hàng.

- Ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm trong việc thông báo cho phía xuất trình chứng từ về sự bất hợp lệ của chứng từ, bằng điện tín (Telex, Swift) trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nó nhận được chứng từ. Nội dung thông báo phải nói cụ thể tất cả các bất hợp lệ mà nó phát hiện. Đồng thời, xác nhận chứng từ bị từ chối.

- Ngân hàng phải có nghĩa vụ trả tiền, kể cả lãi suất chậm trả, điện phí có liên quan cho ngân hàng chiết khấu, tính từ ngày đầu tiên của việc đòi tiền

đến ngày số tiền được trả.

- Ngân hàng được miễn trách trong trường hợp ngân hàng rơi vào đúng các bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, lụt lội, động đất, hỏa hoạn, v.v…Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng.

- Mọi hậu quả phát sinh do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C từ

0,125% đến 0,5% trị giá của L/C.

vNgân hàng thông báo (advising bank):

- Khi nhận được điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản.

- Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện

đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận

được thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm.

- Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từđó tới ngân hàng mở

L/C.

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh ra do sự

chậm trễ và/hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở L/C, miễn là chứng minh rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện.

- Một thư tín dụng có thểđược thông báo cho người hưởng lợi thông qua một ngân hàng thông báo mà không có sự cam kết gì, nhưng ngân hàng thông báo nếu đồng ý thông báo thư tín dụng, thì phải kiểm tra với sự cẩn thận thích

đáng tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng mà mình thông báo. Nếu ngân hàng từ chối thông báo thư tín dụng thì phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C.

- Nếu ngân hàng thông báo không thể xác minh được tính chân thật bề

ngoài của thư tín dụng mà mình phải thông báo, thì ngân hàng không được chậm trễ phải thông báo ngay cho ngân hàng mà các chỉ thị đã nhận được từ

ngân hàng đó, để biết rằng nó không có khả năng xác minh được tính chân thật của bề ngoài của thư tín dụng. Và nếu nó đồng ý thông báo thư tín dụng thì phải thông báo cho người hưởng lợi rằng nó không thể xác minh được tính chân thật của thư tín dụng.

- Tương tự, trong trường hợp ngân hàng thông báo nhận được những chỉ

thị không đầy đủ, không rõ ràng thì đều phải phải báo ngay cho ngân hàng mà nó nhận được chỉ thị (NH phát hành) về việc làm của mình và yêu cầu ngân hàng đó xác nhận lại các chỉ thị trên như yêu cầu ngân hàng phát hành xác nhận lại ngay các bức điện nhiễu loạn, hoặc những điều khoản tín dụng không rõ ràng.

vNgân hàng thanh toán (paying bank /negotiating bank ): Có thể là ngân hàng mở L/C và có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm.

- Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền giống như ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến.

vNgân hàng xác nhận (confirm bank ) :

- Khi thư tín dụng được xuất trình tại ngân hàng xác nhận thì ngân hàng này phải thực hiện việc thanh toán cho người hưởng lợi thay ngân hàng phát hành.

- Đòi hỏi các chứng từ xuất trình cho ngân hàng xác nhận phải phù hợp với các điều kiện quy định trong thư tín dụng.

+ Nếu thư tín dụng quy định trả tiền ngay thì ngân hàng xác nhận trả tiền ngay. + Nếu thư tín dụng quy định trả tiền sau thì phải trả tiền đúng hạn như

quy định trong thư tín dụng.

- Chứng từ xuất trình không phù hợp với quy định của thư tín dụng, ngân hàng xác nhận sẽ từ chối thanh toán, những nó cũng có quyền chấp nhận chứng từđó.

- Ngân hàng xác nhận chấp nhận chứng từ bất hợp lệ, có nghĩa ngân hàng này có thể xác nhận một sửa đổi và bị ràng buộc tính từ ngày sửa đổi đó. Tuy nhiên, ngân hàng xác nhận có thể thông báo một sửa đổi cho người hưởng lợi mà không phải xác nhận sự sửa đổi đó và nếu như thế, nó phải thông báo cho ngân hàng phát hành và người hưởng lợi một cách không chậm trễ.

vNgân hàng chuyển nhượng (Transfering bank ):

- Khi được người hưởng lợi thứ nhất yêu cầu chuyển nhượng cho phía thứ ba Ngân hàng có quyền nhận hay từ chối.

- Ngân hàng không có trách nhiệm gì về hệ quả phát sinh do hành động chuyển nhượng của mình vì đơn giản nó chỉ là Ngân hàng được chỉ định. Ngân hàng không bị ràng buộc về việc thanh toán, chấp nhận hay chiết khấu chứng từ của người hưởng lợi thứ hai xuất trình tại nó.

- Ngân hàng phải kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nhằm đảm bảo việc chuyển nhượng có giá trị thực hiện. Thư tín dụng có những điều bất hợp lý, không logic hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện thì Ngân hàng không sẵn sàng chuyển nhượng hoặc chỉ chuyển nhượng khi thư tín dụng đã được sửa đổi.

- Ngân hàng chuyển nhượng hết nghĩa vụ khi đã chuyển nhượng thư tín dụng theo yêu cầu của người hưởng lợi thư nhất.

CHƯƠNG II:

TÌNH HÌNH HOT ĐỘNG CA CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NGOI THƯƠNG NHA TRANG

TRONG THI GIAN QUA

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)