Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
545 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THƯƠNG HIỆU CỦA SỞ GIAO DỊCH - LÁNG HẠ - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 1.1 Tính cấp thiết của đề tài : 1.1.1 Khái quát tình hình chung: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện đang là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại và là yếu cầu khách quan đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nước. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực như : trao đổi hàng hóa , dịch vụ , chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực , lưu chuyển vốn quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia có thể hợp tác , trao đổi kinh nghiệm , kỹ thuật công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực ngân hàng , hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam , tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về vốn , kinh nghiệm quản lý , công nghệ , hoạch định chính sách tiền tệ Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc giảm hiểu rủi ro , nâng cao hiệu quả kinh doanh , nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam , cũng như những lời cam kết về mở cửa khu vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập đã làm cho cuộc cạnh tranh giữa các NHTM tại Việt Nam ngày trở lên gay gắt và khốc liệt hơn . Dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn . Đặc thù của lĩnh vực ngân hàng đó là các sản phẩm vô hình, do vậy giá trị sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với mỗi khách hàng là khác nhau và khó có thể ước tính bằng lời nói. Muốn thu hút được khách hàng mục tiêu đến với mình các ngân hàng không thể chỉ bằng con đường quảng cáo, tiếp thị mà bằng cả quá trình xây dựng các giá trị niềm tin, uy tín trong dài hạn, hay nói cách khác, bằng uy tín của thương hiệu.Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt khi thị trường tài chính của các NHTM phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế. Như vậy, để có thương hiệu tốt, không phải chỉ ngày SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài một ngày hai đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thành sau một thời gian trải nghiệm nhất định về tất cả những gì (chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, tiềm lực tài chính,…) mà một ngân hàng hứa hẹn với thị trường. 1.1.2 Lý do và tầm quan trọng của đề tài : Trong những năm qua , hoạt động ngân hàng nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc , quy mô kinh doanh ngày được mở rộng và chuyên nghiệp hơn. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng luôn diễn ra hàng ngày và sự xuất hiện của các ngân hàng mới với nguồn lực dồi dào đang là vấn đề lớn mà các ngân hàng phải đối mặt . Nhận thức được điều đó, các ngân hàng đang ngày càng nỗ lực hơn nữa với mong muốn tạo được dựng được một hình ảnh, phong cách, ấn tượng và uy tín trong lòng khách hàng hay nói đúng hơn là xây dựng được thương hiệu đối với khách hàng của ngân hàng.Từ đó , thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng nhằm phát triển hình ảnh của ngân hàng và truyền tải các giá trị tốt nhất đến khách hàng là rất cần thiết mang tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu tạo được sự nhận biết làm khách hàng có thể dễ dàng phân biệt được hàng hóa mang thương hiệu của ngân hàng với một ngân hàng khác, giúp khách hàng định dạng, định hướng lựa chọn sử dụng dịch vụ hợp lý. Có thể nói rằng, thương hiệu có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu. Sự đổ vỡ hàng loạt của các thương hiệu ngân hàng lớn tại Mỹ trong thời gian vừa qua đã rút ra một bài học lớn cho các ngân hàng muốn trụ vững để có thể song hành cùng nền kinh tế vượt qua điểm uốn của chu kỳ suy thoái là “các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cần xây dựng thương hiệu của ngân hàng mình phải có điểm khác biệt, độ nhận diện cao, được quốc tế hóa và truyền tải được những giá trị độc đáo vừa đúng lúc vừa xoáy thẳng vào ước muốn của khách hàng” và đây cũng là định hướng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của ngành Ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Để phát triển và duy trì được thương hiệu của mình, các doanh nghiệp sử dụng nhiều phương pháp như định vị thương hiệu, xây dựng logo, slogan và các công cụ xúc tiến thương mại Có thể nói xúc tiến thương mại đóng vai trò quan SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài trọng trong việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu. Nhận thức được tầm quan trọng của xúc tiến thương mại đối với phát triển thương hiệu, nhiều ngân hàng hiện nay đã chú trọng tới hoạt động này. Nhưng chưa đạt được hiệu quả cao vì các công cụ chưa được sử dụng đủ tần suất cũng như chưa có phối thức phù hợp giữa các công cụ do thiếu trình độ chuyên môn cũng như ngân sách còn hạn chế. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ , sự bùng nổ của thông tin luôn đặt ngân hàng trước sức ép cạnh tranh gay gắt. Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào khả năng thích ứng với những đột biến của thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào giá trị thương hiệu của ngân hàng đó. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam nói chung và Sở giao dịch - Láng Hạ - NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn và phát triển nông nghiệp , nông thôn cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt ngoài chức năng của 1 ngân hàng thương mại , SGD NHNo&PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư, phát triển đối với khu vực nông nghiệp , nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất nông - lâm – thủy sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp , nông thôn. SGD NHNo&PTNT Việt Nam ngoài chức năng như 1 chi nhánh của ngân hàng No&PTNT thì SGD NHNo&PTNT Việt Nam còn có chức năng quản lý nguồn vốn của toàn hệ thống ngân hàng No&PTNTVN. Được sự chỉ đạo của trụ sở chính của NHNo&PTNT VN , SGD NHNo& PTNT VN có vai trò thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại với thương hiệu ngân hàng mà ban lãnh đạo từ trụ sở chính chuyển xuống cho toàn hệ thống của ngân hàng . SGD cũng có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp xúc tiến thương mại thương hiệu đến Trụ sở chính . Ngoài ra, SGD cũng tự thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại thương hiệu tại SGD theo quy mô phù hợp với ngân sách. Với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong ngân hàng đã không ngừng phát triển và hoàn thiện các hoạt động , không ngừng nâng cao chất SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng , nhằm tạo dựng được 1 thương hiệu có uy tín và được sự tin cậy từ khách hàng .Trong thời gian thực tập ở SGD NHNo&PTNTVN em nhận thấy công tác xúc tiến thương mại thương hiệu của SGD NHNo&PTNT Việt Nam gần đây đạt được một số bước tiến nhất định, song vẫn còn một số điều chưa giải quyết thoả đáng. Hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền nói chung việc xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng nói riêng vẫn mang tính “Tự làm, tự rút kinh nghiệm tự điều chỉnh” chưa thật sự đồng bộ hay nói cách khác tính chuyên nghiệp chưa cao. Quá trình tạo lập và xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng với những mặt được và chưa được đặt ra nhiều vấn đề mà em mong muốn mình được tham gia giải quyết. Do vậy, em lựa chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG CỦA SỞ GIAO DỊCH - LÁNG HẠ -NHNO&PTNTVN ”. Mục tiêu của khóa luận này là tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu ngân hàng của SGD Agribank đồng thời phân tích các yếu tố nhằm xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng này trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. 1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Luận văn tốt nghiêp năm 2011 : Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm áo jacket của Tổng công ty Đức Giang trên thị trường miền Bắc.Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bích Phương/ GVHD: Nguyễn Thị Thanh Nhàn . Luận văn tốt nghiệp năm 2011 : Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm giáo trình tiếng anh POPODOO của công ty cổ phần phát triển quốc tế Kim Tự Tháp trên thị trường Hà Nội Sinh viên thực hiện : Hà Ngọc Bích / GVHD: Phạm Thúy Hồng . Luận văn tốt nghiệp năm 2011 : Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm tàu thủy được đóng mới tại thành phố Hải Phòng của công ty cổ phần cơ khí thương mại và xây dựng Hải Phòng Sinh viên thực hiện : Tạ Thị Thu Hương / GVHD: Nguyễn Thị Thanh Nhàn . Các luận văn nghiên cứu năm trước đều đề cập đến hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm là hàng hóa ( mang tính hữu hình ) . Khóa luận này đề SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài cập đến xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng với sản phẩm là thương hiệu ngân hàng. Đây là sản phẩm có nhiều đặc trưng riêng của nó , do đó các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu cũng có nhiều khác biệt so với sản phẩm cụ thể nào đó . Khóa luận này không trùng lặp với các luận văn trước. 1.4 Các mục tiêu nghiên cứu : - Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu của công ty kinh doanh. - Phân tích thực trạng tình hình các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của Sở Giao Dịch - Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của Sở Giao Dịch - Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. 1.5 Phạm vi nghiên cứu : - Nội dung nghiên cứu : Nghiên cứu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Đối tượng của bài viết này là các vấn đề liên quan xúc tiến thương mại thương hiệu của Sở Giao Dịch - Láng Hạ - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Công trình này có phạm vi nghiên cứu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của Sở giao dịch - Láng Hạ - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trên thị trường, SGD NHNo&PTNTVN cũng như toàn hệ thống ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cùng thực hiện sứ mệnh đưa thương hiệu Agribank đến với khách hàng , có được lòng tin và sự tin cậy của khách hàng . - Thời gian nghiên cứu : đánh giá thực trạng về tình hình kinh doanh của Sở Giao Dịch - Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam và thực trạng các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch - Láng Hạ - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam từ năm 2009 – 2011. Từ đó , đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến thương mại SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài thương hiệu ngân hàng của Sở giao dịch - Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trong thời gian từ 2012-2013. - Không gian nghiên cứu : Đề tài giới hạn nghiên cứu hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của Sở giao dịch - Láng Hạ - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trên thị trường . 1.6 Phương pháp nghiên cứu : 1.6.1.Phương pháp luận: Khóa luận sử dụng phương pháp tư duy hệ thống, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp phân tích kinh tế, các cơ sở logic và biện chứng . 1.6.2.Phương pháp cụ thể: Thực trạng phát triển phối thức xúc tiến thương mại thương hiệu ở sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ được tìm hiểu qua việc thu thập thông tin từ hai nguồn thông tin : Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. 1.6.2.1 Dữ liệu thứ cấp: - Khái niệm : Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn ( trong các số liệu thống kê, các cuộc nghiên cứu trước đó của bản thân doanh nghiệp / tổ chức hay của các đơn vị bên ngoài, nó cũng có thể là các dữ liệu về kết quả kinh doanh hay các thông tin nội bộ trong doanh nghiệp) - Mục đích : Việc tìm hiểu dữ liệu thứ cấp nhằm mục đích tìm hiểu về tình hình thị trường , tình hình doanh thu của Sở giao dịch , tứ đó đưa được ra các kết luận về hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của SGD -Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Đó là các dữ liệu về báo cáo hoạt động kinh doanh của các phòng Quản lý kinh doanh vốn , phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng Nguồn Vốn , phòng Kế toán, Các kết quả của các chương trình xúc tiến thương mại và thông tin khách hàng của phòng dịch vụ & Marketing Nguồn thông tin tìm kiếm : các dữ liệu được thu thập từ hai nguồn chính đó là nguồn dữ liệu bên trong ( nhằm đánh giá thực trạng các hoạt động kinh doanh của sở giao dịch và nguồn và phân bổ ngân sách xúc tiến thương mại thương hiệu tại Sở SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài Giao Dịch ) ,và nguồn dữ liệu bên ngoài .( nhằm đánh giá thực trạng xúc tiến thương mại thương hiệu của Sở giao dịch Agribank ). - Nguồn dữ liệu bên trong : Các báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây của Sở giao dịch - Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn do phòng kế toán của SGD lập qua các năm. Báo cáo của phòng Marketing về thực trạng và giải pháp các hoạt động tuyên truyền quảng bá thương hiệu của SGD đến với khách hàng đã thực hiện trong 3 năm qua . Công văn chỉ đạo của trụ sở chính và chính phủ thực hiện kế hoạch kinh doanh trong ba năm gần đây. Các thông tin về các các hoạt động và các chương trình nhằm xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của hệ thống ngân hàng Agribank được đăng tải trên website : agribank.com.vn - Nguồn dữ liệu bên ngoài : Các tài liệu có liên quan thu thập được từ các website có liên quan như website của ngân hàng nhà nước Việt Nam : sbv.gov.vn; Ngoài ra, các thông tin về các chương trình xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của các ngân hàng khác qua các kênh truyền thông khác như : truyền hình , truyền thanh, báo , tạp chí , bảng ngoài trời hoặc trạm xe bus, thư tín. Phương pháp phân tích các dữ liệu thứ cấp : các dữ liệu này có thể được tập hợp lại thành bảng biểu , tỷ lệ % tương ứng , vẽ biểu đồ và so sánh giữa các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của SGD với các ngân hàng khác hoặc so sánh các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của SGD giữa các năm khác nhau , để từ đó đưa ra các chương trình xúc tiến thương mại đối với thương hiệu Agribank . 1.6.2.2 Dữ liệu sơ cấp . - Khái niệm : Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa tồn tại, chưa được tìm kiếm và phân tích. Vì vậy để có được nó yêu cầu phải điều tra và phân tích. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách tiến hành điều tra phỏng vấn qua bảng câu hỏi cho cán bộ nhân viên và khách hàng hiện tại của SGD Agribank để đánh SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài giá hiệu quả phôi thức XTTM thương hiệu của Sở Giao Dịch Agribank trong thời gian qua. -Mẫu nghiên cứu : Nhà quản trị và cán bộ nhân viên : là những người trực tiếp làm các công việc kinh doanh của SGD Agribank , là những người liên quan trực tiếp đến các chiến lược kinh doanh cũng như các sứ mệnh của SGD đưa ra. Tổng số phiếu điều tra ra : 5 phiếu . Thời gian điều tra : 1/4 /2012 -5/4/2012 Khách hàng : Điều tra ngẫu nhiên , thuận tiện . Điếu tra đánh giá về khả năng nhận biết thương hiệu ngân hàng của khách hàng, mức độ hài lòng và độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu Agribank. Tổng số phiếu phát ra : 30 phiếu. Thời gian điều tra 1/4/2012- 5/4/2012. - Mục tiêu của các cuộc điều tra phỏng vấn là nhằm làm rõ các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu của SGD -Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Viêt Nam trên thị trường trong nước trong thời gian qua. - Phương pháp tiến hành thu thập : dữ liệu được thu thập bằng 2 hình thức : Phỏng vấn trực tiếp những cán bộ cấp cao của SGD có liên quan đến các hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh của SGD đến khách hàng. Đó là : giám đốc điều hành sở giao dịch , phó giám đốc kinh doanh, trưởng phòng Dịch vụ & marketing và các cán bộ nhân viên phòng Dịch vụ & Marketing của SGD - Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Điều tra phỏng vấn khách hàng trên địa bàn quận Ba Đình . Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu : chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện . Phương pháp phân tích các dữ liệu sơ cấp : các thông tin thu thập được sẽ được tổng hợp lại và phân tích qua phần mềm SPSS , được diễn dải trên cơ sở logic và biện chứng nhằm phản ánh rõ vấn đề nghiên cứu đang cần làm sáng tỏ. 1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp : Ngoài các phần : tóm lược , lời cảm ơn , mục lục , danh mục tài liệu tham khảo , kết cấu khóa luận gồm 4 chương : Chương 1 :Tổng quan nghiên cứu về phát triển hoạt động xúc tiến thương mại với thương hiệu ngân hàng của Sở giao dịch Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam. SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động xúc tiến thương mại với thương hiệu của công ty kinh doanh. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng xúc tiến thương hiệu ngân hàng của Sở giao dịch - Láng Hạ - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Chương 4 : Các kết luận và đề xuất phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu của sở giao dịch - Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam . SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài CHƯƠNG 2 : TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY KINH DOANH 2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản : 2.1.1 Khái niệm về thương hiệu : Khi nền kinh tế thị trường bùng nổ và có ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam thông qua quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới thì thuật ngữ “thương hiệu” cũng ngày càng được mở rộng về nội hàm và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau dẫn đến nó được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association): “thương hiệu là một tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”. Tại Việt Nam, do nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1986, thuật ngữ này mới được nhắc đến nhiều, thậm chí nó trở thành một vấn đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại và nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên cho đến nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có liên quan đến sở hữu trí tuệ, không tìm thấy thuật ngữ “thương hiệu” mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ và kiểu dáng công nghiệp. 2.1.2 Khái niệm về ngân hàng thương mại : Trên toàn thế giới, ngân hàng là loại hình tổ chức trung gian tài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho người tiêu dùng với quy mô lớn nhất. Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành để tài trợ cho các công trình công cộng, từ những hội trường sân bóng đá cho đến sân bay và đường cao tốc. Ngân hàng cũng là một trong những tổ chức tài chính cung cấp vốn lưu động quan trọng nhất cho các doanh nghiệp. Tài sản do các ngân hàng Mỹ nắm giữ chiếm SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan Lớp: K44C3 10 [...]... vấn đề phát triển thương hiệu có thể là yếu tố tạo ra sự trở ngại cho việc phát triển thương hiệu của NH 3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của SGD - Láng Hạ - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam: 3.3.1 Thực trạng việc xác định mục tiêu xúc tiến thương mại của sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông. .. khách hàng mua sản phẩm SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan 21 Lớp: K44C3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VỚI THƯỜNG HIỆU NGÂN HÀNG CỦA SỞ GIAO DỊCH - LÁNG HẠ - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của sở giao dịch - Láng Hạ - Ngân hàng nông nghiệp. .. ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam năm 2011, % ngân sách chi cho các hoạt động xúc tiến thương mại ở Sở giao dịch Láng Hạ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam qua các năm có sự gia tăng đáng kể Nếu như năm 2009, % ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến thương mại trên tổng doanh thu của Sở giao dịch chỉ chiếm 3.2%, là con số tương đối thấp so với tình hình chung của. .. là thương hiệu Thương hiệu là vũ khí sau cùng giúp họ chiến đấu chống lại điều đó Thương hiệu tạo ra sự yêu mến và sự khác biệt trong trái tim và suy nghĩ của khách hàng Do đó mỗi công ty cần phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng hiệu quả Xúc tiến thương mại thương hiệu nhằm mang lại hiệu quả : - Tăng sự biết đến chấp nhận và ghi nhớ thương hiệu - Cố định hình ảnh trong thương. .. áp dụng trên toàn hệ thống ngân hàng để mục tiêu tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng 3.3.2 Thực trạng chính sách ngân quỹ xúc tiến thương mại của Sở giao dịch ngân hàng Agribank : - Trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, các ngân hàng rất khó để ước tính và dự đoán chi phí cho các hoạt động Marketing và hoạt động xúc tiến thương mại của ngân hàng Điều này gây nên khó... phát triển nông thôn Việt Nam 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam : Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động. .. Hoài tiến thương mại thương hiệu ngân hàng nhằm định vị và xây dựng củng cố vị trí của ngân hàng Agribank trong thị trường tài chính Tuy nhiên , mục tiêu các chính sách xúc tiến thương mại còn chưa thực sự phù hơp với mục tiêu chiến lược marketing chung và mục tiêu hoạt động kinh doanh thương mại của Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Theo cuộc khỏa sát thực trạng xúc tiến. .. trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh,... thương hiệu trong tâm trí khách hàng - Tạo hình ảnh và tăng sự yêu thích của công chúng và khách hàng với thương hiệu của công ty kinh doanh - Tăng giá trị và hiểu về thương hiệu công ty kinh doanh 2.3.2 Xác lập ngân quỹ xúc tiến thương mại thương hiệu của công ty kinh doanh Gồm 2 quyết định : quyết định thiết lập tổng ngân quỹ xúc tiến thương mại và phân chia ngân quỹ cho các công cụ xúc tiến thương mại. .. bán Sở giao dịch Agribank cũng đã quan tâm đến các mục tiêu dài hạn của hoạt động xúc tiến thương mại : xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng Agribank nói chung và Sở giao dịch Agribank nói riêng , xây dựng hình ảnh của thương hiệu ngân hàng tốt đẹp trong tâm trí của khách hàng Xúc SVTH: Nguyễn Thị Thu Loan 32 Lớp: K44C3 Khóa luận tốt nghiệp . hàng của Sở Giao Dịch - Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của Sở Giao Dịch. hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Công trình này có phạm vi nghiên cứu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của Sở giao dịch - Láng Hạ - Ngân hàng. hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam và thực trạng các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch - Láng Hạ - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông