Các nhân tố thuộc môi trường vi mô : a Môi trường ngành :

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch - láng hạ - ngân hàng nông nghiệp (Trang 29 - 30)

- Lựa chọn nguồn phát thông điệp: các thông điệp được phát đi từ những

3.2.1Các nhân tố thuộc môi trường vi mô : a Môi trường ngành :

Khách hàng: Tập khách hàng mà Sở giao dịch hướng tới là dân cư sinh

sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt là dân cư sinh sống và làm việc trên quận Ba Đình. Đa số khách hàng sinh sống và làm việc tại quân Ba Đình đều có thu nhập khá . Họ là đối tượng chính tìm hiểu thông tin liên quan đến hình ảnh của thương hiệu ngân hàng và cảm nhận của họ về thương hiệu ngân hàng Agribank của SGD Agribank . Chính điều này ảnh hưởng đến việc nói gì ? nói như thế nào ? nói ở đâu và nói với ai ?

Qua những số liệu nghiên cứu về cách thức để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm tạo hình ảnh tốt đến khách hàng thì hành vi của khách hàng đến SGD sẽ giúp SGD có cách khắc phục những hạn chế trong các chương trình xúc tiến thương hiệu .

Bên cạnh đó ta thấy thương hiệu nổi tiếng chính là điều quan tâm đầu tiên của khách hàng đối với thương hiệu ngân hàng , nhất là tập khách hàng mà SGD hướng tới là tập khách hàng có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về sử dụng dịch vụ ngân hàng thì họ thường có tâm lý rất thận trọng trong việc lựa chọn ngân hàng . Vì vậy , tăng cường các hoạt động quảng cáo , PR nhằm tăng khả năng nhận biết thương hiệu trên thị trường cũng là một chiến lược đúng đắn với SGD .

Một trong những đặc trưng của người Hà Nội là họ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác , tin vào lời khuyên của bạn bè và các mối quan hệ cá nhân trước khi đưa ra quyết định mua . Do đó , để dành được niềm tin của người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ ngân hàng Hà Nội , không đơn thuần là đánh giá niềm tin của một

người mà là niềm tin của một tập thể . Bên cạnh đó tâm lý của người Hà Nội cũng hứng thú với những hoạt động khuyến mại, các dịch vụ hậu mãi hay các chương trình lãi suất hấp dẫn . Tuy nhiên khi SGD thực hiện các chương trình này vẫn phải giữ nguyên chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng vẫn là yếu tố hàng đầu mà khách hàng lựa chọn .

Đối thủ cạnh tranh : Là các ngân hàng đang kinh doanh các dịch vụ ngân

hàng nhằm mục đích thương mại giống với SGD Agibank trên một số thị trường nhất định . Sự cạnh tranh này rất mạnh mẽ nó quyết định sự suy yếu hay phát triển của ngân hàng. Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính được hiểu là sự xuất hiện ngày càng tăng của các tổ chức, định chế tài chính. Sự xuất hiện ngày càng nhiều

của các đối thủ cạnh tranh này tạo ra áp lực đối với các NH trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động phát triển thương hiệu nói riêng. Khi có sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính điều đó cũng đồng nghĩa với việc các NH có thể sẽ phải lưu tâm đến việc phát triển thương hiệu NH mình hơn. Vì vậy nó đòi hỏi SGD Agribank phải nâng cao chất lượng dịch vụ để có được nhiều khách hàng , và đặc biệt phải tạo được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác .

Ngược lại, tại thị trường có áp lực cạnh tranh thấp, các NH có thể chưa lưu tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch - láng hạ - ngân hàng nông nghiệp (Trang 29 - 30)