Thực trạng chính sách ngân quỹ xúc tiến thương mại của Sở giao dịch ngân hàng Agribank :

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch - láng hạ - ngân hàng nông nghiệp (Trang 33 - 34)

- Lựa chọn nguồn phát thông điệp: các thông điệp được phát đi từ những

3.3.2.Thực trạng chính sách ngân quỹ xúc tiến thương mại của Sở giao dịch ngân hàng Agribank :

b. Môi trường nội bộ doanh nghiệ p:

3.3.2.Thực trạng chính sách ngân quỹ xúc tiến thương mại của Sở giao dịch ngân hàng Agribank :

dịch ngân hàng Agribank :

- Trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, các ngân hàng rất khó để ước tính và dự đoán chi phí cho các hoạt động Marketing và hoạt động xúc tiến thương mại của ngân hàng . Điều này gây nên khó khăn trong việc xác định chính xác ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại ở mỗi ngân hàng.

- Theo các số liệu thu thập được từ ban quản trị của Sở giao dịch , trong 3 năm qua, mức chi tiêu ngân sách cho các hoạt động xúc tiến thương mại cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Theo văn bản chỉ đạo của trụ sở chính đưa xuống thì SGD sẽ chi ngân sách cho các hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu chung được phổ biến trên toàn hệ thống ngân hàng Agribank là 2% tổng doanh thu trong năm 2009, năm 2010 thì ngân sách dành cho XTTM chung là 3% tổng doanh thu và năm 2011 thì ngân sách dành cho XTTM chung đã tăng đến 4.5% tổng doanh thu .

- Theo số liệu tăng trưởng ngân sách chi cho hoạt động xúc tiến thương mại ở Sở giao dịch - Láng Hạ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam năm 2011, % ngân sách chi cho các hoạt động xúc tiến thương mại ở Sở giao dịch Láng Hạ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam qua các năm có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 2009, % ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến thương mại trên tổng doanh thu của Sở giao dịch chỉ chiếm 3.2%, là con số tương đối thấp so với tình hình chung của ngành, năm 2010 là 4.8% tổng doanh thu và đến năm 2011 đã chiếm 7.5% trong tổng doanh thu của Sở giao dịch. Và nó đã tăng 4.3% trong 2 năm. Sở dĩ có sự gia tăng này là do Sở giao dịch đã biết tận dụng ưu thế công nghệ để đầu tư quảng cáo trực tuyến và marketing trực tiếp bằng cách thực hiện các email giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới và giới thiệu các mức lãi suất ưu đãi cập nhật liên tục cho các khách hàng biết. Bên cạnh đó ngân sách đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng , nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng vẫn được chú trọng hơn bao giờ hết.

Cụ thể SGD đã sử dụng các công cụ XTTM trong năm 2011 như sau : theo thống kê ngân sách năm 2010 , SGD sử dụng 23% trong tổng ngân sách chi cho XTTM để đầu tư vào quảng cáo trên internet, 46% ngân sách XTTM cho việc đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chăm sóc khách hàng , 13% được trích cho các chương trình khuyến mại , 11% được trích cho các chương trình PR và 7% cho Marketing trực tiếp .

SGD chưa đầu tư nhiều vào các hoạt động quảng cáo truyền thông và các chương trình quan hệ công chúng còn thực hiện nhỏ lẻ mang tính tự phát không mang tính xuyên suốt bởi lẽ các chương trình này được trụ sở chính thực hiện với quy mô lớn với mục tiêu phát triển hình ảnh cho toàn hệ thống.

3.3.3. Thực trạng xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại ở Sở giao dịch :

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch - láng hạ - ngân hàng nông nghiệp (Trang 33 - 34)