Những vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch - láng hạ - ngân hàng nông nghiệp (Trang 42)

- Lựa chọn nguồn phát thông điệp: các thông điệp được phát đi từ những

b. Môi trường nội bộ doanh nghiệ p:

4.1.2 Những vấn đề còn tồn tạ

- Tuy phối thức XTTM thương hiệu mà SGD đang sử dụng phần nào thể hiện vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh nhưng nó vẫn còn có những yếu điểm và hạn chế . Các hoạt động XTTM này chưa theo một chương trình định sẵn,

được thực hiện đơn lẻ và không theo một mục tiêu dài hạn cụ thể.

Quảng cáo : Do Agribank thiếu một chiến lược truyền thông và quảng bá

thương hiệu xuyên suốt nên các công cụ quảng cáo chưa có tính hệ thống và gắn kết với nhau. Điển hình chưa có TVC quảng bá về thương hiệu Agribank.

Quảng cáo qua website:

Giao diện website hiện tại chưa đẹp, chưa chuyên nghiệp và chưa tiện lợi, dễ dàng trong tra cứu.

Chưa khai thác tối đa những chức năng, tiện ích của một trang Web hiện đại (gửi, nhận thư, giao dịch điện tử…)

Quảng cáo tấm lớn:

Chưa lên được quy hoạch tổng thể và hệ thống biến quảng cáo tấm lớn. Hiện tại việc dựng hoặc thuê quảng cáo tấm lớn được thực hiện trên cơ sở “Phát sinh đến đâu, triển khai đến đó” chưa có định hướng, tiêu chí lựa chọn và kế hoạch rõ ràng.

Nội dung quảng cáo không có tính thống nhất, có những biển được dựng từ nhiều năm trước đây nay vẫn giữ nguyên nội dung và hình thức quảng cáo cũ không được cập nhật, làm mới do vậy không những không đem lại hiệu quả quảng cáo mà đôi khi còn phản tác dụng.

PR , tài trợ : Đối với một số hợp đồng tài trợ do SGD tự thực hiện hoặc được

Tổng giám đốc ủy quyền thực hiện các quyền lợi tài trợ chưa được khai thác tối đa và giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả tài trợ không cao.

Marketing trực tiếp:

Tờ tin vẫn chưa được phát hành đúng thời hạn do chậm trễ trong khâu in ấn. Nội dung và hình thức tờ tin chưa thật sự phong phú, việc lấy tin, bài vẫn mang tính bị động.

Công tác duy trì, phát triển đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành chưa được quan tâm đúng mức và chưa có những chính sách khuyến khích thỏa đáng đội ngũ cộng tác viên.

Các hình thức đưa tin chưa phong phú, thiếu những phóng viên có khả năng viết bài, đưa tin chuyên nghiệp do vậy thường lúng túng mỗi khi cần tuyên truyền những sự kiện có tính thời điểm.

Phân bổ ngân sách cho các chương trình xúc tiển thương mại : Theo kết

quả của bảng câu hỏi điều tra nhà quản trị thì việc phân bổ ngân sách cho các chương trình xúc tiến thương mại chưa hợp lý ,ngân sách dành cho các hoạt động Marketing chi chiếm 3% tổng nguồn vốn của SGD. Việc xác định ngân sách đầu tư này thực hiện theo phương pháp tùy khả năng, việc chi ra ngân sách 3% cho xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng Agribank phụ thuộc khả năng của SGD có thể chi được vào thời điểm đó, hoàn toàn không tính đến hiệu lực sự tác động của xúc tiến trên lượng tiêu thụ, dẫn đến ngân quỹ xúc tiến thương mại hàng năm không ổn định, gây trở ngại cho hoạch định marketing dài hạn. Tăng sự nhận diện thương hiệu là mục tiêu xúc tiến thương mại , do đó SGD cần tăng ngân sách cho hoạt động quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và hình ảnh của SGD Láng Hạ - ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng ngày càng được công chúng đón nhận .

- SGD chủ yếu giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng như giới thiệu hình ảnh của ngân hàng Agribank qua các trang website của ngân hàng và trên các trang website về kinh tế khác nên còn hạn chế nguồn tìm hiểu của các cá nhân không có thói quen tìm hiểu thông tim trên Internet thường xuyên .

4.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan : o Quan điểm của ban điều hành

Trước tiên có thể nhận thấy nhân tố “Quan điểm của ban điều hành” là nhân tố có thể giúp đem lại lời giải cho cho những thực trạng trên của thương hiệu Agribank.

Một sự thật rõ ràng là kể từ quãng thời gian trước năm 2008, ban điều hành

của Agribank đã chưa có sự quan tâm đúng mức tới sự phát triển thương hiệu Agribank. Điều này được thể hiện qua hai tiêu chí: hệ thống văn bản của Agribank

cũng như những chiến lược phát triển của Agribank trước năm 2008 (được soạn thảo và quyết định bởi ban điều hành) – đều chưa thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển thương hiệu.

Tuy nhiên từ 2008, đã có những chuyển biến tích cực từ phía ban điều hành Agribank đối với việc phát triển thương hiệu qua việc đưa ra chiến lược phát triển của Agribank trong định hướng phát triển: ““Xây dựng chiến lược quảng bá và

phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế”.

o Kinh phí cho việc phát triển sản phẩm và marketing:

Những chuyển biến từ phía ban điều hành có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới việc phát triển thương hiệu Agribank. Bởi khi đó, ngân sách cho việc phát triển

thương hiệu – một trong những yếu tố quan trọng còn lại trong việc phát triển

thương hiệu sẽ được cân nhắc dễ dàng hơn. Từ đó, tạo tiền đề cho thương hiệu Agribank ngày càng phát triển.

o Chất lượng nhân viên Marketing tại Agribank

SGD Agribank đã có một phòng Marketing riêng biệt, nhưng sự liên kết giữa phòng Marketing và các phòng ban khác chưa được nhanh chóng làm cho quá trình cung cấp dịch vụ đến khách hàng còn chậm , số lượng nhân viên của phòng Marketing còn thiếu trong khi khối lượng công việc thì quá tải nên các chương trình xúc tiến thương mại thương hiệu được triển khai chưa thực sự hiệu quả và chuyên nghiệp .

b. Nguyên nhân khách quan

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí, các hiệp hội tiết kiệm… đang cạnh tranh để tìm kiếm các nguồn tiết kiệm và thị trường dịch vụ. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai của ngân hàng.

Cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng cung cấp các tiện ích ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Công chúng có một khoản tiết kiệm khá hơn từ khoản tiết kiệm của mình, nhiều loại tiền gửi mới được phát triển. Lãi suất cho vay và điều kiện cho vay cũng thông thoáng hơn. Cạnh tranh buộc ngân hàng cũng phải áp dụng công nghệ mới, thay đổi tư duy về tuyển dụng nhân sự, mức lương, quảng cáo và đặc biệt chú ý tới chất lượng dịch vụ. Chính điều này sẽ ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng.

o Sự gia tăng chi phí chung của nền kinh tế

Lạm phát làm cho chi phí của các ngành đều tăng lên. Hiện nay ở Việt Nam là lạm phát hai con số. Chính phủ đang gia sức kiềm chế lạm phát bằng cách tác động vào đầu tư thông qua việc rút tiền trong lưu thông làm cho lãi suất tăng lên bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, buộc các ngân hàng mua kỳ phiếu chính phủ. Cộng thêm lại tác động vào nhập khẩu bằng cách tăng thuế nhập khẩu. Nhưng lạm phát vẫn chưa giảm. Chi phí vẫn tiếp tục tăng, và không loại trừ chi phí trong hoạt động quảng cáo và PR cũng tăng. Cùng với một mức kinh phí ban đầu thì không thể làm được cùng một số lượng công việc như trước. Đặc biệt khó khăn khi kinh phí hạn hẹp, muốn làm một thứ lại phải cắt giảm thứ khác. Vì thế mà hiệu quả vủa việc quảng bá thương hiệu cũng giảm theo.

oHệ thống pháp luật

Luật pháp hiện nay chưa có quy định cụ thể và còn lỏng lẻo đối với hoạt động quảng cáo và bảo hộ thương hiệu cho các doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay chỉ có pháp lệnh quảng cáo 39/2001/PL-UBTVQH có hiệu lực từ ngày 1/5/2002 và một số văn bản dẫn chiếu như Nghị định của chính phủ số 24/2003/NĐ-CP và thông tư số 19/2005/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện pháp lệnh quảng cáo mà chưa hề có luật về quảng cáo. Trong khi đó, nhiều quy định không phù hợp, lạc hậu so với sự phát triển kinh tế, xã hội. Hậu quả là các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện như: báo hình, báo in, panô, áp phích, tờ rơi rất hỗn loạn, gần như

không có quản lý, quy hoạch. Cộng thêm vai trò của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam không có, không đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp quảng cáo, vì vậy chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội.

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch thì quản lý nhà nước về quảng cáo. Còn quảng cáo trên các tạp chí, mạng thông tin và trên các xuất bản phẩm thì lại do Bộ thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm. Để xin phép quảng cáo thì các doanh nghiệp phải qua rát nhiều nơi gây ra rất nhiều bất cập. Thêm vào đó, do không quy định rõ ràng trong pháp luật quảng cáo nên mỗi địa phương áp dụng một khác. Chính từ những hạn chế này mà đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại thương hiệu ngân hàng của sở giao dịch - láng hạ - ngân hàng nông nghiệp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w