Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
Chương I: Vai trò và vị trí của ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế –
xã hội ở Việt Nam 3
I Vị trí ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam 2
1 Đặc điểm của cây chè 3
2 Vai trò của ngành sản xuất chè ở Việt Nam 5
II Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới 9
1 Về yếu tố điều kiện tự nhiên 9
2 Về yếu tố khoa học kỹ thuật 9
3 Về yếu tố vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng 10
4 Về yếu tố chính sách hỗ trợ 11
5 Về yếu tố lao động 11
III Đặc điểm thị trường chè Việt nam và một số nước trên thế giới.12 1 Thị trường chè Việt Nam 12
2 Thị trường chè thế giới 13
IV Một số tổ chức trong ngành Chè Việt Nam 17
1 Hiệp hội chè Việt nam 17
2 Tổng công ty chè Việt Nam 18
3 Các công ty chè trong cả nước 21
Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam trong giai đoạn vừa qua 22
I Thực trạng vùng nguyên liệu chè 22
1 tình hình phân bố 22
Trang 22 diện tích chè Việt Nam 25
3 Thực trạng sản lượng chè Việt Nam 28
II Thực trạng ngành chế biến chè Việt Nam 29
1 Xét về quy mô 29
2 Thực trạng trình độ khoa học công nghệ chế biến 31
3 Chất lượng và chủng loại sản phẩm chế biến 32
4 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 33
III Thực trạng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam 35
1 Thị trường trong nước 35
2 Thị trường thế giới 36
IV Thực trạng về việc sử dụng đất đai, lao động và các chính sách trong việc phát triển ngành chè Việt Nam 41
1 Đất đai 41
2 Lao động 41
3 các chính sách hỗ trợ của chính phủ 41
V Đánh giá chung 42
1 Những thành tựu đạt được 42
2 Một số khó khăn đang còn tồn tại 43
3 Nguyên nhân 45
Chương III Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành chè ở Việt Nam .46
I Mục tiêu và quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010 .46
1 Quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới 46
2 Triển vọng phát triển ngành chè Việt Nam 49
3 Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới 51
II Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chè Việt nam 53
Trang 31 Giải pháp đối với vấn đề quy hoạch phát triển chè 53
1.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu chè 53
1.2 Quy hoạch vùng chế biến chè 55
2 Giải pháp đối với vấn đề vốn đầu tư cho ngành chè 55
3 Giải pháp về vấn đề khoa học công nghệ 57
4 Giải pháp về vấn đề thị trường tiêu thụ 58
5 Giải pháp về vấn đề lao động 60
6 Giải pháp về các chính sách hỗ trợ cho ngành 61
III Điều kiện để thực hiện các giải pháp nói trên 62
1 Về phía Nhà nước 62
2 Về phía doanh nghiệp 63
3 Về phía nông dân 65
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những thành tựu lớn nhất của gần 20 năm đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta vừa qua là nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 7 – 8%/ năm Trong đó ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp phục vụ xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng
Chè là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm trực tiếp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu Điều kiện đất đai khí hậu nước ta rất thích hợp cho việc phát triển cây chè Uống chè từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu đối với người dân nước ta, ngoài
ra nó cũng là nét văn hoá truyền thống của dân tộc Vì vậy, cây chè ở nước ta có lịch sử phát triển hàng nghìn năm Trồng chè tập trung chủ yếu ở hai vùng trọng điểm đó là vùng miền núi trung du phía Bắc và Tây Nguyên Sản phẩm chè không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của nước ta hàng chục năm nay Ngoài ra, việc trồng chè còn giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động ở nông thôn, miền núi, đem lại thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và miền núi
Tuy vậy việc trồng và sản xuất, chế biến chè vẫn đang còn nhiều vấn đề bất cập, năng suất vẫn ở mức thấp so với bình quân trên thế giới, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái đang còn lạc hậu, chưa đúng kỹ thuật, giống chè chưa mang lại hiệu quả, chất lượng cao Tỷ lệ chế biến công nghiệp đang còn quá thấp, công nghệ chế biến đang còn lạc hậu, năng suất chất lượng chế biến thấp, sản phẩm chế biến đơn điệu, không đa dạng
Tóm lại, với những lợi thế và khó khăn như trên, nước ta cần xác định cho ngành chè một hướng đi nhất định Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển ngành chè ở nước ta, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như thị trường quốc tế, đồng thời đem lại nguồn lợi to lớn cho đất nước và nâng cao mức sống người nông dân
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan của ngành chè Việt Nam kết hợp với quá trình nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Viện Chiến lược Phát triển
Trang 5thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và một số
giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010” làm chuyên
đề tốt nghiệp của mình
Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính sau:
• Chương I: Vai trò và vị trí của ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
• Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
• Chương III Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
ngành chè ở Việt Nam.
Là sinh viên năm cuối, mặc dù với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, song với vốn kiến thức hiểu biết và khả năng phân tích còn nhiều hạn chế, thêm vào đó điều kiện thời gian không cho phép nên trong bài viết của mình không tránh khỏi những sai sót Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển, và các cán bộ, chuyên viên trong Viện Chiến lược phát triển để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Tiến
sỹ Nguyễn Ngọc Sơn và các thầy cô trong khoa cùng với chuyên viên trong Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất thuộc Viện Chiến lược phát triển đã giúp
đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này
Hà nội 15/04/2005.
Sinh viên thực hiện
Chu Tất Thịnh
Trang 6CHƯƠNG I:
VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CHÈ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
I Vị trí ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
1 Đặc điểm của cây chè.
Chè là đồ uống được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Những năm gần đây, chè đang ngày càng khẳng định được vị trí là một trong các loại đồ uống được ưa chuộng với những tác dụng ưu việt như: chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, sức khoẻ… Ơ nhiều nước, chè được sử dụng như đồ uống chính như Liên Bang Nga, các nước thuộc khu vực trung đông, ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam Còn một số nước khác trên thế giới còn hình thành cả một nền văn hoá chè đặc sắc như Nhật Bản, Trung Quốc…
ở Việt Nam, luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương Rất tiết độ, người Việt không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự suy ngẫm và đầu óc tỉnh táo, là sự giao hoà với thiên nhiên, sự ứng xử với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con nguời Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hoá trà thanh lịch và tỏa hương
Chè là cây công nghiệp dài ngày, dễ trồng, ít mất mùa, thu hoạch quanh năm,
và sớm cho thu hồi vốn, sau ba năm có thể khai thác thương mại, phù hợp với khí hậu nhiệt đới của khu vực Châu á và Châu Phi, đồng thời rất thích hợp đối với các nước phát triển sử dụng cây chè làm sản phẩm xuất khẩu để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân
Trang 7Hiện nay, có tới hơn 3000 loại chè, mỗi loại có đặc tính và tên gọi riêng Tuy nhiên có thể phân làm ba loại cơ bản, chè đen, chè xanh và chè Oolong, các loại chè này được phân biệt bởi trạng thái lên men trong quá trình chế biến.
Chè đen được Oxi hoá và lên men hoàn toàn Nên nước chè có màu hổ phách
và có hương vị đậm đà Chè đen có hai loại chính: CTC và orthordox, hai loại chè này được phân biệt bởi công nghệ chế biến
Chè xanh không thực hiện quá trình lên men, có hương vị nhẹ và có màu xanh vàng nhạt Chè xanh là sản phẩm chủ yếu của các nước Phương Đông, tuy nhiên trong vài năm gần đây đã được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới nhờ vào tác dụng phòng chống ung thư
Chè Oolong việc chế biến bán lên men, đó là sự pha trộn giữa chè xanh và chè đen về màu sắc và mùi vị Oolong là loại chè thông dụng ở Trung Quốc
Ngoài ba loại chè trên có có hàng ngàn loại chè khác như là các loại chè dược thảo mà trong thành phần không bao gồm các loại lá chè chè dược thảo và chè chữa bệnh được tạo ra từ hoa quả, vỏ hạt, lá, rễ của nhiều loại cây khác nhau
ở nước ta, chè được trồng chủ yếu ở các vùng núi trung du phía Bắc và khu vực Tây Nguyên
Cây chè có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và dần dần phổ biến ra khắp thế giới Do nước ta gần kề Trung Quốc nên việc trồng và chế biến cũng như sử dụng chè đã du nhập vào nước ta khoảng 3000 năm trước Theo thư tịch cổ Việt Nam, Cây chè có từ thời xa xưa dưới 2 dạng: Cây chè vườn hộ gia đình vùng Châu thổ sông hồng và Cây chè rừng ở vùng miền núi phía Bắc
Về mặt tự nhiên: Chè là cây công nghiệp thuộc khu vực nhiệt đới nên nó rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta Việc trồng chè phù hợp với vùng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, vùng núi cao, sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày
và đêm lớn Điều này ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng của chè
- Sự phát triển của cây chè tại Việt Nam được chia làm ba thời kỳ:
Trang 8Thời kỳ trước năm 1882, trong thời kỳ này, người Việt Nam trồng chè dưới
2 hình thức Đó là chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằng Sông Hồng ở Hà Đông, chè đồi ở Nghệ An Hình thức thứ 2 là chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà… thời kỳ này kỹ thuật trồng và chế biến còn lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp trong cộng đồng lãnh thổ nhỏ
Thời kỳ 1882 đến năm 1945, ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công nghiệp, chè đen công nghệ truyền thống OTD, và chè xanh sao chảo Trung Quốc Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với công nghệ hiện đại Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tai hộ gia đình và tiểu doanh điền Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị trường Bắc Phi là chủ yếu Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng 6000 tấn chè khô/ năm
Thời kỳ độc lập (1945 đến nay) sau năm 1945, Nhà nước xây dựng các nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; Chè đen xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc Đến năm 2004 sản lượng chè của cả nước là đạt 961.000 tấn, với 120 ngàn ha trồng chè, xuất khẩu 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD
2 Vai trò của ngành sản xuất chè ở Việt Nam.
Hiện với khoảng 120 ngàn ha trồng chè, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ 5
về diện tích trong các nước trồng chè, và với khoảng hơn 80.000 tấn chè xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 8 về khối lượng trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới Theo
Bộ Thương mại, ước tính năm 2004, xuất khẩu chè của cả nước đạt con số cao nhất
từ trước đến nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8% về lượng
và tăng 55% về giá trị so với năm 2003.Việc sản xuất chè có một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và trong phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng Tại Đại hội lần thứ VIII và Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng đã xác định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
Trang 9thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản…” (NQ ĐH VIII) “Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu
và các mặt hàng tiêu dùng…” (NQ TW 4)
Phát triển ngành chè góp phần thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp, tạo công
ăn việc làm cho người nông dân, đồng thời giúp người nông dân tăng thu nhập, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo cho các vùng, đồng thời việc trồng chè đã nâng cao việc sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng miền núi trung du, giúp người dân tộc có thu nhập, và dần chuyển từ du canh du cư sang định canh định cư Chè cũng đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà nước thông qua việc xuất khẩu sản phẩm chè
Trong số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, chè được đánh giá là ngành
có nhiều tiềm năng Với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu thích hợp, hơn nữa lại được trồng ở vùng trung du và miền núi rộng lớn mà việc trồng loại cây gì cho có hiệu quả kinh tế cao còn chưa rõ nét thì cây chè ít nhiều đã khẳng định được vị trí kinh
tế tại đây Chính vì vậy diện tích trồng chè trên cả nước trong vài năm gần đây đã tăng mạnh, với 120 nghàn ha trồng chè Sản phẩm chè Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận
2.1 Sản xuất chè với vấn đề phát triển nông nghiệp.
Theo Tổng công ty chè Việt Nam, hiện nay cả nước đã có 34 tỉnh địa phương trồng chè và trên 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè, với hơn 2000 thương hiệu sản phẩm khác nhau Đặc biệt ngành chè đã xác định được nhiều vùng chè chất lượng cao như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng,Thái Nguyên…Đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép khảo nghiệm hoá trên diện rộng 7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Keo Am Tích…tại các vùng chè chủ lực
Chè là sản phẩm có thị trường đầu ra và giá cả ổn định, không biến đổi thường xuyên như càphê, cacao…năng suất chè cũng ổn định, ít biến động, ít chịu
Trang 10ảnh hưởng của sâu bệnh hay thiên tai, hạn hán nên chè có một chỗ đứng nhất định, người dân trồng chè một phần giải quyết vấn đề lao động việc làm, một phần đem lại thu nhập cao cho người trồng, đồng thời việc chồng chè ở các khu vực miền núi trung du phía Bắc đã giải quyết vấn đề bỏ hoang hoá vùng đất trống đồi trọc, giảm
sự xói mòn đất Ngoài ra trồng chè còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc Cây chè thật sự có vai trò quan trọng đối với người dân, với chính sách giao khoán cho người dân cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, cây chè thực sự trở thành cây làm giàu của người dân, dần dần người dân đã chuyển từ làm lúa nương rẫy sang làm chè Như vậy, việc phát triển ngành chè đã tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta theo hướng cây công nghiệp Từ
đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền núi
2.2 Sản xuất chè đối với vấn đề phát triển ngành công nghiệp chế biến.
Việc phát triển cây chè gắn liền với sự phát triển của các nhà máy chế biến chè Nước ta có truyền thống chế biến chè thủ công, công cụ chế biến như cối xay, chảo rang để sấy chè, điều này làm giảm chất lượng của chè Trong thời kỳ thực dân pháp đô hộ, vào năm 1923, nhà máy chế biến chè đầu tiên với quy mô công nghiệp được xây dựng hình thành Các dụng cụ chế biến thời bấy giờ đã có như cối
vò chè, máy sấy, máy xay, tất cả đều được chạy bằng điện Với sự đầu tư của Nhà nước, chúng ta đã có nhiều nhà máy chế biến chè công nghiệp, hiện nay với sự úng dụng khoa học kỹ thuật chúng ta đã chế biến ra nhiều loại chè (chè đen, chè xanh, chè Oolong) với nhiều đặc tính khác nhau, và chất lượng sản phẩm tăng lên
2.3 Sản xuất chè với vấn đề xuất khẩu.
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, nhưng nhanh thu hoạch Nhà nước coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở các vùng miền núi phía Bắc Theo Bộ Thương Mại, ước tính năm 2004, xuất khẩu chè của cả nước đạt con
số cao nhất từ trước đến nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và tăng 55% về giá trị so với năm 2003 Từ việc xuất khẩu chè,
Trang 11chúng ta đã thu được một nguồn ngoại tệ đáng kể Mỗi năm, nguồn thu từ việc xuất khẩu chè chiếm 7 – 8% tổng lượng xuất khẩu của cả nước.
2.4 Sản xuất chè với vấn đề xã hội.
Trồng chè đã giúp mang lại thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết được tình trạng di canh di cư, đốt rừng chặt phá rừng làm nương rẫy của các dân tộc thiểu số, đồng thời việc trồng chè còn giúp che phủ đất trồng đồi núi trọc, giảm hiện tượng xói mòn núi đồi, giảm thiên tai như lũ quét, mưa xói mòn …
Tốc độ phát triển của ngành chè đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội
rõ rệt: doanh thu bình quân 1 ha chè đạt bình quân 25 triệu đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 2 triệu lao động
Cây chè đã giúp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền sâu vùng núi của các đồng bào dân tộc như miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên Đối với người dân ở khu vực này, cây chè đã gắn bó với họ trong cuộc sống, góp phần vào việc định cư của người dân tộc thiểu số, giảm tình trạng du canh, du cư, đốt nương làm rẫy Ngoài ra cây chè còn giúp cải thiện, đem lại thu nhập cho người dân, cây chè đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 23 vạn lao động, ổn định 10 vạn hộ gia đình
ở các khu vực Trong việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung đã thúc đẩy
sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và hỗ trợ, cùng với các dịch vụ phục vụ nhu cầu cho sự phát triển và hình thành của các cụm dân cư
Nhà nước ta đã coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế
xã hội của vùng miền núi và trung du Việt Nam Từ đó làm giảm sự phân cách giữa các vùng thành thị và vùng miền núi, các vùng miền núi có thể bắt kịp với các vùng khác trên đất nước
Ngoài tác dụng về vấn đề kinh tế đem lại cho con người, chè còn là một loại biệt dược có công dụng khác như chữa bệnh, làm tinh thần sảng khoái, chống được lạnh, làm giảm sự mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương và các cơ bắp, làm cho tinh
Trang 12thần sảng khoái, tỉnh táo,… Trên thế giới, Trung Quốc là nước đầu tiên uống trà, trong thư tịch cổ của người Trung Hoa có ghi chép về tác dụng chữa bệnh của chè Khoa học ngày nay có thể phát hiện ra một số công dụng chữa bệnh của chè mang lại như: chè chống ung thư, tia phóng xạ, chè chữa chứng đau bụng, chữa chứng cao cholesterol trong máu, chè chống béo phì,…
Đã hàng trăm năm nay, người Châu Âu và người dân Mỹ thường uống chè đen vào buổi sáng Còn ở Châu á và một số quốc gia Trung Đông, chè xanh đã trở thành nước uống truyền thống từ ngàn năm Người ta biết rằng, ngoài tác dụng giải khát thông thường, uống trà đem lai lợi ích rất đáng chú ý, Nhưng ít ai biết đến tác dụng cụ thể của chè Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì trong chè có một lượng lớn chất chống Oxy hoá như: catechins trong chè xanh và thearuligins trong chè đen, đây chính là nguồn sức mạnh tuyệt vời giúp con người chống lại nhiều bệnh tật, nhất là bệnh tim Ngoài ra chè còn duy trì mật độ chất khoáng của xương trong cơ thể con người
II Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới.
1 Về yếu tố điều kiện tự nhiên.
Cây chè là cây chịu sự ảnh hưởng nhiều của nhân tố khí hậu, và đất đai Nó chỉ trồng chủ yếu ở vùng miền núi cao phía Bắc và một số vùng ở Tây Nguyên Do
có khí hậu ẩm, nóng, mưa nhiều, hoạc nơi lạnh và khô
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, cái nôi của cây chè Do vậy:
- khí hậu đất đai rất thích hợp với sự sinh trưởng của cây chè Với lượng nước mưa dồi dào 1700 – 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 21 – 22,6 C, độ ẩm không khí 80 – 85% Về quỹ đất trồng chè của nước ta gồm hai loại: đó là đất phiến thạch sét và đất bazan màu mỡ Hai điều kiện này đã tác động đến năng suất và chất lượng chè của nước ta
Trang 13- Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5 – 22.5 0; chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300m, vùng giữa từ 300 – 600 m, vùng cao trên 600 m – 1000m, nên chất lượng chè của nước ta rất phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn chất lượng Với độ cao trên 600m chúng ta có loại chè đặc sản chỉ phù hợp với vùng núi cao như chè Shan Tuyết nổi tiếng, được nhiều nước ưa chuộng.
- Giống chè bản địa gồm hai giống Trung Du và Shan, làm được chè xanh và chè đen Đặc biệt giống chè Shan ở vùng miền núi có nhiều lông tuyết trắng, được thị trường quốc tế ưa chuộng
2 Về yếu tố khoa học kỹ thuật.
Yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định đến năng suất và chất lượng của chè, từ khâu chọn giống, đến khâu chăm sóc, khâu hái khi thu hoạch cũng như khâu chế biến sau khi thu hoạch đều phải có kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật riêng Có như vậy sản phẩm cuối cùng mới có chất lượng tốt, năng suất cao
Về giống chè : ở nước ta phổ biến đó là giống chè trung du và giống chè Shan (hay còn gọi là chè Shan Tuyết) ngoài ra còn một số loại giống khác du nhập
từ Trung Quốc, Đài loan, Nhật Bản… tính ra Việt Nam có khoảng hơn 95 giống chè các loại được thu thập và lai tạo, chọn lọc ở các Viện nghiên cứu đã nghiên cứu các phương pháp nhân giống và lai tạo ra nhiều giống chè có năng suất và sản lượng cao, và đã triển khai, phổ biến, và đem ra ứng dụng khắp cả nước
Về kỹ thuật trồng trọt, canh tác chè: Để đảm bảo chống xói mòn, trồng được nhiều cây chè đồng đều, cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chè thuận lợi cho việc đi lại phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theo kiểu nông lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ Về phân bón nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành, nhìn chung muốn đạt năng suất chè 5 tấn/ha chè búp tươi cần bón theo đúng quy cách, ngoài phân chuồng, phân xanh cũng được tăng cường
Trang 14Kỹ thuật chế biến: Trên cơ sở kinh nghiệm đã tích luỹ được trong nhiều năm
sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, ngành chè nước ta đã rút ra được những thế mạnh và tồn tại chủ yếu trong khâu chế biến chè Nhưng do điều kiện không cho phép ứng dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến nên trong kỹ thuật chế biến của nước
ta đang còn thủ công, lạc hậu Điều này dẫn đến năng suất lẫn chất lượng của chè sản xuất ra thấp, mẫu mã hình thức ít phong phú
3 Về yếu tố vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng.
Để trồng cũng như chế biến thì vốn đầu tư ban đầu rất lớn, hiện nay có nhiều nguồn để có thể huy động vốn, như các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng tư nhân… Nhưng chủ yếu là nguồn vốn của Nhà Nước cấp cho người dân, dưới hình thức giao quyền sử dụng đất cho người trồng chè, giao khoán cho người trồng chè
Huy động vốn tự có trong nhân dân, đây là nguồn vốn rất quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình quản lý, và họ tự ý thức với trách nhiệm và coi trọng đồng tiền họ bỏ ra
Vốn vay nhà nước, đây là nguồn vốn chủ yếu trong nước ta hiện nay Thông qua các dự án hỗ trợ phát triển của các chương trình phát triển, xoá đói giảm nghèo, chương trình 135… Nhà nước đã đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng, nhiều vùng miền góp phần phát triển ngành chè
Vốn liên doanh hiệp tác nước ngoài, trong vài năm gần đây, xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài đang xúc tiến liên kết, đầu tư vào các vùng trọng điểm Nhà nước ta đang chủ trương khai thác và mở rộng xu hướng này
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành sản xuất chè nước ta như hệ thống thông tin liên lạc, đường xá giao thông, hệ thống xí nghiệp thu mua, chế biến chè, máy móc chế biến chè…đang còn lạc hậu chưa đảm bảo và hỗ trợ cho ngành chè phát triển Cơ sở hạ tầng phục vụ cho những nhu cầu cung cấp và dịch vụ của nhân dân, của bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất Tính ổn định tương đối cao, sự liên kết với các hoạt động kinh tế trong vùng và tuổi thọ tương đối dài của các công
Trang 15trình và mạng lưới của cơ sở hạ tầng đã làm cho chúng trở thành yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất.
4 Yếu tố chính sách hỗ trợ.
Với bất kỳ ngành sản xuất nào cũng có một số chính sách hỗ trợ để thúc đẩy việc sản xuất phát triển Ngành chè là ngành chiến lược nên có một hệ thống chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất, chế biến
Chính sách ruộng đất: sau nghị quyết 10 của chính phủ, ruộng đất được giao
quyền sử dụng cho người dân với thời hạn 50 năm trong thời gian này người dân
có toàn quyền sử dụng đất với mục đích khác nhau theo đúng quy định Sau chính sách khoán ruộng, khoán rừng cho người dân, diện tích chè đã tăng lên đáng kể Tuy nhiên, sau khi thực hiện, chính sách này đã bộc lộ một số hạn chế như: không tận dụng được lợi thế quy mô lớn, làm cho đất đai manh mún…
Chính sách đầu tư:căn cứ vào các quy hoạch phát triển vùng, ngành mà Nhà
nước đầu tư vào việc phát triển ngành nghề phù hợp, với các vùng có nguyên liệu chè, nhà nước đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng lẫn đầu tư vào việc phát triển ngành chế biến, sản xuất chè Từ đó, khuyến khích hộ gia đình, nông dân, hợp tác
xã đẩy mạnh sản xuất phát triển
Chính sách thuế: Thuế nông nghiệp hiện nay đang phổ biến thực hiện nộp
theo sản lượng từng hạng quỹ đất như luật thuế sử dụng đất đai do Nhà nước ban hành ở các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp người công nhân còn phải trích nộp các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao vườn chè, quỹ bảo hiểm xã hội,
5 Yếu tố lao động.
Nhân tố lao động luôn là một yếu tố quyết định trong việc sản xuất,trong sản xuất chè cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất sản lượng, chất lượng cho chè Để sản phẩm chè sản xuất ra có năng suất cao, chất lượng tốt ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần phải có lao động có trình độ kỹ thuật,
Trang 16tay nghề cao Trong cả hai khâu: sản xuất – chế biến, nhân tố con người đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của chè Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất và chất lượng cao, hiện nay, tay nghề lao động trong ngành chè càng ngày càng tăng cao Với dân số trên 80 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có gần 80% dân số sống bằng nghề nông Có thể nói nguồn nhân lực cho nông nghiệp là rất dồi dào Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu nguời bước vào tuổi lao động, trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn nguời, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, đi xây dựng kinh tế mới, tận dụng những vùng đất còn tiềm năng Mặt khác, lao động nước ta nhìn chung là rẻ, lại cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Bởi vậy, lực lượng này thực sự đáp ứng yêu cầu và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất và xuất khẩu chè.
III Đặc điểm thị trường chè Việt Nam và một số nước trên thế giới.
1 Thị trường chè Việt Nam.
- Thị trường cung ứng: thị trường cung cấp chính của ngành chè nước ta tập
trung chủ yếu ở một số vùng miền núi như Lâm Đồng, Tây Nguyên, Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn và các tỉnh khác ở trung du miền núi phía Bắc Vùng trung du miền núi phía Bắc chiếm 64% diện tích chè cả nước, ở đây có một số đặc sản chè mà các vùng khác không có như chè San Tuyết , chè Tân Cương
- Thị trường tiêu thụ: Nhân dân ta có truyền thông tiêu dùng chè từ lâu đời
Các sản phẩm chè tiêu dùng chủ yếu là chè xanh, chè khô chế biến thủ công, một vài năm gần đây, người dân đã bắt đầu tiêu dùng các sản phẩm khác của chè Nhìn chung thị trường trong nước vẫn đang chiếm thị phần chủ yếu Hiện tại thị trường chè trong nước tiêu thụ khoảng 35 – 40% sản lượng chè quy khô các loại
Trang 172 Thị trường chè quốc tế.
Thị trường cung ứng: Theo thống kê của cơ quan dự báo quốc tế (EIU), sản
lượng chè các loại của toàn thế giới tăng với nhịp độ trung bình 1,75%/năm trong thời kỳ 1991 -2000 Năm 2000, do được mùa ở các nước sản xuất chính nên tổng sản lượng chè các loại đạt hơn 2,9 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 1999, cao hơn mức tăng trung bình của giai đoạn 1991-2000 (bảng1)
Theo điều tra của Tổ chức nông lương thế giới (FAO), nếu như trong thời kỳ 1970-1980, sản lượng chè tăng chủ yếu là do tăng diện tích thì kể từ những năm
1980 trở lại đây, nguyên nhân chính làm tăng sản lượng chè toàn cầu là do sử dụng các loại giống mới sản lượng cao, phân bón chất lượng cao cũng như nhờ các biện pháp thâm canh tăng năng suất, sử dụng và quản lý có hiệu quả các đầu vào của sản xuất Điều này đã giữ cho chi phí sản xuất thấp và nhà sản xuất vẫn thu được lợi nhuận kể cả trong thời kỳ giá cả trung bình xuống thấp 30% so với mức thực tế Các tính toán cho thấy, tiến bộ kỹ thuật đã đóng góp 20% trong mức tăng trưởng hàng năm của sản lượng chè toàn cầu kể từ năm 1980 (bảng 1)
Báo cáo vừa công bố của Tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Roma (FAO) cho biết, sản lượng chè thế giới năm 2003 đã đạt mức kỷ lục 3,15 triệu tấn, tăng 75.000 tấn so với năm 2002, chủ yếu nhờ thời tiết thuận lợi ^Trong
đó, ấn Độ đã sản xuất được 857.000 tấn chè, chiếm 27,2% sản lượng chè và đứng đầu thế giới, tiếp đó là Trung Quốc (24,6%), Xri Lanca (9,75%) và Kênia (9,4%) Sản lượng chè sạch của ấn Độ năm ngoái đã tăng lên 3.500 tấn, chủ yếu xuất khẩu sang Pháp, Đức, Anh, Nhật và Mỹ
Bảng 1: Sản lượng chè thế giới 1991-2004
Đơn vị tính: nghìn tấn
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004Sản 2.616 2.665 2.75 2.984 2.89 2.97 3.06 3.07 3.15 3.17
Trang 181998 chỉ tăng trung bình 0,72%/năm so với mức tăng trung bình 3,35% giai đoạn 1980-1990 (bảng 2)
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thế giới
Trang 19vừa là nhà sản xuất lớn vừa là thị trường tiêu thụ lớn ấn độ luôn giữ vị trí dẫn đầu với mức sản lượng khoảng 40% của toàn thế giới Tuy nhiên, kể từ năm 1999, sản xuất chè của ấn Độ đang có xu hướng chững lại sau một thời kỳ tăng trưởng khá
Do hạn chế về khả năng tăng diện tích nên nhịp độ tăng sản lượng trung bình hàng năm của ấn Độ và Trung Quốc chỉ đạt khoảng hơn 2%/năm thời kỳ 1992-2000 Ngược lại, Kênia và Srilanka không phải là các thị trường tiêu thụ, các nước này sản xuất chủ yếu để xuất khẩu Hàng năm, hai nước này xuất khẩu hơn 90% sản lượng chè sản xuất trong nước Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm giai đoạn 1992-2000 của hai nước tương ứng là 5,5%/năm và 3,85%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng chung của toàn thế giới Về chất lượng, ấn độ và Srilanka độc chiếm hầu hết các sản phẩm chè có giá trị gia tăng cao trên thị trường thế giới Ngược lại, chất lượng chè của Trung Quốc được đánh giá là chưa tương xứng với mức sản lượng khá lớn hàng năm
- Thị trường tiêu thụ: mỗi khu vực thị trường có những nhu cầu khác nhau đối với từng loại chè tuỳ thuộc vào sở thích, phong tục tập quán và văn hoá của từng nước
Các nước Nhật Bản, Đài Loan thường tiêu thụ chè xanh Các nước thuộc khu vực Trung Đông ưa chuộng chè đen loại orthordox, trong khi các nước Âu, Mỹ lại dùng chè đen loại CTC
Tiêu thụ chè đen toàn cầu tăng trưởng với nhịp độ trung bình 2,77%/năm giai đoạn 1992-2001, thấp hơn so với nhịp độ tăng của sản xuất Tiêu thụ chè đen đang
có xu hướng chậm lại Nhịp độ tăng của tiêu dùng chè đen giai đoạn 1997-2001 vào khoảng 2,16%/năm, thấp hơn so với mức chung và thấp hơn so với mức 3,25
%/năm của đầu những năm 1990 Nhìn chung, tiêu thụ chè luôn luôn ở mức thấp hơn so với cung ứng trong suốt những năm 1990 đến nay
Tiêu thụ chè đen thế giới năm 2005 ước đạt 2,67 triệu tấn, so với mức tiêu thụ 1,97 triệu tấn giai đoạn 1993-1995, tăng trung bình hàng năm là 2,8% Trong
Trang 20đó, mức tăng chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, đạt 1,95 triệu tấn, tăng 3%; tiêu thụ của các nước phát triển đạt 719.000 tấn, tăng 2,2%
Đáng chú ý, tiêu thụ chè đen của ấn Độ tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 832.000 tấn năm 2005, tăng trung bình hàng năm là 3,2% Việc giảm thuế nhập khẩu, giảm giá sẽ khiến tiêu thụ chè đen tại ấn Độ, Pakistan, Iran, Ai Cập tăng
Tại các nước phát triển, tiêu thụ chè đen cũng đạt mức tăng hàng năm là 2,2%, ước đạt 719.000 tấn trong năm 2005
ở hầu hết các nước phát triển, đặc biệt là ở Anh, Bắc Mỹ và Ôxtrâylia, tiêu thụ chè tăng với nhịp độ chậm trong những năm 1990 Riêng ở Anh, tiêu thụ chè giảm trung bình 1,85%/năm trong các năm 1997-2001 Anh là quốc gia đứng đầu thế giới về mức tiêu dùng chè bình quân đầu người nhưng mức tiêu thụ trung bình đầu người ở Anh đã giảm từ 4,5kg/người năm 1961 xuống còn 2,58kg/người năm
1997 Nguyên nhân chính là do suy giảm tính hấp dẫn của các loại đồ uống nói chung, do sự cạnh tranh từ cà phê, nước giải khát có ga và nước hoa quả trên các thị trường này
Xét về tập quán uống chè ở các nước trên thế giới, nước Anh là nước tiêu thụ chè lớn nhất trên thế giới, họ thường uống chè vào buổi chiều Còn đối với các nước Hồi giáo, chè là đồ uống chính của họ, bởi vì họ kiêng các chất có cồn như rượu, bia,…Các dân tộc khác như Thái, Mông… lại coi chè như là thực phẩm, họ dùng chè với bơ, sữa, ép thành bánh, hoặc muối thành dưa Cầu kỳ và văn hoá nhất
có lẽ là người Nhật, họ đã nâng việc uống và thưởng thức chè thành trà đạo – một nghệ thuật mà trong đó ẩn chứa những triết lý nhân sinh Còn ở Trung Quốc và Việt Nam, uống chà là một nghệ thuật, chè cũng là bộ phận văn hoá tinh thần của người dân
Chè đen chiếm 80% sản lượng và chiếm 90% khối lượng buôn bán trên thị trường quốc tế chè xanh và chè Oolong chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sản xuất và
Trang 21buôn bán trên thị trường thế giới Trung Quốc là một nước sản xuất và tiêu thụ chè xanh và chè Oolong lớn nhất thế giới, có tới 70% khối lượng chè xanh và chè
Oolong được sản xuất và tiêu thụ ở Trung Quốc Do đó, sự phát triển của thị trường chè thế giới chủ yếu chịu sự tác động của thị trường chè đen, là loại chè thống trị trong sản xuất và buôn bán trên thị trường quốc tế
Các sản phẩm được sản xuất dưới dạng chè rời, chè bao gói, hoặc các loại chè tan, chè túi nhúng… Ngoài một số nước ứng dụng những trình độ công nghệ cao, hiện đại như ấn Độ, Srilanka… có thể sản xuất và xuất khẩu các loại chè tinh chế chất lượng cao, còn lại đa số các nước phải sản xuất và xuất khẩu các loại chè rời do hạn chế về công nghệ chế biến
Khác với xu hướng tập trung của thị trường cung ứng, thị trường tiêu thụ hiện tại phong phú hơn và đang phát triển theo hướng ngày càng giảm sự phụ thuộc vào các thị trường lớn Khối lượng chè tiêu thụ tại các nước tiêu thụ chính đã giảm
từ 63,7% trong tổng khối lượng chè tiêu thụ toàn cầu năm 1993 xuống còn 58,7% năm 2001 Điều này chứng tỏ chè đang được sử dụng ngày càng rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới
Do điều kiện kinh tế đang dần được cải thiện, nhập khẩu chè của các nước đang phát triển và của các nước thuộc khối Cộng đồng các quốc gia độc lập(CIS), tăng lên đáng kể và góp phần quan trọng làm tăng khối lượng nhập khẩu chè toàn cầu Các nước phát triển nhập khẩu hơn 50% khối lượng chè của toàn thế giới nhưng đang có xu hướng giảm dần Chủ yếu là do giảm nhu cầu tiêu thụ ở hầu hết các nước trong khu vực thị trường này
Các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi và khu vực cận đông là những nước có nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh, trung bình khoảng 2,5-2,65%/năm giai đoạn 1994-1998 so với mức chung của thế giới là 1,55%/năm trong cùng thời
kỳ
Trang 22Bảng 3: Nhập khẩu chè của thế giới và một số nước nhập khẩu chính
1991-2000
Đơn vị: Nghìn tấn
93(T
-1166
-0,7
66-
Nhập khẩu chè của các nước đang phát triển tăng khoảng 3,2% so với năm
2002 nhờ giá chè hạ và nhu cầu trong nước gia tăng
Nhập khẩu chè thế giới năm 2005 ước đạt 1,27 triệu tấn, tăng trung bình hàng năm là 2,3% Trong đó, nhu cầu nhập khẩu của các nước đang phát triển tăng
Trang 23khá cao, tăng tới 3,1% đạt 626.000 tấn Nhập khẩu của các nước phát triển chỉ tăng 1,6%, đạt 642.000 tấn Trong đó, những thị trường nhập khẩu lớn là các nước thuộc Liên xô cũ, Pakistan, Anh, Ai Cập và Mỹ chiếm tới 51% nhu cầu nhập khẩu chè của thế giới
Trang 24IV Một số tổ chức trong ngành chè Việt Nam.
1 Hiệp hội Chè Việt Nam.(VITAS)
Một trong những Hiệp hội đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào
25/01/1988 Trải qua giai đoạn phát triển của ngành chè, VITAS luôn là cơ quan đầu não đối mặt với thực trạng kinh tế, đại diện cho lợi ích và quyền lợi của người làm chè Với tạp chí Người làm Chè là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội, với 16 thành viên ban đầu đến nay Hiệp hội đã có 102 hội viên phân bố ở 10 chi hội và 21 tỉnh có chè trong cả nước Đây là lực lượng quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển ổn định, bền vững của ngành chè trong thời gian tới VITAS đóng vai trò nhạc trưởng hướng dẫn các hội viên thực hiện cam kết của mình về sản xuất chè VITAS cũng tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
VITAS có các dịch vụ bao gồm các dịch vụ về giống, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, đấu giá, đào tạo Ngoài ra VITAS còn có dịch vụ tư vấn cho Chính phủ về chế độ chính sách phát triển chè trên địa bàn, tư vấn cho doanh nghiệp VITAS còn tổ chức quảng bá trà Việt Nam, tổ chức các hội chợ, triễn lãm chè và các hoạt động văn hoá quảng bá thúc đẩy kinh doanh Ngoài ra VITAS còn xây dựng triễn khai các mô hình phát triển bền vững, các vườn ươm giống quốc gia, các khu liên hợp sản xuất vùng và liên vùng, đồng thời thiết lập hệ thống thông tin toàn ngành trong nước và quốc tế
Tương ứng với những chức năng nói trên, VITAS đã thành lập ra 4 trung tâm:
* Trung tâm nghiên cứu và phát triển thị trường
* Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao và thiết bị tiên tiến
* Trung tâm nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực ngành chè
* Trung tâm tư vấn và đầu tư phát triển giống chè
2 Tổng công ty chè Việt Nam.(Vinatea)
Trang 25Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt Nam Vinatea lớn gấp nhiều lần so với doanh nghiệp lớn thứ 2 ngay sau nó trên tất
cả lĩnh vực như vốn – tài sản, công nghệ – kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn cao và lành nghề, sản lượng và chất lượng chè xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè Vinatea có một cơ cấu tổ chức vững mạnh, các đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty nằm trải dài suốt dọc lãnh thổ Việt Nam, với các vùng nguyên liệu chè trù phú có chất lượng cao ở Việt Nam
Vinatea hiện có:
* 25 Nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung, ổn định
* 2 Trung tâm tinh chế và đóng gói chè
* 2 Nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè
* 1 Viện nghiên cứu chè
* 1 Trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp
* 2 công ty xây dựng thiết bị và lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi
* 3 Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
* 1 Công ty vốn 100% của Việt Nam hoạt động tại CHLB Nga
* 2 Công ty kinh doanh với quy mô lớn với nước ngoài về trồng – chế biến
và xuất khẩu chè
Sản phẩm của Vinatea bao gồm:
* Chè xuất khẩu đạt sản lượng trên 30.000 tấn/năm với các loại bao gồm: Chè đen (Orthordox, CTC), chè Oolong, Pouchung, chè gunpowder, chè xanh kiểu Nhật, các loại chè dược thảo, chè ướp hương hoa quả, …
* Phụ tùng và thiết bị chế biến chè theo thiết kế của ấn Độ, Nhật bản, Đài loan, Nga, Italy…
Trang 26* Sản phẩm xây dựng và lắp đặt thiết bị dây truyền công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu cống và các công trình thuỷ lợi,
đường giao thông…
Vinatea luôn quan tâm đến chính sách khách hàng, đến nay Vinatea đã có quan hệ thương mại với trên 120 công ty và tổ chức thương mại tại trên 50 quốc gia
và vùng lãnh thổ Về chè nội tiêu, Vinatea là nhà cung cấp chính về nguyên liệu, sản phẩm cho gần 200 công ty và nhà máy sản xuất chế biến chè trên toàn quốc
+ Công ty chè Sông Cầu
+ Xí nghiệp chè Văn Tiên
+ Công ty chè Yên Bái
+ Công ty chè Hải phòng
+ xí nghiệp tinh chế chè Kim Anh
+ Công ty thương mại và du lịch Hồng Trà
+ Công ty thương mại tổng hợp Nam Sơn
+ Công ty thương mại Hương Trà
+ Công ty chè Thái Nguyên
- Công ty có 100% vốn của Tổng công ty hoạt động tại nước ngoài: Công ty chè Ba Đình – Liên Bang Nga
- Các công ty liên doanh: Công ty liên doanh chè Phú Đa, Công ty liên doanh chè Phú Bền
- Các công ty cổ phần:
Trang 27+ Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ.
+ Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh
+ Công ty cổ phần chè Quân Chu
+ Công ty cổ phần chè Kim Anh
+ Công ty cổ phần chè Trần Phú
+ Công ty cổ phần chè Liên Sơn
Qua gần nửa thế kỷ phát triển (Từ năm 1956 đến nay), Vinatea đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất - kinh doanh, thể hiện trên các lĩnh vực sau:
Về nông nghiệp: Vinatea với đội ngũ các nhà nghiên cứu, thực nghiệm hàng
đầu Việt Nam, kết hợp với nhiều Viện nghiên cứu giống cây trồng trên thế giới, đã xây dựng được tập đoàn quỹ Gen với hơn 100 giống chè các loại, tuyển chọn lai tạo được 8 giống chè tốt phu hợp với công nghệ chế biến và theo kịp các đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm của thị trường trong và ngoài nước Vinatea đã hoàn toàn chủ động về giống và nguyên liệu chè búp tươi để sản xuất riêng rẽ các mặt hàng chè đen, chè xanh Pouchung, Oolong, …
Về Chế biến: Vinatea với hàng ngàn hecta chè được áp dụng các quy trình
canh tác hiện đại, từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá, các vườn chè tập trung của Vinatea đến nay đã đạt được năng suất bình quân gần 15 tấn chè búp tươi/ha
Trong gần một thập kỷ qua Vinatea đã đầu tư vào việc áp dụng và sử dụng các công nghệ và thiết bị chế biến, tinh chế chè với các công nghệ hiện đại của ấn
Độ, Italy,Nhật Bản…
3 Các công ty chè trong cả nước.
Với 615 doanh nghiệp chế biến chè trên phạm vi cả nước đã khẳng định vị thế nhất định Đã có nhiều doanh nghiệp vừa tham gia sản xuât, vừa trực tiếp tham gia xuất khẩu với số lượng lớn Điển hình có một số doanh nghiệp như Công ty chè Lâm Đồng, Nghệ An, Mộc Châu, Hồng Trà, Kiên & Kiên, Hoàng Bình, Hùng Cường, Thế Hệ Mới…Cùng với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc liên
Trang 28doanh như Phú Đa, Phú Bền Sản lượng các loại chè xanh, chè đặc sản, chè dược thảo tăng lên do sự mở rộng của thị trường mới cả cho nhu cầu tiêu dùng nội địa của một đất nước 80 triệu dân Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở một số vùng nguyên liệu như vùng Miền núi phía Bắc, vùng duyên hai miền trung, vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng.
Trang 29CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÀNH CHÈ VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA.
Năm 2004, ngành chè nước ta phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất, chất lượng, kim ngạch xuất khẩu và các cơ sở chế biến chè Năm qua cũng được đánh giá là thành công trong quan hệ hợp tác nước ngoài thông qua việc ký kết thoả thuận hợp tác với các Hiệp hội các nhà sản xuất chè và càphê Nga, tập đoàn Finlay của Vương quốc Anh, gia nhập Hiệp hội Chè xanh thế giới…Bên cạnh đó, ngành chè còn đẩy mạnh nghiên cứu tạo và nhân giống chè mới; chọn giống
chè phù hợp với điều kiện canh tác; chọn, mua máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, thu nhập và cung cấp các thông tin về thị trường, thương nhân, giá cả, tình hình giao dịch chè… Nổi bật là biểu tượng thương hiệu quốc gia chè Việt Nam đã được ngành lụa chọn Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi đạt được trong vài năm vừa qua, ngành Chè vẫn còn gặp nhiều thách thức và khó khăn
Trang 30Chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, đây là vùng
chiếm đa số về diện tích chè của cả nước Tiếp đó là vùng Tây Nguyên
Bảng 4: Dự kiến phát triển cây chè đến năm 2010.
Trang 31(Nguồn: ban dự báo Viện CLPT)
Chè nước ta được trồng chủ yếu ở vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ đây là vùng chiếm ưu thế về diện tích, sản lượng và chất lượng so với các vùng chè khác trong cả nước Tại đây đã hình thành nhiều sản phẩm chè đặc sản truyền thống nổi tiếng như chè Tà Sùa, chè Shan Tuyết, chè Suối Giàng, chè Tân Cương Hiện đang trồng thử nghiệm nhiều giống chè nhập của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc,
ấn Độ có chất lượng cao Đây là vùng có nhiều lợi thế sản xuất chè so với các vùng khác về điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai, kinh nghiệm trồng và chế biến chè Năm 2000 cả vùng có diện tích trồng chè là 56.566 ha chiếm 62,89% diện tích cả nước (trong đó chè kinh doanh là 43.608 ha) Năng suất bình quân cả vùng năm
2000 đạt 4,72 tấn/ha
Vùng Đồng bằng sông Hồng: Do bất lợi điều kiện địa hình, đất đai, thiên
nhiên nên đây không phải là vùng có thế mạnh về chè Do đó chè được trồng trên một số địa hình bán sơn địa: Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình và một số nơi khác nhưng diện tích không nhiều, Đến năm 2000, tổng diện tích chè trong vùng đã tăng lên 3.588 ha chiếm 3.8% tổng diện tích cả nước, sản lượng chè búp tươi là 12 tấn, năng suất bình quân đạt 3,8 tấn/ha, trong đó chủ yếu là Hà Tây chiếm 70% diện tích trồng chè toàn vùng
Trang 32Vùng Duyên hải Miền Trung: Đây là một trong những vùng có lịch sử sản
xuất chè sớm nhất ở nước ta Đến đầu thế kỷ XX, nhiều vùng sản xuất chè được hình thành ở Quảng Nam, các trung tâm chính như: Đà Nẵng khoảng 500 ha, Duy Xuyên 400 ha, Tam Kỳ 100 ha Dần dần mở rộng ra các vùng khác
Vùng Tây Nguyên: Tây nguyên có 4 tỉnh trồng chè, nhưng chỉ có 2 tỉnh sản
xuất chè hàng hoá chính là Lâm Đồng và Gia Lai Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu Tây Nguyên và cũng là tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô sản xuất chè Tây Nguyên đứng thứ 2 sau Trung du và miền núi phía Bắc về quy mô và lợi thế sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè Năm 2002 diện tích chè vùng đạt 23.322 ha, năng suất 5,85 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt 99.94 tấn Do có những lợi thế về điều kiện tự nhiên, cảnh quan và cơ sở hạ tầng nên trong số 11 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài
về chè vào Việt Nam thì có 8 dự án chọn Lâm Đồng làm địa bàn đầu tư Tiềm năng phát triển chè ở Lâm Đồng còn lớn, nhưng đây cũng là vùng đất cạnh tranh khá quyết liệt giữa các cây trồng khác nhau Gia Lai, Đăk Lăk cũng có vùng chè nhưng quy mô nhỏ và khó có điều kiện phát triển lớn do mùa khô kéo dài và khắc nghiệt
Trong số 34 tỉnh trồng chè, có 9 tỉnh được Nhà nước xếp vào các tỉnh trọng điểm trồng chè về diện tích, sản lượng, chất lượng, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến chè Đó là tỉnh Lai Châu, tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Hà Giang,Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ , Lâm Đồng Tổng diện tích chè của 9 tỉnh này đạt 80.754 ha, chiếm 81% diện tích chè của cả nước Trong 9 tỉnh trên thì có 8 tỉnh thuộc trung du Miền núi Bắc Bộ
Đến nay, trong tổng số diện tích chè, giống trung du chiếm 49%(57.353 ha), giống chè Shan chiếm 22%(25.767 ha), và giống mới đạt 29%( các giống 33.631
ha, trong đó PH1 giữ ở mức 7.236 ha) Trong 4 năm trở lại đây, 100% diện tích chè trồng mới đều được áp dụng kỹ thuật giâm cành Đã có nhiều vùng chè chất lượng cao với các giống nhập nội giai đoạn 1991 – 2000 tại Lâm Đồng, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng… và 7 giống chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thuý Ngọc,
Trang 33Keo Am Tích, PT 95, Hùng Đỉnh Bạch, Long Vân 2000 được Bộ NN&PTNT cho phép khảo nghiệm khu vực hoá trên diện rộng tại các vùng chè chủ lực Từ năm
1997 trở về trước, vùng nguyên liệu chè của Lâm Đồng chủ yếu được trồng bằng các giống chè trung du, chè lai tạp gieo ươm bằng hạt Đến cuối năm 1997, các đề tài nghiên cứu khoa học về chè mới được triển khai và kết quả đã bước đầu ứng dụng vào sản xuất thực tế Trong những nghiên cứu, ứng dụng này, đáng kể là kỹ thuật nhân giống chè cành được xem là một khâu đột phá trong cuôc cách mạng xanh trên những đồi chè ở miền đất Nam Tây nguyên này Đến năm 1998, nhờ vào thành tựu này, trong số 17.500 ha chè của toàn tỉnh đã có 7% diện tích chè được thay thế bằng các loại giống mới cho năng suất và chất lượng cao Và cho đến cuối thời điểm năm 2004 này, trong tổng số 25.600 ha chè của toàn tỉnh thì diện tích chè cao sản được canh tác theo công nghệ cao chiếm đến 7.215 ha (chiếm 28,6%) Đó
là các giống chè TB14, LĐ97, LDP1, Kim tuyên, Tứ quý, Thuý Ngọc… Đối với chè kinh doanh năng suất không đồng đều, biên độ năng suất rất lớn từ 1,6 tấn/ha đến 25 tấn/ha Chè kiến thiết cơ bản có đến 60% diện tích do nhân dân tự trồng, đầu tư ban đầu không đủ, làm đất không kỹ, giống tạp, dùng hạt là chủ yếu, thiếu phân bón nên sinh trưởng kém, trong đó có diện tích đáng kể của chương trình 327 Diện tích chè phục hồi thường là đã đến kỳ kinh doanh nhưng do nguyên nhân giá thành cao, thiếu lao động, ít quan tâm chăm sóc nên mật độ thấp, tỷ lệ mất khoảng lớn, để hoang hoá Nếu muốn có kết quả kinh doanh phải tập trung cải tạo một vài năm Tuy nhiên, có một số diện tích quá già cỗi, tàn kiệt, mất khoảng lớn, sâu bệnh phá hoại nặng, bị trâu bò dẫm đạp, có đầu tư cũng không đạt hiệu quả nên cần thanh lý
2 Diện tích chè Việt Nam.
Ngành chè là ngành đặc thù so với cây công nghiệp lâu năm khác, bởi khâu thiết bị và công nghệ chế biến quyết định tới 40 -50% chất lượng và giá trị thu nhập trong ngành chè Trong số hơn 120 ngàn ha chè kinh doanh, hiện có hơn 50% diện
Trang 34tích trồng từ năm 1960 – 1970, tính đến nay cây chè đã vượt quá nhiệm kỳ kinh doanh (theo quy trình nhiệm kỳ kinh doanh 20 – 25 năm) Cơ cấu giống chè chủ yếu là giống chè Trung Du hỗn hợp chiếm khoảng 59% về diện tích, giống Shan hỗn hợp chiếm 27% diện tích, các giống chè địa phương khác cũng không được thuần chủng và chọn lọc kỹ trên diện tích kinh doanh này Kỹ thuật gieo trồng hoàn toàn trồng bằng hạt, mật độ trồng được áp dụng phổ biến là 1,5 * 0,4 -0,5 mét, tương ứng với 13.500 – 17.000 cây/ha Tỷ lệ mất khoảng trung bình 20%
- Vườn chè có chất lượng tốt chiếm 20%: Đây là những vườn chè đảm bảo mật độ chuẩn (18.000 cây/ha), cây sinh trưởng tốt, năng suất bình quân đạt trên 10 tấn búp tươi/ha
-Vườn chè có chất lượng trung bình chiếm 50%: vườn chè đảm bảo 90% mật
độ chuẩn, được chú ý đầu tư, năng suất bình quân trên 5 tấn/ha
-Vườn chè chất lượng kém, cần được phục hồi chiếm 20-22%: Vườn chè mất khoảng lớn, chỉ đạt 70% mật độ chuẩn, không được đầu tư, năng suất 2-3 tạ/ha
-Vườn chè cần thanh lý chiếm 8-10%: đây là vườn chè già cỗi hoặc sâu bệnh, gia súc phá hoại, mất khoảng lớn không thể phục hồi được
Cây chè có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thị trường Để phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, năm 1998 cả nước trồng được 79,2 nghìn ha với sản lượng là 52,4 nghìn tấn chè Từ năm 1999 đến năm 2000 chúng ta đã mở rộng thêm khoảng 10 ngàn ha theo kế hoạch, tổng cộng đến năm 2000 chúng ta đã có 90 nghìn ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh có khoảng 68 nghìn ha Năm 2003, diện tích chè cả nước lên tới 116.000 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha Sang đến năm 2004 và đầu năm 2005, chúng ta đã mở rộng thêm diện tích ở một số tỉnh, tính đến hết quý I năm 2005, diện tích chè của cả nước lên đến 123.000 ha chè Mặc dù hiệu quả sản xuất kinh doanh chè là chưa cao, song ở những vùng đất trồng chè hiện nay thì cây chè vẫn là cây trồng có hiệu
Trang 35quả kinh tế cao nhất so với nhiều loại cây trồng khác Nước ta đã nhập một số giống chè mới cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn thay thế một số giống chè cũ.
Bảng5: Diện tích gieo trồng chè phân theo tỉnh trọng điểm.
( nguồn thống kê bộ nông nghiệp phát triển nông thôn)
3 Thực trạng sản lượng chè Việt Nam.
Trang 36Việt Nam có tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nhanh và liên tục, bình quân trên 4,5%/ năm, riêng lương thực tăng 4,8%/ năm Một số mặt hàng đã có vị thế trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, chè…Theo cách tính độ mở của nền kinh tế phổ biến (tỷ lệ ngoại thương so với GDP), Việt Nam có độ mở cửa hội nhập tương đối cao là 49,85%, trong đó nông nghiệp có độ mở là 50 – 60%( phần lớn là xuất khẩu), với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực: cà phê xuất khẩu 95% sản lượng, chè 50%, điều 100% Nhóm có khả năng cạnh tranh trung bình, do có lợi thế về chi phí lao động thấp, chủ yếu là cao su và chè, nhưng năng suất của 2 mặt hàng này còn thấp Năng suất chè Việt Nam là 935kg/ha, trong khi đó ở indonexia con số này là 1.836kg/ha, ở Malayxia là trên 2.000kg/ha và giá chè xuất khẩu của Việt Nam thường thấp so với giá thị trường thế giới từ 600USD/tấn đến 800 – 1.000 USD/tấn.
Trong 10 năm qua, xuất khẩu chè của Việt Nam tăng mạnh cả về khối lượng
và giá trị Khối lượng chè xuất khẩu năm 2001 lớn gấp 7,2 lần so với năm 1991, tức
là tăng với nhịp độ trung bình 21,92%/năm giai đoạn 1991-2001 Kim ngạch xuất khẩu chè cũng tăng với nhịp độ tương đương 21,85% trong cùng thời kỳ
Thị phần của chè Việt Nam trên thị trường thế giới đã tăng từ 1,6% năm
1995 lên 4,0% năm 2000 Theo đánh giá của Tổ chức nông lương thế giới, tuy chưa chiếm tỉ trọng lớn trong tổng khối lượng xuất khẩu của thế giới nhưng hiện nay Việt Nam được coi là một tiềm năng đang nổi và có khả năng trở thành một địa chỉ cung cấp chè quan trọng giống như vị trí của Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới hiện nay
Về cơ cấu sản phẩm, Việt Nam xuất khẩu hai chủng loại chính là chè đen và chè xanh Xuất khẩu chè đen chiếm hơn 90% khối lượng chè xuất khẩu
Mức giá cao trên thị trường thế giới vào đầu những năm 90 đã kích thích phát triển sản xuất đồng thời với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đã đưa diện tích chè của Việt Nam tăng với tốc độ 3,2%/năm trong giai đoạn 1991-2001, tương ứng
Trang 37với tốc độ tăng sản lượng chè 14,9%/năm, đạt 75 ngàn tấn búp khô năm 2001 Như vậy, sản xuất chè của Việt Nam có sự tăng trưởng cao hơn so với mức trung bình của thế giới và bằng mức tăng của hai nước có nhịp độ tăng sản xuất nhanh nhất là Kênia và Srilanca Việt Nam hiện đứng thứ tám trong số 30 nước có diện tích trồng chè lớn, và thuộc 10 nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu chè của thế giới (bảng 16)
Vùng sản xuất chè lớn nhất của Việt Nam thuộc các tỉnh Trung du- miền núi phía Bắc và Lâm Đồng (Tây Nguyên), chiếm tới 75% diện tích trồng chè của cả nước Trong chương trình qui hoạch trồng chè, nhà nước đã chọn 9 tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ và Lâm Đồng) làm trọng điểm trồng chè nhằm đầu tư thâm canh cao độ để tăng năng suất
và sản lượng chè
Về chế biến, sản lượng chè khô chế biến năm 2003 tăng gần 3000 tấn so với năm 2002 Hiện nay có 640 cơ sở chế biến công nghiệp và hơn 1000 cơ sở chế biến nhỏ với tổng công suất khoảng 1.100 tấn búp tươi/ngày, trong đó chế biến chè xuất khẩu có công suất 620-650 tấn búp tươi/ngày Tỉ lệ chè chế biến công nghiệp đạt 60%, còn lại là chế biến thủ công tại các hộ gia đình với hình thức đơn giản thô sơ, thiếu các điều kiện sơ chế tối thiểu như phơi, sấy, bảo quản Gần đây, đã có một
số dự án liên doanh và hợp tác chế biến với nước ngoài lắp đặt các dây chuyền hiện đại, chất lượng sản phẩm được thị trường chấp nhận, tuy nhiên số lượng này còn rất nhỏ so với toàn bộ nhu cầu đổi mới của ngành chè
Trang 38Bảng 6: Thực trạng sản xuất chè của Việt Nam 1991-2004
(1000 ha)
D.tích k.doanh(1000 ha)
Sl búp khô(1000 tấn)
NS búp tươi(tấn/ha)1991
120,1
3,3
45,850,049,251,752,160,263,963,569,270,174,095,098,0102,24,2
33,136,237,742,040,246,852,355,064,666,075,093,095,096,06,5
3,253,253,454,523,473,503,683,904,304,504,834,274,415,33
( Nguồn: Viện Chiến lược phát triển)
II Thực trạng ngành chế biến chè Việt Nam.
1 Xét về quy mô.
Chè đã được phân bổ trên 34 tỉnh trên cả nước, với 640 cơ sở chế biến quy
mô công nghiệp, 220 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp Việt Nam thuộc nhóm 10 cường quốc chè đứng đầu thế giới Qua khảo sát cho thấy quy mô sản xuất như sau:
- Các cơ sở có quy mô lớn (công suất 30 tấn búp tươi/ngày)có khoảng trên dưới 100 nhà máy, chiếm 28% tổng công suất
Trang 39- Các cơ sở có quy mô vừa : 10 – 28 tấn búp tươi/ ngày.
- Các cơ sở có quy mô nhỏ: 0,5 – 8 tấn búp tươi/ ngày
Trong những năm qua, ngành chè đã từng bước đổi mới thiết bị, công nghệ cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, cải thiện một bước chất lượng sản phẩm
và đa dạng hoá mặt hàng Bằng nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành chè đã trang bị thêm các dây chuyền sản xuất chè đen và chè xanh Ngoài doanh nghiệp Nhà nước, sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong sản xuất, chế biến chè như hộ gia đình, chủ trang trại, tư nhân,… phát triển khá nhanh Đặc biệt, những năm gần đây, các xưởng chế biến quy mô nhỏ của hộ gia đình, tư nhân phát triển mạnh, góp phần tăng đáng kể năng lực chế biến, tạo bán thành phẩm cho các nhà máy xuất khẩu
Thực trạng cơ sở chế biến chè ở nước ta được thể hiện qua bảng số liệu sau: (bảng 7)
Trang 402 Thực trạng trình độ khoa học công nghệ chế biến.
Trong những năm qua, ngành chè từng bước đổi mới thiết bị, công nghệ cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, cải thiện một bước chất lượng sản phẩm đa dạng và phong phú mặt hàng bằng nguồn vốn của ODA và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, ngành chè đã trang bị thêm 25 dây chuyền sản xuất chè đen và xanh với tổng công suất khoảng 300 tấn búp tươi/ngày Ngoài các nhà máy chế biến chè quốc doanh, những năm gần đây các xưởng chế biến tư nhân quy mô nhỏ đã phát triển mạnh, góp phần tăng đánh kể năng lực chế biến Hiện nay ở nước ta chế biến chè đen theo công nghệ chế biến OTD và CTC Thiết bị để chế chè biến công nghệ OTD là thiết bị nhập của Liên Xô cũ vào những năm từ 1957 đến 1977 Đến nay các thiết bị đều đã cũ, sửa chữa nhiều với các thiết bị được sản xuất trong nước nên
đã bộc lộ nhược điểm ở một số khâu như: lên men, lò sấy, hệ thống hút bụi, nhà xưởng cũng đã xuống cấp nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm Do vậy cần được cải tạo nâng cấp
3 Chất lượng và chủng loại sản phẩm chế biến.
Hiện nay, có tới hơn 3000 loại chè, mỗi loại có đặc tính và tên gọi khác nhau Tuy nhiên có thể chia thành ba loại cơ bản là: chè đen, chè xanh và chè
ôlong Các loại chè này được phân biệt bởi trạng thái lên men trong quá trình chế biến Thực tế trồng chè cho thấy hai giống chè Trung du và Shan Tuyết là hai nhóm giống chè chiếm tỷ trọng lớn nhất và đại diện cho hai mức địa hình, tuy nhiên năng suất và chất lượng của hai giống chè này không cao Giống Trung du trồng bằng hạt lấy ngay từ nương chè để sản xuất đại trà, không được chọn lọc từ giống đầu dòng nên sinh trưởng không đều, năng suất thấp, nguyên liệu không đồng đều, chất lượng kém hương Giống Shan Tuyết chưa được tuyển chọn theo quy trình chuẩn, chất lượng kém
Với xu hướng tiêu dùng chè hiện nay, người tiêu dùng chè đang có xu hướng tiêu dùng những loại chè có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tiện dụng… như chè túi