Triển vọng phát triển ngành chè Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 64 - 66)

I. Mục tiêu và quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010.

2. Triển vọng phát triển ngành chè Việt Nam

Xu hướng chính của thị trường chè quốc tế cũng như thị trường chè trong nước vài năm gần đây là sự gia tăng nhu cầu chè chế biến theo công nghệ CTC thay thế cho loại chè orthordox do đặc tính tiện dụng của loại chè này. chè đen đang được ưa chuộng hơn các loại chè sáng màu.

Người tiêu dùng thường chú ý hơn các loại chè sạch có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhu cầu chè sạch đang ngày càng tăng kể từ khi xuất hiện trên thị trường. Nhu cầu chè sạch của thế giới tăng 12% trong 10 năm qua, riêng khu vực Châu Âu tăng 25%. Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới do khả năng nâng cao thu nhập và mức sống của người dân trên toàn cầu.

Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ chế biến, các sản phẩm chè ngày càng được nâng cao về chất lượng, hình thức bao gói và sự phong phú đa dạng của sản phẩm. Các loại chè gói, chè túi nhúng ngày càng được ưa chuộng nhờ vào sự tiện dụng của nó.

Nhu cầu tiêu thụ chè đen thế giới dự kiến tăng bình quân 2,8%/năm đạt 2,67 triệu tấn vào năm 2005 và 3 triệu tấn vào năm 2010 với nhịp độ tăng 2,4%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2000-2005. Các nước đang phát triển giữ vai trò lớn trong mức tăng tiêu thụ và đạt nhịp độ tăng bình quân 3,0%/năm.

Bảng 17: Dự báo tiêu thụ chè đen thế giới và một số nước tiêu thụ đến 2010 Đơn vị: Nghìn tấn 2000 (thực tế) 2005 2010 Thế giới 2.012 2.670 3.000

ấn Độ Liên xô cũ Anh Pakistăng Mỹ Các nước # 663 180 135 100 93 860 832 260 135 160 125 1.158 935 380 150 180 140 1.295

(Nguồn: Ban dự báo Viện CLPT)

Mặc dù giá chè trên thị trường thế giới đã giảm từ 2.030 USD/tấn năm 1997 còn 1.590 USD/tấn vào năm 2001, nhưng xu hướng phục hồi giá chè trong giai đoạn

2001 - 2005 do nhu cầu tiêu thụ tăng sẽ tạo điều kiện để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu chè trong giai đoạn tới.

Ngành chè Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng mở rộng sản xuất và xuất khẩu với các lợi thế sẵn có như:

- Điều kiện thiên nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng) thích hợp với cây chè. Quĩ đất để trồng chè còn nhiều. Như vậy, Việt Nam có lợi thế trong việc tăng sản lượng chè nhờ tăng diện tích trong khi nhiều nước khác trên thế giới không còn quĩ đất để tăng diện tích trồng chè. ở Việt Nam chè được đánh giá là cây trồng có hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội và môi trường - là cây trồng có tính chiến lược trên những vùng đất xấu thuộc các khu vực trung du - miền núi.

- Việt Nam là một trong số không nhiều quốc gia có truyền thống trồng chè lâu đời, người nông dân cần cù và có kinh nghiệm sản xuất chè.

- Chi phí cho các yếu tố đầu vào (chi phí lao động, thuế đất đồi núi) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Chỉ số DRC - (chi phí nguồn lực nội địa) cho sản xuất chè xuất khẩu của Việt Nam là 0,607 - về cơ bản là đảm bảo cho xuất khẩu có lãi và có sức cạnh tranh so với thế giới.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, ngành chè Việt Nam đang đứng trước những thách thức có tính cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chè như: năng suất, sản lượng nhỏ bé; chất lượng sản phẩm, tính đa dạng của sản phẩm chưa cao; chưa tạo lập được thị trường ổn định và các bạn hàng lớn; giá xuất khẩu thấp và không ổn định... Ngoài những nguyên nhân khách quan do tác động của quan hệ cung cầu, tác động của giá cả chè trên thị trường thế giới còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan cả trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thị trường. Đó là: chưa có các vùng trồng chuyên canh để cung cấp nguyên liệu chất lượng tốt và đồng đều cho chế biến; giống cây trồng chưa tốt; công nghệ chế biến lạc hậu; công tác xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn khác....

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w