Về phía nông dân

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 83 - 87)

III. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nói trên

3. Về phía nông dân

+ Từng bước xác định và thay thế dần các giống chè đã thoái hoá bằng các giống chè mới theo đúng yêu cầu của từng thị trường. Sử dụng các giống chè lai tạo từ giống nhập ngoại để có năng suất và chất lượng cao đồng thời phù hợp với chất đất và khí hậu của Việt Nam.

+ Cải tạo đất theo hướng tăng độ mùn, độ xốp, sử dụng phân bón hữu cơ tổng hợp.

+ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình chăm sóc cây chè. áp dụng các biện pháp tưới tiêu hợp lý tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng. Có qui định về kiểm dịch thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng hoá chất bị cấm sử dụng trên cây chè Việt Nam.

+ Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến bằng cách lắp đặt các dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm.

+ Đa dạng hoá chủng loại chè, cải tiến mẫu mã sản phẩm, bao bì, nhất là các loại chè có hương vị thảo mộc, dễ dàng pha chế nhằm đáp ứng được khẩu vị và yêu cầu tiêu dùng của nước nhập khẩu.

+ Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nhằm tiếp cận được với các công nghệ trồng, chăm sóc và và quản lý tiên tiến…

Kết luận

Qua sự phân tích đánh giá thực trạng sản xuất chế biến chè trong nước trong những năm qua. Ta nhận thấy rằng đây là một trong những ngành có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, truyền thống trồng và chế biến, cũng như thị trường tiêu thụ. Nhưng chúng ta chưa thật sự chú trọng đến việc phát triển cây chè, phát triển sản xuất chế biến, nên chúng ta đang đánh mất đi những lợi ích do cây chè mang lại. do vậy đề tài này phân tích thực trạng của ngành sản xuất chè, từ đó đề xuất ra các giải pháp để phát triển ngành chè. Từ đó chúng ta tạo được lợi thế trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Trong xu thế hội nhập, ngành chè Việt Nam đang đứng trước những thách thức có tính cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chè như: năng suất, sản lượng nhỏ bé; chất lượng sản phẩm, tính đa dạng của sản phẩm chưa cao; chưa tạo lập được thị trường ổn định và các bạn hàng lớn; giá xuất khẩu thấp và không ổn định... Ngoài những nguyên nhân khách quan do tác động của quan hệ cung cầu, tác động của giá cả chè trên thị trường thế giới còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan cả trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thị trường. Đó là: chưa có các vùng trồng chuyên canh để cung cấp nguyên liệu chất lượng tốt và đồng đều cho chế biến; giống cây trồng chưa tốt; công nghệ chế biến lạc hậu; công tác xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn khác....

tài liệu tham khảo

- Tạp chí nông nghiệp và nông thôn- Bộ Nông nghiệp & Nông thôn.(các số)

- Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định – Phát huy lợi thế nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam – NXB Nông nghiệp, 1999

- Phạm Hồng Tú – Dự báo thị trường thế giới đến năm 2010, 2001

- Triển vọng thị trường thế giới của một số nông lâm sản đến đầu thế kỷ 21 - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2000

- http://vneconomy.com

- http://www.mpi.org.vn - http://www.vinanet.net

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc.

Bản Cam Đoan

Kính gửi: Thầy chủ nhiệm Nguyễn Ngọc Sơn, Thầy trưởng khoa Kế Hoạch và Phát Triển, cùng toàn bộ cán bộ, giảng viên trong khoa.

Tên em là: Chu Tất Thịnh Sinh viên: Lớp KTPT 43B

Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy Chủ nhiệm Ts. Nguyễn Ngọc Sơn, chuyên viên Mai Tùng Long( hướng dẫn thực tập) trong thời gian thực tập và làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em đã hoàn thành xong chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010”.

Em xin cam đoan không sao chép các tài liệu, văn bản, báo cáo, luận văn, đề tài của người khác để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của bản thân mình.

Nếu sai Em xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm và mức kỷ luật của khoa, nhà trường đề ra.

Hà nội, ngày 05/05/2005 Sinh viên: Chu Tất Thịnh

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 83 - 87)