Giải pháp về các chính sách hỗ trợ cho ngành

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 78 - 80)

II. Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chè Việt nam

6. Giải pháp về các chính sách hỗ trợ cho ngành

Chính sách đất đai:

- nghiên cứu điều chỉnh quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện cho nông dân phản ứng nhanh nhạy hơn trước những biến động trên thị trường nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Điều chỉnh việc quy hoạch quỹ đất dành cho việc trồng chè đáp ứng nhu cầu hiện nay đặt ra.

- Đơn giản hoá thủ tục cho thuê, chuyển nhượng, giao khoán đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Chính sách đầu tư: chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tăng mạnh đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là các công trình thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho cây công nghiệp, các đường xá, hệ thống thông tin liên lạc, các chợ, kho chứa, bến cảng, phương tiện vận tải chuyên dùng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng.

Chính sách tín dụng: làm rõ cơ chế về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước( theo NĐ/43/CP) để thực sự hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn cụ thể để nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận các nguồn tín dụng thương mại dễ dàng hơn, có thêm vốn sản xuất kinh doanh.

Chính sách về thuế: điều chỉnh chính sách về thuế đối với trang trại theo tinh thần Nghị quyêt 03 của Chính Phủ về kinh tế trang trại. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động của HTX phục vụ xã viên trong HTXNN.

Phát triển mạng lưới thông tin thương mại quốc gia đáp ứng được yêu cầu thông tin của hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) chung và thông tin chuyên ngành chè

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thông tin thương mại và XTTM ở Việt Nam tiến hành thuận lợi, trôi chảy vừa đảm bảo được sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các công tác này đồng thời khuyến khích được các tổ chức dịch vụ thông tin và XTTM phát triển đáp ứng tốt yêu cầu thông tin và XTTM của mọi đối tượng;

- Cơ quan Chính phủ trực tiếp cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hay hỗ trợ gián tiếp thông qua việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin cần thiết với giá cả cạnh tranh, cải tiến và nâng cấp điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực làm công tác thông tin hay hỗ trợ về tài chính cho công tác phát triển thông tin...

- Xây dựng các cơ chế, chính sách thích hợp để khuyến khích nâng cao chất lượng thông tin (cấp kinh phí cho việc đào tạo cán bộ thông tin, cải thiiện điều kiện trang thiết bị thu thập và xử lý thông tin, mua các thông tin, sách báo và ấn phẩm của các tổ chức thông tin nước ngoài có uy tín, khuyến khích các tham tán, đại diện thương mại ở nước ngoài cung cấp thông tin có phí cho các doanh nghiệp và cá nhân có yêu cầu ...)

Chính sách giá: đi đôi với chính sách hỗ trợ đầu tư, Nhà nước cần quy định cụ thể về mức giá sàn thu mua chè tươi tại các địa phương để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời các tỉnh phải quy định mức thuế hợp lý thu trên đất trồng chè đảm bảo cho nông dân có lãi hàng năm như trồng các loại cây khác để có

thể đạt doanh thu thấp nhất từ 15 – 20 triệu đồng/ha. Quy định giá mua chè tươi hợp lý đảm bảo lợi ích của người trồng chè ngay từ đầu vụ. Từng bước hình thành quỹ hỗ trợ sản xuất nguyên liệu chè.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 78 - 80)