Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 81 - 83)

III. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nói trên

2. Về phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn Hiệp hội chè Việt Nam. Hiệp hội chè cần được củng cố, tăng cường để đảm đương được các vai trò quan trọng sau:

- Phối hợp tốt với Chính phủ trong mạng lưới XTTM quốc gia để xây dựng và thực hiện chiến lược xuất khẩu chè, đại diện cho doanh nghiệp có tiếng nói chính thức với chính phủ về những nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, tổng hợp các yêu cầu về thông tin của các doanh nghiệp hội viên và tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin chuyên ngành cho các doanh nghiệp hội viên theo yêu cầu, đồng thời có phương án hợp tác, chia sẻ và trao đổi thông tin với các tổ chức XTTM khác...

- Tổ chức các diễn đàn cho các thành viên gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau; - Hỗ trợ các nghiệp vụ xuất khẩu, ổn định giá cả, đưa ra những qui định cần thiết để hợp tác các doanh nghiệp trong xuất khẩu, tránh tranh mua, tranh bán…

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu chè - chủ thể chính thực hiện các chiến lược kinh doanh phát triển ngành hàng chè

- Muốn phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp và thực tiễn (có thể tự mình xây dựng hoặc thuê ngoài)

Việc hoạch định chiến lược kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp có thể được tiến hành bởi một Hội đồng tư vấn xuất khẩu có đủ năng lực thuộc doanh nghiệp hay thuê ngoài. Hội đồng tư vấn sẽ tiến hành các nghiên cứu, phân tích về những thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp dựa trên các ma trận SWOT (phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của từng thị trường trọng điểm đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp). Chiến lược của doanh nghiệp cần đạt được sự nhất trí của toàn thể ban lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp, có như vậy việc thực hiện chiến lược mới có thể vượt qua được những khó khăn ban đầu và mới đảm bảo được yêu cầu tài chính cho thực hiện chiến lược xuất khẩu.

Một chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp chè phải dựa trên việc nghiên cứu kỹ thị trường chè thế giới, thị trường tiêu thụ chè của doanh nghiệp và áp dụng các chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến phù hợp.

- Tổ chức tốt mạng lưới thông tin marketing của doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp phải đổi mới công tác thông tin và xây dựng bộ phận (hay phòng) thông tin do giám đốc doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo, cử các cán bộ đi học, đào tạo về công tác thông tin để có kiến thức và kỹ năng tổ chức thu thập và xử lý thông tin cho tốt, tiến hành phân loại thông tin và triển khai việc hợp tác, chia sẻ và trao đổi thông tin trong và ngoài doanh nghiệp...

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu:

Đối với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường, theo chúng tôi, doanh nghiệp Việt Nam cần:

+ Chú trọng các yếu tố bản chất của thương hiệu đó là chất lượng sản phẩm trong quan hệ với giá cả và dịch vụ khách hàng, uy tín của doanh nghiệp

+ Đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu trí tuệ và bản quyền nhãn mác hàng hoá tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam (Cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và công nghệ);

+ Yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp;

+ Nghiên cứu luật về quảng bá sản phẩm của các thị trường và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng quy định của luật pháp các nước nhập khẩu;

+ Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng nhập khẩu đề đưa ra và quảng bá các thương hiệu phù hợp nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng về những nét độc đáo của sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam;

+ Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đại sứ, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài , các tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thoả các tranh chấp về thương hiệu trên thị trường nhập khẩu...

+ Mua lại thương hiệu của các nhà chế biến, phân phối sản phẩm chè có uy tín…

- Xây dựng văn hoá trong kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp :

Thực hiện được nền nếp văn hoá kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần giáo dục, rèn luyện về hành vi ứng xử, phong cách, lễ nghi cho cán bộ trong giao tiếp, đàm phán với phương châm lấy chữ tín làm đầu và là nguyên tắc kinh doanh, xây dựng tác phong và thói quen kinh doanh mang tính chuyên nghiệp để gây dựng và duy trì lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 81 - 83)