Thực trạng ngành chế biến chè Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 38 - 43)

1. Xét về quy mô.

Chè đã được phân bổ trên 34 tỉnh trên cả nước, với 640 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, 220 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Việt Nam thuộc nhóm 10 cường quốc chè đứng đầu thế giới. Qua khảo sát cho thấy quy mô sản xuất như sau:

- Các cơ sở có quy mô lớn (công suất 30 tấn búp tươi/ngày)có khoảng trên dưới 100 nhà máy, chiếm 28% tổng công suất.

- Các cơ sở có quy mô vừa : 10 – 28 tấn búp tươi/ ngày. - Các cơ sở có quy mô nhỏ: 0,5 – 8 tấn búp tươi/ ngày.

Trong những năm qua, ngành chè đã từng bước đổi mới thiết bị, công nghệ cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, cải thiện một bước chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. Bằng nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành chè đã trang bị thêm các dây chuyền sản xuất chè đen và chè xanh. Ngoài doanh nghiệp Nhà nước, sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong sản xuất, chế biến chè như hộ gia đình, chủ trang trại, tư nhân,… phát triển khá nhanh. Đặc biệt, những năm gần đây, các xưởng chế biến quy mô nhỏ của hộ gia đình, tư nhân phát triển mạnh, góp phần tăng đáng kể năng lực chế biến, tạo bán thành phẩm cho các nhà máy xuất khẩu.

Thực trạng cơ sở chế biến chè ở nước ta được thể hiện qua bảng số liệu sau: (bảng 7)

Bảng 7: Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh

Đơn vị: Công suất: nghìn tấn búp tươi/ năm Sản lượng: nghìn tấn búp tươi

Tỉnh Số cơ sở Công suất Sản lượng

Yên Bái 24 30-40 45 Hà Giang 10 6,4 20 Phú Thọ 18 45-46 31 Thái Nguyên 14 24-25 68 Lào Cai 3 3,8-4 13 Sơn La 10 18 14 Hà Tây 8 10-11 7,6 Nghệ An 6 8-9 7,6 Lâm Đồng 35 70-80 122

2. Thực trạng trình độ khoa học công nghệ chế biến.

Trong những năm qua, ngành chè từng bước đổi mới thiết bị, công nghệ cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, cải thiện một bước chất lượng sản phẩm đa dạng và phong phú mặt hàng. bằng nguồn vốn của ODA và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, ngành chè đã trang bị thêm 25 dây chuyền sản xuất chè đen và xanh với tổng công suất khoảng 300 tấn búp tươi/ngày. Ngoài các nhà máy chế biến chè quốc doanh, những năm gần đây các xưởng chế biến tư nhân quy mô nhỏ đã phát triển mạnh, góp phần tăng đánh kể năng lực chế biến. Hiện nay ở nước ta chế biến chè đen theo công nghệ chế biến OTD và CTC. Thiết bị để chế chè biến công nghệ OTD là thiết bị nhập của Liên Xô cũ vào những năm từ 1957 đến 1977. Đến nay các thiết bị đều đã cũ, sửa chữa nhiều với các thiết bị được sản xuất trong nước nên đã bộc lộ nhược điểm ở một số khâu như: lên men, lò sấy, hệ thống hút bụi, nhà xưởng cũng đã xuống cấp... nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Do vậy cần được cải tạo nâng cấp.

3. Chất lượng và chủng loại sản phẩm chế biến.

Hiện nay, có tới hơn 3000 loại chè, mỗi loại có đặc tính và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thành ba loại cơ bản là: chè đen, chè xanh và chè ôlong. Các loại chè này được phân biệt bởi trạng thái lên men trong quá trình chế biến. Thực tế trồng chè cho thấy hai giống chè Trung du và Shan Tuyết là hai nhóm giống chè chiếm tỷ trọng lớn nhất và đại diện cho hai mức địa hình, tuy nhiên năng suất và chất lượng của hai giống chè này không cao. Giống Trung du trồng bằng hạt lấy ngay từ nương chè để sản xuất đại trà, không được chọn lọc từ giống đầu dòng nên sinh trưởng không đều, năng suất thấp, nguyên liệu không đồng đều, chất lượng kém hương. Giống Shan Tuyết chưa được tuyển chọn theo quy trình chuẩn, chất lượng kém.

Với xu hướng tiêu dùng chè hiện nay, người tiêu dùng chè đang có xu hướng tiêu dùng những loại chè có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tiện dụng… như chè túi

nhúng, chè ướp hương vị, chè viên, chè cô đặc Pamago (Nga), chè bột… nên sản phẩm chè chế biến cũng rất đa dạng và phong phú.

Về cơ cấu sản phẩm, Việt Nam xuất khẩu hai chủng loại chính là chè đen và chè xanh. Xuất khẩu chè đen chiếm hơn 90% khối lượng chè xuất khẩu. Chè đen chế biến theo công nghệ OTD được xuất khẩu sang các nước Trung đông, chè đen chế biến theo công nghệ CTC được xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ. Chè xanh được xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu á như Nhật Bản, Đài Loan.

Chè xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở dạng sơ chế, bán thành phẩm, chất lượng trung bình. Chất lượng chè các loại của Việt Nam như sau: Loại 1: 6%; Loại 2: 69%; Loại 3: 25%.

Về chất lượng sản phẩm chế biến : trong những năm gần đây chất lượng sản phẩm chè của nước ta đã được nâng cao. Các doanh nghiệp đã ý thức được rằng chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Bởi vậy, trong những năm gần đây, người ta bắt đầu coi trọng chất lượng đưa vào chế biến.

4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay gắt. Việt Nam không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biến chè mà còn phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Không thể phát triển mở rộng diện tích chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chặt chẽ. Nhìn chung thị trường chè xuất khẩu Việt Nam chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu chè là chính với giá thấp. Tuy Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn trên thế giới từ mấy thập niên qua, nhưng thời gian gần đây mới được các nhà nhập, xuất khẩu biết đến qua Hiệp hội chè Việt Nam, qua Tổng công ty chè Việt Nam.

Chè Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu để làm nguyên liệu cho các công ty chế biến của nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được nhãn mác sản phẩm và thương hiệu có uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Như vậy, người bán sẽ gặp khó khăn và luôn phải chịu thiệt thòi về giá khi xâm nhập thị trường nước ngoài.

Vì các loại chè rời hầu như không bị các hạn chế nhập khẩu như hạn ngạch, thuế nên giá chè xuất khẩu của Việt Nam biến động phụ thuộc vào giá thế giới. Nếu xét trong thời kỳ dài thì có thể thấy giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã dần được cải thiện theo hướng thu hẹp khoảng cách so với giá thế giới. Giá xuất khẩu chè bình quân thời kỳ 1996-2000 là 1.360 USD/tấn, cao hơn so với giá bình quân thời kỳ 1991-1995 (1.288 USD/tấn).

Tuy nhiên, nhìn chung giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn và thường chỉ bằng 80% giá trung bình trên thị trường quốc tế. Một mặt, do chất lượng chè của Việt Nam chưa cao, mặt khác, do những ràng buộc về điều kiện thanh toán nên giá chè xuất khẩu của Việt Nam thường bị thua thiệt so với thế giới trong cùng một chủng loại và chất lượng. (bảng 8)

Bảng 8: So sánh giá chè xuất khẩu của Việt Nam và thế giới

Đơn vị: USD/kg 1995 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 BQ thế giới Việt Nam VN/TG (%) 143 132 92,3 162 145 89,5 206 148 71,8 204 165 80,9 174 156 89,6 180 - - 159 114 71,8 151 102 67,5 (Nguồn : Vinanet)

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có quá nhiều giống chè, trong đó chủ yếu là giống chè trung du truyền thống chất lượng và năng suất thấp. Mặc dù trong

mất năm gần đây Việt Nam có nhập thêm nhiều giống chè từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Nhưng vẫn mạnh ai nấy làm, chưa có sự tính toán qui hoạch chung. Những giống chè có chất lượng cao và năng suất cao mới chỉ chiếm khoảng 10% diện tích. Về kỹ thuật, chè Việt Nam chủ yếu vẫn trồng theo cách cũ là trồng hạt trong khi thế giới đã chuyển sang trồng bằng khóm từ rất lâu. Tình hình này khiến cho giá thành chè của Việt Nam cao và kém sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các nước. Còn một yếu kém nữa của ngành chè, đó là công nghệ chế biến. Công nghệ chế biến của các cơ sở, doanh nghiệp ở Việt Nam hết sức lạc hậu, thậm chí ở cả ở các nhà máy chế biến của nhà nước. Do vậy, ngoài chất lượng thấp, sản phẩm chè của Việt Nam còn đơn điệu, ít đổi mới, chủng loại sản phẩm và hình thức không theo kịp các nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Đây thực sự là thách thức lớn đối với ngành chè Việt Nam. Những yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh kém bao gồm: Chất lượng không ổn định, không đồng nhất trong cùng một loại chè và giữa các nhà máy, giữa các tháng, quý; tiến độ giao hàng theo hợp đồng không đảm bảo; chi phí sản xuất cao, uy tín nhãn hiệu Chè Việt Nam kém và thường bán giá thấp hơn so với chè cùng loại của các nước, thiếu khách hàng lớn, hợp đồng thu mua lâu dài…

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 38 - 43)