Giải pháp đối với vấn đề vốn đầu tư cho ngành chè

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 70 - 73)

II. Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chè Việt nam

2. Giải pháp đối với vấn đề vốn đầu tư cho ngành chè

Cạnh tranh trong tiêu thụ chè ngày càng tăng do áp lực của thị trường cung luôn luôn lớn hơn cầu. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất chè tăng cường đầu tư cho sản xuất và chế biến như chọn giống, cải tạo đất, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng và chăm sóc… để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Theo tính toán tổng hợp từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè của Việt Nam là 3.714,20 tỷ đồng trong đó cho nông nghiệp (bao gồm trồng mới, chăm sóc và đầu tư thâm canh) là 2.222,60 tỷ đồng và cho công nghiệp

chế biến là 951,60 tỷ đồng. Sau đây là bảng tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành chè từ nay đến năm 2010.

Chính sách đầu tư và tài chính của Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chè nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu:

Xuất phát từ những khó khăn hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng về vốn, trình độ khoa học công nghệ, trình độ năng lực quản lý và kinh doanh kém, những biện pháp chính sách khuyến khích hỗ trợ cho doanh nghiệp như sau:

- Khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho sản xuất, chế biến chè xuất khẩu;

- Tăng cường thu hút FDI để phát triển trồng trọt, chế biến và nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mặt hàng chè xuất khẩu

- Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh:

+ Tổ chức thực hiện tốt Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu áp dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 nhằm tăng cường các khoản vay trung và dài hạn...

+ Xây dựng các thể chế tín dụng đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tham gia xuất khẩu; Sớm thành lập Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ ;

+ Tiến hành các biện pháp cải cách hệ thống tài chính tín dụng, dần dần mở cửa thị trường tài chính tín dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài để hình thành nên các trung gian tài chính mạnh thực thụ, có khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng với giá cả cạnh tranh;

+ Có các cơ chế chính sách đảm bảo hình thành thị trường vốn hoàn chỉnh theo cơ chế kinh tế thị trường, góp phần giải quyết vấn đề tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp, nhất là DNVVN: Phát triển thị trường chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính, công ty đầu tư tài chính, quỹ tín thác đầu tư...

+ Tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các thể chế tài chính, tín dụng với các doanh nghiệp

+ Đổi mới các cơ chế và chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường chi cho hoạt động xúc tiến và marketing XK;

+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực XTTM để tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế hỗ trợ cho hoạt động XK của các doanh nghiệp...

- Đầu tư có trọng điểm, tập trung đầu tư vào những công trình cơ sở hạ tầng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao; Ưu tiên đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cho TMĐT ở Việt nam gồm cơ sở hạ tầng về mặt pháp lý, dân trí, chính trị, xã hội, trang thiết bị kỹ thuật, phần cứng... ; Trực tiếp đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm, các sở giao dịch hàng hoá ở các vùng trọng điểm trong nước, đầu tư cho việc thuê mặt bằng, trang thiết bị và nhân lực để hình thành các Trung tâm thương mại Việt Nam ở các thị trường xuất khẩu trọng điểm,...

- Nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước tưới... ) cho các vùng trung du - miền núi. Một mặt nhằm cải thiện điều kiện canh tác chè, mặt khác thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội khác như công tác định cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho cư dân miền núi.

Bảng 21: Vốn và nguồn vốn đầu tư trồng mới, chăm sóc cây chè

Diện tích Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tổng Từ vốn trồng rừng Từ vốn định canh, định cư Từ vốn ổn định dân cư Từ vốn tự có Vay tín dụng và vay vốn ADB Tổng số 24.600 958,01 17,25 44,40 44,40 239,50 612,46 Vùng cao,định canh 16.600 662,01 17,25 40,40 40,40 165,50 390,46

định cư Vùng trung du đồng bằng 8000 296,00 74,00 222,00 (Nguồn: Vinanet)

Về nguồn vốn đầu tư, cần huy động tối đa các nguồn đầu tư cho tăng trưởng nông nghiệp, kinh tế nông thôn; nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, dàn trải đầu tư. Trước hết, cần tháo gỡ những khó khăn để có thể sử dụng tối đa nguồn vốn ODA, FDI,… Tiếp tục tháo gỡ những thủ tục vướng mắc với các nhà tài trợ. Có biện pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn, năng lực các Ban quản lý dự án, làm rõ trách nhiệm các bên (Cơ quan quản lý nhà nước, Công ty tư vấn, Chính quyền địa phương, Hộ nông dân, các doanh nghiệp) trong việc làm chậm chễ tiến độ giải ngân vốn và cần có biện pháp xử lý kiên quyết.

Tranh thủ vốn viện trợ quốc tế, vốn vay ODA. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, tạo cơ chế thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân, trong các doanh nghiệp, thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất chế biến và hỗ trợ phát triển ngành. Đặc biệt đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w