Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 66 - 68)

I. Mục tiêu và quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010.

3.Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới

Như trên đã nói, chè là một cây công nghiệp quan trọng, cho nên Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy ngành chè phát triển. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX đã chủ trương: phát triển mạnh các cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ. Đổi mới thiết bị, công nghệ các nhà máy chè hiện có để đảm bảo sản phẩm có thể xuất khẩu được. Liên doanh hợp tác vơi nước ngoài xây dựng một số nhà máy chè hiện đại. khuyến khích các cụm sơ chế với quy mô hộ gia đình, liên hộ, liên kết với các nhà máy tinh chế. Hoàn thành việc giao đất khoán rừng cho hộ nông dân…

Ngành chè đặt mục tiêu đến năm 2010, tổng khối lượng xuất khẩu chè của cả nước đạt 120.000 tấn chè có chất lượng, giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm, với kim ngạch 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, doanh thu bình quân khoảng 20 triệu đồng/ha.

- Phát triển trồng chè ở những nơi có điều kiện, đặc biệt là khu vực các tỉnh Trung du - miền núi phía Bắc, xây dựng thêm các vùng chè tập trung chuyên canh.

- Tăng trưởng xuất khẩu nhanh, ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu. - Nâng cao chất lượng chè búp tươi và chè thành phẩm nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo nguồn số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khả năng tăng diện tích và sản lượng chè của Việt Nam trong thời kỳ 2001-2010 vẫn ở mức cao và có phần tăng nhanh hơn so với tốc độ của thập kỷ 90. Dự báo, diện tích chè sẽ tăng thêm bình quân 3,85%/năm trong giai đoạn 2000-2005, nâng diện tích chè từ 86 ngàn ha năm 2000 lên 104 ngàn ha vào năm 2005 và năm 2010. Tương ứng, mức tăng sản lượng sẽ đạt 10,3%/năm trong thời kỳ 2001-2005 và 6,35%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Sản lượng chè búp khô năm 2005 là 108 ngàn tấn và năm 2010 là 147 ngàn tấn. Theo dự báo này, phần sản lượng tăng lên trong giai đoạn 2006-2010 hoàn toàn là do tăng năng suất. (bảng 18)

Bảng 18: Dự báo sản xuất

2005 2010

Tổng diện tích chè cả nước (nghìn ha)

Diện tích chè kinh doanh (nghìn ha)

Năng suất bình quân (tấn tươi/ha) Sản lượng chè khô (nghìn tấn) 104 92,5 5,3 108 130 104 6,4 147

(Nguồn: ban dự báo Viện CLPT)

Mặc dù giá chè trên thị trường thế giới đã giảm từ 2.030 USD/tấn năm 1997 còn 1.590 USD/tấn vào năm 2001, nhưng xu hướng phục hồi giá chè trong giai đoạn 2001 - 2005 do nhu cầu tiêu thụ tăng sẽ tạo điều kiện để Việt Nam đẩy mạnh

Bảng 19: Dự báo xuất khẩu chè Việt Nam

Đơn vị: nghìn tấn và triệu USD

2000(Thực tế) 2005 2010 SL G.trị SL G.trị SL G.trị Tổng số 55,70 69,6 81,8 146,4 112,0 184,8 So thế giới (%) 4,1 6,3 7,62 1. Đài Loan 9,4 11,7 11,0 19.7 13,3 22.0 2. Nhật 1,9 2,9 2,2 3.9 2,6 4.3 3. Irắc 18,6 30,6 21,8 39.0 23,9 39.4 4. Đông Âu 4,4 4,2 9,5 17.0 6,5 10.7 - Ba Lan 2,5 2,0 3,0 5.4 3,7 6.1 - Nga 1,8 2,0 3,2 5.7 4,5 7.4 5. Bắc Mỹ 2,0 1,3 5,8 10.4 9,2 15.2 - Canađa 1,5 0,9 1,9 3.4 2,8 4.6 6. ASEAN 3,5 2,9 6,0 10.7 7,0 11.6 7. Tây Âu 3,0 2,9 4,5 8.1 5,7 9.4 8. Các nước khác 12,9 13,1 21,0 37.6 33,8 55.8 (Nguồn: ban dự báo Viện CLPT)

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 66 - 68)