Quy hoạch vùng nguyên liệu chè

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 68 - 70)

II. Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chè Việt nam

1.1.Quy hoạch vùng nguyên liệu chè

1. Giải pháp đối với vấn đề quy hoạch phát triển chè

1.1.Quy hoạch vùng nguyên liệu chè

Theo dự báo của tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), sản lượng chè thế giới năm 2005 sẽ ước đạt 2,7 triệu tấn, tăng 2,8%. Hiện các nước sản xuất và xuất khẩu chè đang tiến hành chương trình mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này đã khiến sản lượng chè đen trên thế giới liên tục tăng trong những năm qua. Tuy

nhiên, trước thúc ép về an ninh lương thực, giá chè thấp sẽ hạn chế gia tăng diện tích chè trong thời gian tới.

Khả năng cây chè thích nghi với các loại đất là khá rộng, nhưng để đảm bảo hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh phải quy hoạch hợp lý các vùng đất trồng chè sao cho lợi dụng được tối đa các lợi thế tự nhiên, cơ sở hạ tầng… để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu chi phí đầu tư. Hiện nay, sự tranh chấp đất đai giữa các cây trồng ngày càng quyết liệt. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp và dân số ngày càng tăng nên vấn đề quy hoạch cho đất trồng các loại cây nói chung và khả năng mở rộng diện tích trồng chè là vấn đề nan giải. Những vùng thuận lợi, dễ làm cơ bản đã hết và những vùng mới phát triển thì lại gặp nhiều vấn đề khó khăn, phải đầu tư lớn nên hiệu quả thấp. Tóm lại vấn đề mở thêm diện tích là khó khăn. Theo QĐ - 43/1999/QĐ - TTg, quy hoạch đất trồng chè vào năm 2005 là khoảng 100 đến 110 nghàn ha rất hợp lý. Phần diện tích mở thêm từ nay đến năm 2010 khoảng 20 nghàn ha, cần tập trung vào ở hai vùng sản xuất chè hàng hoá lớn là Trung du miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Trong đó sẽ chú ý khu vực miền núi, vùng cao vừa để tận dụng diện tích đất trống, vừa để lợi dụng điều kiện tự nhiên, độ cao để nâng cao chất lượng của chè.

- Qui hoạch các vùng nguyên liệu gắn với hệ thống chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Đầu tư một cách đồng bộ nhằm tạo ra các vùng sản xuất lớn, tập trung, đảm bảo cung cấp được các nguyên liệu có chất lượng tốt, đồng đều cho khâu chế biến.

Quy hoạch vùng chè tập trung cao sản

Để tăng nhanh sản lượng và chất lượng, dự kiến quy hoạch đầu tư vùng chè cao sản tập trung tại 9 vùng trọng điểm chè như sau:

Bảng 20 : Diện tích chè thâm canh cao sản

Tỉnh Diện tích

(ha) Tỉnh

Diện tích (ha)

Tuyên Quang 2.000 Sơn La 800

Thái Nguyên 5.000 Phú Thọ 4.000

Yên Bái 3.700 Lâm Đồng 6.500

(Nguồn: ban dự báo Viện CLPT) Quy hoạch vùng chè đặc sản

Trên diện tích đất trồng mới, dự kiến quy hoạch vùng chè đặc sản tại Mộc Châu (Sơn La) 2.000 ha và Than Uyên (Lào Cai), Tam Đường (Lai Châu) 700 ha chuyên trồng các loại giống thuần đặc sản và chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp.

Về dự kiến sử dụng đất trồng chè mới như sau: Trong tổng số 24.600 ha chè được trồng mới thì trồng trêm đất cũ là 2.000 ha, còn lại bố trí trên đất nương rẫy 12.000 ha, đất vườn 3.020 ha còn các loại đất khác là 1.000 ha.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 68 - 70)