Giải pháp về vấn đề thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 75 - 77)

II. Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chè Việt nam

4.Giải pháp về vấn đề thị trường tiêu thụ

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của từng khu vực thị trường. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về sản phẩm, giá cả, chất lượng sản phẩm trên thị trường thế giới theo hình thức chia sẻ kinh phí giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người sản xuất.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thươnng mại thông qua các hoạt động quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm, mở văn phòng đại diện ở nước ngoài đồng thời đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, chuyên viên thị trường thành thạo. Có thể dành 10-15% lợi nhuận từ những lô chè xuất khẩu giá cao để phục vụ cho mục tiêu này.

- Củng cố và phát huy vai trò của Hiệp hội khoa học sản xuất chè Việt Nam trong việc hỗ trợ các nghiệp vụ xuất khẩu, ổn định giá cả, đưa ra những qui định cần thiết để hợp tác các doanh nghiệp trong xuất khẩu, tránh tranh mua, tranh bán.

- Thành lập các trung tâm kiểm tra chất lượng có đủ năng lực để kiểm tra sản phẩm chè trước khi đưa ra thị trường nước ngoài.

- Thực hiện tín dụng ưu đãi cho người nhập khẩu - Đổi mới phương thức thu mua chè

- Đa dạng hoá các hình thức mua bán như áp dụng phương thức đổi hàng đối với các thị trường có khó khăn trong vấn đề thanh toán như thị trường các nước SNG, Đông Âu và một số nước ASEAN.

4.1. Phát triển thị trường trong nước.

Đến năm 2010 nước ta sẽ có khoản 90 triệu dân, đây là thị trường rộng lớn để tiêu thụ chè. Hiện nay mức tiêu thụ chè ở trong nước đang tăng mạnh, với mức bình quân là 400gram/ người thì nhu cầu cần khoảng 35 nghìn tấn chè các loại. Tuy nhiên, nhu cầu sẽ tăng mạnh đối với sản phẩm có chất lượng cao, sử dụng tiện lợi và một bộ phận công chức, lớp trẻ thành phố và người nước ngoài ở Việt Nam sử dụng chè đen, chè có hương vị hoa quả nhiều hơn như chè Lipton, chè Dimah… trên thị trường hiện nay. Do đó vấn đề đặt ra đối với ngành chè là phải đa dạng hoá các sản phẩm, sử dụng tiện lợi, và giá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đó cũng là cách nâng cao năng lực cạnh tranh và trụ vững trong điều kiện đất nước hội nhập.

Biện pháp chính để mở rộng thị trường tiêu thụ chè trong nước gồm: - Đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu của mỗi nhóm người tiêu dùng trong nước.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển mạnh hệ thống phân phối về các vùng đông dân cư.

- Phát triển mạnh thông tin thị trường bằng nhiều hình thức đa dạng. - Tháo gỡ những cản trở lưu thông hàng hoá.

- Phát triển mạnh những hợp tác xã tiêu thụ để hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình trồng chè.

- Xoá bỏ những quy định có tính cản trở việc thu gom chè búp tươi. - Phát triển hình thức gia công, hợp đồng giữa các cơ sở chế biến, buôn bán với hộ gia đình đảm bảo tiêu thụ sản phẩm khi hộ gia đình làm ra.

Tiến hành đàm phán thương mại song phương và đa phương, tạo điều kiện các doanh nghiệp chế biến sản xuất chè trong nước xâm nhập thị trường nước ngoài.

- Thống nhất về thủ tục hải quan, vệ sinh và các hình thức kiểm tra kiểm soát theo quy định quốc tế.

- Hỗ trợ cho các dự án của các doanh nghiệp xuất khẩu xâm nhập thị trường mới có tiềm năng.

- Trợ giúp các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giới thiệu và tiếp thị các sản phẩm chè.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn hàng hoá. - Sử dụng các chính sách tài chính hỗ trợ xuất khẩu

- Tổ chức mạng lưới kinh doanh chè trong phạm vi quốc gia, và thế giới. - Thiết lập các văn phòng đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài và xây dựng các Trung tâm thương mại Việt nam ở nước ngoài...

- Phái đoàn kinh tế thương mại Chính phủ tham quan, khảo sát thị trường nước ngoài và đón tiếp các phái đoàn kinh tế thương mại của Chính phủ nước ngoài...

- Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở trong và ngoài nước,... - Đổi mới phương thức thu mua chè: Thực hiện quyết định 80/CP về khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng;

- Đa dạng hoá các hình thức mua bán như áp dụng phương thức đổi hàng đối với các thị trường có khó khăn trong vấn đề thanh toán như thị trường các nước SNG, Đông Âu và một số nước ASEAN.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam (Trang 75 - 77)