Phát triển bền vững ngành chè Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

Sản xuất chè với vấn đề xã hội

Trồng chè đã giúp mang lại thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết được tình trạng di canh di cư, đốt rừng chặt phá rừng làm nương rẫy của các dân tộc thiểu số, đồng thời việc trồng chè còn giúp che phủ đất trồng đồi núi trọc, giảm hiện tượng xói mòn núi đồi, giảm thiên tai như lũ quét, mưa xói mòn …. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì trong chè có một lượng lớn chất chống Oxy hoá như: catechins trong chè xanh và thearuligins trong chè đen, đây chính là nguồn sức mạnh tuyệt vời giúp con người chống lại nhiều bệnh tật, nhất là bệnh tim.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới

    Để trồng cũng như chế biến thì vốn đầu tư ban đầu rất lớn, hiện nay có nhiều nguồn để có thể huy động vốn, như các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng tư nhân… Nhưng chủ yếu là nguồn vốn của Nhà Nước cấp cho người dân, dưới hình thức giao quyền sử dụng đất cho người trồng chè, giao khoán cho người trồng chè. Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu nguời bước vào tuổi lao động, trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn nguời, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, đi xây dựng kinh tế mới, tận dụng những vùng đất còn tiềm năng.

    Đặc điểm thị trường chè Việt Nam và một số nước trên thế giới

    Thị trường chè Việt Nam

    Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất và chất lượng cao, hiện nay, tay nghề lao động trong ngành chè càng ngày càng tăng cao. Mặt khác, lao động nước ta nhìn chung là rẻ, lại cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

    Thị trường chè quốc tế

    Các sản phẩm được sản xuất dưới dạng chè rời, chè bao gói, hoặc các loại chè tan, chè túi nhúng… Ngoài một số nước ứng dụng những trình độ công nghệ cao, hiện đại như ấn Độ, Srilanka… có thể sản xuất và xuất khẩu các loại chè tinh chế chất lượng cao, còn lại đa số các nước phải sản xuất và xuất khẩu các loại chè rời do hạn chế về công nghệ chế biến. Do điều kiện kinh tế đang dần được cải thiện, nhập khẩu chè của các nước đang phát triển và của các nước thuộc khối Cộng đồng các quốc gia độc lập(CIS), tăng lên đáng kể và góp phần quan trọng làm tăng khối lượng nhập khẩu chè toàn cầu.

    Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thế giới
    Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thế giới

    Một số tổ chức trong ngành chè Việt Nam

    Hiệp hội Chè Việt Nam.(VITAS)

    Tổng công ty chè Việt Nam.(Vinatea)

    Vinatea lớn gấp nhiều lần so với doanh nghiệp lớn thứ 2 ngay sau nó trên tất cả lĩnh vực như vốn – tài sản, công nghệ – kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn cao và lành nghề, sản lượng và chất lượng chè xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè. Về nông nghiệp: Vinatea với đội ngũ các nhà nghiên cứu, thực nghiệm hàng đầu Việt Nam, kết hợp với nhiều Viện nghiên cứu giống cây trồng trên thế giới, đã xây dựng được tập đoàn quỹ Gen với hơn 100 giống chè các loại, tuyển chọn lai tạo được 8 giống chè tốt phu hợp với công nghệ chế biến và theo kịp các đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm của thị trường trong và ngoài nước.

    Các công ty chè trong cả nước

    Về Chế biến: Vinatea với hàng ngàn hecta chè được áp dụng các quy trình canh tác hiện đại, từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá, các vườn chè tập trung của Vinatea đến nay đã đạt được năng suất bình quân gần 15 tấn chè búp tươi/ha. Năm qua cũng được đánh giá là thành công trong quan hệ hợp tác nước ngoài thông qua việc ký kết thoả thuận hợp tác với các Hiệp hội các nhà sản xuất chè và càphê Nga, tập đoàn Finlay của Vương quốc Anh, gia nhập Hiệp hội Chè xanh thế giới…Bên cạnh đó, ngành chè còn đẩy mạnh nghiên cứu tạo và nhân giống chè mới; chọn giống.

    Thực trạng vùng nguyên liệu chè

      Do đó chè được trồng trên một số địa hình bán sơn địa: Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình và một số nơi khác nhưng diện tích không nhiều, Đến năm 2000, tổng diện tích chè trong vùng đã tăng lên 3.588 ha chiếm 3.8% tổng diện tích cả nước, sản lượng chè búp tươi là 12 tấn, năng suất bình quân đạt 3,8 tấn/ha, trong đó chủ yếu là Hà Tây chiếm 70% diện tích trồng chè toàn vùng. Những yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh kém bao gồm: Chất lượng không ổn định, không đồng nhất trong cùng một loại chè và giữa các nhà máy, giữa các tháng, quý; tiến độ giao hàng theo hợp đồng không đảm bảo; chi phí sản xuất cao, uy tín nhãn hiệu Chè Việt Nam kém và thường bán giá thấp hơn so với chè cùng loại của các nước, thiếu khách hàng lớn, hợp đồng thu mua lâu dài….

      Bảng 4: Dự kiến phát triển cây chè đến năm 2010.
      Bảng 4: Dự kiến phát triển cây chè đến năm 2010.

      Thực trạng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam

      Kim ngạch xuất khẩu chè qua các năm Đơn vị tính: 1.000USD ; %

      Thực trạng sử dụng đất đai, lao động và các vấn đề chính sách

        Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp và dân số ngày càng tăng nên vấn đề quy hoạch cho loại đất trồng các loại cây nói chung và khả năng mở rộng diện tích chè là vấn đề nan giải. Nhiều tỉnh đã quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên đã có chính sách khuyến khích sản xuất chè, đặc biệt là từ khi có quyết định 43/1999/TTg của Chính Phủ.

        Đánh giá chung

          Tóm lại, với những phân tích về lợi thế và hạn chế trên của Việt Nam, ngành chè được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh ở mức trung bình so với các hàng hoá sản xuất trong nước khác, Tuy nhiên khi Việt Nam giải quyết được những yếu kém về năng suất và công nghệ chế biến là hai lực cản lớn nhất thì trong tương lai ngành chè Việt Nam sẽ có khả năng phát triển trên cơ sở nâng cao sức cạnh tranh và có thể đem lại hiệu quả cao hơn về kinh tế - xã hội và môi trường. Liên doanh là một hướng đi nhằm hiện đại hóa ngành chè, tuy nhiên những năm qua kết quả việc gọi vốn đầu tư nước ngoài vào ngành chè chưa được nhiều, có lẽ ngành chè cần thêm ưu đãi trong việc gọi vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực chế biến.Không thể dùng các biện pháp như cấm đoán việc hình thành nhà máy mới, do vậy bản thân các nhà máy hiện hữu phải tự nâng cao hiệu quả hoạt động để tồn tại và phát triển.

          Mục tiêu và quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010

            - Phát triển trồng chè ở những nơi có điều kiện, đặc biệt là khu vực các tỉnh Trung du - miền núi phía Bắc, xây dựng thêm các vùng chè tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao và từng bước hiện đại hoá, kết hợp thâm canh vườn chè hiện có với phát triển diện tích chè mới. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, ngành chè Việt Nam đang đứng trước những thách thức có tính cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chè như: năng suất, sản lượng nhỏ bé; chất lượng sản phẩm, tính đa dạng của sản phẩm chưa cao; chưa tạo lập được thị trường ổn định và các bạn hàng lớn; giá xuất khẩu thấp và không ổn định.

            Bảng 16: Dự kiến kế hoạch sản xuất chè đến năm 2010
            Bảng 16: Dự kiến kế hoạch sản xuất chè đến năm 2010

            Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chè Việt nam

            • Giải pháp đối với vấn đề quy hoạch phát triển chè
              • Giải pháp về vấn đề khoa học công nghệ

                - Cơ quan Chính phủ trực tiếp cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hay hỗ trợ gián tiếp thông qua việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin cần thiết với giá cả cạnh tranh, cải tiến và nâng cấp điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực làm công tác thông tin hay hỗ trợ về tài chính cho công tác phát triển thông tin. - Xây dựng các cơ chế, chính sách thích hợp để khuyến khích nâng cao chất lượng thông tin (cấp kinh phí cho việc đào tạo cán bộ thông tin, cải thiiện điều kiện trang thiết bị thu thập và xử lý thông tin, mua các thông tin, sách báo và ấn phẩm của các tổ chức thông tin nước ngoài có uy tín, khuyến khích các tham tán, đại diện thương mại ở nước ngoài cung cấp thông tin có phí cho các doanh nghiệp và cá nhân có yêu cầu ..).

                Bảng 20 : Diện tích chè thâm canh cao sản
                Bảng 20 : Diện tích chè thâm canh cao sản

                Điều kiện để thực hiện các giải pháp nói trên

                  Các doanh nghiệp phải đổi mới công tác thông tin và xây dựng bộ phận (hay phòng) thông tin do giám đốc doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo, cử các cán bộ đi học, đào tạo về công tác thông tin để có kiến thức và kỹ năng tổ chức thu thập và xử lý thông tin cho tốt, tiến hành phân loại thông tin và triển khai việc hợp tác, chia sẻ và trao đổi thông tin trong và ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần giáo dục, rèn luyện về hành vi ứng xử, phong cách, lễ nghi cho cán bộ trong giao tiếp, đàm phán với phương châm lấy chữ tín làm đầu và là nguyên tắc kinh doanh, xây dựng tác phong và thói quen kinh doanh mang tính chuyên nghiệp để gây dựng và duy trì lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp….