1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận ba đình

68 1,7K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 117,82 KB

Nội dung

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình” là sự nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.. Sự cần thiết

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Hoàng Hữu Cường sinh viên lớp CQ47/01.03 khoa Tài chínhcông, trường Học viện Tài chính

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường

xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình” là

sự nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các số liệu và kết quả trong luận vănxuất phát từ quá trình thực tập thực tế tại Phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Người viết

Hoàng Hữu Cường

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

MỞ ĐẦU vii

Chương 1: 1

SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 1

1.1 Vai trò của nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1

1.1.1 Khái niệm, nội dung hoạt động của giáo dục 1

1.1.1.1 Khái niệm 1

1.1.1.2 Nội dung hoạt động 2

1.1.2 Vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với phát triển KT-XH 2

1.2 Khái niệm, nội dung, vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục .3

1.2.1.Khái niệm, nội dung chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục 3

1.2.1.1 Khái niệm 3

1.2.1.2 Nội dung chi 5

1.2.2 Vai trò chi thường xuyên NSNN cho giáo dục 7

1.3 Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục 7

1.3.1 Đặc điểm chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục 7

1.3.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục 8

1.3.2.1 Nguyªn t¾c qu¶n lý chi theo dù to¸n 8

1.3.2.2 Nguyªn t¾c tiÕt kiÖm hiÖu qu¶ 9

1.3.2.3 Nguyªn t¾c chi trùc tiÕp qua Kho b¹c nhµ níc 10

1.3.3 Quy trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục 11

1.3.3.1 Lập dự toán ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục 11

1.3.3.2.Chấp hành ngân sách 12

1.3.3.3 Quyết toán chi NSNN 13

1.3.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục 14

Chương 2 16

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở QUẬN BA ĐÌNH 16

Trang 3

2.1 Khái quát các đặc điểm quận Ba Đình và phòng GD&ĐT quận Ba Đình 16

2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên-kinh tế xã hội quận Ba Đình 16

2.1.2 Khái quát, vị trí - chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn, cơ cấu tổ chức của phòng GD&ĐT quận Ba Đình 17

2.1.2.1 Khái quát về phòng GD&ĐT quận Ba Đình 17

2.1.2.2 Vị trí - chức năng: 18

2.1.2.3 Nhiệm vụ - quyền hạn: 18

2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức 20

2.1.3 Đặc điểm hoạt động giáo dục quận Ba Đình 21

2.1.3.1 Quy mô giáo dục 21

2.1.3.2 Chất lượng giáo dục 23

2.2 Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình 24

2.2.1 Khâu lập dự toán chi ngân sách 24

2.2.2 Khâu chấp hành dự toán chi ngân sách 26

2.2.3 Khâu quyết toán chi ngân sách 38

2.3 Những nhận xét chung về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình 39

2.3.1 Những mặt đã đạt được và nguyên nhân 39

2.3.1.1.Về những mặt đạt được 39

2.3.1.2 Nguyên nhân đạt được những kết quả trên 41

2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 41

2.3.2.1 Về mặt hạn chế 41

2.3.2.2 Nguyên nhân còn tồn tại những hạn chế trên 43

Chương 3 45

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI QUẬN BA ĐÌNH 45

3.1 Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục ở quận Ba Đình trong thời gian tới 45

3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình trong thời gian tới 47

3.2.1 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở các khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN 47

3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục 49

3.2.2 Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục 51

3.2.4.Tiếp tục triển khai thực hiện chế độ tự chủ tại các trường công lập 53

3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ở các trường trên địa bàn quận 53

Trang 4

3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp 54

3.3.1 Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền quận 55

3.3.2 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 55

3.3.3 Phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành giáo dục của quận 55

3.3.4 Tăng cường yếu tố con người, yếu tố vật chất và khoa học kỹ thuật 56

KẾT LUẬN……… …… 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTCNXH : Chủ nghĩa xã hội

GD : Giáo dụcGD&ĐT : Giáo dục và đào tạoHCSN : Hành chính sự nghiệpHĐND : Hội đồng nhân dân

HS : Học sinhKBNN : Kho bạc nhà nước

NS : Ngân SáchNSNN : Ngân sách nhà nướcNVCM : Nghiệp vụ chuyên mônTHCS : Trung học cơ sở

TSCĐ : Tài sản cố địnhUBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 2.1 Quy mô giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình giai đoạn

Bảng 2.4 Dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp GD

quận Ba Đình giai đoạn 2010 - 2012 25Bảng 2.5 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa

bàn quận Ba Đình giai đoạn 2010 - 2012 27Bảng 2.6 Tình hình chi cho con người của giáo dục tại quận Ba

Bảng 2.7 Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn của giáo dục tại

quận Ba Đình giai đoạn 2010 - 2012 34Bảng 2.8 Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ ở các trường

trên địa bàn quận Ba Đình giai đoạn 2010 - 2012

36

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong sự phát triển của mỗi xã hội thì tri thức con người được xem như làyếu tố quan trọng có tính chất quyết định Như Bác Hồ của chúng ta từng nóiMột dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cần phải diệt giặc dốt, nâng cao dân trí,đào tạo nhân tài để tạo ra sức mạnh cho cả dân tộc và điều này chỉ có thể thựchiện thông qua sự nghiệp giáo dục Chỉ khi được giáo dục con người mớiđược phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách và trình độ, được trang bị đầy

đủ những kiến thức cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt Giáodục ngày nay không đơn thuần là quá trình giáo dục văn hoá tư tưởng, đạođức, lối sống mà phải coi đây là một nguồn lực nội sinh, coi chiến lược pháttriển con người là một bộ -phận không thể tách rời trong chiến lược phát triểnkinh tế đảm bảo thực hiện thành công tiến trình CNH- HĐH cũng như sự pháttriển chung của đất nước

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi giáo dục là quốcsách hàng đầu, dành mọi sự ưu tiên về nguồn lực để đầu tư cho giáo dục Luậtgiáo dục sửa đổi ban hành năm 2010 đã quy định rõ nguồn kinh phí đầu tưcho giáo dục hiện nay bao gồm nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp vànguồn kinh phí khác nhưng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phải chiếm vịtrí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục vàtăng nhanh hơn tỷ lệ tăng chi nhân sách Vì vậy, hàng năm nguồn đầu tư chogiáo dục từ ngân sách nhà nước là rất lớn và được tăng lên cùng với sự pháttriển kinh tế đất nước

Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhu cầu chi chomọi lĩnh vực ngày càng tăng thì việc quản lý các khoản chi như thế nào để đạt

Trang 8

được hiệu quả cao nhất là vấn đề cực kỳ quan trọng Nhằm để nâng cao chất

lượng công tác quản lý nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho giáo dục, sau

một thời gian về thực tập tại phòng GD&ĐT quận Ba Đình tôi xin nghiên cứu

về đề tài:

“Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình”

*Mục đích nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng, tìm ra những điểm yếu và điểm mạnh trong công tác quản lý chi, từ đó đưa ra những giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình

* Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài:

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý chi thường

xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn quân Ba Đình (cấp mầm non, tiểu

học, THCS)

- Phương pháp nghiên cứu sử dụng: phép biện chứng duy vật của chủ

nghĩa Mac – Lênin là cở sở của phương pháp luận Kết hợp lý luận với phân

tích thực tế, thực trạng của quản lý chi thường xuyên qua cơ cấu chi, kết hợp

phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn giải, so sánh, phỏng vấn,

nghiên cứu tài liệu và kế thừa các kết quả đã nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của đề tài được chia ra làm ba phần:

Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi thường xuyên ngân

sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Trang 9

Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sựnghiệp giáo dục ở quận Ba Đình

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyênngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình

Do trình độ lý luận chưa sâu, thời gian thực tập thực tế còn hạn chế nênluận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em kính mongnhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn thêm phong phú và lýluận sát với thực tế hơn Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm VănĐăng, các thầy, cô giáo trong bộ môn và các cán bộ phòng GD&ĐT quận BaĐình đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này

Trang 10

Chương 1:

SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 1.1 Vai trò của nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.1 Khái niệm, nội dung hoạt động của giáo dục.

1.1.1.1 Khái niệm

Đến đầu thế kỷ 21, nền giáo dục của nhân loại đã có những bước tiếndài và nhiều thành tựu về mọi mặt Hầu hết các quốc gia trên thế giới đềunhận thức được sự cần thiết và cấp bách của việc đầu tư cho giáo dục Giải

thích theo khoa học “Giáo dục” là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng

tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độcủa người dạy và người học theo hướng tích cực Nghĩa là góp phần hoànthiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, gópphần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hộiđương đại Hiểu một cách đơn giản, giáo dục là sự dạy dỗ, nuôi dưỡng vàphát triển cả trí tuệ, tâm hồn lẫn nhân cách của con người Xã hội ngày càngphát triển, thì năng lực của mỗi cá nhân càng phải yêu cầu cao Ngược lại, khi

cá nhân có trình độ, có nhận thức thì sẽ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp,văn minh Nhất là với những nước đang phát triển như nước ta, muốn đuổikịp các nước khác và không bị tụt hậu quá xa so với thời đại thì đầu tư chogiáo dục chính là bước đi chính xác và cần thiết Chính vì vậy, Luật giáo dụcViệt Nam 2005 đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hang đầu nhằmnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”(Điều 9) và Điều 13cũng nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu

tư cho giáo dục Khuyến khích và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó Ngân sáchNhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.” Đầu

tư cho giáo dục là việc không thể có kết quả trong một sớm một chiều được

mà kết quả sẽ có được trong tương lai, ngay trong việc đào tạo đã là một quátrình lâu dài diễn ra trong nhiều năm và nhiều cấp bậc:

Trang 11

- Giáo dục mầm non gồm có nhà trẻ và mẫu giáo.

- Giáo dục phổ thông gồm có tiểu học, trung học cơ sở và trung họcphổ thông

- Giáo dục dạy nghề nghiệp gồm có trung cấp chuyên nghiệp và dạynghề

- Giáo dục đại học và sau đại học gồm có trình độ cao đẳng, trình độđại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ

1.1.1.2 Nội dung hoạt động

Nội dung hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo hiện nay rất đadạng và toàn diện, ở nhiều cấp bậc ngành học với nhiều lĩnh vực khác nhaunhằm mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức,

có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dântộc, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đápứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Vì vậy, sự nghiệp giáo dục và đàotạo có vai trò cực kỳ to lớn trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Hoạt động của giáo dục bao gồm hai hoạt động chính đó là hoạt động

giảng dạy và học tập Ngoài ra còn có các hoạt động ngoại khoá cho học sinhcũng như một số hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về giáodục: đầu tư xây dựng nâng cao cơ sở vật chất, các hoạt động nhằm nâng caochất lượng dạy và học

1.1.2 Vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với phát triển KT-XH.

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển

KT-XH của đất nước Nhận thức điều này Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dụcchính là nhân tố chính để giúp đất nước phát triển hơn, vì vậy mà Đảng vàNhà nước ta rất quan tâm và đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục

Trang 12

Giáo dục giúp nâng cao dân trí, góp phần làm cho đất nước ngày càngphát triển và văn minh Dân trí cao thì tình hình xã hội sẽ ổn định hơn, ngườidân sẽ dễ dàng hiểu được những chủ trương và đường lối của Đảng và nhànước Đồng nghĩa với việc an ninh sẽ được bảo đảm, chất lượng cuộc sốngcành ngày càng được đảm bảo,….

Trong xu thế chung của thế giới hiện nay là toàn cầu hóa, hội nhập kinh

tế khu vực và quốc tế, với những tác dụng nhiều mặt và đa phương, đa dạngthì chúng ta lại càng cần giáo dục để giữ vững độc lập tự chủ, phát huy nộilực, vững vàng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Những văn hóa tinh hoa của dân tộc ta sẽ được sự nghiệp giáo dục lưutruyền, gìn giữ và truyền bá cho nhân loại thế giới và chúng sẽ không bị mất

đi theo thời gian Đồng thời giáo dục cũng giúp chúng ta tiếp xúc được với cáihay cái đẹp của các quốc gia khác trên toàn thế giới

1.2 Khái niệm, nội dung, vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.

1.2.1.Khái niệm, nội dung chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục

1.2.1.1 Khái niệm

Vài nét về NSNN và chi NSNN:

NSNN: Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quanNhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảothực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước NSNN bao gồm ngânsách Trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách Trung ương là ngânsách của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương.Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp cóHĐND và UBND

Trang 13

NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hướngphát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá, điều chỉnh đời sống xãhội.

Chi NSNN: Là một trong hai nội dung quan trọng trong hoạt động củaNSNN, chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng vốn quỹ ngân sách nhằmthực hiện các nhiệm của Nhà nước trong từng thời kỳ Nội dung chi rất đadạng: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hôi, bảo đảm quốc phòng, an ninh,đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi việntrợ và các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật

Để việc hoạch định chính sách và phân bổ ngân sách giữa các lĩnh vựcđược tiến hành thuận lợi, đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan Nhà nướctrong quản lý ngân sách, người ta tiến hành phân loại thu chi NSNN thành 4nhóm theo nội dung kinh tế:

- Chi thường xuyên

- Chi đầu tư phát triển

- Chi cho vay hỗ trợ quỹ và tham gia góp vốn của Chính phủ

- Chi trả nợ gốc các khoản vay của Nhà nước

Trong đó, khoản chi thường xuyên có vai trò quan trọng: “Chi thườngxuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng chocác nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lậppháp, hành pháp và tư pháp cũng như một số dịch vụ công cộng khác mà Nhànước vẫn phải cung ứng”

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục: Chi thường xuyênNSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN đêđáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của các trường cũng như các cơ quan quản

lý nhằm đảm bảo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình

Trang 14

1.2.1.2 Nội dung chi

Để thực hiện tốt các nhiêm vụ của Nhà nước trong quản lý ngân sách,khi xét theo nội dung kinh tế thì chi NSNN gồm:

- Chi thường xuyên

- Chi đầu tư phát triển

- Chi cho vay hỗ trợ và tham gia góp vốn của chính phủ

- Chi trả nợ gốc các khoản vay của nhà nước

Và trong đó thì chi thường xuyên NSNN có một vai trò quan trọng Chithường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứngcho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm của nhà nước vềlập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như một số dịch vụ công cộng khác mànhà nước vẫn phải cung ứng

Qua đó chúng ta sẽ thấy rằng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quátrình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi củatoàn bộ ngành giáo dục nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD xét theo cơ cấu chi baogồm:

- Các khoản chi cho con người

- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

- Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ

- Chi thường xuyên khác

 Thứ nhất: Chi cho con người

Là khoản chi quan trọng trong các yếu tố đầu vào của bất kỳ cơ quan,

tổ chức nào muốn tồn tài và hoạt động Là các khoản chi theo chế độ mà Nhànước đã quy định chi trả cho các CQNN, các đơn vị giáo dục Gồm:

+ Chi tiền lương, tiền công

+ Chi phụ cấp

Trang 15

+ Các khoản nộp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…

+ Học bổng…

Nội dung chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất vào khoảng 80% trong tổngchi NSNN cho hệ thống giáo dục Nó đáp ứng được nhu cầu về đời sống vậtchất, tinh thần cho cán bộ giáo viên nhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ

đó động viên tinh thần giảng dạy, khuyến khích học sinh tích cực học tậpthông qua các chương trình học bổng của các cấp Qua đó nâng cao chấtlượng giáo dục

 Thứ hai: Các khoản chi NVCM Bao gồm các khoản chi:

+ Chi trả các dịch vụ liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy và học tập:tiền điện; tiền nước; vệ sinh trường, lớp học;…

+ Chi công tác phí đi học tập và giảng dạy (sách giáo khoa, đồ dung họctập, tài liệu tham khảo cho giáo viên…)

+ Chi hội nghị, hội thảo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

+ Chi phí nghiệp vụ chuyên môn khác

Đây là các khoản chi cần thiết cho hoạt động giảng dạy và học tập Cáckhoản chi này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy và học của giáo viêncũng như học sinh Do đó, cần được chú trọng cho các khoản chi này

 Thứ ba: Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ

Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định khôngcao phụ thuộc vào tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của nhà trường Mỗinăm sẽ dành ra một phần trong tổng số hạn mức kinh phí được cấp để trangtrải cho kinh phí này

 Thứ tư: Chi khác

Ngoài các khoản chi ở ba nhóm mục trên thì các đơn vị trường học cònphát sinh các khoản chi khác như: trợ cấp thôi việc, chi trợ cấp khó khăn chocác học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn có thành tích tốt, trích lập các quỹ,…

Trang 16

Các khoản chi này phát sinh tương đối ít nhưng nó vẫn có vai trò lớn tronghoạt động giáo dục.

1.2.2 Vai trò chi thường xuyên NSNN cho giáo dục:

Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục được hình thành

từ nhiều nguồn khác nhau: Từ nguồn vốn NSNN, từ nguồn thu sự nghiệp, từnguồn tài trợ Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là từ nguồn vốn NSNN, trong đóchi thường xuyên NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng:

- Chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng có vai trò quantrọng trong việc định hướng giáo dục phát triển theo đúng chủ trương, đườnglối của Đảng và Nhà nước: Giáo dục đóng vai trò theo chốt trong sự nghiệpxây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèonàn, lạc hậu

- Chi thường xuyên NSNN là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chiNSNN cho sự nghiệp giáo dục đảm bảo đời sống của cán bộ giáo viên, tạo ra

cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng của giáo dục

- Tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân cùng đóng góp và xâydựng, bảo vệ, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy tốthơn, thu hút các nguồn lực, thu hút nhân tài cùng chăm lo cho sự nghiệp giáodục

1.3 Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục

1.3.1 Đặc điểm chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục mang đầy đủ các đặc

điểm của chi thường xuyên NSNN

Thứ nhất: Khoản chi này mang tính chất ổn định khá rõ nét Nhận biết

được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế đất

Trang 17

nước và để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của quốc gia, vì vậycần phải có khoản đầu tư ổn định và thích đáng cho ngành giáo dục Hàngnăm, Nhà nước ta phải trích một khoản chi NSNN để đầu tư cho ngành giáodục (chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn) bất kể nền kinh tế quốc gia đanghưng thịnh hay suy thoái.

Thứ hai: Nếu xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử

dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyêncủa NSNN cho sự nghiệp giáo dục có hiệu lực tác động trong khoảng thờigian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội Tuy nhiên khi xét về tác dụnglâu dài thì đây là khoản chi mang tính chất tích luỹ đặc biệt Khoản chi này làmột trong những nhân tố quyết định tới việc tăng trưởng kinh tế trong tươnglai vì nó không mất đi sau quá trình tiêu dùng mà tạo thành “chất xám” củacon người cho tiêu dùng trong tương lai Xã hội ngày càng phát triển thì mọicủa cải làm ra, tỷ lệ “chất xám” trong sản phẩm đó càng lớn

Thứ ba: Phạm vi và mức độ của khoản chi thường xuyên NSNN gắn

chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước, sự lựa chọn của Nhà nướctrong việc cung ứng các hàng hoá công cộng Như chúng ta đã biết, giáo dục

là hàng hoá công cộng, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước hiện nay thì hoạt động giáo dục có sự chăn lo của cả Nhà nước và ngườidân, nhờ vậy mà Nhà nước có thể thu hẹp được phạm vi và hạ thấp mức chicho lĩnh vực này

1.3.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục

1.3.2.1 Nguyên tắc quản lý chi theo dự toán

Quản lý chi theo dự toán được coi là rất quan trọng đối với việc quản lýchi thường xuyên của ngân sách nhà nước nói chung và chi cho giáo dục nóiriêng ngân sách nhà nước hàng năm được sử dụng để đầu tư cho nhiều lĩnhvực khác nhau, mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng

Trang 18

riêng, định mức riêng sẽ dẫn đến các mức chi từ ngân sách nhà nước cho cáchoạt động đó cũng có sự khác nhau Mặt khác quản lý theo dự toán thì mớiđảm bảo được cân đối ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hànhngân sách, hạn chế tính tuỳ tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn

vị thụ hưởng ngân sách nhà nước

Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý chi theo dự toán đối với các khoản chithường xuyên của ngân sách nhà nước nói chung và chi cho sự nghiệp giáodục nói riêng được nhìn nhận qua những giác độ sau:

Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến trong năm kế hoạch nhất thiếtphải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xétduyệt của các cơ quan thẩm quyền từ thấp đến cao Đối với ngành giáo dụcthì dự toán cho năm kế hoạch phải được lập từ các trường là đơn vị trực tiếp

sử dụng ngân sách sau đó gửi lên các cấp có thẩm quyền xét duyệt như làPhòng tài chính quận

Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên, mỗingành, mỗi cấp phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ

và sử dụng cho các khoản chi và phải hạch toán theo đúng mục lục ngân sách

Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, các ngành, cáccấp, các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phảilấy dự toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh

1.3.2.2 Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả

Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quantrọng hàng đầu của quản lý kinh tế tài chính vì nguồn lực thì luôn có giới hạnnhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào cả do vậy, trong quá trìnhphân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính sao cho chiphí ít nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả một cách tốt nhất Hàng năm nguồn thucho ngân sách nhà nước thì có hạn nhưng nhu cầu chi ngân sách nhà nước

Trang 19

luôn tăng nhanh so với khả năng huy động được Vì vậy tôn trọng nguyên tắctiết kiệm hiệu qủa là cần thiết trong quản lý chi ngân sách nhà nước.

Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục thể hiện sự tôn trọng nguyên tắcnày chỉ khi xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với tìnhhình thực tế của sự phát triển kinh tế nói chung và định hướng phát triển củangành giáo dục nói riêng đồng thời phải thiết lập được các hình thức cấp phátphù hợp với đặc thù và yêu cầu quản lý đối với ngành giáo dục

1.3.2.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước

Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc nhà nước là quản

lý qũy ngân sách nhà nước, vì vậy Kho bạc nhà nước vừa có quyền, vừa cótrách nhiệm kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi thường xuyên Để tăng cườngvai trò của Kho bạc nhà nước trong kiểm soát chi thường xuyên của ngânsách nhà nước, hiện nay ở nước ta đã và đang thực hiện “Chi trực tiếp quaKho bạc nhà nước”

Chi trực tiếp qua Kho bạc bạc nhà nước là phương thức thanh toán chitrả có sự tham gia của ba bên: Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, Kho bạcnhà nước, tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụngngân sách nhà nước uỷ quyền Kho kho bạc nhà nước trích tiền tài khoản củamình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tàichính nào đó, nơi người hưởng tiền mở tài khoản giao dịch

Đối với các khoản chi cho sự nghiệp GD để đảm bảo nguyên tắc này thì:

- Tất cả các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục phải được kiểm tra trước,trong và sau quá trình cấp phát thanh toán Các khoản chi phải có trong dựtoán ngân sách nhà nước được duyệt, đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quanNhà nước có thẩm quyền quy định và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụngngân sách nhà nước chuẩn chi

Trang 20

- Tất cả các trường học, các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí chi cho sựnghiệp giáo dục phải mở tài khoản ở Kho bạc nhà nước, chịu sự kiểm tra,kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước trong quá trình lập dựtoán, phân bổ dự toán, cấp phát thanh toán, hạch toán và quyết toán ngân sáchnhà nước.

- Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sáchnhà nước của các trường học và các đơn vị cùng cấp có sử dụng nguồn kinhphí chi cho sự nghiệp giáo dục

- Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điềukiện chi và thực hiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sáchnhà nước cho giáo dục theo đúng quy định

1.3.3 Quy trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.

Quản lý chi NSNN nói chung và chi cho sự nghiệp giáo dục nói riêng

là quản lý theo chu trình ngân sách, được thực hiện bằng công cụ kế hoạchthông qua ba khâu chủ yếu là:

- Lập dự toán ngân sách nhà nước

- Chấp hành ngân sách nhà nước

- Quyết toán ngân sách nhà nước

1.3.3.1 Lập dự toán ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Đây là khâu đầu tiên của một chu trình ngân sách, nhằm mục đích đểnhân tích, đánh giá giữa các khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhànước nhắm xác lập các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nước hàng năm mộtcách đúng đắn, khoa học và hiệu quả Việc lập dự toán phải được thực hiệntheo đúng quy trình, định mức và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt

 Căn cứ lập dự toán NSNN cho sự nghiệp giáo dục hàng năm:

Trang 21

- Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển hoạt động sự nghiệpgiáo dục trong từng giai đoạn nhất định.

- Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cácchỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến hoạt động của sự nghiệp giáo dục

- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi sự nghiệp kỳ

- Bước 2: sự nghiệp giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bảnhướng dẫn của các cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cơquan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính Cơ quan tài chính xét duyệttổng thể dự toán chi cho giáo dục vào dự toán chi NSNN nói chung để trình

cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt

- Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nướcthông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽchính thức phân bổ theo dự toán cho sự nghiệp GD thông qua hệ thống khobạc nhà nước

1.3.3.2 Chấp hành ngân sách

Là khâu tiếp theo trong chu trình quản lý chi NSNN Thời gian chấphành từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Các căn cứ

Trang 22

để tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệpgiáo dục:

- Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán Đây làcăn cứ quyết định trong chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN cho

dự nghiệp giáo dục Do nhu cầu chi thì đã có định mức chi, tiêu chuẩn, đãđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thông qua

- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu cho chithường xuyên trong mỗi kỳ Các khoản chi thường xuyên luôn bị giới hạn bởikhả năng huy động các khoản thu thường xuyên và luôn tuân theo quan điểm

“lường thu mà chi”

- Dựa vào các định mức, chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành chogiáo dục Đây là căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát sử dụngcác khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp củaviệc cấp phát và sử dụng các khoản chi

1.3.3.3 Quyết toán chi NSNN

Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách Là quátrình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau mộtnăm để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra kinh nghiệm vàbài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo Do đó, cần có các yêucầu cho quá trình quyết toán như sau:

- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báocáo này cho các cơ quan thẩm quyền theo đúng quy định

- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực Nội dung cácbáo cáo phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúngmục lục NSNN quy định

Trang 23

- Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồngcấp trước khi trình cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra vàduyệt quyết toán chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và lập quyết toángửi cơ quan tìa chính cung cấp

- Báo cáo quyết toán không được xảy ra chi lớn hơn thu

- Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán xác định tính đúngđắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán

1.3.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho

sự nghiệp giáo dục

Quản lý chi thường xuyên NSNN là một nội dung hoạt động của quản

lý tài chính nhà nước Chi thường xuyên NSNN rất đa dạng và phong phú,trong đó có khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Cần tăng cường quản lýchi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục vì:

- Việc quản lý tốt chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục gópphần nâng cao chất lượng của giáo dục Chi thường xuyên NSNN nhằm đảmbảo hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ vàmục tiêu đề ra, việc tăng cường quản lý khoản chi này nhằm đảm bảo cáckhoản chi được thực hiện đúng nội dung và mục đích, tránh tình trạng sửdụng sai mục đích, lãng phí nguồn NSNN và qua đó góp phần nâng cao chấtlượng tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục

- Khoản chi thường xuyên cho GD chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng

- Nội dung chi thường xuyên NSNN cho giáo dục gồm nhiều khoản chi,mục chi khác nhau và liên quan nhiều đến chính sách và chế độ nên cần quản

lý để đạt hiệu quả trong quá trình sử dụng NSNN

Trang 24

- Chi thường xuyên NSNN là một mảng trong hoạt động của chi NSNN,

mà Nhà nước sử dụng để điều tiết kinh tế vĩ mô Chi thường xuyên NSNNphải đảm bảo đúng quy tắc, đúng mục đích, đúng kế hoạch, dựa trên quyếttoán được duyệt theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, chi trực tiếp quaKBNN… Để đảm bảo những yêu cầu trên đòi hỏi công tác quản lý chi NSNNphải tăng cường kiểm tra và kiểm soát

- Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dụctrên địa bàn quận Ba Đình còn nhiều hạn chế

Kết luận:

Trong những năm gần đây, quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục

đã có những tiến bộ đáng kể, tuy nhiên vẫ còn một số tồn tại chưa được giảiquyết triệt để Để tìm hiểu kỹ hơn về những mặt đã đặt được cũng như nhữngtồn tại trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáodục chúng ta cần đi sâu vào thực tế Do thời gian thực tập, kinh nghiệm thực

tế còn hạn chế nên trong bài luận văn này tôi chỉ đề cập đến giải pháp nhằmtăng cường quản lý chi thương xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục ( mầmnon, tiểu học, THCS) trên địa bàn quận Ba Đình

Trang 25

Chương 2THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở QUẬN BA ĐÌNH

2.1 Khái quát các đặc điểm quận Ba Đình và phòng GD&ĐT quận Ba Đình

2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội quận Ba Đình

Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội kéo dài theo hướngĐông - Tây Nhìn chung, phía Bắc quận Ba Đình giáp quận Tây Hồ, phíaNam giáp quận Cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp quận Đống Đa, phíaĐông giáp quận Hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng

Quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị của Việt Nam, là nơitập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội,Chính phủ Đây cũng là trung tâm ngoại giao với nhiều các tổ chức quốc tế,đại sứ quán của các nước, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hộinghị quan trọng

Quận Ba Đình cũng là vùng đất có nhiều làng nghề cổ truyền mangđậm dấu ấn lịch sử như làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấygió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu senThụy Khuê

Quận gồm có 14 phường là Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ,Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá,Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc

Về kinh tế, trong những năm đầu thực hiện đổi mới kinh tế, sản xuấtgặp nhiều khó khăn, đời sống người dân bấp bênh, quận đã tập trung ổn địnhtình hình bằng những biện pháp cụ thể thúc đẩy kinh tế như cơ cấu lại nềnkinh tế một cách hợp lí, nhanh chóng đổi mới và ổn định tình hình Kết quảcủa việc làm này là quận đã thu hút được nhiều lao động, nộp Ngân sách nhà

Trang 26

nước tăng bình quân hàng năm 12,95%, tăng trưởng hàng năm đạt khoảng20% Cơ cấu kinh tế từng bước được xác định là thương mại - dịch vụ và dulịch - công nghiệp Từ năm 2000, tăng trưởng kinh tế của các ngành đã là:thương mại đạt 37,74% lao động, nộp ngân sách 69,95%; dịch vụ và du lịchđạt 17,53% lao động, nộp ngân sách 11,76%; công nghiệp đạt 25% lao động,nộp ngân sách 12,35% Cùng với phát triển sản xuất, công nhân lao động cótay nghề, kỹ thuật cao xuất hiện ở một số ngành nghề mới như: dầu khí, dulịch, điện tử, truyền tải điện Đa số người dân có việc làm và thu nhập ổnđịnh, đời sống được cải thiện và nâng lên, trong đó 25% có trình độ chuyênmôn trung cấp kỹ thuật, 80% tốt nghiệp THPT, 35% có trình độ cao đẳng, đạihọc trở lên.

2.1.2 Khái quát, vị trí - chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn, cơ cấu tổ chức của phòng GD&ĐT quận Ba Đình

2.1.2.1 Khái quát về phòng GD&ĐT quận Ba Đình:

Phòng GD& đào tạo quận Ba Đình được thành lập năm 1961 ngay saukhi có quyết định thành lập quận Ba Đình Suốt hơn 40 năm hình thành vàphát triển, phòng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có nhiều thànhtích nổi bật

Hiện nay trên địa bàn quận có khoảng 45000 học sinh cả 3 khối THCS,tiểu học và mầm non với:

- 11 trường THCS công lập

- 17 trường tiểu học cơ sở

- 20 trường mầm non

Một số thành tích nổi bật trong năm 2012 vừa qua:

- Đạt các giải cao trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, được

sở tặng giấy khen tổ chức tốt cuộc thi

Trang 27

- Xếp thứ 2 trên 29 quận huyện trong cuộc thi học sinh giỏi cấp TP.

- Xếp thứ 4 trên 29 quận huyện trong đợt thi tuyển vào lớp 10

và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chấtlượng giáo dục và đào tạo

- Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động củaUBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo

2.1.2.3 Nhiệm vụ - quyền hạn:

- Trình UBND quận các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách, phápluật, các quy định của UBND tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo về hoạt độnggiáo dục trên địa bàn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phêduyệt

- Trình UBND quận quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm vàchương trình cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn;

tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

- Giúp UBND quận quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức,biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của trường mầm

Trang 28

non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổthông dân tộc bán trú, trường bồi dưỡng quản lý giáo dục quận theo quy địnhcủa pháp luật.

- Về quản lý giáo dục phổ thông, mầm non:

+ Trình UBND quận về quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ

sở, trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo và cơ sở giáo dục mầmnon trong quận

+ Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định các đề án, hồ

sơ thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường trunghọc cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo và cơ sở giáodục mầm non trong quận trình Chủ tịch UBND quận quyết định

+ Tham mưu cho UBND quận hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, phườngthực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã, phường; việcthành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dụcmầm non theo quy định của pháp luật

+ Quản lý cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục trên địa bànquận theo phân cấp của UBND tỉnh và phân công của UBND thành phố; chịutrách nhiệm thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử,cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật

+ Hướng dẫn kiểm tra các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản

lý của quận, xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm tổng hợp kế hoạch biênchế sự nghiệp giáo dục hàng năm để UBND quận cấp có thẩm quyền quyếtđịnh; tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức,viên chức ngành giáo dục thuộc địa phương quản lý

+ Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục, dự toán chi các chươngtrình, mục tiêu Quốc gia hàng năm về giáo dục của quận gửi cơ quan chuyên

Trang 29

môn của UBND quận theo quy định của pháp luật Sau khi được giao dự toánngân sách, phối hợp với cơ quan đó phân bổ ngân sách giáo dục, hướng dẫnkiểm tra việc thực hiện.

+ Tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục và tổ chức thực hiện xãhội hóa các hoạt động giáo dục trên địa bàn theo sự chỉ đạo của UBND thànhphố và của Sở Giáo dục - Đào tạo

+ Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệtiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương;hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, xây dựng và nhân điển hìnhtiên tiến về giáo dục trên địa bàn

+ Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hànhpháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác giáo dục trênđịa bàn theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiệnnhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thtành phố, Sở GD&ĐT

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế

độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ đối với cán bộ công chức của cơ quan theo quy định của pháp luật

- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND quận giao

2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức

Phòng GD&ĐT quận có 18 cán bộ gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng ,

9 chuyên viên, 3 cán bộ hành chính

Đội ngũ cán bộ chuyên môn: được bố trí theo lĩnh vực thực hiện nhiệm

vụ của đơn vị và được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

Trang 30

- Trưởng phòng Nguyễn Đắc Hùng: phụ trách chung, là người trực tiếplãnh đạo, điều hành mọi công việc của phòng và thực hiện nhiệm vụ củaUBND quận đồng thời phụ trách khối THCS

- Phó trưởng phòng: Lưu Thị Tường Vân và Trần Thị Vinh là người giúp

trưởng phòng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của phòng và trực tiếp phụtrách một số công việc do trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trướctrưởng phòng về những nhiệm vụ được phân công đồng thời phụ trách khốitiểu học và mầm non

- Tổ phổ thông: gồm 9 chuyên viên, phụ trách các công việc chuyên môncủa khối THCS và tiểu học

- Tổ mầm non: gồm 3 chuyên viên phụ trách các công việc chuyên môncủa khối mầm non

- Tổ hành chính: gồm 3 cán bộ phụ trách các công việc hành chính củaphòng như kế toán, thủ quỹ, công đoàn

Trong 18 cán bộ thì có 15 biên chế chính thức và 3 hợp đồng

2.1.3 Đặc điểm hoạt động giáo dục quận Ba Đình

2.1.3.1 Quy mô giáo dục

Bảng 2.1: Quy mô giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: học sinh

Trang 31

Nguồn: phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Các khối học thuộc sự nghiệp giáo dục trong hai năm học 2010- 2011 và2011- 2012 không có sự thay đổi lớn lắm về quy mô trường lớp và số họcsinh Khối Mầm non số trường vẫn dừng lại ở 20 trường, số lớp chỉ tăng 1 do

số lượng học sinh tăng nhẹ Hàng năm số trẻ em đến tuổi ra lớp là khônggiống nhau, điều quan trọng là cần phải nắm được tình hình thực tế cũng như

số lượng các em đến tuổi ra lớp để chuẩn bị những điều kiện cần thiết đảmbảo chất lượng của công tác nuôi dạy trẻ

Khối Tiểu học cũng giữ nguyên 17 trường và 620 lớp, cùng với đó là sốhọc sinh giảm nhẹ Số trường, lớp, học sinh ổn định sẽ đảm bảo cho chấtlượng dạy và học tốt hơn, đáp ứng được việc học 2 buổi/ ngày của học sinhkhồi Tiểu học Trong thời gian tới một số trường thuộc khối Tiểu học sẽđược đầu tư nâng cấp như: Trường Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám…

Cũng như khối Tiểu học, khối THCS vàn giữ nguyên về quy mô trường lớp

ở con số 11 trường và 473 lớp nhưng số học sinh trong hai năm học

2010-2011 và 2010-2011- 2012 giảm 42 học sinh

Có thể nói trong các năm qua về quy mô trường lớp đã đáp ứng được nhucầu giảng dạy và học tập Song trong thời gian tới với mục tiêu phấn đấu mởrộng số các trường đạt Chuẩn quốc gia thì ngoài việc nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức, văn hoá, việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho cáctrường sẽ được thoả đáng hơn phục tốt công tác giảng dạy cũng như các điềukiện học tập cho cả 3 khối: Mầm non, Tiểu học, THCS

Trang 32

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá học lực học sinh THCS ở quận Ba Đình giai

1500 hs xếp loại yếu kém Qua đó ta thấy chất lượng học sinh chưa đồng đều,

tỉ lệ yếu kém vẫn còn, đó là những hạn chế cần khắc phục

Kết luận về thực trạng chung của giáo dục quận Ba Đình: Mạng

lưới giáo dục quận Ba Đình là tương đối ổn định trong 3 năm trở lại đây Sốtrường tăng không đáng kể và số học sinh cũng giảm không nhiều Qua đó

Trang 33

việc quản lý về chi cho giáo dục cũng có phần nào thực hiện dễ dàng hơn.Tuy vậy vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định như phải phát triển đồng

bộ giáo dục toàn quận để thu hẹp khoảng cách giữa các học sinh và giữa cáctrường

2.2 Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình

2.2.1 Khâu lập dự toán chi ngân sách

Lập dự toán là một trong những khâu quan trọng của công tác quản lý chi,bất kỳ một cơ quan Nhà nước nào cũng phải dùng dự toán làm công cụ quản

lý Một dự toán khi lập thể hiện được tính khoa học, kịp thời, chính xác, gầnvới thực tế thì sẽ có tính thực hiện cao Hàng năm căn cứ vào:

- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, trên tinh thần nghị quyết củaHội đồng nhân dân quận

- Các nghị quyết, nghị định hoặc thông tư hướng dẫn chi theo địnhmức, chi phụ cấp cho ngành giáo dục

- Tình hình thực hiện chi ngân sách cho giáo dục các năm trước

- Sự ảnh hưởng của các nhân tố thị trường đến ngành giáo dục

Các trường (đơn vị dự toán cấp ba) là đơn vị trực tiếp thụ hưởng ngân sách

có trách nhiệm xây dựng dự toán năm kế hoạch của mình gửi lên Phòng tàichính xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngànhgiáo dục và trình Uỷ ban nhân dân quận phê duyệt sau đó trình lên phòng tàichính quận

Phòng GD&ĐT kết hợp với Phòng tài chính, Phòng kế hoạch và đầu tư,Phòng lao động xem xét phê duyệt Khi dự toán chi ngân sách của quận đượcchủ tịch Quận duyệt, thì UBNN quận trình HĐND quận phê duyệt, UBNDquận ra quyết định cho Phòng tài chính thông báo dự toán kinh phí cho các

Trang 34

trường, tài khoản của các trường tại KBNN quận lúc này đều có số tiền theo

dự toán được duyệt

Bảng 2.4: Dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp GD quận Ba Đình

Dự toán chi2012

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Nhìn vào bảng dự toán các năm cho thấy dự toán chi cho từng khối họctăng rất đồng đều phù hợp với chủ chương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

là phát triển một nền giáo dục toàn diện

Nội dung lập dự toán chi ngân sách cho giáo dục bao gồm 2 phần:

- Đánh giá tình hình thực hiện chi năm trước

- Lập dự toán chi NS năm kế hoặc theo mục lục ngân sách hiện hành

Đánh giá đúng tình hình thực hiện chi năm trước là cơ sở thực tế rấtquan trọng để đưa ra các định mức chi cho năm kế hoạch Việc lập kế hoạchchi cho từng khoản chi thường xuyên được xác định căn cứ theo từng đốitượng chi, định mức chi cho từmg đối tượng và thời gian chi

Đối với những khoản mua sắm phải có kế hoạch cho những đối tượng

cụ thể và đơn giá thực hiện Cơ quan tài chính khi xác định kế hoạch chi muasắm, sửa chữa phải dựa vào thực trạng tài sản đang sử dụng tại các cơ sở giáodục và khả năng nguồn ngân sách dự kiến có thể huy động được dành chokhoản chi này Đối với các khoản thu được sử dụng một phần số thu để chitheo chế độ quy định hoặc được hỗ trợ một phần kinh phí, các cơ sở giáo dục

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Kết  quả đánh giá học sinh tiểu học ở quận Ba Đình giai đoạn - hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận ba đình
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá học sinh tiểu học ở quận Ba Đình giai đoạn (Trang 30)
Bảng 2.3:  Kết  quả đánh giá học lực học sinh THCS ở quận Ba Đình giai - hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận ba đình
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá học lực học sinh THCS ở quận Ba Đình giai (Trang 30)
Bảng 2.4: Dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp GD quận Ba Đình - hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận ba đình
Bảng 2.4 Dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp GD quận Ba Đình (Trang 32)
Bảng 2.5: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn - hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận ba đình
Bảng 2.5 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn (Trang 34)
Bảng 2.6: Tình hình chi cho con người của giáo dục quận Ba Đình giai đoạn 2010-2012 - hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận ba đình
Bảng 2.6 Tình hình chi cho con người của giáo dục quận Ba Đình giai đoạn 2010-2012 (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w