0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI QUẬN BA ĐÌNH (Trang 48 -51 )

2.3.2.1 Về mặt hạn chế

Công tác lập và phân bổ dự toán:

Các trường không thật sự coi trong công tác lập dự toán, nhiều đơn vị chỉ lập lấy lệ, cho có hình thức chứ không thật sự hợp lý. Thêm vào đó là sự phối hợp giữa Phòng Tài chính, Phòng GD&ĐT, các trường cũng như các cơ quan có liên quan đến là không thật sự chặt chẽ. Điều này đã làm cho công tác tổng hợp và lập dự toán của phòng GD&ĐT cũng như phòng Tài chính gặp khá nhiều khó khăn và chính đơn vị đó cũng không đảm bảo được quyền lợi và dẫn đến tình trạng vẫn phải điều chỉnh ở cuối niên độ.

Việc thuyết minh dự toán của các đơn vị còn rất sơ sài, chưa nêu được ưu nhược điểm của công tác thực hiện dự toán năm trước để rút ra những bài học kinh nghiệm cho năm kế hoạch. Điều này dẫn đến dự toán lập ra không chính xác, mục thiếu, mục lại thừa phải điều chỉnh lại dự toán làm chậm trễ trong thực hiện dự toán, chậm thời gian kiểm tra, thông báo dự toán của cơ quan tài chính.

Khi xây dựng dự toán cho các nội dung chi cụ thể, xu hướng chung là xây dựng cao hơn mức thực tế, dẫn đến tình trạng không sử dụng kinh phí chi cho các chương trình, gây thất thoát vốn NSNN.

Công tác chấp hành dự toán:

Tuy đã thực hiện theo dự toán, nhưng vẫn xảy ra tình trạng có những khoản chi sai, chi không đúng nội dung so với dự toán và có thể dẫn đến chi dồn vào cuối năm… là do công tác kiểm tra giám sát mang tính thường xuyên chưa

cao, chỉ mới kiểm tra ở những thời điểm nhất định và ở khâu quyết toán nên không đánh giá chính xác tình hình sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp phát.

Phương pháp cấp phát, thanh toán đối với nội dung chi cho con người là các khoản thực chi, các nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ… như đã nói còn rất nhiều phức tạp vì là các khoản chi tạm ứng nên khó kiểm soát và gây thất thoát.

Công tác quyết toán và kiểm toán:

Công tác quyết toán NSNN diễn ra chậm do một số trường không nộp được quyết toán đúng hạn. Một số ít các trường chất lượng cán bộ kế toán còn hạn chế, làm theo hợp đồng hoặc kiêm nhiệm, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu

2.3.2.2 Nguyên nhân còn tồn tại những hạn chế trên

Tổ chức bộ máy quản lý chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa phòng GD&ĐT với Phòng Tài chính trong công tác quản lý đối với giáo dục. Do đó chưa tham mưu, hướng dẫn cụ thể để khắc phục được những tồn đọng ở các trường.

Do khả năng dự báo còn hạn chế, NSNN có hạn, nhân lực trong ngành tài chính cũng ít so với số trường quá nhiều việc xây dựng định mức chi trên đầu học sinh vẫn mang tính bình quân, chưa xét tời điều kiện của từng trường được,

Một số cơ chế quản lý đã lỗi thời không phù hợp với cơ chế quản lý tuy nhiên việc sửa đổi lại không thể diễn ra trong một sớm một chiều được mà cần có thời gian.

Các đơn vị nhận thức về luật NSNN chưa thực sự đầy đủ cũng như các văn bản khác của Nhà nước,

Khoản chi trả lương tăng thêm cho cán bộ giáo viên theo chế độ tự chủ còn thấp do cả nguyên nhân chủ quan là khả năng tiết kiệm chi thường xuyên

của đơn vị còn kém và nguyên nhân khách quan là nguồn thu chưa lớn nên cũng không thể tăng lương được cho cán bộ giáo viên.

Một vài hiệu trưởng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, kiến thức về tài chính còn ít dẫn tới thực hiện quy chế tài chính, lập dự toán, báo cáo quyết toán còn chậm trễ và không chính xác.

Yếu tố con người trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục còn hạn chế: Số lượng cán bộ nhỏ, lại có phạm vi quản lý rộng, chất lượng kế toán viên ở đơn vị là không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và chủ yếu là kiêm nhiệm. Thêm vào đó, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác kế toán lại chưa hợp lý nên khiến đội ngũ này không có tâm huyết với nghề nghiệp.

Kết luận: Chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân

sách cho giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng giáo dục theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước.

Cùng với việc không ngừng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục công tác tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết. Để đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí NSNN không bị lãng phí, thất thoát cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành có liên quan và cơ quan tài chính. Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN quyết định đến mục tiêu đề ra, hiệu quả của khoản chi… Vì vậy, việc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là yêu cầu cần thiết.

Chương 3

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI QUẬN BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI QUẬN BA ĐÌNH (Trang 48 -51 )

×