0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Khâu chấp hành dự toán chi ngân sách

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI QUẬN BA ĐÌNH (Trang 33 -44 )

Với đòi hỏi ngày càng tăng về chất lượng giáo dục và hệ thống cơ sở vật chất cho giáo dục thì quận Ba Đình cần phải quan tâm hơn nữa tới giáo dục bằng cách tăng cường chi NSNN cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cùng với đó là xây dựng đề án phát triển hợp lý để vừa đáp ứng được nhu cầu chi của nhà trường, vừa được xã hội chấp nhận. Song song với việc đó là phải nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách bằng cơ chế quản lý hợp lý, chi đúng mục đích, chống lãng phí thất thoát để tăng đầu tư cho giáo dục trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm cách nào để nâng cao hiệu quả chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình, đảm bảo nhu cầu chi của các trường? Giải quyêt được vấn đề này thì chính là tìm ra được giải pháp để quản lý tốt nhất kinh phí chi thường xuyên của giáo dục quận Ba Đình. Nhờ đó mà chất lượng của giáo dục của quận sẽ tăng lên và có những tiến bộ vượt bậc.

Để tìm ra cách sử dụng hiệu quả NSNN, trước hết ta phải có cơ cấu chi cho giáo dục một cách hợp lý. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN gồm 4 khoản chi: Chi cho con người, Chi nghiệp vụ chuyên môn, Chi mua sắm sửa chữa và xây dựng nhỏ, Chi khác.

Bảng 2.5: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn

quận Ba Đình giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thực hiện Tỷ trọng (% ) Thực hiện Tỷ trọng (%) Ước thực hiện Tỷ trọng (% ) Tổng chi 98.194 100 113.238 100 145.402 100

Chi cho con

người 79.537 81 92.968,4 82,1 121.061,7 83,26 Chi nghiệp vụ

chuyên môn

8.150,1 8,3 8.945,8 7,9 11.646,7 8,01Chi mua sắm, sửa Chi mua sắm, sửa

chữa 8.444,7 8,6 9.172,3 8,1 10.376,2 7,13

Chi khác 2.062,2 2,1 2.151,5 1,9 2.326,4 1,6

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Qua bảng 2.5, ta có thể thấy được cơ cấu chi thường xuyên của giáo dục quận Ba Đình là tương đối ổn định qua các năm. Chi cho con người tăng mạnh về số tuyệt đối, tuy nhiên xét về tỷ trọng thì cũng chỉ tăng nhẹ, mỗi năm từ 1 đến 2% và đảm bảo ở mức xấp xỉ 80%. Điều này cho thấy việc phân phối chi cho con người của phòng Tài chính cũng như phòng GD&ĐT quận là rất hiệu quả.

Tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn cao được đánh giá là chi thường xuyên có hiệu quả. Tuy nhiên, vào năm 2010 và năm 2011 thì tỷ trọng

chi nghiệp vụ chuyên môn lại thấp hơn so với chi mua sắm sửa chữa. Năm

2010 là nhiều hơn 0,3% và năm 2011 là 0,2% và đến năm 2012 thì tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn đã vượt tỷ trọng chi mua sắm sửa chữa 0,88%. Điều này chứng tỏ cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục của quận Ba Đình đang được điều chỉnh đúng hướng. Vậy tại sao năm 2010 và năm 2011 chi mua sắm sửa chữa lại chiểm tỉ trọng lớn hơn? Năm 2010, để cải thiện chất lượng giáo dục cũng như tăng cường cơ sở vật chất, nhiều trường đã đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, đồ dung dạy học và sửa chữa cơ sở vật chất

trọng chi nghiệp vụ chuyên môn đã tăng lên. Vì vậy, theo tôi tỷ trọng chi thường xuyên cho giáo dục của quận qua các năm qua là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tế và kế hoạch đặt ra.

Các khoản chi khác chiếm tỷ trọng nhỏ, gồm các khoản chi của NSNN nhưng không được xếp vào 3 nhóm trên, bao gồm các khoản chi kỷ niệm ngày lễ lớn, hỗ trợ tiếp khách, trích lập các quỹ… Thường khoản chi này chỉ chiếm từ 1 đến 2%. Tuy nhiên vẫn phải quản lý chặt chẽ đảm bảo chi đúng chi đủ và tránh thất thoát ngân sách.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng chi thường xuyên NSNN của quận Ba Đình cho giáo dục ta xem xét cụ thể các nội dung chi cụ thể. Gồm: Chi cho con người; Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi mua sắm sửa chữa và Chi khác

Chi cho con người:

Con người là trung tâm và là nhân tố quan trọng nhất trong các hoạt động, các tổ chức do đó chi cho con người luôn là khoản chi có yếu tố quyết định tới việc duy trì và phát triển của tổ chức, hoạt động đó. Không ngoại lệ, ngành giáo dục nói chung hay giáo dục quận Ba Đình nói riêng rất chú trọng tới vấn đề chi cho con người vì đây là khoản chi lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của công tác dạy và học. Chi cho con người bao gồm các khoản chi cho cán bộ giáo viên, nhân viên gồm: lương cơ bản, phụ cấp lương, các khoản phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân và 1 phần nhỏ là phần thưởng để khuyến khích học sinh học tập tốt. Do số lượng giáo viên và hệ số lương tăng theo từng năm tức là khoản chi cho con người tăng lên. Các khoản chi này có ý nghĩa là tiền công chi trả cho sức lao động mà giáo viên đa bỏ ra công tác, cùng với các khoản chi thưởng, phúc lợi tập thể tạo ra sự yên tâm và khích lệ giáo viên công tác giảng dạy. Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công được ban hành đã làm thay đổi cơ chế quản lý chi cho con người theo hướng tích cực hơn và đảm bảo sẽ trả công xứng đáng cho cán bộ giáo viên.

Thực trạng cơ cấu chi cho con người đã được thể hiện trong bảng 2.5. Vậy trong giai đoạn 2010 – 2012 công tác quản lý chi cho con người của giáo dục trên địa bàn quận đã có những thành tựu và khó khăn gì?

Bảng 2.6: Tình hình chi cho con người của giáo dục quận Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự toán Thực hiện Tỷ trọng(%) Dự toán Thực hiện

Tỷ trọng ( %

)

Dự toán Ước thựchiện Tỷ trọng(%)

Tổng chi cho con người 111212,3 119.227,1 100 127.370,4 140.586,4 100 149.186,6 171.017,7 100 Tiền lương 68.727,2 73.765,8 61,87 79.022,3 89.848,8 63,91 91.511,8 106.048,1 62,01 Phụ cấp lương 25.835,4 28.662,2 24,04 29.423,4 33.192,5 23,61 35.785,9 41266,6 24,13 Phúc lợi xã hội 100 110,7 0,1 270 281,2 0,2 150 171 0,1 Các khoản đóng góp 12.335,6 13.532,2 11,35 13.085,7 14.030,5 9,98 17.942,2 19.940,6 11,66 Tiền thưởng 550 584,1 0,49 680 703,9 0,5 830 855,1 0,5 Học bổng 500 596,1 0,5 930 984,1 0,7 1100 1197,1 0,7 Các khoản thanh toán cho cá nhân 152,1 161 1,35 1490 1546,4 1,1 1490 1539,2 0,9

Nhận xét: Tổng chi cho con người ngày một tăng là do số lượng cán bộ giáo

viên ở các trường trên địa bàn quận tăng đều qua các năm, bên cạnh đó là mức lương tối thiểu đang tăng lên theo từng năm để đảm bảo cán bộ giáo viên có thể sống bằng đồng lương của mình. Trong nội dung chi cho con người thì chi tiền lương chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Việc thực hiện chi tiền lương trong tổng chi cho con người cũng đều tăng so với dự toán và tăng theo từng năm tuy nhiên lại có tỷ trọng khá ổn định ở mức 62% đến 64% trong tổng chi cho con người và tăng theo từng năm: Năm 2011 tăng 21.359,3 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 cao hơn năm 2011 là 30.431,3 triệu đồng.

Về thực hiện so với dự toán thì năm 2010 tăng so với dự toán là 8014,8 triệu đồng (tăng 7,03%) và năm 2011 tăng 13216 triệu đồng (tăng 10,4%). Việc chi lương vượt so với dự toán là do các nguyên nhân sau:

Một là, các khoản chi cho con người là nhưng khoản chi cần thiết, bắt

buộc phải thực hiện. Điều này đã được quy định trong điều 81 Luật giáo dục 2005: “ Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của chính phủ”. Do đó, khi lập dự toán cũng như thực hiện dự toán cần đảm bảo ưu tiên thực hiện khoản chi này, kể cả khi nguồn vốn ngân sách có hạn thì các khoản chi khác chỉ được chi ra khi đã đảm bảo chi đủ cho khoản chi này.

Hai là, hàng năm Phòng GD&ĐT đều tuyển thêm giáo viên mới cho các

khối và các trường cũng tuyển thêm giáo viên mới bằng những hợp đồng ngắn hạn. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân khách quan là thiếu giáo viên ở các trường.

Ba là, do tác động mạnh mẽ của các chính sách của Nhà nước, chi cho

chỉnh tăng liên tục trong những năm lại đây (đã đề cập ở phần lập dự toán tiền lương), đảm bảo đời sống cho giáo viên.

Chi phụ cấp lương hàng năm cũng tăng cụ thể: Năm 2011 tăng 4530,3

triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 8.074,1 triệu đồng so với năm 2011. Còn so với dự toán cũng tăng 2826,8 triệu đồng (tăng 10,9%) vào năm 2010, con số này trong năm 2011 là 3768 triệu đồng bằng với 12,8 %. So với tiền lương thì chi phụ cấp tiền lương chênh lệch dự toán với thực hiện là tương đối lớn do số giáo viên tăng, lương cơ bản tăng. Một nguyên nhân nữa là phải trả phụ cấp làm thêm giờ cho giáo viên dạy học bổ túc cho học sinh yếu cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đi thi các giải học sinh giỏi các môn, các cuộc thi khác do thành phố tổ chức…

Các khoản đóng góp theo lương cũng tăng đều theo từng năm và cũng

vượt dự toán một khoản tương đối lớn. Năm 2010 vượt dự toán là 1.196,6 triệu đồng bằng 9,7% và năm 2011 là 944,8 triệu đồng tương đương với 7,22%. Đó cũng là do số giáo viên tăng, lương cơ bản của giáo viên cũng được tăng nên kéo theo các khoản đóng góp theo lương cũng tăng lên do các khoản này thường được tính theo tỷ lệ đối với mức lương tối thiểu.

Các khoản thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi cho

con người. Đây là khoản chi tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường, cùng với sự tăng về đội ngũ cán bộ giáo viên và để tăng thu nhập, đảm bảo cho cán bộ giáo viên có đời sống tốt hơn, yên tâm công tác thì khoản chi này là tương đối ổn định theo từng năm về số tuyệt đối, tuy nhiên lại giảm về tỷ trọng trong nội dung chi cho con người.

Các khoản chi phúc lợi xã hội, tiền thưởng, học bổng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi cho con người. Các khoản chi này nhằm khuyến khích học sinh học tập tốt hơn, giáo viên hăng say lao động hơn, góp phần tăng thêm thu nhập

Chi nghiệp vụ chuyên môn:

Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn ở các đơn vị HCSN được đảm bảo bằng nguồn kinh phí thường xuyên ở mỗi ngành đều có những đặc thù riêng. Hoạt động này ở ngành GD&ĐT là những hoạt động liên quan tới hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Thuộc nhóm này ở giáo dục quận Ba Đình có hai khoản chi lớn đó là chi nghiệp vụ chuyên môn của giáo dục cả ba cấp và chi mua sắm vật liệu, nguyên liệu, năng lượng, tài liệu, đồ dung dạy học, sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu, văn phòng phẩm… Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của giáo dục ở quận Ba Đình như chi cho nghiên cứu, chi thuê chuyên gia, giáo viên để tư vấn và đào tạo đội ngũ giáo viên, chi phí tham quan học tập những điển hình tiên tiến về nghiên cứu và ứng dụng quy trình công nghệ hay phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục cho giáo viên và cán bộ quản lý ở trong nước và ngoài nước… đều là những khoản chi mà xét về nội dung kinh tế của nó thực sự phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập.

Bảng 2.7: Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn của giáo dục tại quận Ba Đình

Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Ước thực hiệ n Tổng chi NVCM 11116,6 12.217,1 12.810,4 13.527,8 16.452,7 16.452,7 Mức độ thực hiện - 109,9% - 105,6% - 100% Chi NVCM ngành 7726,2 7726,2 8967,3 9119,7 11516,9 11516,9 Mức độ thực hiện - 100% - 101,7 - 100%

Chi SGK, tài liệu, văn

phòng phẩm… 3.390,4 4490,9 3.843,1 4408,1 4.935,8 4.935,8

Mức độ thực hiện - 132,45% - 114,7% - 100%

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Ba Đình

Thực tế, việc thực hiện chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục quận Ba Đình được thể hiện qua bảng 2.7. Theo dõi bảng ta thấy được về cơ bản là các khoản chi này thực hiện tương đối sát với dự toán. Đặc biệt là các khoản chi

nghiệp vụ chuyên môn ngành, các năm đều bằng dự toán riêng năm 2011 vượt

dự toán cũng chỉ 1,7%. Khoản chi này tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 1310,7 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 2924,9 triệu đồng so với năm 2011.

Các khoản chi cho SGK, tài liệu, văn phòng phẩm… tăng so với dự toán lớn hơn cũng dể hiểu vì những khoản chi này trong năm thay đổi nhiều do nhiều lý do như có những tài liệu mới cần phải bổ sung và cập nhật, văn phòng phẩm dự toán thiếu do tăng số cán bộ giáo viên so với đầu năm…

Chi nghiệp vụ chuyên môn tăng mạnh dần theo từng năm và dự báo là

sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới do những cố gắng tăng cường chi cho mục chi này của Phòng GD&ĐT cũng như Phòng Tài chính. Thể hiện ở năm 2011 chỉ tăng được 1310,7 triệu đồng nhưng năm 2012 đã tăng so với năm 2011 là 2924,9 triệu đồng. Điều này có được vì chủ trương và chiến lược phát triển giáo dục của quận là học đi đôi với hành và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường giảng dạy thực hành cho những môn mang tính thực tế cao như tin và các môn học tự nhiên.

soát và định lượng. Vì vậy luôn phải kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng để tránh lãng phí, không đảm bảo được nhu cầu hay chi sai mục đích.

Chi mua sắm sửa chữa:

Chi xây dựng nhỏ bao gồm các khoản chi cải tạo, chống xuống cấp trường lớp. Các khoản chi mua sắm là khoản chi bao gồm: Chi mua bằng sáng chế, mua phần mềm máy tình, mua TSCĐ như thiết bị tin học, máy photocopy, máy phát điện, máy bơm nước và các TSCĐ khác. Chi sửa chữa duy tu bảo dưỡng là khoản chi nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu bảo dưỡng trong quá trình sử dụng sản phẩm góp phần kéo dài tuổi thọ của tài sản, chất lượng tài sản ít suy giảm để phục vụ công tác tốt hơn thực hiện tiết kiệm trong sử dụng tài sản.

Bảng 2.8: Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ ở các trường trên địa

bàn quận Ba Đình giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán

Ước thực hiệ

n Tổng số chi 8012 8.444,7 9001,3 9.172,3 10.376,2 10.376,2

Mức độ thực hiện (%) - 105,4 - 101,9 - 100

Chi mua sắm, sửa

chữa TSCĐ 5201 5.741,9 2073,8 2102,9 30.482,3 30.482,3

Mức độ thực hiện (%) - 110,4 - 101,4 - 100

Chi cải tạo, chống

xuống cấp 2811 2702,8 6937,2 7069,4 21.595,4 21.595,4

Mức độ thực hiện (%) - 96,1 - 102 - 100

dung cho hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý hành chính nên thường xuyên phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị mới hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản đã bị xuống cấp.

Qua bảng 2.8 ta thấy: Việc thực hiện dự toán vẫn vượt so với dự toán nhưng đang có xu hướng về gần với dự toán hơn. Điều này cho thấy công tác lập

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI QUẬN BA ĐÌNH (Trang 33 -44 )

×