0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục ở quận Ba Đình trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI QUẬN BA ĐÌNH (Trang 51 -53 )

gian tới:

Xây dựng và phát triển hệ thống GD&ĐT quận nằm tốp đầu của thành phố, nâng cao dân trí, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu giáo dục của các tầng lớp dân cư trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người thủ đô văn minh, lịch sự.

Năm 2013, ngành GD&ĐT quận Ba Đình xác định trong tâm là “Năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”; Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạp đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và cuộc vận động “Xây dựng nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”. Từng bước xây dựng nhà trường theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, chuẩn hoá và xã hội hoá. Tích cực triển khai có hiệu quả các điều kiện cho việc hội nhập về lĩnh vực GD&ĐT.

Tăng cường công tác quản lý, sắp xếp củng cố hệ thống giáo dục trong phạm vi Quận quản lý, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo những điều kiện thiết yếu về đội ngũ cán bộ giáo viên và xây dựng cơ sở vật chất tạo lập một ngành giáo dục thủ đô đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Cơ sở vật chất trang thiết bị của ngành giáo dục Quận có định hướng đến năm 2015 cơ bản các trường học trên địa bàn quận được nâng cấp cải tạo tăng cường số phòng học, đến năm 2020 các trường có phòng học khang trang có

trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, tách hai cấp học THCS và tiểu học thành hai trường, xây dựng một số trường theo nhu cầu đào tạo.

Về đội ngũ giáo viên bổ sung nâng cao trình độ giáo viên, đảm bảo đầy đủ giáo viên cho 100% trẻ 5 tuổi đến trường đến năm 2015 100% giáo viên tiểu học có trình độ chuẩn, 100% giáo viên THCS có trình độ chuẩn trong đó phấn đấu 50% đến 60% có trình độ đại học và trên đại học

Giáo dục mầm non đầu tư nâng cấp đồ dùng đồ chơi, phương tiện dạy học, phấn đấu trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi được đến trường, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng xuống còn 0.5% vào năm 2015, 0% vào năm 2020.

Giáo dục phổ thông:

+ Tiểu học: Phấn đấu đạt 100% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường, năm 2015 đạt 100% các trường học 2 buổi/ ngày.

+ THCS: Phát huy những kết quả đã đạt được về chất lượng đào tạo ở bậc THCS duy trì và tăng tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức, văn hoá khá giỏi.

Để đạt được những định hướng cũng như các chỉ tiêu ở trên trong thời gian tới, đòi hỏi ngành giáo dục quận cũng như các cấp các ngành trong Quận phải hết sức giúp đỡ và cố gắng trong công tác đào tạo, công tác quản lý tài chính phục vụ cho giáo dục đào tạo cũng phải có những giải pháp quản lý phù hợp. Bên cạnh đó ngành giáo dục cũng luôn phải có biện pháp nhằm cải tiến nội dung và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng ngành giáo dục trong quận.

Như đã trình bày ở phần trên chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của NSNN trong đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo, là yếu tố vật chất hàng đầu tạo ra nguồn lực thúc đẩy sự lớn mạnh cho ngành giáo dục. Nhưng để đạt hiệu quả cao trong quá trình đầu tư phải có biện pháp quản lý phù hợp và hữu hiệu từ đó sẽ thúc đẩy đối tượng quản lý phát triển tốt.

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI QUẬN BA ĐÌNH (Trang 51 -53 )

×