Ưu điểm và hạn chế của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM HUYỀN THƯƠNG
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM HUYỀN THƯƠNG
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận Chính trị
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ TÙNG HOA
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS.Vũ Thị Tùng Hoa trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, trên cơ sở tiếp thu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Phạm Huyền Thương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lục của bản thân, tôi còn nhận được sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía thầy
cô giáo, phía Trung tâm GDNN - GDTX Đại Từ và gia đình
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Vũ Thị Tùng Hoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi vượt qua được những khó khăn để hoàn thành luận văn của mình
Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Đại Từ đã tạo mọi điều kiện, đồng hành, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn của mình
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả
Phạm Huyền Thương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
5 Đóng góp mới của đề tài 5
6 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THPT HỆ GDTX HIỆN NAY 6
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Nhóm vấn đề về giáo dục truyền thống cách mạng 6
1.1.2 Nhóm vấn đề về phương pháp dạy học tích hợp 7
1.2 Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 9
1.2.1 Những vấn đề chung về tích hợp 9
1.2.2 Tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 23
Trang 61.3 Thực trạng tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trong môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 32
1.3.1 Vài nét về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và thực trạng nhận thức của học sinh về truyền thống cách mạng 32
1.3.2 Thực trạng tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ hiện nay 35
1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ hiện nay 36
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRUNG TÂM GDNN - GDTX HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 42
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp tích hợp 42
2.2 Một số biện pháp thực hiện dạy học tích hợp 42
2.2.1 Biện pháp đối với các cấp quản lý 43
2.2.2 Biện pháp đối với học sinh 43
2.2.3 Biện pháp đối với gia đình 44
2.2.4 Biện pháp đối với giáo viên 44
2.3 Quy trình dạy học tích hợp 45
2.4 Thiết kế giáo án (Dạy chính khóa) 51
2.4.1 Giáo án dạy ngoại khoá 60
Tiểu kết chương 2 63
Trang 7Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở
TRUNG TÂM GDNN - GDTX ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 64
3.1 Thực nghiệm sư phạm 64
3.1.1 Kế hoạch thực nghiệm 64
3.1.2 Nội dung thực nghiệm 65
3.2.3 So sánh, đối chiếu kết quả thực nghiệm 75
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn GDCD cho học sinh THPT hệ GDTX 82
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với các cấp quản lý 82
3.2.2 Nhóm giải pháp đối với học sinh 84
3.2.3 Nhóm giải pháp đối với gia đình 84
3.2.4 Nhóm giải pháp đối với giáo viên 85
Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 96
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2 CNXH Chủ nghĩa xã hội
3 GDCD Giáo dục công dân
4 GDNN - GDTX Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 3.1 Bảng kết quả học tập học kỳ I năm học 2014-2015 môn Giáo dục
công dân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (khối 10) 65 Bảng 3.2 Bảng kết quả học tập học kỳ I năm học 2014-2015 môn Giáo dục
công dân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (khối 11) 66 Bảng 3.3 Bảng kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ 1 của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Phụ lục 4) 75 Bảng 3.4 Bảng kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ 1 của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Phụ lục 4) 75 Bảng 3.5 Bảng kết quả học tập sau thực nghiệm của học sinh lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4) 77 Bảng 3.6 Bảng kết quả học tập sau thực nghiệm của học sinh lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4) 77 Bảng 3.7 Bảng thống kê ý kiến trả lời các câu hỏi của học sinh sau
thực nghiệm 80
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 10 sau lần thực
nghiệm thứ 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 75 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 11 sau lần thực
nghiệm thứ 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 76 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 10 sau lần thực
nghiệm thứ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 78 Biểu đồ 3.4 Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 11 sau lần thực
nghiệm thứ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 78
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đã và đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhiều trường học ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây Qua việc tích hợp của người giáo viên trong một giờ lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy logic, nhận thức vấn đề một cách có hiệu quả Nhờ có những ưu điểm vượt bậc
mà trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến đổi mới dạy học và đặc biệt là dạy học tích hợp Đó là một trong những hướng đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục hiện nay Trong đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa THPT sau 2015 theo tinh thần Nghị quyết 29NQ/TW về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” thì dạy học tích hợp được xem là một hướng đi chủ yếu [8]
Đối với nghề dạy học, nhiệm vụ “dạy chữ” và “dạy người” luôn được chú trọng và tiến hành một cách song song Đây cũng là phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến 2020 vừa chú trọng dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề Như chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng ta đã nêu rõ:
“Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam, bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [5]
“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Sinh thời, Bác Hồ đã từng nhắc nhở mọi người dân Việt Nam, muốn yêu nước trước hết phải hiểu truyền thống lịch sử nước nhà, từ đó mới kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của cha ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ luôn
có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là lực lượng trẻ, khỏe, trí tuệ năng động, sáng tạo, là những mầm non tương lai, là mùa xuân của đất nước Mục đích của
Trang 11việc giáo dục truyền thống cách mạng nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chế độ CNXH, tinh thần bất khuất, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, cũng như tinh thần hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động của dân tộc ta cho các em học sinh
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, nhưng chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn, thử thách như một số bộ phận dân cư còn nghèo nàn, trình độ dân trí thấp, tư tưởng còn lạc hậu, dễ bị kẻ xấu kích động, lợi dụng để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích của toàn dân tộc Do mặt trái của cơ chế thị trường tác động, nên một bộ phận không nhỏ thanh niên có
xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, ham hưởng thụ vật chất, lười lao động, không có chí tiến thủ, dễ bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường, ý thức coi thường pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội, thờ ơ với những giá trị truyền thống của dân tộc
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến việc bồi
dưỡng cho thế hệ này Trong tất cả các kì đại hội, Đảng ta đều chỉ rõ: “Chăm lo
giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [11, tr.126] Trong bản di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Đoàn viên và thanh niên nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” [22,
tr.510] Người căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người” [21, tr.222] Tại đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX
đã chỉ rõ: “Tăng cường bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức công dân, lý tưởng
và đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị và văn hóa cho thanh thiếu nhi; tích
Trang 12cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; phát huy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam xung kích “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [13, tr.3]
Do vậy việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên hiện nay là việc làm cần thiết, cấp bách đặt ra cho toàn xã hội phải quan tâm trong đó có ngành giáo dục, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức
tự lực tự cường, tích cực học tập, lao động, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội
Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng là quê hương giàu truyền thống cách mạng, cần cù trong lao động, anh dũng hy sinh trong chiến đấu đã đóng góp nhiều sức người, sức của trong công cuộc giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay
Việc tiếp thu truyền thống cách mạng là rất quan trọng Song một bộ phận không nhỏ thanh niên Đại Từ hiện nay, trong đó có thanh niên học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ chưa ý thức được điều đó, cho nên việc giáo dục ý thức cách mạng cho thanh niên học sinh hiện nay đặc biệt quan trọng, đặt ra cho gia đình, nhà trường và xã hội phải quan tâm Là một giáo viên giảng dạy môn GDCD nên tôi đã chọn đề tài:
“Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài thạc sĩ khoa học giáo dục,
chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Giáo dục Chính trị
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong dạy học môn Giáo dục
Trang 13công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng vào triển khai và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là: Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục truyền thống cách mạng và vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong hoạt động giảng dạy nội và ngoại khóa cũng như các buổi tham quan, dã ngoại hướng về nguồn
Hai là: Biện pháp tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân
Ba là: Thực nghiệm dạy học và đề xuất các giải pháp về dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho tất cả học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình Giáo dục công dân lớp 10 và phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” chương trình Giáo dục công dân lớp 11 cho học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Cơ sở lý luận của đề tài
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về truyền thống cách mạng và giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên, học sinh hiện nay
Trang 14- Cơ sở lý luận là dựa trên lý thuyết về phương pháp dạy học tích hợp Ngoài ra đề tài còn tham khảo, kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
+ Phương pháp lịch sử và lôgíc
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp trao đổi, tọa đàm
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn
5 Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD ở Trung tâm GDNN - GDTX
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Đề tài đã đề xuất biện pháp dạy học tích hợp phù hợp với chương trình giáo dục truyền thống cách mạng thông qua bộ môn GDCD và chương trình ngoại khoá ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết cấu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương 8 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX hiện nay bằng phương pháp tích hợp
Chương 2: Biện pháp tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm và đề xuất các giải pháp về dạy học tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn GDCD
Trang 151.1.1 Nhóm vấn đề về giáo dục truyền thống cách mạng
Trong khả năng của mình, tác giả của đề tài đã tiếp cận các tài liệu
nghiên cứu về giáo dục truyền thống cách mạng:
- Giáo sư, Nhà Giáo nhân dân, anh hùng lao động Trần Văn Giàu đã viết
tác phẩm: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Trong tác phẩm đã đề cập đến nhiều khía cạnh mới của người chiến sĩ cộng sản, nhà khoa học Trần Văn Giàu, đồng thời đánh giá, phân tích các giá trị tinh thần truyền thống, đặc biệt là tinh thần yêu nước [14]
- Cuốn sách: “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay”
của Tiến sỹ Phạm Đình Nghiệp, Nhà xuất bản thanh niên, năm 2004 Nội dung của cuốn sách đó nói về thực trạng giác ngộ lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới [24]
- Tác phẩm “Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân
tộc” của Dương Tự Đam, Nhà xuất bản Thanh Niên Tác phẩm tập trung vào
nội dụng giáo dục truyền thụ lý tưởng cách mạng và tinh thần yêu nước cho thế
Trang 16hệ trẻ Việt Nam đồng thời tác phẩm cũng giới thiệu những tấm gương tiêu biểu trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam [7]
- “Nâng cao đạo đức cách mạng cho sinh viên thông qua giảng dạy môn
CNXH khoa học” của Hoàng Thúc Lân, Tạp chí Giáo dục, số 166/2007 [19]
- Tô Thị Nhung “Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh hóa
hiện nay” luận văn thạc sĩ triết học tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Luận văn đã tập trung vào nghiên cứu thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hóa, nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hóa hiện nay [23]
- Bùi Thị Hảo “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức
cách mạng cho thế hệ trẻ ở huyện Nho Quan- Ninh Bình trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học Đề tài đã
nêu ra được tính cấp thiết của giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở huyện Nho Quan trong thời gian qua Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng ở huyện Nho Quan trong thời gian tiếp theo [16]
- Nguyễn Mạnh Tường,“Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Hà Nội (2011) Tác phẩm được hình thành trên cơ sở luận án tiến sỹ của tác giả.Với kết cấu 3 chương, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh Tác giả cho rằng chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, là quan niệm về độc lập, tự do, hạnh phúc, quan niệm về thi đua yêu nước và mẫu người yêu nước mới gắn liền với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [28]
1.1.2 Nhóm vấn đề về phương pháp dạy học tích hợp
* Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Susan Mdrake (2007), “Xây dựng chương trình tích hợp dựa trên
chuẩn” Trong công trình này tác giả đưa ra cách tiếp cận tích hợp một cách đa
dạng, trên nhiều phương diện khác nhau [33]
Trang 17- Lê Văn Canh biên dịch của Giselle O Martin- Kniep cuốn “Tám đổi
mới để trở thành người giáo viên giỏi”, Nxb Giáo dục Việt Nam Tác giả đã
khẳng định: tích hợp chương trình là một phương tiện cần thiết để tạo ra sự kết dính, tạo thành khối thống nhất trong hoạt động học của học sinh Đồng thời tác giả đã đưa ra bốn lí do cơ bản của tích hợp chương trình - đây cũng là những đòi hỏi khách quan và chủ quan của quá trình dạy và học [15]
- Xavier Roegies, Nxb Giáo dục - Hà Nội (1996), “Khoa sư phạm tích
hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực trong nhà trường”, thì cho rằng
tích hợp là một quan điểm lý luận dạy học và tích hợp môn học có những mức
độ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao [31]
* Các công trình nghiên cứu trong nước
- Vũ Đình Bảy (2012), “Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở
trường phổ thông” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Tác phẩm đề cập tới quan
điểm xây dựng chương trình môn Giáo dục công dân ở phổ thông trong đó tích hợp là một định hướng được quan tâm nhưng tích hợp phải hợp lý, phù hợp với đối tượng môn học và không làm nặng thêm nội dung môn học [4]
- Luận văn “Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy,
giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc trong môn GDCD ở trường THPT” của Nguyễn Thị Hiền, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 2009 [17]
- Luận văn “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn
Thị Hải Yến, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 2009 [32]
- Hoàng Thị Lan Anh (2014), “Tích hợp giáo dục đạo đức gia đình trong
dạy học môn giáo dục công dân cho học sinh trường THPT Việt Trì - Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy
học Giáo dục Chính trị tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội [1]
- Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Tích hợp trong dạy học Sinh học”, Nxb
Đại học Thái Nguyên [6]
Trang 18- Hầu hết các tác giả là đã đề cập tới giáo dục truyền thống cho học sinh Bên cạnh đó cũng có một số tác giả đã đề cập tới vai trò của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trong đời sống tinh thần của xã hội và thế
hệ trẻ hiện nay Nhưng chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu tôi tiếp tục đi sâu, phát triển hơn nữa những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình Giáo dục công dân lớp 10 và phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” chương trình Giáo dục công dân lớp 11, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh
về truyền thống cách mạng, nắm được những nội dung tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng để trở thành những công dân có ích trong tương lai
1.2 Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Cuốn “Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các
năng lực ở nhà trường” theo chúng tôi biết là cuốn sách đầu tiên viết về vấn đề
tích hợp: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong
Trang 19đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động Như vậy khoa học sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa Ngoài quá trình học tập đơn lẻ cần thiết cho những năng lực đó, khoa
sư phạm tích hợp dự định những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách
sử dụng phối hợp những kiến thức, kỹ năng và những tác động đã lĩnh hội một cách rời rạc” (Xavier Rogiers) [31, tr.45] Ở định nghĩa này, tác giả đã nhấn
mạnh đến bản chất của khoa học sư phạm tích hợp, đó là hình thành những năng lực cần thiết cho học sinh trong tương lai
Theo từ điển tiếng Việt: Tích hợp có nghĩa là:“sự hợp nhất, sự hòa hợp,
sự kết hợp” [27]
Tích hợp (intergration): có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp
Là sự liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một hay vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một khoa học
Theo từ điển bách khoa toàn thư thì: “Tích hợp là hệ thống, là tổ hợp các
thiết bị và công cụ khác nhau để cùng làm một việc với nhau trong một hệ thống - chương trình nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó”
Như vậy tích hợp được hiểu là sự hòa nhập, sự kết hợp, hợp nhất Tích hợp được quan niệm là: Một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn học, phân môn khác nhau theo những mô hình, hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau
* Khái niệm dạy học tích hợp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp được tổ chức UNESCO định nghĩa là: “Một cách trình
bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất bản
Trang 20chất của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh hoặc quá coi nhẹ giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [29, tr.108] Định nghĩa này nhấn mạnh cách tiếp cận
các khái niệm và nguyên lý khoa học chứ không phải là hợp nhất nội dụng
Theo Xavier Rayiers, “Dạy học tích hợp là một quan niệm về quá trình học
tập trong đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành những năng lực rõ ràng có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động” [31, tr.77]
Dưới góc độ lý luận dạy học, theo Nguyễn Văn Khải “Dạy học tích hợp
tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển năng lực của học sinh Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo” [18, tr.12]
Dạy học tích hợp là sự kết hợp quan điểm liên môn và xuyên môn Vậy quan điểm liên môn và xuyên môn có nghĩa là như thế nào?
Quan điểm liên môn có nghĩa là: “Trong đó chúng ta phối hợp sự đóng
góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống” [6, tr.32]
Như vậy, đây là quá trình liên kết giữa các môn học với nhau để giải quyết tình huống cho trước
Quan điểm xuyên môn là: “Trong đó chúng ta tìm cách phát triển ở học
sinh những kĩ năng xuyên môn, nghĩa là những kĩ năng có thể áp dụng rộng rãi
Trang 21Ví dụ: Thế mạnh của môn GDCD là giáo dục đạo đức, lối sống và nhân cách cho học sinh thông qua các nội dung của bài như: Đạo đức là gì; vai trò của đạo đức, của nhân phẩm, danh dự, nghĩa vụ, lương tâm…Giáo viên dạy học nội dung này cho học sinh qua đó học sinh nắm được những kiến thức cơ bản
và cần thiết của môn học
Hai là: Quan điểm “liên môn”: qua đó, chúng ta sẽ đề xuất các tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí dưới sự soi sáng của nhiều môn học khác nhau
Ví dụ: Với câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải bảo vệ quê hương đất nước?” Chúng ta chỉ có thể giải thích một cách thấu đáo khi vận dụng kiến thức của các môn học như: GDCD, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng và An ninh, Địa lý…
Ba là: Quan điểm “xuyên môn” theo đó, chúng ta phát triển những kĩ năng của học sinh qua đó học sinh có thể sử dụng tất cả các môn học, các tình huống, đó là kĩ năng xuyên môn
Trang 22Ví dụ: Một trong những kỹ năng để vận dụng cho tất cả các môn học và mang lại hiệu quả một cách rõ rệt đó là kỹ năng tư duy, sáng tạo Nếu vận dụng tốt kỹ năng này nó sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực tư duy của mình, vận dụng tư duy trong mọi điều kiện, hoàn cảnh giúp cho học sinh đạt kết quả cao hơn trong quá trình học tập
Bốn là: Quan niệm “đa môn”, chúng ta có chủ trương đề xuất những tình huống, những đề tài được nghiên cứu ở nhiều môn khác nhau Theo quan điểm trên, những môn học đó tiếp tục được tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một
số thời điểm trong quá trình nghiên cứu và có những điểm gần giống nhau Vì vậy, các môn học chưa thực sự được tích hợp
Ví dụ: Vấn đề “Gia tăng dân số và giải quyết việc làm” sẽ được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau qua những môn học cụ thể:
- Môn sinh học: Tìm hiểu về cấu trúc cơ thể người và cơ chế sinh sản
- Môn GDCD: Nghiên cứu về việc giáo dục, tuyên truyền tác hại của việc gia tăng dân số, đưa ra những mục tiêu, phương hướng cơ bản để khắc phục tình trạng đó Trách nhiệm của công dân trong việc giảm tốc độ gia tăng dân số
- Môn Địa lý: nghiên cứu về sự gia tăng dân số, cách tính tỷ lệ sinh, tử
Có thể chia thành 3 mức độ trong dạy học tích hợp:
Mức độ 1: Tích hợp (Intergration)
Kiến thức giáo dục và kiến thức môn học ở mức độ này được kết hợp một cách có hệ thống, chặt chẽ với nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học
Ví dụ: Khi dạy bài 14 (chương trình GDCD lớp 10): “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” giáo viên có thể tích hợp câu nói của Bác
Hồ để giáo dục nội dung truyền thống cách mạng cho học sinh đó là: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Câu nói trên nhắc nhở các thế hệ người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta
Trang 23hiện nay phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mình Những việc làm như: tham gia nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc (hành động dũng cảm của chiến sĩ Phạm Trung Đức lái chiếc máy bay L- 39)
Mức độ 2: Kết hợp (Infusion)
Kết hợp còn có nghĩa là lồng ghép giáo dục trong nội dung môn học Ở mức độ này, nội dung môn học được giữ nguyên, các vấn đề giáo dục được lựa chọn rồi lồng ghép với nội dung của môn học ở chỗ thích hợp sau mỗi phần, mỗi bài, hay mỗi chương Mỗi nội dung của bài học hay một phần của môn học
sẽ liên quan trực tiếp đến nội dung giáo dục
Ví dụ: Khi dạy bài 12 (chương trình GDCD lớp 10): “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”, giáo viên có thể lồng ghép trách nhiệm của công dân - học sinh trong việc bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể
mà các em đã và sẽ được thực hiện ở trường, lớp, hoặc địa phương nơi mà các
em đang sinh sống như: trồng cây xanh, tham gia bảo vệ dòng sông xanh, không vứt rác thải bừa bãi, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường…
và Kiều Nguyệt Nga (trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)
Dưới góc độ phương thức tích hợp có 2 dạng chính với 4 cách tích hợp nội dung học tập như sau:
Trang 24- Dạng tích hợp thứ nhất: Chọn ứng dụng cho nhiều môn học (ví dụ như vấn đề dân số, bảo vệ môi trường) Dạng này cơ bản vẫn duy trì môn học riêng
rẽ, nhưng những ứng dụng sẽ được đưa vào thời điểm thích hợp Cách tích hợp này đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay
Ví dụ: Vấn đề dân số và giải quyết việc làm có thể được khai thác vận dụng ở môn Sinh học, môn Địa Lý, môn GDCD nhưng mỗi môn lại có cách khai thác và đặc thù riêng cho môn của mình
+ Cách thứ nhất: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện đều đặn trong suốt quá trình học qua các tình huống tích hợp
+ Cách thứ hai: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học có thể được thực hiện ở năm cuối cấp học trong một bài tập tích hợp hoặc trong một bài học
- Dạng tích hợp thứ hai: Các quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau được phối hợp với nhau Loại tích hợp này nhằm để hợp nhất hai hay nhiều môn học trở thành một môn học duy nhất Đây là việc làm hết sức phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu xây dựng chương trình và tài liệu học tập cho phù hợp Dạng tích hợp này được thực hiện bằng hai cách sau:
+ Cách thứ nhất: Phối hợp quá trình học tập của các môn học khác nhau bằng tình huống tích hợp, theo đó các môn học được tích hợp xung quanh những mục tiêu chung Ưu điểm của cách tích hợp này đó là dạy cho học sinh giải quyết những tình huống phức tạp bằng cách vận dụng những kiến thức từ nhiều môn học khác nhau vào trong một tình huống gần với cuộc sống
Ví dụ: Tình huống: “Muốn phát triển nền kinh tế chúng ta phải khai thác tài nguyên, khoáng sản, nhưng nếu tài nguyên khoáng sản bị khai thác quá mức thì có thể dẫn đến cạn kiệt có hoặc có thể bị suy giảm Vậy chúng ta phải làm gì
để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường” Đây là một dạng tình huống nghịch lý mà vấn đề nó lại xuất hiện khi đứng trước một sự lựa chọn khó khăn, có nhiều tình huống giải quyết Để giải quyết được tình huống này học sinh cần phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau như: Địa lý, Sinh học, GDCD…
Trang 25+ Cách thứ hai: Kết hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng
đề tài tích hợp Ta nhóm các nội dung có mục tiêu bổ sung cho nhau thành một đề tài tích hợp, khi đó các môn học vẫn giữ nguyên các mục tiêu riêng
1.2.1.3 Vai trò của dạy học tích hợp
Tích hợp hiện nay đã và đang trở thành một trào lưu sư phạm, được quan tâm rất nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam Tích hợp được ứng dụng ở Việt Nam từ những năm 70-80 của thế kỉ XX Vậy tại sao dạy học tích hợp lại được quan tâm ngày càng nhiều hơn?
Trước hết, do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội… Để nhận biết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức từ các môn học (ví dụ: Môn Sinh học, Địa Lý, GDCD, Lịch sử…) và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau
Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng
đó thông qua các môn học
Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được
sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học…
Bên cạnh đó, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của con người phát triển như vũ bão trong khi quỹ thời gian và kiến thức của học sinh trong nhà trường thì có hạn, do đó không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường cho dù tri thức là rất cần thiết Vì vậy, dạy học tích hợp đã trở thành một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội Hiện nay các nhà trường đều có một nhiệm vụ chung là hiện thực hoá mục tiêu phát triển toàn diện của học sinh Do đó các môn học trong nhà trường thực hiện các nhiệm
vụ cơ bản sau:
Trang 26- Phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh phù hợp với đặc thù của môn học
- Hình thành cho học sinh những tri thức, kĩ năng theo yêu cầu khoa học
- Góp phần hình thành kĩ năng sống, kĩ năng tư duy tổng hợp, hướng nghiệp cho học sinh
Xuất phát từ những nhiệm vụ trên mà người giáo viên cần phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung cho phù hợp với từng môn học, từng đối tượng học sinh ở mọi vùng miền khác nhau
Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập của học sinh có ý nghĩa hơn, qua đó hình thành cho học sinh những năng lực cơ bản giúp họ có khả năng huy động một cách hiệu quả kiến thức của mình để giải quyết tình huống và sẵn sàng đối mặt với những tình huống khó khăn, bất ngờ hay một tình huống chưa từng gặp
Xu thế dạy học trong nhà trường là làm sao cho tri thức tới học sinh toàn diện, quá trình dạy học phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, tổng hợp hoá các tri thức Theo Xavier Rogiers (sđd; tr.10): Nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các “suy luận theo kiểu khép kín”, sẽ hình thành những con người “mù chức năng” nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày Do vậy, dạy học tích hợp có ưu thế
là dạy học sinh biết cách tìm tòi sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau Có nghĩa là dạy cho học sinh cách sử dụng kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết các tình huống nhằm phát triển năng lực tư duy học sinh
Như vậy, ta có thể khẳng định dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho học sinh như học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng hơn nữa, giúp cho việc tìm kiếm thông tin nhanh gọn hơn, thúc đẩy tinh thần thái độ học tập tích cực đối với học sinh Thay đổi cách dạy này mà không gây ra sự xáo trộn về cơ cấu,
Trang 27số lượng giáo viên, không cần thiết phải đào tạo lại giáo viên mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạy học tích hợp cho họ Đồng thời, dạy học tích hợp cũng không đòi hỏi tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy Do vậy, đây sẽ là một hướng đi có triển vọng trong tương lai
1.2.1.4 Một số quan niệm về truyền thống và giáo dục truyền thống cách mạng
* Truyền thống:
Thuật ngữ “truyền thống” được sử dụng khá phổ biến trong ngôn ngữ
tiếng Việt, ví dụ như truyền thống địa phương, truyền thống dân tộc, truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ, truyền thống chống giặc ngoại xâm, truyền thống đạo đức, truyền thống văn hoá Như vậy truyền thống có thể gắn với tất cả các hình thức cộng đồng, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Xét dưới góc độ chính trị - xã hội, từ điển Chính trị vắn tắt định nghĩa:
“Truyền thống - di sản về xã hội và văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác và được duy trì trong suốt thời gian dài” [25, tr.401]
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Truyền thống như là một hệ thống tính
cách, các thế ứng xử của một tập thể (một cộng đồng), được hình thành trong lịch sử, trong một môi trường tự nhiên và nhân văn nhất định, trở nên ổn định,
có thể định chế hoá bằng luật hay bằng lệ và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để đảm bảo tính đồng nhất của một cộng đồng” [30, tr.28-29]
Như vậy, truyền thống là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nó tác động mạnh mẽ đến hành động và suy nghĩ của con người trong hiện tại và có thể cả ở trong tương lai Truyền thống là mạch ngầm xâu chuỗi toàn bộ những giá trị tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử, vì thế nó thực sự là một động lực tinh thần lớn lao cho mỗi bước tiến lên của một cộng đồng, của xã hội
Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển,
từ thời kỳ Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh luôn gắn với quá trình dựng nước và giữ nước Một dân tộc anh hùng, bất khuất trong công cuộc chống giặc ngoại xâm đã hình thành ở con người Việt Nam tinh thần yêu nước, căm thù
Trang 28giặc sâu sắc, cần cù, sáng tạo trong lao động, ý thức tự lực, tự cường, hiếu học, tinh thần tương thân, tương ái Tinh thần ấy được các thế hệ gìn giữ và tiếp thu trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta
Các giá trị truyền thống của dân tộc ta luôn được đề cập tới trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII khi bàn về xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định: “Bản sắc dân
tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống” [9, tr.56]
Như vậy, từ những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như các nhà khoa học, chúng ta có thể khẳng định rằng dân tộc Việt Nam có một di sản đạo đức vô cùng phong phú, điển hình là: Tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm
Đất nước ta đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhân dân ta đã ra sức bám trụ quê hương mình, giữ đất, không chịu lùi với tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường: “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” để giữ vững nơi chôn rau cắt rốn của mình
Đúng như những lời tâm huyết của nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ, cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi nhà, ngọn núi, con sông”
[Trích “Sao chiến thắng”] Truyền thống cách mạng là truyền thống mang ý nghĩa tích cực
Trang 29* Giáo dục truyền thống cách mạng
Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được Đảng soi đường chỉ lối, đưa dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đã trở thành truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam trong những năm qua
Cách mạng là “Cuộc biến đổi xã hội - chính trị lớn và căn bản thực
hiện bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã hội mới, tiến bộ”[26, tr.99]
Từ năm 1930 đến nay, nước ta đã hoàn thành các cuộc cách mạng như:
Cách mạng giải phóng dân tộc là “Cách mạng nhằm giải phóng dân tộc
khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc” [26, tr.99]
Cách mạng dân tộc dân chủ là “Cách mạng chống đế quốc và phong
kiến, giành độc lập dân tộc và dân chủ, thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản” [26, tr.99] từ điển tiếng Việt
Cách mạng XHCN là “Cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột
người và xây dựng CNXH” [26, tr.99]
Đảng ra đời đã đánh dấu một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam, từ đây cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước được Đảng soi đường chỉ lối, đã xua đi màn đêm nô lệ, Đảng đã đem lại mùa xuân cho cả dân tộc Đảng đã thức tỉnh hàng triệu con người Việt Nam, trong đó có thanh niên về ý thức cách mạng, tinh thần yêu nước, tiếp cận chân lý sáng ngời Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng - một trong 13 đoàn viên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, anh đã hy sinh khi anh vừa 17 tuổi, khi thực dân Pháp xem xét để tha bổng vì anh chưa đủ tuổi thành niên, nhưng anh đã cương
Trang 30quyết tuyên bố với kẻ thù rằng:“Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi
làm, tôi làm vì mục đích cách mạng, chưa đến tuổi trưởng thành nhưng tôi đã
đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên là con đường cách mạng”
Tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã thực hiện công cuộc cách mạng qua các cao trào 1936 -1939; 1939 -1941; 1941-1945, mà đỉnh cao đó là cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945 Với thắng lợi này đánh dấu sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta chỉ trong vòng 15 năm đã đưa dân tộc Việt Nam từ lầm than, nô lệ trở thành người làm chủ đất nước Trong
“Bản Tuyên ngôn độc lập” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc năm 1945:“Tất cả mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ” Đây cũng chính là lời tuyên bố cho thế giới biết
rằng: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành
một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [20, tr.4]
Khi đất nước ta giành độc lập không lâu, thì thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Việt Nam Dân tộc Việt Nam ta đã cùng đứng lên đánh giặc giữ nước, cả nước triệu người như một, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân đứng dậy đánh giặc cứu nước
Lời kêu gọi của Bác,“Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm,
không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”[20,tr480] Trong cuộc chiến
đấu đầy khó khăn và gian khổ này, đã có những người con anh dũng chiến đấu
“cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Với tinh thần cách mạng của dân tộc ta, trong vòng 21 năm trường kỳ kháng chiến, dân tộc ta đã làm nên một đại thắng mùa Xuân năm 1975 “đánh cho Mỹ cút”, “đánh cho Ngụy nhào”, đưa non sông về một mối, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong phạm vi cả nước, đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa
Trang 31Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và quá độ lên CNXH, nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ này đó là:
“Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” [10, tr.523-524]
Trong giai đoạn hiện nay, tuy đất nước không còn chiến tranh nhưng chúng ta không quên nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà phải thực hiện song song hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Tinh thần yêu nước trong giai đoạn hiện nay là thể hiện tinh thần cống hiến hết khả năng của mình trong việc xây dựng đất nước nhằm đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển
Việc giáo dục truyền thống cách mạng là rất cần thiết để giúp nhân dân, nhất là thanh niên, trong đó, có một bộ phận không nhỏ là học sinh nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tha thiết với nền độc lập của Tổ quốc, với sự tồn vong của dân tộc trong mỗi người Từ đó, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những mặt thuận lợi chúng ta còn rất nhiều những khó khăn thử thách do hoàn cảnh trong và ngoài nước đặt ra
Trang 32Chính vì vậy, việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là rất quan trọng, đặc biệt chúng ta phải giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, lý tưởng, phẩm chất đạo đức lối sống Quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục nhân cách, kỹ năng và phương pháp học tập; phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ làm cho thế hệ trẻ để họ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, các em cần chăm lo học tập, trau dồi kiến thức, hoàn thiện nhân cách, đạo đức của mình
Thực hiện các phong trào lớn và cũng là mục tiêu của Đoàn hiện nay: thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước và thanh niên tình nguyện Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương sáng về thanh niên tình nguyện, màu áo xanh tình nguyện xuất hiện mọi lúc, mọi nơi khi nhân dân cần, (ví dụ như: ngày chủ nhật, mùa hè xanh) đã trở thành những việc làm thường niên của thanh niên Thanh niên hiện nay có rất nhiều các hoạt động bổ ích như: Hoạt động hiến máu nhân đạo; nhận chăm sóc phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng; chăm sóc bảo
vệ khu tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ Thanh niên hiện nay đang chung vai sát cánh cùng cả dân tộc ta xây dựng nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong ước
1.2.2 Tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.2.2.1 Chương trình tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng
trong môn GDCD ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tôi xin được đề xuất địa chỉ và nội dung cần tích hợp với học phần “Công dân với đạo đức” và học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” được thể hiện như sau:
Trang 33Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp
Trách nhiệm xây dựng tổ quốc Mục 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Về kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là lòng yêu nước? Thế nào là truyền thống cách mạng + Nắm được giá trị và biểu hiện cơ bản của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và truyền thống cách mạng + Nắm được trách nhiệm của công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhất là lưu giữ được truyền thống cách mạng của cha ông ta
Về kỹ năng:
+ Biết tham gia một số hoạt động cụ thể ở trường và địa phương thể hiện truyền thống cách mạng
Về thái độ:
+ Tự hào về quê hương, đất nước giàu truyền thống cách mạng, có ý thức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước
an ninh Mục 3: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh
Về kiến thức:
+ Hiểu được nhiệm vụ và vai trò của quốc phòng và an ninh ở nước ta + Hiểu được phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh + Nắm được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh
Về kỹ năng:
+ Biết tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách quốc phòng và an ninh nước ta hiện nay
Trang 341.2.2.2 Lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong môn Giáo dục công dân ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Đại Từ
* Kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp dạy học hiện đại
Để quá trình tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng đạt hiệu quả cao trong bài giảng, giáo viên phải sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp Tích hợp là cách dạy học hiện đại, vì vậy khi truyền tải kiến thức tới người học giáo viên phải biết kết hợp thuyết trình với các phương pháp dạy học hiện đại khác, bao gồm:
Thứ nhất, sử dụng phương pháp đàm thoại: Đây là phương pháp được sử
dụng dạy học phổ biến nhất Phương pháp này có đặc trưng là việc truyền thụ
và lĩnh hội tri thức mới được thực hiện thông qua việc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời dưới sự gợi ý của giáo viên Khi sử dụng phương pháp đàm thoại này người giáo viên cần thực hiện 3 bước sau:
Hoạt động 1: Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là một việc làm hết sức quan trọng để bài giảng thêm sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh Để có được câu hỏi phù hợp giáo viên cần nắm chắc những kiến thức của phần đó Câu hỏi đặt ra cần phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, và quan trọng là phù hợp với kiến thức của học sinh
Hoạt động 2: Học sinh suy nghĩ và trả lời
Muốn học sinh trả lời được những câu hỏi mà giáo viên đưa ra, giáo viên cần phải gợi ý, khích lệ, động viên các em để các em đưa ra câu trả lời đúng giúp các em hiểu được nội dung của bài
Trang 35Thứ 2, sử dụng phương pháp nêu vấn đề: Ở phần này giáo viên sẽ giúp
học sinh xem xét, phân tích tình huống có vấn đề và xác định những cách giải quyết tình huống đó nhằm mục đích kích thích tư duy, khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh từ đó giúp học sinh tiếp thu được tri thức và rèn luyện được
kỹ năng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
Khi sử dụng phương pháp này điều quan trọng nhất là giáo viên phải nêu
ra được câu hỏi nhằm tạo ra tình huống có vấn đề trong nội dung bài học Nhưng câu hỏi phải khác với câu hỏi trong phương pháp đàm thoại đó là câu hỏi có vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết Lưu ý khi đặt câu hỏi ở phần này người giáo viên phải chú ý đến khả năng trả lời của học sinh, tránh đưa ra những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó đối với nhận thức của học sinh
Hoạt động 2: Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Muốn giải quyết được vấn đề, trước tiên giáo viên có thể trình bày ngắn gọn những yêu cầu đặt ra đối với học sinh, đưa ra những câu hỏi dẫn dắt học sinh hình dung ra vấn đề cần giải quyết Sau đó giáo viên giúp học sinh lập kế hoạch giải quyết vấn đề và thực hiện kế hoạch đó Việc giải quyết vấn đề cần phải có sự thống nhất giữa giáo viên và học sinh
Hoạt động 3: Kết luận vấn đề
Khi học sinh đã giải quyết được vấn đề giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá cách giải quyết vấn đề của các em Trong quá trình này giáo viên có thể cùng các em đánh giá, hoặc có thể giáo viên để học sinh tự đánh giá ý kiến của nhau
Ví dụ: Khi dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức để giúp học sinh hiểu rõ hơn về hành vi đạo đức giáo viên nêu tình huống
Trước kia, một người lấy việc chặt củi đốt than trên rừng làm nghề sinh sống thì được coi là lương thiện Ngày nay, nếu chặt củi, đốt than thì bị xã hội phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức Em hãy giải thích về vấn đề này?
Trang 36Thứ 3, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Đây là một phương pháp
dạy học tích cực, có ưu điểm nổi bật đó là giúp các em học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học
Hoạt động 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận
Việc chuẩn bị nội dung thảo luận sẽ là khâu quan trọng nhất nó quyết định thành công của phương pháp này Trước khi đưa ra vấn đề cho học sinh thảo luận giáo viên cần phải xem xét vấn đề đó có phù hợp với nội dung của bài học mà mình dạy không? Việc thảo luận có nhận được sự hưởng ứng tích cực của học sinh không? Nếu những vấn đề giáo viên đặt ra sẽ giải quyết được thì
ta tiến hành thảo luận
Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận nhóm
Muốn quá trình thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải lựa chọn cách mở đầu hấp dẫn và thú vị để lôi cuốn học sinh
Trước khi cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm Trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên cần có những gợi ý, định hướng giúp cho học sinh dễ hình dung vấn đề thảo luận Khi các nhóm đã làm xong bài và cử đại diện trình bày phần nội dung của nhóm mình, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét phần trả lời của nhóm vừa trả lời Cuối cùng, giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung chính Qua quá trình thảo luận như vậy sẽ giúp học sinh hình thành tinh thần đoàn kết làm việc tập thể
Ví dụ: Khi dạy bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình Phần
3, [Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên] Giáo viên có thể chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận
* Nhóm 1: Gia đình là gì? Chức năng của gia đình ? Theo em, một gia đình Việt Nam nên có mấy con? Vì sao?
Trang 37* Nhóm 2: Gia đình em có tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động
dịch vụ gì không? Việc đó giúp gì cho gia đình em?
* Nhóm 3: Để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em
đã làm được gì?
* Nhóm 4: Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là việc của nhà
trường Em có nhận xét gì về ý kiến này?
Thứ tư, sử dụng phương pháp trực quan: Triết học Mác - Lênin đã khẳng
định vai trò của trực quan, nó được coi là nguồn gốc, là cơ sở đầu tiên của nhận thức chân lý “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường nhận thức chân lý” Và ngày nay, trong dạy học hiện đại thì phương pháp trực quan là một phương pháp mang lại hiệu quả cao Đây là phương pháp giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh, qua đó giúp các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng, sinh động, tránh gây sự nhàm chán cho học sinh Để dạy học tốt phương pháp trực quan giáo viên cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng trực quan
Trong phương pháp dạy học trực quan thì khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị đồ dung trực quan Muốn chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan đòi hỏi giáo viên cần phải có sự đầu tư về thời gian, công sức, nếu khó khăn thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của giáo viên khác Đối với đồ dùng dễ làm thì giáo viên có thể giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà
+ Bước 2: Dạy học với đồ dùng trực quan
Khi dạy với đồ dùng trực quan, giáo viên cần đưa ra những hình ảnh trực quan đã chuẩn bị sẵn, những trực quan đó phải phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Bên cạnh đó, giáo viên cần thuyết trình, mô tả ý nghĩa của từng hình ảnh trực quan, qua đó giúp học sinh hiểu được nội dung của bài học một cách hiệu quả nhất
Trang 38Ví dụ: Khi dạy về bài 14 (chương trình GDCD lớp 11): Chính sách quốc phòng và an ninh Dạy phần “Trách nhiệm của công dân học sinh đối với chính sách quốc phòng và an ninh” giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh minh họa về học sinh rèn luyện sức khỏe, học tập lao động tốt, có lối sống lành mạnh Tuyên truyền vận động người thân, bạn bè thực hiện tốt trách nhiệm của công dân Tham gia các hoạt động giao lưu tình nguyện, thăm hỏi động viên, giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Trên đây là một số phương pháp dạy học hiện đại mà chúng tôi sử dụng khi dạy học nội dung tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh
Để nội dung bài học đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học hiện đại
* Kết hợp sử dụng những kỹ thuật dạy học hiện đại
Kỹ thuật dạy học hiện đại là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, qua đó giúp các em hình thành năng lực tư duy sáng tạo và tinh thần hợp tác trong quá trình học tập Một số kỹ thuật dạy học được phổ biến trong quá trình dạy học, cụ thể là:
Kỹ thuật XYZ: Đây là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh trong thảo luận nhóm X là số người trong nhóm, Y là ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người
Ví dụ: Khi dạy bài 14 (Chương trình GDCD lớp 11): “Chính sách quốc phòng và an ninh” Để học sinh hiểu rõ được trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau: Là một công dân em có trách nhiệm gì đối với chính sách quốc phòng và an ninh?
Kỹ thuật động não: Động não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận Các thành viên được tham gia cổ vũ một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng sáng tạo
Trang 39Ví dụ: Khi dạy bài 11(Chương trình GDCD lớp 10): “Một số phạm trù
cơ bản của đạo đức học” Phần 3: Nhân phẩm và danh dự Giáo viên có thể đưa
ra câu hỏi như sau: Hãy nêu ví dụ chứng minh, mỗi người luôn có những phẩm chất nhất định, làm nên giá trị của mỗi cá nhân?
Với câu hỏi này học sinh có thể đưa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau phù hợp với khả năng tư duy của mình
Kỹ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối: Đây là một kỹ thuật dùng trong
thảo luận, trong đó có đề cập đến một vấn đề chứa đựng xung đột Qua đó sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau và có những ý kiến đối lập nhau nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau Mục tiêu của việc tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà là để xem xét chủ đề dưới nhiều hình thức và phương diện khác nhau
Ví dụ: Khi dạy bài 12 (Chương trình GDCD lớp 10): “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” Giáo viên đưa ra câu hỏi: Trong xã hội hiện nay, chúng ta thấy nói rất nhiều về hiện tượng đồng tính, nhưng khi đó khái niệm
“tình yêu” lại viết: “Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới” Em có đồng tình với khái niệm trên không? Vì sao?
Với câu hỏi như trên giáo viên có thể chia lớp thành hai tuyến đối lập, một tuyến đồng tình và một tuyến không đồng tình Sau đó học sinh sẽ tranh luận và đưa ra kết luận cuối cùng
Kỹ thuật tia chớp: Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành
viên trong lớp đối với câu hỏi nào đó, hoặc để thu thập thông tin phản hồi để cải thiện tình trạng giao tiếp và tạo không khí học tập trong lớp Khi đó học sinh sẽ đưa ra các ý kiến nhanh gọn (như tia chớp) để trả lời câu hỏi mà giáo viên nêu ra
Ví dụ: Khi dạy bài 11 (Chương trình GDCD lớp 10): “Một số phạm trù
cơ bản của đạo đức học” Phần 4, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau: Em hãy nêu một vài ví dụ về hạnh phúc cá nhân? Giáo viên có thể khuyến khích học sinh bằng cách cho điểm nếu các em trả lời đúng câu hỏi
Trang 40* Kiểm tra đánh giá trong dạy học tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh Trung tâm GDNN- GDTX
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những khâu quan trọng và mang tính chất bắt buộc, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, qua đó làm cho quá trình dạy học ngày càng được hoàn thiện và đạt kết quả cao Qua việc kiểm tra đánh giá giáo viên
sẽ biết được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh đến đâu và hiệu quả giảng dạy của giáo viên Khi tiến hành tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh chúng ta cần kiểm tra, đánh giá về khả năng, thái độ và hành động thực tế của các em Thông qua đó giáo viên sẽ kịp thời nắm bắt và điều chỉnh phương pháp dạy của mình cho phù hợp hơn
Bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá truyền thống như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết thì trong quá trình dạy học tích hợp người giáo viên cần đan xen những cách kiểm tra, đánh giá mới, tạo hứng thú cho học sinh Những hình thức kiểm tra, đánh giá giáo viên nên sử dụng trong dạy học tích hợp là: kiểm tra trắc nghiệm, đưa ra câu hỏi khuyến khích tư duy, các bài tập tình huống… Qua những cách kiểm tra, đánh giá như thế này giúp giáo viên không chỉ đánh giá được kiến thức của học sinh một cách toàn diện hơn, mà còn đánh giá được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế của các em Vì vậy, trong khuôn khổ bài tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng, tôi đã kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau
Chương trình Giáo dục công dân nói chung, học phần “Công dân với đạo đức” và phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” là một trong những kiến thức hết sức gần gũi, thân thuộc với các em Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có hứng thú với phần này Chính vì vậy, khi dạy học tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng, muốn học sinh có sự sáng tạo và hứng thú học tập giáo viên cần phải kết hợp nhiều hình thức khác nhau Do đó trong quá trình dạy học giáo viên cần kết hợp linh hoạt những hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau và ở những thời điểm khác nhau trong một tiết dạy