MỤC LỤC Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG. 1.1 Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn Giáo Dục Công Dân 1.1.1 Phương pháp thuyết trình 1.1.2 Cấu trúc phương pháp thuyết trình 1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thuyết trình 1.1.4 Mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn Giáo Dục Công Dân 1.1.4.1 Phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại 1.1.4.2 Phương pháp thuyết trình với phương pháp giải quyết vấn đề 1.1.4.3 Phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan 1.2 Phương pháp dạy học tích cưc 1.2.1 Định hướng để đổi mới 1.2.2 Thế nào là tính tích cực học tập 1.2.3 Phương pháp dạy học tích cực 1.2.4 Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm 1.2.5 Một số hình thức thuyết trình theo hướng tích cực 1.2.5.1 Thuyết trình nêu vấn đề 1.2.5.2 Thuyết trình theo kiểu thuật chuyện 1.2.5.3 Thuyết trình theo kiểu phân tích 1.2.5.4 Thuyết trình nêu vấn đề có tính giả thuyết 1.2.5.5 Thuyết trình theo kiểu so sánh tổng hợp 1.3 Nội dung chương trình Giáo Dục Công Dân lớp 11. 1.3.1 Phần một: Công dân với kinh tế 1.3.2 Phần hai: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội 1.4 Tình hình vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trịxã hội” ở Trường THPT Trưng Vương 1.4.1 Khái quát tình hình trường THPT Trưng Vương 1.4.2 Thực trạng dạy học và những kết quả đạt được trong việc vận dụng PPTT trong giảng dạy phần “ Công dân với các vấn đề chính trịxã hội” ờ trường THPT Trưng Vương. Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊXÃ HỘI” 2.1 Chuẩn bị thực nghiệm 2.1.1 Mục đích thực nghiệm 2.1.2 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm 2.1.3 Giả thuyết thực nghiệm 2.1.4 Kế hoạch thực nghiệm 2.2 Nội dung thực nghiệm 2.2.1 Thiết kế giáo án một số bài thuộc phần “Cộng dân với các vấn đề chính trịxã hội” 2.2.2 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 2.3 Kết quả thực nghiệm 2.3.1 Lập bảng kết quả thực nghiệm 2.3.2 Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm Chương 3. QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 3.1 Quy trình vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” 3.1.1 Thiết kế bài giảng theo hướng vận dụng phương pháp thuyết trình 3.1.2 Thực hiện tiến trình dạy học trên lớp 3.1.3 Thực hiện dạy học trên lớp 3.1.4 Sử dụng các phương tiện, thiết bị trong quá trình dạy học 3.1.5 Kiểm tra, đánh giá học sinh 3.2 Giải pháp vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” chương trình Giáo Dục Công Dân 11 3.2.1 Giải pháp đối với GV 3.2.2 Giải pháp đối với học sinh 3.2.3 Giải pháp đối với Sở Giáo dục và Đào tạo MỞ ĐẦU Tên đề tài: Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD phần “ Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” 1.Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới các PPDH là thay thế các PPDH chỉ đem lại cho người học sự thụ động, lệ thuộc vào người dạy bằng các PPDH khác có khả năng làm cho người học tích cực chủ động. Đổi mới PPDH đối với giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay là nhiệm vụ tất yếu, cấp thiết. Bởi vì: Thứ nhất, khoa học kỹ thuật – công nghệ hiện nay phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi giáo dục và đào tạo vừa truyền thụ hệ thống tri thức đã có vừa cập nhật kịp thời những thông tin, tri thức mới. Thứ hai, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới đòi hỏi giáo dục và đào tạo nước ta phải xây dựng ở thế hệ trẻ các thói quen, kỹ năng tự lực, nghi vấn, suy luận, sáng tạo, phản ứng nhanh và quyết đoán trước hoàn cảnh. Thứ ba, nhiệm vụ đổi mới PPDH đã trở thành cụ thể đối với toàn ngành cũng như từng GV vì nó được xác định rõ trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết TW 4 khóa VII (01 1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (021996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (041999). Đổi mới PPDH trong dạy học môn GDCD hiện nay hay các môn học khác ở trường THPT là đòi hỏi cấp thiết của XH, là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của mỗi GV. Nhất là từ năm học 20062007 trở đi, chương trình phân ban THPT và sử dụng SGK mới theo quyết định của Quốc hội bắt đầu có hiệu lực. Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với các phương pháp khác trong hệ thống các PPDH môn GDCD trở thành nhóm các phương pháp. Khi kết hợp như vậy PPTT vừa giữ được vai trò chủ đạo vừa khắc phục những hạn chế vốn có của nó, và như vậy PPTT có thể chuyển hóa trở thành những hình thức thuyết trình mới tích cực. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ bản chất, vai trò quan trọng của PPTT trong dạy học môn GDCD, trên cơ sở đó luận chứng sự cần thiết khách quan phải tích cực hóa PPTT. Đồng thời thông qua thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” để xây dựng quy trình tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD ở trường THPT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội”. Hai là, xác lập quy trình và những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả vận dụng PPTT theo hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” ở trường THPT Trưng Vương Quận 1, TP Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, bước đầu đề tài chỉ tập trung luận giải cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích cực hóa PPTT và khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm so sánh PPTT truyền thống với PPTT theo hướng tích cực trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” ở trường 4. Giả thuyết khoa học Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra giả thuyết khoa học sau: Nếu vận dụng PPTT trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” theo hướng phát huy tính tích cực của HS thì việc học môn GDCD sẽ hiệu quả hơn so với PPTT truyền thống. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống … Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như điều tra XH học, thực nghiệm sư phạm, lấy ý kiến của các chuyên gia, thống kê toán học … 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận làm rõ các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực và đề ra giải pháp tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” ở trường THPT. Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu trong việc đổi mới phương pháp giáo dục ở trường THPT Trưng Vương Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương, 9 tiết. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD 1.1 Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn GDCD. 1.1.1 Phương pháp thuyết trình Theo tiếng Hy Lạp phương pháp là “Méthodos”, nó có nghỉa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định đã đặt ra từ trước. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định. Qua khái niệm trên ta thấy rằng phương pháp có một cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động, những phương tiện cần thiết, quá trính làm biến đổi đối tượng. Cho nên nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng. Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn. Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào? Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp. Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học. Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau: Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy. Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh và đế cập đến PPTT trong dạy học. Theo Phan Trọng Ngọ “PPTT là phương pháp GV sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập. Người học tiếp thu hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý chúng tùy theo chủ thể người học và yêu cầu của người dạy học” Theo tác giả PPTT là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống. Từ trước đến nay, PPTT được coi là phương pháp độc thoại trong dạy học, là phương pháp cổ truyền. Dường như nó được sử dụng ở tất cả các bộ môn. Bằng phương pháp này, người ta truyền đạt cho HS những tri thức mang tính khái quát mà loài người đã thu nhận được, còn HS có nhiệm vụ lĩnh hội tri thức đó, hiểu, ghi nhớ và tái hiện, vận dụng nó trong cuộc sống. Đối với môn GDCD, PPTT có vai trò rất quan trọng. Bởi vì trong giảng dạy, GV giúp HS lĩnh hội được những kiến thức cơ bản, hiện đại, thiết thực, trừu tượng. Việc luận giải những tri thức trừu tượng, khái quát bằng những ngôn từ trong sáng, tường minh đi vào lòng người khi thuyết giảng, GV đã góp phần kích thích tư duy, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ và phát triển tư duy cho HS. Nếu GV sử dụng tốt phương pháp này trong giảng dạy môn GDCD sẽ rất thuận lợi để giảng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, qui luật… và có thể tránh được sự đơn điệu, thu hút được sự chú ý của HS. 1.1.2 Cấu trúc của phương pháp thuyết trình Trong quá trình sử dụng PPTT cần diễn giải một vấn đề nào đó thì người sử dụng cần phải trải qua bốn giai đoạn: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó. Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng quát để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh. Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra phạm vi những vấn đề cần phải xem xét. Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay logic diễn dịch. + Logic quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cái chung, cái khái quát, từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm, nguyên tắc. Theo logic quy nạp có thể có ba cách trình bày. Đó là: Quy nạp phân tích từng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập với nhau. Vì vậy có thể giải quyết từng vấn đề, rút ra kết luận rồi chuyển sang giải quyết vấn đề khác. Quy nạp phát triển: Nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích, nghĩa là giải quyết xong từng vấn đề thứ nhất thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền đề cho việc giải quyết vấn đề tiếp theo. Trong việc chứng minh các bài toán hình học thường gặp loại quy nạp này. Quy nạp song song – đối chiếu: Nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết chứa đựng những mặt tương phản, đối lập. + Logic diễn dich là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái cụ thể. Theo logic diễn dich, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát, sau đó tiến hành giải quyết có thể theo ba cách: phân tích từng phần, phân tích phát triển, phân tích so sánh – đối chiếu. Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề. Nó là sự kết tinh dưới dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét. Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách thông báo tái hiện hoặc có tính vấn đề. Cách giải quyết vấn đề có thể bằng logic quy nạp hay logic diễn dịch. Điều đó chứng tỏ cấu trúc của phương pháp thuyết trình đã phản ánh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương pháp dạy học nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng. 1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau: Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc. Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên. Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp và diễn cảm. Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghi nhớ được bài học.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TRẦN DUY LÂM
Đề tài:
TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở
TRƯỜNG THPT (Khảo sát thực tế ở Trường THPT Trưng Vương – Quận 1)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC CHINH TRỊ
TP HỒ CHÍ MINH 5/2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Đề tài:
TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở
TRƯỜNG THPT (Khảo sát thực tế ở Trường THPT Trưng Vương – Quận 1)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC CHINH TRỊ
Giảng viên hướng dẫn: TS Phí Văn Thức
Sinh viên thực hiện: Trần Duy Lâm
TP HỒ CHÍ MINH 5/2014
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo khoa Giáo Dục Chính Trị trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những tri thức quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa học và khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS Phí Văn Thức, người đã bỏ ra nhiều tâm huyết, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành cuốn khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy
cô, công nhân viên cũng như toàn thể học sinh Trường THPT Trưng Vương đã nhiệt tình và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
TP Hồ Chí Minh tháng 05 năm2014 Tác giả
Trần Duy Lâm
Trang 5MỤC LỤC Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG.
1.1 Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn Giáo Dục Công Dân
1.1.1 Phương pháp thuyết trình
1.1.2 Cấu trúc phương pháp thuyết trình
1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thuyết trình
1.1.4 Mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn
Giáo Dục Công Dân
1.1.4.1 Phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại
1.1.4.2 Phương pháp thuyết trình với phương pháp giải quyết vấn đề
1.1.4.3 Phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan
1.2 Phương pháp dạy học tích cưc
1.2.1 Định hướng để đổi mới
1.2.5.2 Thuyết trình theo kiểu thuật chuyện
1.2.5.3 Thuyết trình theo kiểu phân tích
1.2.5.4 Thuyết trình nêu vấn đề có tính giả thuyết
1.2.5.5 Thuyết trình theo kiểu so sánh tổng hợp
1.3 Nội dung chương trình Giáo Dục Công Dân lớp 11.
1.3.1 Phần một: Công dân với kinh tế
1.3.2 Phần hai: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
Trang 61.4 Tình hình vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần
“Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” ở Trường THPT Trưng Vương
1.4.1 Khái quát tình hình trường THPT Trưng Vương
1.4.2 Thực trạng dạy học và những kết quả đạt được trong việc vận dụng
PPTT trong giảng dạy phần “ Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội”
ờ trường THPT Trưng Vương.
Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN
“CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI”
2.1 Chuẩn bị thực nghiệm
2.1.1 Mục đích thực nghiệm
2.1.2 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm
2.1.3 Giả thuyết thực nghiệm
2.1.4 Kế hoạch thực nghiệm
2.2 Nội dung thực nghiệm
2.2.1 Thiết kế giáo án một số bài thuộc phần “Cộng dân với các vấn đề chính trị-xã hội”
2.2.2 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.3 Kết quả thực nghiệm
2.3.1 Lập bảng kết quả thực nghiệm
2.3.2 Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm
Chương 3 QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
3.1 Quy trình vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
Trang 73.1.1 Thiết kế bài giảng theo hướng vận dụng phương pháp thuyết trình
3.1.2 Thực hiện tiến trình dạy học trên lớp
3.1.3 Thực hiện dạy học trên lớp
3.1.4 Sử dụng các phương tiện, thiết bị trong quá trình dạy học
3.1.5 Kiểm tra, đánh giá học sinh
3.2 Giải pháp vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” chương trình Giáo Dục Công Dân 11
3.2.1 Giải pháp đối với GV
3.2.2 Giải pháp đối với học sinh
3.2.3 Giải pháp đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Trang 8MỞ ĐẦUTên đề tài: Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới các PPDH là thay thế các PPDH chỉ đem lại cho người học sựthụ động, lệ thuộc vào người dạy bằng các PPDH khác có khả năng làm chongười học tích cực chủ động Đổi mới PPDH đối với giáo dục và đào tạo nước
ta hiện nay là nhiệm vụ tất yếu, cấp thiết Bởi vì: Thứ nhất, khoa học kỹ thuật –công nghệ hiện nay phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi giáo dục và đào tạo vừa truyềnthụ hệ thống tri thức đã có vừa cập nhật kịp thời những thông tin, tri thức mới.Thứ hai, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đanghội nhập với kinh tế thế giới đòi hỏi giáo dục và đào tạo nước ta phải xây dựng
ở thế hệ trẻ các thói quen, kỹ năng tự lực, nghi vấn, suy luận, sáng tạo, phản ứngnhanh và quyết đoán trước hoàn cảnh Thứ ba, nhiệm vụ đổi mới PPDH đã trởthành cụ thể đối với toàn ngành cũng như từng GV vì nó được xác định rõ trongđường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết TW 4 khóa VII(01- 1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (02-1996), được thể chế hóa trong LuậtGiáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo,đặc biệt Chỉ thị số 14 (04/1999) Đổi mới PPDH trong dạy học môn GDCD hiệnnay hay các môn học khác ở trường THPT là đòi hỏi cấp thiết của XH, là nhiệm
vụ chuyên môn quan trọng của mỗi GV Nhất là từ năm học 2006-2007 trở đi,chương trình phân ban THPT và sử dụng SGK mới theo quyết định của Quốchội bắt đầu có hiệu lực
Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với các phương pháp khác trong hệthống các PPDH môn GDCD trở thành nhóm các phương pháp Khi kết hợpnhư vậy PPTT vừa giữ được vai trò chủ đạo vừa khắc phục những hạn chế vốn
có của nó, và như vậy PPTT có thể chuyển hóa trở thành những hình thứcthuyết trình mới tích cực
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ bản chất, vai trò quan trọng của PPTT trong dạy học mônGDCD, trên cơ sở đó luận chứng sự cần thiết khách quan phải tích cực hóa
Trang 9PPTT Đồng thời thông qua thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Công dân vớicác vấn đề chính trị - xã hội” để xây dựng quy trình tích cực hóa PPTT trongdạy học môn GDCD ở trường THPT
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: Một là, làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tích cực hóa PPTT trong dạy học mônGDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” Hai là, xác lập quytrình và những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả vận dụng PPTT theohướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chínhtrị - xã hội”
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần
“Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT Trưng Vương Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, bước đầu đề tài chỉ tập trung luận giải cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích cực hóa PPTT và khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm so sánh PPTT truyền thống với PPTT theo hướng tích cực trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường
4 Giả thuyết khoa học
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra giả thuyết khoa học sau:
Nếu vận dụng PPTT trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xãhội” theo hướng phát huy tính tích cực của HS thì việc học môn GDCD sẽ hiệuquả hơn so với PPTT truyền thống
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phântích và tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống … Khóa luận còn sử dụng
Trang 10các phương pháp như điều tra XH học, thực nghiệm sư phạm, lấy ý kiến của cácchuyên gia, thống kê toán học …
6 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận làm rõ các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực và đề ra giảipháp tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn
đề chính trị - xã hội” ở trường THPT Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thểlàm tài liệu trong việc đổi mới phương pháp giáo dục ở trường THPT TrưngVương Quận 1, TP Hồ Chí Minh
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương, 9 tiết
Trang 11NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
1.1Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn GDCD.
1.1.1 Phương pháp thuyết trình
Theo tiếng Hy Lạp phương pháp là “Méthodos”, nó có nghỉa là con đường,cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định đã đặt ra từ trước Vìvậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt đượcnhững kết quả phù hợp với mục đích đã định
Qua khái niệm trên ta thấy rằng phương pháp có một cấu trúc phức tạp, baogồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động, những phương tiện cầnthiết, quá trính làm biến đổi đối tượng Cho nên nếu mục đích không đạt đượcthì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được
sử dụng đúng
Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương phápthực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phảibiết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động củaphương pháp đó Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đốitượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệthống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và
Trang 12luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy họcthì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.
Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đốitượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt độngcủa họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứngthú, nhu cầu, ý chí của họ Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đíchtương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt độnghọc và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn
Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của ngườigiáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà
họ có Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đíchcủa mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnhhội nội dung dạy học
Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau:
- Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tươngtác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạyhọc
- Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủđích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt độngnhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họlĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạyhọc
- Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với
sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo,còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối củaphương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy
- Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là nhữngthành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chấttương đối Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết họclĩnh hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công
Trang 13tác trong phòng thí nghiệm Điều đó có nghĩa là trong những điều kiệnnhất định, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh và đế cập đến PPTT trong dạy học
Theo Phan Trọng Ngọ “PPTT là phương pháp GV sử dụng ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập Người học tiếp thu hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý chúng tùy theo chủ thể người học và yêu cầu của người dạy học”
Theo tác giả PPTT là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống.
Từ trước đến nay, PPTT được coi là phương pháp độc thoại trong dạyhọc, là phương pháp cổ truyền Dường như nó được sử dụng ở tất cả các bộmôn Bằng phương pháp này, người ta truyền đạt cho HS những tri thức mangtính khái quát mà loài người đã thu nhận được, còn HS có nhiệm vụ lĩnh hội trithức đó, hiểu, ghi nhớ và tái hiện, vận dụng nó trong cuộc sống
Đối với môn GDCD, PPTT có vai trò rất quan trọng Bởi vì trong giảngdạy, GV giúp HS lĩnh hội được những kiến thức cơ bản, hiện đại, thiết thực,trừu tượng Việc luận giải những tri thức trừu tượng, khái quát bằng nhữngngôn từ trong sáng, tường minh đi vào lòng người khi thuyết giảng, GV đã gópphần kích thích tư duy, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ và phát triển tưduy cho HS
Nếu GV sử dụng tốt phương pháp này trong giảng dạy môn GDCD sẽ rất thuậnlợi để giảng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, qui luật… và có thể tránh được
sự đơn điệu, thu hút được sự chú ý của HS
1.1.2 Cấu trúc của phương pháp thuyết trình
Trang 14Trong quá trình sử dụng PPTT cần diễn giải một vấn đề nào đó thì người
sử dụng cần phải trải qua bốn giai đoạn: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề,giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó
- Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổngquát để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh
- Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch raphạm vi những vấn đề cần phải xem xét
- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp haylogic diễn dịch
+ Logic quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đếncái chung, cái khái quát, từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, kháiniệm, nguyên tắc
Theo logic quy nạp có thể có ba cách trình bày Đó là: Quy nạp phântích từng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập vớinhau Vì vậy có thể giải quyết từng vấn đề, rút ra kết luận rồi chuyểnsang giải quyết vấn đề khác
Quy nạp phát triển: Nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích,nghĩa là giải quyết xong từng vấn đề thứ nhất thì kết luận rút ra sẽ lạilàm tiền đề cho việc giải quyết vấn đề tiếp theo Trong việc chứngminh các bài toán hình học thường gặp loại quy nạp này
Quy nạp song song – đối chiếu: Nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết chứađựng những mặt tương phản, đối lập
+ Logic diễn dich là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái
cụ thể Theo logic diễn dich, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ kháiquát, sau đó tiến hành giải quyết có thể theo ba cách: phân tích từngphần, phân tích phát triển, phân tích so sánh – đối chiếu
Trang 15- Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề Nó là sự kết tinhdưới dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đềđưa ra xem xét.
Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cáchthông báo tái hiện hoặc có tính vấn đề Cách giải quyết vấn đề có thểbằng logic quy nạp hay logic diễn dịch Điều đó chứng tỏ cấu trúc củaphương pháp thuyết trình đã phản ánh mặt bên trong và mặt bên ngoàicủa phương pháp dạy học nói chung và phương pháp thuyết trình nóiriêng
1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau:
- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó,phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìmhiểu được một cách sâu sắc
- Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giảiquyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đềkhoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày củagiáo viên
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng,tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu
bộ thích hợp và diễn cảm
- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tưduy của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáoviên và mới ghi nhớ được bài học
Trang 16- Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khốilượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảmbảo tinh kinh tế cao.
Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình còn có những hạn chế, nếu sử dụngkhông đúng có thể:
- Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tưduy tái hiện, do đó làm cho họ chóng mệt mỏi
- Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói
- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thứccũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh
1.1.4 Mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn
GDCD
1.1.4.1 Phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại
Trong giảng dạy môn GDCD có sử dụng phương pháp đàm thoại, khi
đó đàm thoại được kết hợp với thuyết trình Phương pháp đàm thoạiđược xem như là quá trình tương tác giữa người dạy với người học,được thực hiện thông qua hệ thống các câu hỏi và câu trả lời tươngứng về một chủ đề nhất định do người dạy hay người học đặt ra Kếtquả là dưới sự dẫn dắt của người dạy, người học thể hiện được ýtưởng của mình; khám phá và lĩnh hội đối tượng học tập
Thông thường có hai hình thức đàm thoại là đàm thoại có chủ đích vàđàm thoại tự do Đàm thoại có chủ đích là hình thức đàm thoại mà câuhỏi của GV được sắp xếp theo một hệ thống nhất định hướng vào chủ
đề Hình thức đàm thoại này có ba loại là đàm thoại diễn giải (giảnggiải các khái niệm, phạm trù), đàm thoại dẫn dắt (giúp HS nắm bắttừng đề mục và toàn bài), đàm thoại tìm tòi (buộc HS phải tìm tòi,tổng hợp, giải đáp, rút ra kiến thức mới) Đàm thoại tự do (gợi mở) làhình thức chuyển tải và lĩnh hội tri thức của GV và HS Nhưng ở đâydựa trên cơ sở nội dung của bài học, GV và HS cùng đặt ra những câuhỏi và cùng trả lời những câu hỏi đó Trong dạy học môn GDCD, việc
Trang 17kết hợp phương pháp đàm thoại với PPTT sẽ góp phần khắc phục hạnchế của thuyết trình Phương pháp thuyết trình với đặc điểm truyềnthụ tri thức một chiều đã tạo nên những hạn chế trong giảng dạy Khiđược kết hợp với đàm thoại, tính chất độc thoại được loại bỏ, thay vào
đó là mối quan hệ tương tác tích cực giữa thầy và trò Do sự kết nốithông tin qua lại giữa thầy và trò được thiết lập mà không khí lớp họcthay đổi tích cực, trò có điều kiện để bộc lộ phát triển ý tưởng và kỹnăng vận dụng tri thức, được rèn luyện kỹ năng trình bày và tự tin hơntrong học tập Thầy có được thông tin phản hồi, điều chỉnh được kịpthời tài liệu và các thao tác sư phạm, đánh giá chính xác và đầy đủ hơn
về trò Chính nhờ vậy mà hiệu quả thuyết trình nâng lên, hạn chế đượckhắc phục Trong dạy học môn GDCD, phương pháp đàm thoại luôn
có sự kết hợp với PPTT Tri thức môn GDCD thường khó, trừu tượng,liên quan tới nhiều môn khoa học khác; vốn kiến thức cũng như kinhnghiệm của HS so với yêu cầu bộ môn còn hạn chế Do vậy, khi giảngdạy đòi hỏi GV phải khéo léo phân tích, giảng giải, quy nạp tổng hợp,trừu tượng hóa, khái quát hóa… những nội dung tri thức bài học
1.1.4.2 Phương pháp thuyết trình với phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề là PPDH, trong đó GV tạo ra tìnhhuống có vấn đề, điều chỉnh HS phát hiện ra vấn đề, tự giác tích cựcgiải quyết vấn đề, thông qua đó lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng vàđạt được những mục tiêu dạy học Trong quá trình thực hiện bài thuyếttrình, GV thường kết hợp với PPDH giải quyết vấn đề Cách kết hợpthường là, GV đưa ra những câu hỏi hay đặt ra vấn đề có tính nghịch
lý, mâu thuẫn giữa kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS với vấn đề
GV sẽ trình bày, hoặc cũng có thể GV diễn đạt vấn đề dưới dạng nghivấn Những câu hỏi, cách đặt vấn đề, cách diễn đạt như vậy được GV lchọn, bố trí một cách hợp lý theo sát logic nội dung bài học đã trởthành một bộ phận của bài thuyết trình và do đó có tác dụng tạo ra sựchú ý ở HS, đặt họ vào trạng thái luôn luôn có những thắc mắc cầnđược giải đáp Như vậy, sự kết hợp đó đã làm tăng thêm sự hấp dẫncủa bài thuyết trình, tạo nên sự chú ý, kích thích HS tự tìm tòi tri thức
để giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức của bản thân, và cũng do đó
mà khắc phục được những hạn chế của bài thuyết trình Khi sử dụngphương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học, người dạy phải sử dụng
Trang 18PPTT và khi đó thuyết trình có giá trị như “công cụ trung gian” đểchuyển tải thông tin giữa người dạy và người học, làm cho nhận thứccủa người học đi từ chỗ chưa có nhu cầu cần tìm kiếm tri thức đến cónhu cầu, rồi gặp phải những mâu thuẫn nội tại trong nhận thức của bảnthân và sau đó thì nhận thức ra được vấn đề học tập Yếu tố quan trọngcủa dạy học giải quyết vấn đề là tạo ra tình huống có vấn đề và giảiquyết vấn đề trong nhận thức của người học Để tạo tình huống có vấn
đề trong nhận thức của người học, người dạy phải căn cứ vào nội dungtri thức của bài học, đối tượng người học, mối quan hệ giữa tri thứcbài học với thực tiễn và kinh nghiệm đã có ở người học, các điều kiện,PPDH thực tế… Trên cơ sở đó, người dạy xây dựng vấn đề học tập,tức là bài toán nhận thức cho người học Bài toán nhận thức chỉ trởthành đối tượng nhận thức khi nó xuất hiện trong nhận thức của ngườihọc - chủ thể nhận thức một mâu thuẫn tự giác, một nhu cầu bên trongmuốn giải quyết mâu thuẫn bên ngoài (bài toán nhận thức) Như thế ởngười học đã xuất hiện tình huống có vấn đề, người học phải huy độnghết mọi khả năng về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, kếthợp với sự trợ giúp tích cực của thầy, của bạn với những hình thứcnhư gợi ý, nhắc lại, liên kết, logic hóa các kiến thức đã có với vấn đềhọc tập trong mối quan hệ khách quan giữa chúng, nhờ đó mà ngườihọc tiếp thu được tri thức của bài học Như vậy, việc chuyển bài toánnhận thức vào trong nhận thức người học chủ yếu được thực hiện bằngthuyết trình thông qua ngôn ngữ nói từ đó giúp người học giải quyếtmâu thuẫn trong nhận thức và tiếp thu tri thức bài học, người dạy phải
có những thao tác, những công cụ sư phạm hữu hiệu, tiện dụng Nhưthế, mặc dù sử dụng PPDH giải quyết vấn đề nhưng người dạy khôngthể không kết hợp sử dụng PPTT, thuyết trình lúc này giữ vai trò như
“công cụ trung gian” kết nối thông tin giữa người dạy và người họcnhằm thực hiện mục tiêu bài học
1.1.4.3 Phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan
Trực quan là PPDH trong đó GV sử dụng các đồ dùng, các phươngtiện dạy học nhằm mục đích minh họa, bổ sung thêm kiến thức cho bàigiảng
Phương pháp trực quan trong dạy học GDCD có nhiều hình thức như
sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê; trực quan thông
Trang 19qua phương tiện nghe nhìn; tham quan thực tế… Phương pháp thuyếttrình với phương pháp trực quan có mối quan hệ gắn bó với nhau.Trực quan có giá trị minh họa, hỗ trợ rất lớn cho việc thuyết trình Quátrình nhận thức của con người chia làm hai giai đoạn là nhận thức cảmtính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính gồm các hình thức nhưcảm giác, tri giác, biểu tượng Nhận thức lý tính gồm khái niệm, phánđoán, suy luận Trong nhận thức cảm tính, có càng nhiều cơ quan cảmgiác trực tiếp tiếp xúc với sự vật hiện tượng thì tài liệu nhận thức càng
đa dạng, phong phú, trở thành cơ sở tin cậy cho nhận thức lý tính.PPDH lợi dụng đặc điểm này để xây dựng phương pháp trực quan,đây cũng là lý do quan trọng làm cho bài thuyết trình thêm hấp dẫn,thuyết phục, hiệu quả Khi sử dụng phương pháp trực quan để dạy họcmôn GDCD, GV buộc phải thuyết minh, giảng giải, phân tích, tổnghợp, khái quát, kết luận các chủ đề, quan điểm, quy luật, nguyên lýtrong nội dung bài học Như vậy, thuyết trình buộc phải “vào cuộc”tích cực khi GV sử dụng phương pháp trực quan
1.2 Phương pháp dạy học tích cực
1.2.1 Định hướng để đổi mới
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongnghị quyết Trung ương Khóa VII ( 1/1993), Nghị quyết Trung ương 2Khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo Dục (12/1998),được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là
chỉ thị số 15 (4/1999) Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồidưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh"
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tậpchủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
Trang 201.2.2 Thế nào là tính tích cực học tập
Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con người Để tồn tại và phát triển,con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, XH.Tính tích cực luôn có trong con người nhưng chỉ bộc bộ và phát huy khicon người có động lực và đạt tới lợi ích nhất định Tính tích cực học tập
là tính tích cực của con người trong học tập Nó được biểu hiện ở sự khátkhao hiểu biết, những cố gắng trí lực, nghị lực để vượt qua mọi khó khăntrở ngại nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Tính tích cực học tậpchỉ có được khi xuất hiện một động cơ học tập đúng đắn Động cơ học tậpđúng đắn tạo nên hứng thú, say mê, tự giác học tập, đó là nhân tố hìnhthành tính tích cực học tập Tư duy học tập là nguồn gốc sáng tạo Tớilượt mình, kết quả của học tập độc lập, tự giác, sáng tạo tác động trở lạiđộng cơ học tập, bồi dưỡng và phát triển động cơ học tập Có thể nhậnthấy dấu hiệu tích cực học tập của HS ở những biểu hiện như sự hăng háitrả lời câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiếncủa mình trước vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽnhững vấn đề chưa tường minh, chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng đãhọc để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiêntrì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…
Có thể xem xét tính tích cực học tập qua các cấp độ:
- Bắt chước: gắng sức làm theo khuôn mẫu của thầy của bạn…
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khácnhau của vấn đề…
- Sáng tạo: Tìm cách giải quyết độc đáo, hữu hiệu
Mấy thập niên gần đây, dựa trên quan điểm về sự tác động của phươngpháp đến sự phát triển của người học, lý luận dạy học phương Tây đãchia PPDH thành 3 nhóm bao gồm các PPDH hướng vào người dạy, cácPPDH tích cực và các PPDH hướng vào người học
Các nhà sư phạm người Anh cũng đã phân chia PPDH thành ba nhóm đó
là các phương pháp lấy GV làm trung tâm, các phương pháp tích cực, cácphương pháp lấy người học làm trung tâm
- Các phương pháp lấy người dạy làm trung tâm gồm: GV thuyết trình,nghệ thuật giải thích, nghệ thuật trình diễn, phương pháp đặt câu hỏi vàphương pháp hỗ trợ trí nhớ người học
- Các phương pháp tích cực gồm: hướng dẫn học viên thực hành, thảoluận, học nhóm và người trình bày, trò chơi, đóng vai, diễn kịch, và mô
Trang 21phỏng, xêmina, học cách nhớ… - Phương pháp lấy người học làm trungtâm gồm: học qua đọc, tự học và làm bài tập ở nhà, bài tập nghiên cứu,tiểu luận, khám phá có hướng dẫn, sáng tạo, thiết kế và phát minh, học từkinh nghiệm của mình
Ở Việt Nam, vấn đề PPDH tích cực cũng được các nhà giáo dục đề cậpvới nhiều quan điểm khác nhau Nguyễn Kỳ cho rằng, phương pháp tíchcực chính là tổ chức cho HS học tích cực bằng hành động của chính các
em, qua hợp tác với cộng đồng, theo ba thời điểm: một là trẻ làm việcmột mình với đối tượng học; hai là trẻ hợp tác với tập thể, XH và cuốicùng là chuyển sang hệ thống mới: Trò - Lớp - Thầy
Theo Nguyễn Trọng Di, nếu coi học là quá trình giải quyết vấn đề dotình huống thực tế tạo nên, học là tự tìm tòi mày mò kiến thức thì đồngnhất việc học với việc nghiên cứu khoa học.Theo ông, học qua giải quyếttình huống, mà tình huống ấy do thầy tạo ra, do sự hướng dẫn có chủ đíchcủa thầy chứ không phải tự lực hoàn toàn, động cơ ở người học cũngkhác người nghiên cứu Xét về bản chất việc học là tiếp thu, là phải biếtchấp nhận, vì vậy nếu coi là tự tìm tòi ra kiến thức là không hợp lý, là hơicực đoan
Với Phạm Viết Vượng, PPDH tích cực không phải là một phương pháp
cụ thể, không phải là một phương pháp mới phát minh mà là một nguyêntắc dạy học Từ nguyên tắc này buộc người ta phải tìm ra những phươngpháp tương ứng
Tuy chưa hoàn toàn thống nhất nhưng quan điểm của các nhà giáo dụcViệt Nam đã có giá trị định hướng, chỉ rõ phương pháp, biện pháp dạyhọc phát huy tính tích cực học tập của HS Họ coi việc phát huy tính tíchcực học tập và vai trò chủ thể học tập của HS là đối tượng tác động của
GV và việc tích cực học tập của HS là dấu hiệu của việc học tập có hiệuquả
1.2.3 Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ
động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo
nghĩa trái với tiêu cực PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích
Trang 22cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào pháthuy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huytính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tíchcực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụđộng.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cáchhọc, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cáchdạy của thầy Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tíchcực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợpgiáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vìhọc sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động Vì vậy, giáoviên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho họcsinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy vàtrò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mớithành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phânbiệt với “ Dạy và học thụ động”
1.2.4 Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung
tâm
Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài vàtrong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tớiviệc cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạyhọc lấy học sinh làm trung tâm
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đươngnhư: dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạyhọc hướng vào người học… Các thuật ngữ này có chung một nội hàm lànhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong qúa trình dạy học,khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy
và vai trò của giáo viên
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy chomột lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thìgiáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thànhkiểu dạy "thông báo - đồng loạt" Giáo viên quan tâm trước hết đến việchoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy địnhtrong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu
Trang 23và nhớ những điều giáo viên giảng Cách dạy này đẻ ra cách học tập thụđộng, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng,hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xãhội hiện đại Để khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phảiphát huy tính tích cực chủ động của học sinh, thực hiện "dạy học phânhóa"* quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong tậpthể lớp Phương pháp dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trungtâm ra đời từ bối cảnh đó.
Trên thực tế, trong qúa trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạtđộng dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học Thông qua hoạt động học,dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chínhmình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làmthay cho mình được Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động,không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy
sẽ rất hạn chế
Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thìđương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học Tuy
nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương
pháp dạy học cụ thể Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách
tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu,nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phảichỉ liên quan đến phương pháp dạy và học
1.2.5 Một số hình thức thuyết trình theo hướng tích cực
Thuyết trình là PPDH truyền thống, có những điểm mạnh và hạn chế Đổimới PPDH theo hướng tích cực không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thaythế hoàn toàn các PPDH truyền thống mà chúng ta cần kế thừa, phát triểnnhững nhân tố hợp lý, những mặt tính cực của PPDH hiện có, đồng thờiphải học hỏi, vận dụng linh hoạt một số PPDH mới nhằm phát huy tínhtích cực, chủ động sáng tạo của HS trong học tập Với quan điểm tiếp cậnnhư vậy, chúng tôi xin đề xuất một số hình thức dạy học bằng PPTT theohướng tích cực
Trang 24nghi vấn, câu hỏi gợi mở đã đặt HS vào tình huống có vấn đề giúp cho
HS tích cực, chủ động nhận thức bài học
1.2.5.2 Thuyết trình theo kiểu thuật chuyện
GV có thể thông qua những câu chuyện diễn ra trong thực tế đời sống,thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh làm tư liệu đểphân tích, minh họa, khái quát và rút ra kết luận nhằm xây dựng biểutượng, khắc sâu nội dung kiến thức của bài học Giá trị tích cực củahình thức dạy học này là câu chuyện đã tạo nên sự tập trung chú ý đặcbiệt của HS giúp HS tiếp thu bài học có hiệu quả
1.2.5.3 Thuyết trình theo kiểu mô tả phân tích
GV có thể sử dụng công thức, sơ đồ, biểu mẫu để mô tả, phân tích,chỉ ra những đặc điểm, khía cạnh của từng nội dung bài học Các côngthức, sơ đồ, biểu mẫu được sử dụng ở dây có vai trò như là phươngtiện trực quan Tuy nhiên giá trị của nó không chỉ dừng lại ở mức độgiúp cho HS có được tài liệu trực quan mà các dấu hiệu bản chất, cácmối liên hệ, tính quy luật của vấn đề học tập còn được hình thànhtrong tư duy HS
1.2.5.4 Thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết
GV đưa vào bài học một số giả thuyết hoặc quan điểm có tính chấtmâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu nhằm xây dựng tình huống cóvấn đề Kiểu nêu vấn đề này đòi hỏi HS phải lựa chọn quan điểmđúng, sai và có lập luận vững chắc về sự lựa chọn của mình Đồngthời HS phải biết cách phê phán, bác bỏ một cách chính xác, kháchquan những quan điểm không đúng đắn Tính tích cực của phươngpháp này không chỉ ở mức HS tự giải quyết vấn đề, lĩnh hội tri thức
mà các mục tiêu dạy học bao gồm tri thức, kỹ năng, thái độ đều đạtđược ở mức cao
1.2.5.5 Thuyết trình theo kiểu so sánh tổng hợp
Nếu nội dung của vấn đề trình bày chứa đựng những mặt tương phảnthì GV cần xác định những tiêu chí để so sánh từng thuộc tính hoặcquan hệ giữa hai đối tượng đối lập nhau nhằm rút ra kết luận cho từngtiêu chí so sánh Mặt khác, GV có thể sử dụng số liệu thống kê đểphân tích, so sánh, rút ra kết luận nhằm làm tăng tính chính xác vàthuyết phục của vấn đề Tính tích cực của hình thức thuyết trình là GV
đã triệt để khai thác tính tương phản, mâu thuẫn, đối lập của vấn đểnghiên cứu nhằm kích thích tư duy HS
Trang 25Trên đây là năm hình thức thuyết trình theo hướng tích cực có thể vậndụng trong quá trình dạy học môn GDCD.
1.3 Nội dung chương trình Giáo Dục Công Dân lớp 11
Nội dung chương trình môn GDCD lớp 11 được cấu trúc thành hai phần:1.3.1 Phần một: Công dân với kinh tế
Nội dung chương trình được sắp xếp thành 8 bài với gợi ý phân phối thờilượng như sau:
Bài 1 (2 tiết) : Công dân với sự phát triển kinh tế
Bài 2 (3 tiết) : Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường
Bài 3 (2 tiết) : Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 4 (1 tiết) : Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 5 (1 tiết) : Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 6 (2 tiết) : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bài 7 (2 tiết) : Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cườngvai trò quản lí kinh tế của Nhà nước
1.3.2 Phần hai: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
Nội dung chương trình được sắp xếp thành 2 nhóm, gồm 8 bài, với thờilượng được phân phối như sau:
A Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội
Bài 8 (2 tiết) : Chủ nghĩa xã hội
Bài 9 (3 tiết) : Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Bài 10 (2 tiết) : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
B Một số chính sách lớn ở nước ta hiện nay
Bài 11 (1 tiết) : Chính sách dân số và giải quyết việc làm
Bài 12 (1 tiết) : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bài 13 (3 tiết) : Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và côngnghệ, văn hóa
Bài 14 (1 tiết) : Chính sách quốc phòng và an ninh
Bài 15 (1 tiết) : Chính sách đối ngoại
1.4 Tình hình vận dụng PPTT trong dạy học phần “Công dân với các vấn
đề chính trị-xã hội” ở Trường THPT Trưng Vương
1.4.1 Khái quát tình hình trường THPT Trưng Vương
Trường THPT Trưng Vương tọa lạc tại số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm,Phường Bến Nghé, Quận Một, TP.HCM Trường được thành lập năm 1917 tại
Trang 26Hà Nội với tên gọi trường Nữ sư phạm Năm 1948, trường đổi tên thành trường
nữ trung học Trưng Vương Năm 1957 trường chính thức về đường NguyễnBỉnh Khiêm Khoảng thời gian này Trưng Vương cùng Gia Long (Nguyễn ThịMinh Khai) và Petrus Ký (Lê Hồng Phong) là ba trường nổi tiếng Ngoài việchọc hành nũ sinh Trưng Vương còn tham gia các phong trào học sinh sinh viênđấu tranh đòi dân chủ Một trong những tấm gương điển hình là nữ sinh NguyễnThị Hiền hay còn gọi là Hiền Trưng Vương Sau chiến thắng lịch sử năm 1975,đất nước thống nhất, cuộc sống biết bao khó khăn, bỡ ngỡ nhưng thầy trò TrưngVương hội nhập nhanh Đội ngũ CBQL – GV – CNV lúc này gồm một bộ phậntrước giải phóng ở lại, từ chiến trường trở về đặc biệt là từ miền Bắc chi việnvào (số giáo viên này phần lớn là con em miền Nam tập kết năm 1954 nay trởvề) Cô nữ sinh miền Nam tập kết Phan Huỳnh Hoa đã vượt Trường Sơn 1973trở về và trở thành cô Hiệu trưởng trường Trưng Vương từ 1975 – 1997
Từ năm 1979 đến nay, Trưng Vương trở thành trường cấp 3, bắt đầu nhậnthêm học sinh nam Sau giải phóng cũng như bao trường khác với bao khó khănbộn bề Cơ sở vật chất xuống cấp, đội ngũ giáo viên được đào tạo nhiều nguồn,học sinh bỡ ngỡ với chương trình mới Tập thể sư phạm và học sinh của trường
đã phấn đấu không ngừng, lớp lớp học sinh được bổ sung vào nguồn tri thứccủa Thành phố
Hơn 35 năm qua, trường đều được thành phố tặng bằng khen là đơn vị đã
có nhiều thành tích trong việc thực hiện xuất sắc nhiệm vụ năm học Là mộttrong những trường đào tạo học sinh giỏi, có rất nhiều học sinh đạt nhiều giảithưởng cấp toàn quốc và thành phố đó là nhờ các thầy cô đã kịp thời phát hiện
và bồi dưỡng để đạt được những thành tích trên Những thành tích trên đó là kếtquả tâm huyết của toàn thể CB – GV – CNV của nhà trường mà đi đầu là BGH
Khóa đầu tiên ra trường vào đại học năm 2006 được xếp hạng 131 trongtổng số 200 trường có điểm vào đại học cao nhất, cũng từ đây tỉ lệ đậu tú tàiluôn giao động từ 99% - 100% Từ năm 2002 đến nay, mỗi năm học sinh giỏicấp thành phố và học sinh đạt huy chương kỳ thi Olympic tăng về số lượng, ổnđịnh về chất lượng Trường được phụ huynh tin tưởng gởi con vào học Nămhọc 2009 – 2010 trường vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba doChủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng; Bằng khen của Thủ tướng Chínhphủ; Bằng khen của Bộ GD – ĐT
Trang 27 Kết quả đạt được năm học 2012 – 2013:
A Giáo viên:
1 Nhà trường:
- Chi bộ: Trong sạch vững mạnh (24/24 đảng viên được công nhận làđảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 04 đảng viên hoànthành xuất sắc nhiệm vụ)
- Trường: Tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố (Bằng khen củaUBND Thành phố); Cờ Thi đua năm học 2012 – 2013 của UBND TP; Bằngkhen Bộ GD – ĐT: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2012 – 2013
- Công đoàn: vững mạnh xuất sắc (Bằng khen Tổng LĐLĐ Việt Nam)
- Đoàn thanh niên: Xuất sắc (Giấy khen Quận Đoàn)
- Chi đoàn giáo viên: xuất sắc (Giấy khen Quận Đoàn)
2 Tập thể:
09 tổ được khen tổ xuất sắc cấp thành phố (Toán, Lý, Hóa, Sinh – CN,Văn, Sử - CD, Địa, NN, TD – QP); 02 tổ được khen tổ tiên tiến cấp Ngành (Tinhọc, Học vụ)
3 Cá nhân:
100% CB – GV – CNV lao động tiên tiến; 21 CSTĐCS; 02 CSTĐTP; 01Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; 01 bằng khen Bộ GD – ĐT; 02 Huy hiệuthành phố; 13 bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm học liên tục
B Học sinh:
1 Hạnh kiểm:
Trang 280(0 %)
KHỐI 11 711 (86.1%)612 80
(11.3 %)
18(2.6%)
1(0.14%)
(65.1%)
226 (32.2%)
19 (2.7%)
0(0%)
88 (12.5%)
2 (0.3%)
0 (0 %)
(15.6%)
491 (69.1%)
107(15.1%)
2 (0.3%)
0(0 %)
(9.69%)
406(57.8%)
212(30%)
16(2.3%)
0(0%)
3 Về tập thể lớp: 9 tập thể, trong đó có 3 giải nhất khối, 3 giải nhìkhối và 3 giải ba khối
Trang 29Bên cạnh đó tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%.
1.4.2 Thực trạng dạy học và những kết quả đạt được trong việc vận dụng
PPTT trong giảng dạy phần “ Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” ờ trường THPT Trưng Vương.
Trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học môn GDCD ở các trường nóichung và trường THPT Trưng Vương nói riêng đã có những chuyển biến tíchcực nhờ sự đổi mới và sự quan tâm từ nhà trường
Dưới đây là kết quả điều tra 183 HS của khối 10 ở trường THPT Trưng Vương.
2 Giơ tay phát biểu mỗi khi GV đặt câu hỏi 55 30.05%
4 Thảo luận sôi nỗi mỗi khi GV đặt câu hỏi 101 55.19%
5 Trao đổi với GV về những vấn đề chưa
hiểu
Tỉ lệ(%)
ThỉngthoảngvậndụngPPTT
Tỉ lệ(%)
Chưabao giờvậndụng
Tỉ lệ(%)
Mức độ sử dụng PPTT của GV tại trường THPT Trưng VươngChương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ VIỆC VẬN DỤNG PPTT TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN
ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI”
2.1 Chuẩn bị thực nghiệm
Trang 302.1.1 Mục đích thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT Trưng Vương, TP Hồ ChíMinh nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả trong việc vận dụng PPTTgiảng dạy trong phần “Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” chương trìnhGDCD lớp 11
2.1.2 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm
Địa điểm thực nghiệm: tại Trường THPT Trưng Vương, TP Hồ Chí Minh.Đối tượng thục nghiệm là HS lớp 11 của Trường THPT Trưng Vương
Tôi chọn 4 lớp khối 11 gồm: 11A3, 11A6, 11A7, 11A12
2.1.3 Giả thuyết thực nghiệm
Thực nghiệm về việc vận dụng PPTT trong giảng dạy phần “ Công dân với cácvấn đề chính trị- xã hội” nói riêng và chường trình GDCD lớp 11 nói chung sẽgóp phần kích thích được tính tích cực, tự học, sáng tạo và sự hứng thú của HStrong việc tiếp thu của bài học đồng thời với PPDH này sẽ khắc phục dượcnhững hạn chế của PPDH dạy hoc truyền thống
2.1.4 Kế hoạch thực nghiệm
Tiến hành vào học kì II năm học 2013-2014 tại THPT Trưng Vương
Được chia ra làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1
Trang 31Xây dựng giáo án vận dụng PPTT một số bài cụ thể ở phần “Công dân với cácvấn đề chính trị” chương trình GDCD lớp 11.
Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Giai đoạn 2
Tiến hành dạy thực nghiệm
Tìm hiểu tình hình đối tượng HS của hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng
Giai đoạn 3
Xử lý, phân tích các số liệu khảo sát, so sánh đối chiếu kết quả học tập của lớpthực nghiệm và lớp đối chứng theo tiêu chí và thang điểm đã được xây dựng.Thang điểm được chấm theo bốn mức từ cao xuống thấp tương đương với bốnbậc: giỏi, khá, trung bình, yếu Giỏi từ 9 đến 10 điểm, khá từ 7 đến cận 9, trungbình từ 5 đến cận 7, yếu là dưới 5 điểm
2.2 Nội dung thực nghiệm
2.2.1 Thiết kế một giáo án theo PPTT của phần “Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” GDCD lớp 11.
Bài 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNGI/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
2 Về kỹ năng:-Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài
nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân
- Biết đánh giá thái dộ hành vi của bản thân và của người khác trong việc thựchiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Trang 323 Về thái độ: Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường của Nhà nước Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại
cho tài nguyên, môi trường
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
-Sách giáo khoa GDCD lớp 11
-Sách bài tập (Câu hỏi tình huống GDCD lớp 11)
-Những số liệu, thông tin liên quan đến nội dung bài học
-Máy chiếu
III PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại, nêu vấn
đề
III TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1 Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em hảy nêu những việc làm của em và bạn bè góp phần thực hiện
chính sách dân số
Câu 2: Theo em, điều băn khoăn lớn nhất hiện nay của thế hệ trẻ là gì ?
Biện pháp nào để khắc phục tình trạng đó
2 Giới thiệu bài
Vấn đề môi trường ở nước ta đã được đảm bảo hay chưa và tình hình khai
thác tài nguyên như thế nào? Đảng và Nhà nước đã có những chính sách
gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường, cũng như khai thác và sử dụng tài
nguyên một cách hợp lí? Đó là nội dung của bài học nay…
Để học sinh nắm được nội dung mục tiêu, phương hướng cơ
bản của chính sách TN&BVMT thì GV nêu khái quát tình
hình TN&MT ở nước ta
GV: Bảo vệ tài nguyên, môi trường là vấn đề có ý nghĩa sống
còn, là một trong những nội dung cơ bản trong đường lối, chủ
trương và kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước, là nhiệm
vụ có tính xã hội sâu sắc, là cơ sở quan trọng bảo đảm sự phát
triển bển vững ở nước ta
Ông bà ta ngày xưa có câu “Rừng vàng biển bạc” vậy theo
1 Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay
Trang 33em câu nói trên còn có nguyên giá trị hay không ?
HS: Trả lời đưa ra quan điểm của mình
GV: Đây là một câu hỏi mở mang tình quan sát về vấn đề tài
nguyên môi trường, để biết câu nói trên hiện nay còn có đúng
với tình hình tài nguyên môi trường của nước ta hiện nay hay
không Thầy và các em sẽ tìm hiểu nội dung của bài này ( Gây
ra sự kích thích, tìm tòi của sinh trong tiết dạy)
Đối với nước ta do đặc điểm khí hậu và địa hình nền nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú
GV: Đưa ra hình ảnh minh họa cho HS quan sát
Khai thác khoáng sản ở Lào Cai
Đất đai màu mỡ
- TNTN đa dạng và phong phú
+ Khoáng sản phongphú (dầu mỏ, sắt, bôxít, thiếc, than…)
+ Đất đai mầu mỡ (phù
sa, bazan…)+ Khí hậu (nhiệt đới
ẩm gió mùa)+ Rừng rộng, động vật,thực vật có nhiều loại+ Biển rộng có nhiềuphong cảnh đẹp
+ Ánh sáng, nước,không khí dồi dào
Trang 34Khí hậu Việt Nam
Động thực vật Việt Nam đa dạng về nhiều loài
Biển rộng có nhiều cảnh đẹp
Trang 35Từ những thực trạng về tài nguyên, môi trường nêu trên
Đảng và Nhà nước ta đã có những mục tiêu và phương
hướng gì?
HS: Trả lời
Giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung đơn vị kiến thức
này bắng việc sử dụng phương pháp vấn đáp
Đối với phần này giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp
thuyết trình kết hợp với đàm thoại để giúp học sinh hiểu được
một số chính sách quan trọng để bảo vệ môi trường
Theo em Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những mục tiêu gì
để bảo vệ tài nguyên và môi trường ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Như vậy do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ
quan là nguyên nhân chính Việc nâng cao nhận thức về bảo
về tài nguyên, môi trường cho toàn dân chưa được quan tâm
đúng mức, chưa phát huy được nguồn nhân lực tham gia bảo
vệ tài nguyên, môi trường nước ta vẫn còn tình trạng: khai thác
, sử dụng tài nguyên bừa bãi; nạn chặt phá rừng, săn bắt thú
quý hiếm chưa được ngăn chặn; ý thức bảo vệ môi trường
kém
Sau khi cho HS tìm hiểu về tình hình TNMT ở nước ta hiện
nay thì GV kết hợp với máy chiếu đưa ra clip và hình ảnh về
TNMT
Thực trạng về tài nguyên
+ Khoáng sản có nguy
cơ cạn kiệt
+ Rừng bị tàn phá,nhiều động vật, thựcvật có nguy cơ tuyệtchủng
+ Chất lượng đất suygiảm, đất canh tác thuhẹp
Trang 36GV cho HS xem clip Voi giết người
Qua đoạn clip trên các em thấy hình ảnh một chú voi hung
hăng vật và giết chết con người, nhưng ở đây chú voi này lại
là người bị hại Mục đích của con người là giết voi lấy ngà
của nó, vì vậy nó chỉ phản kháng lại theo bảng năng sinh
tồn của động vật Có thể nói đây là cách trả thù của thiên
nhiên với con người.
Bên cạnh đó GV đưa ra một số hình ảnh về nạn chặt phá rừng,
ô nhiễm mội trường (không khí ), săn bắt thú rừng
Các em vừa xem những hình ảnh về sự hủy hoại của con người
về môi trường, GV mở rộng những ví dụ thực tế và gần gũi
với các em
GV: Bên cạnh đó do dân số nước ta tăng nhanh và tập trung
quá đông vào các đô thị lớn nên tình trạng ô nhiễm không khí,
nguồn nước ngày càng trầm trọng Điếu quan trọng là tình
trạng trên đang trực tiếp ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức
khỏe của con người
GV: Vậy để thực hiện được các mục tiêu cơ bản của chính
sách tài nguyên bà bảo vệ môi trường chúng ta phải có
những phương hướng cơ bản nào?
Giáo viên cho học sinh đọc phần phương hướng, sau đó cho
học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi (phiếu học tập) sau
- Thực trạng về môi trường
+ Ô nhiễm đất, nước,không khí, biển…+ Sự cố môi trường:Bão, lũ lụt, hạn hán…ngày càng tăng
+ Nhiều vấn đề về vệsinh môi trường…
Trang 37đó chiếu từng phương hướng lên màn hình máy chiếu theo nội
dung câu hỏi thảo luận
Nhóm 1 Theo em, Nhà nước phải làm gì để thực hiện tốt các mục
tiêu trên?
Nhóm 2
Làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi
trường cho toàn dân?
Nhóm 3
Để khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường có hiệu quả
cần coi trọng điều gì?
Nhóm 4
Cần có biện pháp nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường, cần kiệt tài nguyên?
HS: Tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận
HS:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có)
GV: Ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau đó nhận xét, kết
luận, kết hợp chiếu trên màn hình
Mỗi chúng ta đều có thể bảo vệ môi trường bằng việc làm
thiết thực cụ thể hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
Để học sinh nắm được trách nhiệm đối với chính sách tài
nguyên và bảo vệ môi trường giáo viên đưa ra câu hỏi sau
Ở trường, ở lớp, ở nơi em sinh sống có những hành động
tác động xấu đến tài nguyên, môi trường không? Đó là những
hành động nào? Thái độ của em đối với hành động đó là gì?
Công dân có trách nhiệm gì đối với chính sách tài nguyên
và bảo vệ môi trường?
2 Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu
+ Sử dụng hợp lý tàinguyên
Trang 38Giáo viên nhận xét và kết luận chiếu trách nhiệm của công
dân lên màn hình máy chiếu
GV: Để thực hiện những phương hướng cơ bản trên chúng ta
cần biết kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa phát triển kinh
tế-xã hội với bảo vệ tài nguyên và môi trường
Mỗi chúng ta đều có thể bảo vệ môi trường bằng việc làm thiết
thực cụ thể hàng ngày phù hợp với lứa tuổi Để học sinh nắm
được trách nhiệm đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường giáo viên đưa ra câu hỏi sau
Ở trường, ở lớp, ở nơi em sinh sống có những hành động tác
động xấu đến tài nguyên, môi trường không? Đó là những
hành động nào? Thái độ của em đối với hành động đó là gì?
Công dân có trách nhiệm gì đối với chính sách tài nguyên và
bảo vệ môi trường?
Giáo viên nhận xét và kết luận chiếu trách nhiệm của công
dân lên màn hình máy chiếu
môi trường cho ngườidân
+ Coi trọng nghiên cứuKHCN, mở rộng hợptác quốc tế, khu vực
+ Chủ động phongngừa, ngăn chặn ônhiễm, cải thiện môitrường, bảo tồn thiênnhiên
+ Khai thác, sử dụnghợp lí, tiết kiệm tàinguyên
+ Áp dụng khoa họchiện đại vào khai thác
3 Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
- Tin tưởng, ủng hộchính sách và pháp luậtcủa Nhà nước về tàinguyên, môi trường
- Tích cực tham giavào các hoạt động bảo
vệ tài nguyên, môitrường