BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HỮU SƠN TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 PHẦN “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN HỮU SƠN
TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
PHẦN “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” (QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG TH THỰC HÀNH SÀI GÒN,
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể Quý Thầy, Cô Khoa Giáodục Chính trị, trường Đại học Vinh – Nghệ An đã nhiệt tình truyền thụ nhữngkiến thức, kinh nghiệm quý báu, giúp chúng tôi hoàn thành tốt khóa học
Đặc biệt tôi tri ân đến TS Bùi Văn Dũng – Trưởng Khoa Kinh tế (nguyênPhó Trưởng Khoa Sau Đại học), Trường Đại học Vinh – người đã tận tình giúp
đỡ tôi về chuyên môn và phương pháp để hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ củamình
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô và các em học sinh ởtrường Trung học Thực hành Sài Gòn, cùng các Thầy, Cô ở trường Đại học SàiGòn ở các đơn vị Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Khoa học công nghệ, Khoa Vănhóa – Du lịch, Khoa Giáo dục Chính trị ….các bạn cùng lớp và người thân đãquan tâm, giúp đỡ, và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốtnghiệp
TP.HCM, tháng 7 năm 2012
Nguyễn Hữu Sơn
Trang 3DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
CHNL: Chiếm hữu nô lệ
TLTK: Tài liệu tham khảo
TLSX: Tư liệu sản xuất
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 07
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC TÍCH CỰC HÓA
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC GIÁO
DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC
HÀNH SÀI GÒN, TP.HCM
10
1.1 BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
TRONG HỆ THỐNG CÁC PPDH MÔN GDCD Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
10
1.1.1 Phương pháp thuyết trình và sự liên hệ với các phương pháp
dạy học khác trong dạy học môn giáo dục công dân 101.1.2 Vai trò của phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo
1.2 DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
1.2.1 Tính tích cực học tập của học sinh và phương pháp dạy học
1.2.2 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn
Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông 251.2.3 Các hình thức dạy học bằng phương pháp thuyết trình theo
1.2.4 Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11 39
Trang 51.3 THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
THEO PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN, TP.HCM
47
1.3.1 Tổng quan về Trường Trung học Thực hành Sài Gòn,
1.3.2 Tình hình dạy học môn lớp 11 phần “Công dân với các vấn đề
chính trị xã hội” theo phương pháp thuyết trình ở trường Trung học
Thực hành Sài Gòn, TP.HCM
49
1.3.3 Sự cần thiết phải tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong
dạy học môn Giáo dục công dân lớp 11 phần “Công dân với các vấn
đề chính trị - xã hội” tại trường TH Thực hành Sài Gòn, TP.HCM
51
CHƯƠNG 2
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 PHẦN “CÔNG DÂN VỚI
CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN, TP.HCM
54
2.1.3 Địa điểm, thời gian và đối tượng thực nghiệm 55
2.2.1 Nội dung khoa học cần thực nghiệm 57
2.3.2 Phân tích số liệu điều tra trưng cầu ý kiến 98
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
103
CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT VIỆC
TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG
104
Trang 6DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 PHẦN
“CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI”
3.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẢM BẢO PHÁT HUY TÍNH
3.1.2 Quy trình chung thực hiện bài giảng trên lớp 1153.1.3 Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục
3.2 GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP THUYẾT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Xác nhận của cơ sở tiến hành thực nghiệm sư phạm
Phụ lục 02: Phiếu trưng cầu ý kiến
Phụ lục 03: Sơ đồ - bảng biểu sử dụng trong bài giảng thực nghiệm
Phụ lục 04: Các bài kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết thực nghiệm
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế giới đã bước sang một thế kỷ mới, thế kỷ của nền kinh tế tri thức Trithức khoa học và thông tin được xem như là nguồn tài nguyên vô giá, và là quyềnlực tối ưu riêng biệt của từng quốc gia khi chiếm lĩnh nó Tốc độ phát triển mạnh
mẽ của khoa học và công nghệ làm cho khối lượng tri thức của nhân loại khôngngừng gia tăng một cách nhanh chóng cùng với sự ứng dụng liên tục những thànhtựu vào đời sống xã hội tạo nên sự phong phú đa dạng của thế giới Từ đó đã làmcho thế giới hiện đại phải có những thay đổi mới về quan niệm giáo dục Ngàynay, giáo dục là quốc sách hàng đầu vì nó đã trở thành một trong những chìa khóavàng để mở ra cánh cổng cho mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tiến bướcvào tương lai với một nền kinh tế tri thức mà lợi ích của nó thật khó có thể đođếm một cách chính xác bằng những đại lượng cụ thể Giáo dục không chỉ là sựtruyền thụ những kinh nghiệm lịch sử xã hội của những thế hệ đi trước cho cácthế hệ đi sau, mà quan trọng hơn là cung cấp cho người học hệ thống phươngpháp, cách thức tiếp cận xử lý vận dụng thông tin, tri thức; để phát triển nội lựccủa mỗi cá nhân về năng lực tư duy với một môi trường học tập thường xuyên vàliên tục trong suốt cuộc đời
Để giúp cho người học đáp ứng những yêu cầu đó, việc đổi mới giáo dục làmột trong những việc làm hết sức cấp bách và cần thiết, trong đó, vấn đề đổi mớiphương pháp dạy học là khâu đột phá then chốt xuyên suốt của quá trình đạt đếnmục tiêu đổi mới giáo dục
Đổi mới phương pháp dạy học là thay thế các phương pháp dạy học làmcho người học thụ động, lệ thuộc vào người dạy bằng các phương pháp dạy học
có khả năng làm cho người học phát huy năng lực của mình, tích cực chủ độngnắm bắt các kiến thức cần thiết cho bản thân
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy
và học tập ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (với Nghị quyết Trungương 4 khóa VII tháng 01 năm 1993; Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tháng
02 năm 1996) và Nhà nước (với Luật Giáo dục năm 2005) cũng như là Bộ Giáo
Trang 8dục và Đào tạo (với Chỉ thị số 14 tháng 4 năm 1999) đã đưa ra nhiều chủ trương,chính sách nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học,bậc học Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tíchcực tư duy, sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng vấn đề thựchành, thực nghiệm, ngoại khóa, để giúp cho người học chủ dộng làm chủ kiếnthức, tránh việc nhồi nhét, học vẹt, học chay Luật Giáo dục năm 2005 của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 2, Điều 5) ghi rõ: “Phương phápgiáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của ngườihọc; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mêhọc tập và ý chí vươn lên” [29; 7]
Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân nói riêng và cácmôn học khác nói chung ở trường Trung học Phổ thông đã và đang là đòi hỏi cấpthiết của xã hội, là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của mỗi giáo viên Trongnhững năm qua, việc giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường Trung họcPhổ thông đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được yêucầu ngày càng cao việc nâng chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân theođúng tính chất của một môn học gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội của họcsinh
Môn học Giáo dục công dân là một môn học mang tính xã hội cao, có tínhchất đặc thù ở trường Trung học phổ thông Việc đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng tích cực hóa phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt nhằm nângcao chất lượng dạy và học là mối quan tâm của mỗi cán bộ quản lý, giáo viêngiảng dạy các bộ môn nói chung, và môn Giáo dục công dân nói riêng trong cáctrường phổ thông
Trường Trung học phổ thông Thực hành Sài Gòn (TH THSG) thuộcTrường Đại học Sài Gòn (trước đây là trường Thực nghiệm Sư phạm) là mộttrong những trường có truyền thống “Dạy tốt, học tốt” với bề dày thành tích vềchất lượng đào tạo học sinh Giỏi của Thành phố Hồ Chí Minh, do vậy việc đổimới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa là tất yếu Xuất phát từ những
cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 11 phần
Trang 9"Công dân với các vấn đề chính trị xã hội" (Qua khảo sát tại trường Trung học Thực hành Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh)”.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghịquyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 -1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998), được cụ thể hóa trongcác chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4/1999)
Đã có rất nhiều các nhà khoa học, các chuyên gia về giáo dục nghiên cứu
về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có việc tích cực hóa vai trò củangười học hay nói cách khác là dạy học lấy người học làm trung tâm của hoạtđộng dạy, như nghiên cứu của GS.TS Trần Bá Hoành với đề tài “Dạy học lấyngười học làm trung tâm” đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục số 96năm 2003 đã chỉ ra nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của việc dạy học lấy ngườihọc làm trung tâm
Trong cuốn “Dạy học hiện đại” của PGS.TS Đặng Thành Hưng (ViệnKhoa học giáo dục Việt Nam) do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hànhnăm 2002 cũng đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề về lý luận dạy họchiện đại cùng với những phương pháp và kỹ thuật dạy học mới
Trong tập tài liệu bài giảng “Lý luận dạy học” của TS Nguyễn Văn Tuấn(Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) tháng 9 năm 2009 cũng đãtrình bày chi tiết từ những vấn đề về lý luận dạy học đến thực tiễn vận dụng cácphương pháp và cách thức tổ chức việc tiến hành kiểm tra đánh giá, mang lại chongười đọc một cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về quá trình dạy học
Ở tập tài liệu “Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ởtrường Trung học Phổ thông” của tác giả TS Nguyễn Văn Cường dành cho côngtác bồi dưỡng giáo viên ở trường Trung học Phổ thông thuộc Dự án phát triểnGiáo dục Trung học Phổ thông của Bộ Giáo dục & Đào tạo tháng 11 năm 2007cũng đã đề cập đến việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật ứngdụng trong một số môn học cụ thể cho giáo viên ở trường phổ thông
Trang 10Khoản 2, Điều 24, Luật Giáo dục đã ghi nhận: "Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phùhợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [28,32]
Tập tài liệu đề cương bài giảng về “Lý luận dạy học hiện đại” của tác giả
GS Bernd meier và TS Nguyễn Văn Cường ở trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới Trường Đại học Postdam, Cộng hòa liên bang Đức năm 2009 cũng đã trìnhbày và nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của phương pháp thuyết trình trong dạyhọc hiện đại
Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục
công dân theo hướng nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở trường THPT Cầm Bá Thước - Thường Xuân - Thanh Hoá” năm 2009 của tác giả Lê Thị
Tân đã cho người đọc có được cái nhìn tương đối toàn diện về việc dạy học theophương pháp mới của môn GDCD về nâng cao hiệu quả giữa lý luận kết hợp vớithực tiễn khi mà hầu hết những kiến thức của môn học đều mang tính hàn lâm,trừu tượng cao Những kiến giải và giải pháp của tác giả đã cung cấp cho ngườiđọc nắm bắt cần phải đổi mới như thế nào về phương pháp để nâng cao hiệu quảdạy học gắn giữa lý luận và thực tiễn
Tác giả Phạm Thị Nga đã đề cập đến việc đổi mới phương pháp dạy họcnhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua phần “Công dân với đạo đức” trongchương trình môn GDCD phổ thông với tên đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ là
“Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
trong phần "công dân với đạo đức" ở trường THPT hiện nay: Qua khảo sát ở trường THPT Trần Quốc Toản, thành pgố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp” năm 2010.
Đề tài nghiên cứu đã cho những kết quả quan trọng góp phần vào việc đổi mớiphương pháp dạy học môn GDCD nói chung và phần “Công dân với đạo đức” nóiriêng, từ đó cho chúng ta cách tiếp cận với từng phần của môn GDCD mà vậndụng phương pháp dạy học phù hợp để đảm bảo hiệu quả dạy học
Các công trình nghiên cứu và các tập tài liệu trên đây đã nghiên cứu khánhiều về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cùng với việc vận dụng các kỹ
Trang 11thuật hiện đại của khoa học và công nghệ phục vụ cho việc dạy học hiệu quả hơnđứng ở nhiều góc độ và quan điểm khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cònthiếu những công trình nghiên cứu đi sâu vào những phương pháp dạy học củanhững môn học ở trường phổ thông qua những bài học cụ thể của sách giáo khoaGDCD ở các lớp 10, 11 và 12.
Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu nói trên và các tài liệu đã đượccông bố khác về phương pháp dạy học là những cứ liệu quan trọng giúp chúng tôi
tiếp tục đi sâu nghiên cứu thực tiễn và hoàn thành luận văn “Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 11 phần
"Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội" (Qua khảo sát tại trường Trung học Thực hành Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh)”.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên lý luận và thực tiễn dạy học môn Giáo dụcc dân ở trường Trunghọc phổ thông, phân tích ưu, nhược điểm của quá trình dạy học môn Giáo dụccông dân ở trường Trung học phổ thông để làm sáng tỏ bản chất và vai trò quantrọng của phương pháp thuyết trình, qua đó cho thấy được sự cần thiết khách quanphải tích cực hóa phương pháp thuyết trình
Đồng thời thông qua thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Công dân vớicác vấn đề chính trị - xã hội” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 rút raquy trình tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo dụcCông dân ở trường phổ thông hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận của phương pháp dạy học nóichung và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, trên cơ sở đó làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn vấn đề tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạyhọc môn Giáo dục công dân 11 phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
- Khảo sát thực trạng và thực nghiệm kiểm chứng quá trình dạy và học mônGiáo dục công dân 11 phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” thông
Trang 12qua phương pháp thuyết trình kiểu truyền thống và phương pháp thuyết trình theohướng tích cực hóa phát huy tính chủ động của học sinh.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp thuyếttrình trong dạy học môn Giáo dục Công dân lớp 11 phần “Công dân với các vấn
đề chính trị - xã hội” ở trường Trung học Phổ thông Thực hành Sài Gòn, Thànhphố Hồ Chí Minh
4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các học sinh khối lớp 11, Trường Trung học Thựchành Sài Gòn
- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Giáo dục Công dân lớp 11phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường Trung học Thực hànhSài Gòn thuộc trường Đại học Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh, năm học 2011 – 2012
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng các phương phápnghiên cứu sau đây:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc và phân tích, hệ thống hóa,khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: chúng tôi dự giờ tiết học, chủ động quan sátviệc dạy và học của giáo viên và học sinh môn Giáo dục Công dân trường Trunghọc Phổ thông Thực hành Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 13+ Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện và lấy ý kiến chuyêngia: thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu các giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dụccông dân; đàm thoại, trao đổi cùng học sinh, nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và họcmôn Giáo dục Công dân ở trường Trung học Thực hành Sài Gòn, Thành phố HồChí Minh; đồng thời tham khảo ý kiến của các Giáo sư, Tiến sĩ về phương phápdạy học, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục (Ban Giám hiệu, Tổ Trưởngchuyên môn …).
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi kinh nghiệm với cácThầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp về hiệu quả của các phương pháp giảng dạy,trong đó có phương pháp thuyết trình kiểu truyền thống và phương pháp thuyếttrình theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu ankét: tiến hành lấy ý kiến của họcsinh thông qua bảng câu hỏi – trả lời về quá trình học tập thông qua phương phápthuyết giảng của giáo viên
+ Phương pháp thống kê xã hội học: nhằm xử lý và phân tích kết quảđiều tra khảo sát
6 Giả thuyết của đề tài
Nếu vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo dục côngdân lớp 11 phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” theo hướng phát huytính chủ động, tích cực tư duy của học sinh thì việc giảng dạy và học môn Giáodục công dân sẽ hiệu quả hơn
Tích cực hóa tư duy trong quá trình học tập của học sinh để giải quyết hiệuquả những vấn đề đặt ra từ bài học và thực tiễn cuộc sống xã hội hiện tại trongquá trình nhận thức của học sinh
7 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng việc vận dụng phương pháp thuyết trình theohướng tích cực hóa hoạt động của người học nhằm tạo ra được sự hứng thú tronghọc tập và từ đó nâng cao được hiệu quả của quá trình dạy và học môn giáo dụccông dân ở trường phổ thông
Trang 14Đồng thời để giải quyết triệt để đổi mới về tư duy nhận thức của người dạy,người học và người quản lý trong quá trình dạy – học môn Giáo dục công dân nóiriêng và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn nói chung, mà cụthể là ở tại trường Trung học Thực hành Sài Gòn, TP.HCM
8 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục và bảnquy ước chữ viết tắt, luận văn bao gồm 3 chương và 8 tiết
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC TÍCH CỰC HÓA
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC GDCD LỚP 11 Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN, TP.HCM
1.1 BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1.1 Phương pháp thuyết trình và sự liên hệ với các phương pháp dạy học khác trong dạy học môn giáo dục công dân
Hiện nay, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được triển khainhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Tuy nhiên, nếu áp dụng không khéo léo,giáo dục sẽ bị trượt dài từ thái cực này sang thái cực khác mà không thể đem lạikết quả như mong muốn
Một phương pháp dạy học hay không có nghĩa là đem nó vào trong tiết dạy
sẽ luôn đạt được hiệu quả như mong muốn; càng không có nghĩa là một tiết dạytập hợp hết tất cả các phương pháp tiên tiến hiện đại thì sẽ thành công
Thực tế không có phương pháp dạy học nào là vạn năng với bất kỳ tiết họcnào và đối tượng nào Vấn đề là việc vận dụng nó thế nào cho đúng lúc, đúngcách để phát huy hiệu quả đối với cả người dạy và người học
Việc lựa chọn phương pháp dạy học dựa vào tiêu chí phù hợp với nội dung
là nguyên tắc hợp lý nhưng chưa đủ bởi điều này mới chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết.Người dạy cần phải xét đến tiêu chí thứ hai là đối tượng học trực tiếp Đây là mộtthực tế mà khi so sánh với nó, hệ thống các phương pháp dù có tốt đến mức nàocũng phải thừa nhận rằng bản thân nó không phải là chiếc chìa khóa vạn năng
1.1.1.1 Phương pháp thuyết trình
* Định nghĩa:
Thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyền thống được
sử dụng ở hầu hết tất cả các bộ môn khoa học ở trường trung học phổ thông, nhất
là các bộ môn khoa học xã hội
Trang 16Phương pháp thuyết trình là phương pháp người dạy sử dụng ngôn ngữ vàphi ngôn ngữ để truyền đạt cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập.Người học tiếp nhận hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý chúng tùy theotính chủ thể người học và yêu cầu của người dạy
Phương pháp thuyết trình là cách thức người dạy dùng lời nói để trình bàymột nội dung nào đó theo hệ thống mang tính chủ động trong khi học sinh ở hoàncảnh bị động tiếp thu bài giảng
Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùnglời nói sinh động, gợi cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức cho họcsinh theo chủ đích nhất định, nhờ vậy học sinh tiếp thu bài giảng một cách có ýthức [34;78]
Mục đích sư phạm của phương pháp thuyết trình:
- Thông tin truyền thụ cho học sinh một số nội dung mang tính kháchthể: báo cáo, miêu tả, kể chuyện, giảng thuật, giảng giải…
- Thông tin về quan điểm, ý kiến trước một vấn đề nội dung mangtính chủ thể như: bình luận, nhận xét…
- Thuyết phục, kích thích học sinh về mối quan hệ của một vấn đềnào đó
Với mục đích sư phạm là thông tin truyền thụ thì bài thuyết trình cần phải cócác nội dung truyền đạt như sau:
- Các kiến thức về chính bộ môn khoa học đó (các khái niệm, phạmtrù, biểu tượng nghệ thuật, quan hệ …)
Trang 17- Kiến thức về phương pháp luận, phương pháp nhận thức sự vật,hiện tượng;
- Kiến thức về thái độ, giá trị (đánh giá, nhận thức, xác lập giá trị…);
- Kiến thức về hành vi ứng xử (các quy tắc ứng xử, nhận thức vềtrách nhiệm, vai trò…)
* Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình:
Ưu điểm của phương pháp thuyết trình:
- Trong một khoảng thời gian ngắn, giáo viên có thể cung cấp chongười học một khối lượng thông tin rất phong phú, được cấu trúc theo mộtlogic chặt chẽ, học sinh tiếp thu tri thức bằng con đường ngắn nhất Bởi sựdiễn đạt lưu loát, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp vói logic nhận thức và trình độcủa người nghe mà giáo viên chuyển tải đến người học những tri thức rất
cơ bản cốt lõi, được chắt lọc từ kho tàng tri thức của xã hội
- Thông thường, các tri thức được mô tả trong tài liệu giáo khoa, giáotrình mà nhà trường yêu cầu với người học thì thường lạc hậu hơn so với sựphát triển hiện tại của lĩnh vực khoa học đó Trong khi đó, với phương phápthuyết trình, người dạy cung cấp cho người học những thông tin cập nhật,chưa kịp trình bày trong các tài liệu giáo khoa hay giáo trình
- Một bài thuyết trình hoàn khác so với một bài đọc hiểu Thuyếttrình thực chất là sự giao tiếp giữa người giảng và người nghe Do đó, trongquá trình thực hiện, người giảng có thể linh hoạt, thường xuyên thay đổicác cách thức, biện pháp, các thủ thuật thuyết trình và hiệu chỉnh lại cả nộidung của tài liệu sao cho phù hợp với trình độ hiện tại của người nghe Vậynên, thái độ và sự nhiệt tình của người giảng khi thực hiện thuyết trình cóvai trò quan trọng trong việc tích cực hóa hoạt động học tập và nghiên cứucủa người học, truyền cảm hứng và sự sáng tạo cho họ
- Bên cạnh đó, các bài thuyết trình không chỉ cung cấp thông tin vềđối tượng học tập cho người học mà còn cung cấp những khuôn mẫu vàphương pháp nhận thức, tổng hợp, cấu trúc tài liệu học tập; giúp cho ngườihọc phương pháp nhận thức
Trang 18Hạn chế của phương pháp thuyết trình:
- Do việc dạy học chủ yếu là sự truyền thụ một chiều nên sẽ thu đượcrất ít thông tin phản hồi từ người học Chủ yếu là sử dụng cơ chế ghi nhớ
và tư duy tái tạo của người học
- Do trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ làm việc của người nghe thườngxuyên bị quá tải nên mức độ lưu giữ thông tin của người học là hạn chế Vìvậy mà cần thiết phải có các phương tiện hỗ trợ ghi nhớ
- Người dạy phải sử dụng một số biện pháp chung cho cả nhóm lớpngười học nên tính cá thể hóa trong quá trình dạy học là rất thấp
- Do ít có sự tham gia tích cực của người học, gần như là thụ độngtiếp nhận thông tin từ phía người thuyết trình nên cơ hội thể hiện và ápdụng các ý tưởng của mình đối với tài liệu học tập là hạn chế, sự liên kết vàkhai thác giữa kinh nghiệm đã có của người học với nội dung mới là rấtthấp Từ đó dẫn đến bài giảng thường đơn điệu và nhàm chán đối với ngườitiếp thu
- Thời gian thu hút và duy trì sự chú ý của người học vào nội dungbài học thường thấp hơn các phương pháp khác
1.1.1.2 Phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan
* Định nghĩa:
Trực quan là phương pháp giảng dạy mà trong đó người dạy sử dụng cácphương tiện dạy học tác động trực tiếp đến các cơ quan cảm giác của người họcnhằm đạt hiệu quả cao và chất lượng giảng dạy cao [01;54]
* Nội dung thực hiện:
Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong các môn học ở trườngTHPT Bất kỳ giáo viên bộ môn nào cũng sử dụng nó vào giảng dạy nhằm truyềnthụ kiến thức và giúp học sinh lĩnh hội tri thức Nhưng tùy vào nội dung kiếnthức, đặc điểm của từng môn học, đối tượng, kinh nghiệm giảng dạy và các điềukiện cụ thể khác, mỗi giáo viên có cách vận dụng riêng phương pháp này
Trang 19Trong môn Giáo dục công dân thì việc sử dụng phương pháp trực quan cầnphải được kết hợp chặt chẽ với phương pháp thuyết trình Vì trong giáo dục họcsinh của bộ môn Giáo dục công dân cần hình thành phương pháp nhận thức, tưduy biện chứng, sự kết hợp biện chứng giai đoạn cảm tính và giai đoạn lý tínhtrong nhận thức, chứ không nên để học sinh hiểu lầm rằng, nhận thức bao giờcũng chỉ bắt đầu từ cảm tính, thông qua tư duy trực quan mà phải kết hợp cả tưduy trừu tượng – nghĩa là phải thông qua cả việc sử dụng phương pháp thuyếttrình của người dạy Vì có những nội dung tri thức mang tính trừu tượng đòi hỏiquá trình tư duy nhận thức cao độ, do đó mà việc sử dụng phương pháp trực quan
sẽ có những hạn chế không mang lại hiệu quả tối đa
1.1.1.3 Phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại
* Định nghĩa:
Đàm thoại chính là sự hỗ trợ, gợi mở giúp con người có thể đi đến nhậnthức cái chưa biết, làm giàu thêm tri thức của mình trên cơ sở kiến thức đã tíchlũy được Nó có tính phổ biến và tính thuyết phục cao không chỉ trong việc truyềnthụ và lĩnh hội tri thức khoa học, mà cả trong cuộc sống hàng ngày
Đàm thoại là phương pháp dạy học, trong đó việc truyền thụ và lĩnh hội trithức mới của giáo viên và học sinh thông qua hệ thống câu trả lời những yêu cầugợi ý do giáo viên nêu ra [34;89]
* Nội dung thực hiện:
Căn cứ vào mục đích sử dụng những câu hỏi do giáo viên nêu ra nhằm giúphọc sinh tiếp cận và thu nhận tri thức, có thể chia đàm thoại theo những hình thức
cơ bản: đàm thoại có chủ đích và đàm thoại tự do
Đàm thoại có chủ đích: là phương pháp đàm thoại, trong đó giáo viên nêu
ra một hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm hướng học sinh vào việc nhậnthức kiến thức cơ bản trong giờ giảng Có các loại đàm thoại có chủ đích: đàmthoại diễn giải, đàm thoại dẫn dắt, đàm thoại tìm tòi Trong quá trình đó, quan hệtruyền thụ - lĩnh hội được thiết lập chủ yếu giữa giáo viên và học sinh
Trang 20Đàm thoại tự do: là làm cho học sinh hiểu sâu rộng, đầy đủ hơn nội dungbài học, ở đây sử dụng chủ yếu hệ thống câu hỏi mang tính chất mở rộng, đi sâuhơn vào kiến thức và gắn với thực tiễn đời sống nhiều hơn
* Ý nghĩa của phương pháp:
Trong môn Giáo dục Công dân, đàm thoại giúp cho học sinh tiếp cận, hiểu
và từng bước nắm vững kiến thức mang tính phổ biến, khái quát và trừu tượngcao, nhưng cũng rất thiết thực và gắn bó với cuộc sống hiện tại và tương lai củahọc sinh Đặc biệt, việc kết hợp phương pháp đàm thoại sẽ góp phần khắc phụcđược những hạn chế của phương pháp thuyết trình ở sự thụ động của người học,thông tin một chiều từ người dạy đến người họ; song song đó, với hệ thống câuhỏi yêu cầu người học phải tích cực hoạt động, chủ động trao đổi, phát biểu vàthông tin phản hồi trả lời các vấn đề do giáo viên đặt ra xoay quanh nội dung bàihọc, phương pháp đàm thoại sẽ làm cho giờ học thêm sinh động, sôi nổi tranhluận và phát huy tối đa khả năng tư duy của người học
1.1.1.4 Phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề
* Định nghĩa:
Phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy không chỉ nhằm mục đích truyềnthụ tri thức mới cho người học, mà còn thông qua đó xây dựng phương pháp tưduy khoa học, hình thành, phát triển thói quen và năng lực nắm bắt những thànhtựu mới của khoa học và vận dụng chúng vào thực tiễn [34;97]
* Nội dung thực hiện:
So với phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề có một điểm khác
cơ bản là giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề và giúp học sinh tự mình giảiquyết vấn đề đã đặt ra, sau đó được giáo viên kết luận khái quát
Cơ sở lý luận của phương pháp nêu vấn đề là dựa vào tâm lý học, sinh lýthần kinh cao cấp: việc nêu ra một vấn đề cho học sinh giải quyết là một tác độngcủa chủ thể và khách thể nhằm tạo ra những kích thích, xung lực và nhu cầu cho
tư duy hoạt động tích cực, buộc người học phải chủ động tư duy để phát hiện,khám phá, giải quyết vấn đề được đặt ra
Trang 21Sự kết hợp giữa phương pháp nêu vấn đề với phương pháp thuyết trìnhnhằm tạo ra cầu nối thông tin giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện mục tiêucủa bài học; bởi khi thực hiện bài thuyết trình, giáo viên thường kết hợp nêu racác vấn đề cần được giải quyết trong bài học đặt ra với học sinh buộc học sinhphải tích cực tư duy, chủ động giải quyết trên cơ sở nhu cầu về nhận thức, tìm tòi,khám phá để chiếm lĩnh tri thức mới Điều này giảm bớt những hạn chế làmngười học thụ động, tiếp cận thông tin một chiều và tri thức dễ bị quên trong mộtkhoảng thời gian ngắn
1.1.2 Vai trò của phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo dục công dân
Đối với bộ môn Giáo dục công dân, thuyết trình giữ một vai trò rất quantrọng Trong dạy học, người giáo viên chỉ cung cấp, trang bị cho người học nhữngtri thức cơ bản và thiết thực Song để người học có thể lĩnh hội được những trithức trừu tượng một cách có hệ thống, giáo viên, một mặt phải giảng dạy nhữngnội dung cơ bản trong sách giáo khoa, mặt khác phải mở rộng có giới hạn sao chotri thức học sinh tiếp thu được liên tục Tri thức trước là tiền đề, cơ sở để tiếp thutri thức sau Tri thức sau bổ sung, củng cố tri thức trước Như vậy trong một thờigian ngắn người dạy có thể cung cấp cho người học một khối lượng tri thức lớn
và học sinh có thể tiếp thu lĩnh hội khối lượng tri thức đó thông qua thuyết trìnhcủa giáo viên Đồng thời việc sử dụng phương pháp thuyết trình sẽ giúp chongười giáo viên chủ động về thời gian, chủ động bài giảng trình bày theo một hệthống logic chặt chẽ, hướng vào tri thức cơ bản và thiết thực nhất đối với ngườihọc
Trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân, nếu người dạy sử dụng tốtphương pháp thuyết trình để truyền thụ các khái niệm, phạm trù, quy luật mangtính trừu tượng, khái quát cao sẽ giúp cho học sinh hiểu và nắm vững chúng Qua
đó, chỉ khi nào sử dụng thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác thì mớitránh được sự đơn điệu, tạo niềm hứng khởi trong học tập và phát huy được tưduy độc lập, sáng tạo của người học
Trang 221.2 DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT
có những nhu cầu, động lực đạt tới những mục tiêu nhất định thì con người mớibộc lộ và phát huy tính tích cực Theo đó, giáo dục có vai trò quan trọng khôngkém trong việc hình thành và phát triển tính tích cực xã hội như là một nhiệm vụnhằm đào tạo, bồi dưỡng những con người phát triển năng động, sáng tạo và chủđộng thích ứng phát triển trong cộng đồng
* Bản chất của tính tích cực học tập:
Tính tích cực học tập, về bản chất đó là sự tích cực trong nhận thức, khátvọng của sự hiểu biết, nghị lực cố gắng mong muốn chiếm lĩnh tri thức trong quátrình học tập, nghiên cứu và tìm ra chân lý Điều này thể hiện trong quá trình họctập thông qua nhiều mặt như: sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động cao độcác chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí ) nhằm đạt được mục đích đặt
ra với mức độ cao
Động cơ học tập là nguồn tạo ra tính tích cực hoạt động học tập và khi đãhình thành lại có giá trị như một động cơ thúc giục hoạt động, là thuộc tính củanhân cách, còn tính tích cực lại là một trạng thái tinh thần làm nền cho hoạt độngdiễn ra có hiệu quả và có thuộc tính thiên về cảm xúc
Theo PGS.TS Vũ Hồng Tiến, tính tích cực nhận thức trong hoạt động họctập liên quan trước hết đến động cơ học tập Động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứngthú là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực.Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập, suy nghĩ độc lập là mầm mống của sựsáng tạo Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập, chủ động sáng tạo sẽ tạo
ra sự phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng cho động cơ học tập [33;58]
* Các cấp độ của tính tích cực học tập:
G.I Sukina đã chia tính tích cực ra làm ba cấp độ:
Trang 23- Tính tích cực bắt chước, tái hiện: xuất hiện do tác động kích thích bênngoài Trong trường hợp này người học thao tác trên đối tượng, bắt chước theomẫu hoặc mô hình của giáo viên, nhằm chuyển đối tượng từ ngoài vào trong theo
cơ chế “hoạt động bên ngoài bên trong có cùng cấu trúc” Nhờ đó, kinh nghiệmhoạt động được tích luỹ thông qua kinh nghiệm người khác
- Tính tích cực tìm tòi: đi liền với quá trình hình thành khái niệm, trên cơ
sở giải quyết các tình huống nhận thức, tìm ra các phương thức hành động trên cơ
sở có tính tự giác, có sự tham gia của động cơ, nhu cầu, hứng thú và ý chí của họcsinh Loại này xuất hiện không chỉ do yêu cầu của giáo viên mà còn hoàn toàn tựphát trong quá trình nhận thức Nó tồn tại không chỉ ở dạng trạng thái, cảm xúc
mà còn ở dạng thuộc tính bền vững của hoạt động Ở mức độ này tính độc lập caohơn mức trên, cho phép học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và tự mình tìm ra phươngtiện thực hiện
- Tính tích cực sáng tạo: thể hiện khi chủ thể nhận thức tự tìm tòi kiến thứcmới, tự tìm kiếm ra phương thức hành động riêng và trở thành phẩm chất bềnvững của cá nhân Đây là mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức cao nhất Như vậy, nói về tính tích cực nhận thức, người ta thường đánh giá về mức độnhận thức của người học trong quá trình thực hiện mục đích dạy học
Kharlamop I.F viết: “Tính tích cực trong hoạt động nhận thức là trạng thái hoạtđộng của học sinh, được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ vớinghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức cho chính mình” [20;43]
+ Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh: Tối đa hoá sự tham gia hoạtđộng của người học với định hướng chỉ đạo là tự nhận thức, tự phát triển, tự thựchiện, tự kiểm tra và đánh giá, qua đó hình thành và phát triển tư duy độc lập vàsáng tạo của học sinh
* Yêu cầu của tính tích cực học tập:
GS.TSKH Nguyễn Bá Kim chỉ rõ bốn yêu cầu để tích cực hoá hoạt độnghọc tập của học sinh:
- Xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác, tích cực sáng tạocủa hoạt động học tập
Trang 24- Dạy học phải dựa trên nghiên cứu tác động của những quan niệm và kiếnthức sẵn có của người học, nhằm khai thác mặt thuận lợi, hạn chế mặt khó khăn,nghiên cứu những chướng ngại hoặc sai lầm có thể có của những kiến thức đótrong quá trình học tập của học sinh.
- Dạy học không chỉ nhằm mục đích là tri thức và kỹ năng bộ môn, mà quantrọng hơn cả là việc học, dạy cách học cho học sinh
- Quá trình dạy học phải bao hàm cả việc dạy cách tự học thông qua việc đểhọc sinh tự hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và của xã hội
Để phát huy được tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh cầnmột quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động họctập của chính họ
1.2.1.2 Phương pháp dạy học tích cực
* Quan điểm về phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là con đường, là cách thức của hoạt động để đạt mụcđích dạy học
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nênnhững hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt mục đích dạy học
Hoạt động của thầy gây nên hoạt động của trò: hoạt động của thầy là tácđộng điều khiển Tuy nhiên, tác động không chỉ gồm hoạt động mà còn có sự ứng
xử của thầy giáo
Thuật ngữ “dạy học” vốn được dùng để phản ánh hoạt động của người dạy,thế nhưng đối tượng của hoạt động dạy học là học sinh Học sinh vừa là đối tượngcủa hoạt động dạy lại vừa là chủ thể của hoạt động học Vì vậy phương pháp dạyhọc vừa bao hàm cách dạy của thầy và cách học của trò
Hiện nay, ở nước ta vẫn còn có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau vềphương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực:
- Một là, trong điều kiện mà sự hạn chế về mặt thời gian, nhận thức; cơ sởvật chất – kỹ thuật, và cơ chế chính sách tạo ra những động lực kích thích … thìthuyết giảng vẫn là phương pháp của các phương pháp Thuyết giảng – phươngpháp với yêu cầu là thầy truyền thụ, trò ghi chép, lắng nghe, và khi kiểm tra đánh
Trang 25giá thì có tư liệu để trả bài theo yêu cầu nội dung của thầy, vẫn là phương pháp cơbản nhất
- Hai là, chỉ thực sự nên áp dụng các phương pháp dạy học mới khi mà cácđiều kiện cho phép, đồng thời do một thời gian dài sử dụng hệ thống phương pháptruyền thống với thuyết giảng là chủ yếu thì trước hết cần cải tiến phương phápthuyết giảng là đủ
- Ba là, trước sự phát triển của thời đại với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa,lượng tri thức mà nhân loại sáng tạo ra mỗi ngày một tăng theo cấp số nhân vàngày càng chuyên sâu, nếu không có phương pháp tư duy mới sẽ không có khảnăng tiếp nhận, cùng với đó là sáng tạo ra tri thức mới Để thích ứng với yêu cầucủa thời đại, đòi hỏi cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huytính chủ động, tích cực, sáng tạo của người dạy và người học – phương pháp dạyhọc tích cực
* Định nghĩa phương pháp dạy học tích cực:
Từ các quan điểm trên, có thể quan niệm phương pháp dạy – học tích cực:
- Sự khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực của cả thầy và trònhằm trau dồi tư duy sáng tạo và rèn luyện trí thông minh của người họctrong quá trình chinh phục chân lý
- Sự dạy và học mà trong đó thầy là người tổ chức, định hướng, tạođiều kiện; còn trò là người thực hiện, thực hành
- Sự dạy và học nhằm đạt được cả ba mục tiêu: kiến thức, kỹ năng vàthái độ, trên cơ sở đánh giá, kiểm tra cả quá trình học tập và qua từng mônhọc
- Sự dạy và học mà trong đó có sử dụng hiệu quả những phương tiện
kỹ thuật hiện đại
Một cách khái quát nhất, có thể xem: “Phương pháp dạy học tích cực làphương pháp khơi dậy, phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực của cả ngườidạy và người học; trong đó lấy người học làm trung tâm trên cơ sở phát huy vaitrò định hướng, tổ chức của người thầy, vai trò thực hiện của trò và hiệu quả của
hệ thống phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm chinh phục chân lý trên cả baphương diện: kiến thức, kỹ năng và thái độ” [17;46]
Trang 26Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóahoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cựccủa người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngườidạy.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học,nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưnggiáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụngphương pháp dạy học tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thíchứng, vẫn quen với lối học tập thụ động Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cáchdạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ độngmột cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sựhợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt độnghọc thì mới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" đểphân biệt với "Dạy và học thụ động"
* So sánh giữa dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất củanhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà trường truyền thống
Tiêu chí Dạy học truyền thống Dạy học tích cực
3 Học sinh làm việc một mình Tự học, kết hợp với nhóm, tổ và
sự giúp đỡ của thầy giáo
4 Dạy thành từng bài riêng biệt Hệ thống bài học
5 Coi trọng trí nhớ Coi trọng độ sâu của kiến thức,
không chỉ nhớ mà còn suy nghĩ,
Trang 27đặt ra nhiều vấn đề mới.
6 Ghi chép tóm tắt
Làm sơ đồ, mô hình, làm bộc lộcấu trúc bài học, giúp học sinh dễnhớ và vận dụng
7 Chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài tập Thực hành nêu ý kiến riêng
8 Không gắn lí thuyết với thực
hành
Lí thuyết kết hợp với thực hành,vận dụng kiến thức vào cuộc sống
9 Dùng thời gian học tập để nắm
kiến thức do thầy giáo truyền thụ
Cổ vũ cho học sinh tìm tòi, bổsung kiến thức từ việc nghiên cứu
lí luận và từ những bài học kinhnghiệm rút ra từ thực tiễn
10 Nguồn kiến thức hạn hẹp Nguồn kiến thức rộng lớn
Từ sự so sánh trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy được những ưu điểm nổitrội của dạy học tích cực so với dạy học truyền thống, điều này khẳng định chắcchắc việc cần thiết phải đổi mới và vận dụng phương pháp dạy học tích cực vàothực tiễn nhằm đáp ứng được yêu cầu của người học nói riêng và của giáo dục nóichung
1.2.2 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông
1.2.2.1 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
Theo PGS.TS Vũ Hồng Tiến [33;52], phương pháp dạy học tích cực cómột số những đặc trưng cơ bản sau đây:
* Thứ nhất là, dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của họcsinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạtđộng học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, người học tự lựckhám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những trithức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực
tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy
Trang 28nghĩ của mình; từ đó, vừa nắm được kiến thức vừa nắm được kĩ năng mới khôngtheo khuôn mẫu sẵn có mà theo chiều hướng phát huy tiềm năng sáng tạo.
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà cònhướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biếthành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng
* Thứ hai là, dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho họcsinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mụctiêu dạy học
Trong xã hội hiện đại không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượngkiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp họcngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽtạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người; theo đó,kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnhmặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ họctập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trườngphổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có
sự hướng dẫn của giáo viên
* Thứ ba là, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đềutuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa
về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết
kế thành một chuỗi công tác độc lập, áp dụng phương pháp tích cực ở trình độcàng cao thì sự phân hóa này càng lớn Việc sử dụng các phương tiện công nghệthông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theonhu cầu và khả năng của mỗi học sinh
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đềuđược hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trườnggiao tiếp quan hệ tương tác hai chiều, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá
Trang 29nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranhluận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đóngười học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết
và kinh nghiệm sống của người thầy giáo
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm,
tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp táctrong nhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất làlúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợpgiữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động theo nhóm nhỏ
sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc
lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ Mô hình hợptác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dầnvới sự phân công hợp tác trong lao động xã hội
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia,liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhàtrường phải chuẩn bị cho học sinh
* Thứ tư là, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận địnhthực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiệnnhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháptích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tựđiều chỉnh cách học Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi
để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnhhoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhàtrường phải trang bị cho học sinh
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những conngười năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giákhông thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học màphải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tìnhhuống thực tế
Trang 30Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn làmột công việc nặng nhọc đối với giáo viên; ngược lại, cách thức này sẽ đem đếnnhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy và chỉ đạo hoạtđộng học.
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành ngườithiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để họcsinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩnăng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạt động làchính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên
đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới
có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cốvấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng và tranh luận sôi nổi của họcsinh Cùng với việc áp dụng phương pháp này, giáo viên phải có trình độ chuyênmôn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn cáchoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên
1.2.2.2 Một số phương pháp dạy học tích cực vận dụng vào môn Giáo dục công dân
- Phương pháp vấn đáp:
* Định nghĩa:
Vấn đáp hay còn gọi là đàm thoại là phương pháp trong đó giáo viên đặt racâu hỏi để học sinh trả lời hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáoviên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học [01;52]
* Các hình thức vấn đáp (đàm thoại):
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loạiphương pháp vấn đáp [17;90]:
+ Đàm thoại tái hiện: thông qua kiến thức đã học và được ghi nhớ, giáo
viên đặt câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức mà trả lời mà không cần suy luận.Phương pháp này hạn chế về giá trị sư phạm và nó chỉ được dùng để đặt mối liên
hệ giữa kiến thức vừa mới học với kiến thức mới
Trang 31+ Đàm thoại giải thích – minh họa: được hỗ trợ cùng với hệ thống các
phương tiện kỹ thuật nghe – nhìn, mục đích của phương pháp này là nhằm làmsáng tỏ một đề tài, một vấn đề nào đó thì giáo viên lần lượt nêu ra các câu hỏikèm theo các ví dụ minh họa giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ
+ Đàm thoại tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): là việc giáo viên sử dụng một
hệ thống các câu hỏi đã được sắp xếp hợp lý đề hướng sự tư duy trả lời của ngườivào việc từng bước phát hiện ra bản chất của vấn đề, sự việc, tính quy luật củahiện tượng đang tìm hiểu đồng thời kích thích sự tò mò ham hiểu biết Người giáoviên tổ chức trao đổi ý kiến, thậm chí là tranh luận giữa thầy với trò, giữa trò vớitrò để nhằm mục đích giải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáp tìm tòi, giáoviên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực pháthiện kiến thức mới Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềmvui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy
- Phương pháp nêu vấn đề:
* Định nghĩa:
Xác định được “vấn đề” và xây dựng các tình huống có vấn đề là hạt nhâncủa Dạy học nêu vấn đề V.Ôkôn nói: “Nét bản chất nhất của dạy học nêu vấn đềkhông phải là sự đặt ra những câu hỏi mà là tạo ra các tình huống có vấn đề”[23;102] T.V.Kudriaxep cũng phát biểu ý tương tự: “Khái niệm về tình huống cóvấn đề và các biện pháp giải quyết nó tạo nên cơ sở của dạy học nêu vấn đề”[20;54] Vậy thế nào là tình huống có vấn đề ? Tình huống có vấn đề là tìnhhuống chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái đã biết và cái chưa biết Mâuthuẫn này được học sinh chấp nhận như mâu thuẫn của bản thân và đòi hỏi phảigiải quyết Thông qua sự giải quyết, học sinh giành được kiến thức, kỹ năng hay
kỹ xảo Dưới góc độ tâm lý, tình huống có vấn đề thường thể hiện ở trạng thái bănkhoăn, thắc mắc, không thể khắc phục được bằng những tri thức đang có Nói nhưLecne: “Tư duy nảy sinh và phát triển khi cần khắc phục khó khăn bằng cácphương tiện trí óc Khó khăn này người ta gọi là tình huống có vấn đề” [21;25].Nghĩa là tình huống có vấn đề có tác dụng kích thích tư duy nảy sinh và thúc đẩy
nó phát triển Tình huống có vấn đề buộc con người phải suy nghĩ, động não tạo
Trang 32nên những vận động tích cực bên trong của trí tuệ con người Như vậy, để trởthành những tình huống có vấn đề, cần phải có những yếu tố, những điều kiệnnhất định bởi không phải tình huống nào cũng là tình huống có vấn đề Điều này
có nghĩa là để tạo ra các tình huống có vấn đề đích thực, bản thân giáo viên phảiphát hiện trong tài liệu học tập của học sinh đâu là vấn đề có “vấn đề”, phải thiết
kế thế nào để chúng trở thành các tình huống có vấn đề và phải nêu vấn đề thếnào để khơi gợi hứng thú, sự tích cực tham gia giải quyết của học sinh Bởi cóvấn đề nhưng không phải vấn đề nào cũng thành vấn đề của học sinh, không phải
cứ nêu vấn đề là sẽ lập tức lôi cuốn học sinh hay khơi gợi được những vận động
tư duy, trí tuệ của các em
* Nội dung của phương pháp:
Hạt nhân của dạy học nêu vấn đề như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định làtình huống có vấn đề nhưng sự triển khai cụ thể trong giờ học lại là những câu hỏinêu vấn đề Không giống như câu hỏi tái hiện yêu cầu học sinh tái tạo lại nhữngtri thức đã có trong tài liệu, câu hỏi nêu vấn đề yêu cầu học sinh sử dụng cái đãbiết, cái đã cho làm phương tiện tìm tòi, nghiên cứu để phát hiện ra những tri thứcmới Câu hỏi nêu vấn đề đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp, bao quát trithức, huy động kiến thức, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để trả lời Câu hỏinêu vấn đề đặt học sinh vào một trạng thái, tình huống, một quá trình vận độngtâm lý - ý thức tích cực Mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết được câuhỏi nêu vấn đề diễn đạt ra bằng lời như là những tác nhân kích thích, tác độngmạnh mẽ tới tâm lý và ý thức sáng tạo của học sinh Những khó khăn về nhậnthức do câu hỏi nêu vấn đề gây ra chuyển hoá thành hứng thú và cảm xúc học tậpcủa các em
Việc rèn luyện cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn
đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồngkhông chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mụctiêu giáo dục và đào tạo
* Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) và mức độ theo phươngpháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau:
- Đặt vấn đề, xây dựng quá trình nhận thức
Trang 33 Tạo tình huống có vấn đề;
Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
Phát hiện vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra
Đề xuất cách giải quyết;
Lập kế hoạch giải quyết;
Thực hiện kế hoạch giải quyết
- Kết luận:
Thảo luận kết quả và đánh giá;
Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
Phát biểu kết luận;
Đề xuất vấn đề mới
Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên (GV) đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thựchiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kếtquả làm việc của học sinh (HS)
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học sinh phát hiện
và xác định vấn đề nảy sinh; qua đó, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giảipháp phù hợp, nghĩa là, học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề Giáo viên vàhọc sinh cùng đánh giá
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng,lựa chọn vấn đề giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc
Các
mức
Đặt vấn đề
Nêu giả thuyết
Lập kế hoạch
Giải quyết vấn đề
Kết luận, đánh giá
Trang 344 HS HS HS HS GV + HS
Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừanắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức; qua đó, họcsinh được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát triển được tưduy tích cực, sáng tạo, góp phần phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý mọi vấn
đề nảy sinh trong cuộc sống
- Phương pháp làm việc theo nhóm:
* Định nghĩa:
Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học tích cực, trong đó các thànhviên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ (mỗi nhómbao gồm các thành viên có trình độ và khả năng khác nhau) nhằm mục đích pháttriển sự hiểu biết và lĩnh hội một nội dung học tập nào đó
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ Tùy mục đích, yêu cầu của nộidung bài học, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì
ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụhay các nhiệm vụ khác nhau
* Nội dung thực hiện phương pháp:
Nhóm sẽ tự bầu nhóm trưởng và có một thành viên làm thư ký nếu thấycần Nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗithành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết
và năng động hơn Các thành viên trong nhóm có trách nhiệm và nghĩa vụ giúp
đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác Kếtquả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp Đểtrình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đạidiện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao chonhóm là phức tạp với các nội dung khác nhau
Cách thức tiến hành phương pháp làm việc theo nhóm [01;57] :
Làm việc chung cả lớp :
+ Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Trang 35+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
Làm việc theo nhóm
+ Phân công trong nhóm
+ Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
+ Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Tổng kết trước lớp
+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
+ Thảo luận chung
+ Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo trong bàiPhương pháp làm việc nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các bănkhoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cáchnói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình
về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quátrình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên
* Ưu – nhược điểm của phương pháp:
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thànhviên; vì vậy, phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia Tuy nhiên,phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học và thời gian hạnđịnh của tiết học (chỉ với 45 phút); do vậy, giáo viên phải biết tổ chức hợp lý vàhọc sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả
Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy Ýnghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa cácthành viên trong tổ chức lao động học tập của tư duy Cần tránh khuynh hướnghình thức và lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểunhất của đổi mới phương pháp dạy học và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng
tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới là hoàn toàn sai lầm
- Phương pháp đóng vai:
* Định nghĩa:
Trang 36Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào
đó trong một tình huống giả định [01;62]
* Nội dung thực hiện phương pháp đóng vai :
+ Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõthời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai;
+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai;
+ Các nhóm lên đóng vai;
+ Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai:
Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khinhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai)
+ Lớp thảo luận, nhận xét: cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phùhợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ?
+ Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống
* Những ưu điểm và lưu ý của phương pháp:
+ Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độtrong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn;
+ Gây hứng thú và chú ý cho học sinh;
+ Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh;
+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạođức và chính trị – xã hội;
+ Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vaidiễn
+ Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại
+ Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai
+ Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập để không lạc đề
+ Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia
+ Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai
1.2.3 Các hình thức dạy học bằng phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực hóa
Trang 37Để thu hút sự chú ý của người học và tích cực hóa phương pháp thuyết trình, ngaykhi mở đầu bài học giáo viên có thể thông báo vấn đề dưới hình thức những câuhỏi có tính chất định hướng hoặc có tính chất “xuyên tâm” Trong quá trình thuyếttrình bài giảng, giáo viên có thể thực hiện một số hình thức thuyết trình thu hút sựchú ý của học sinh như sau:
- Thuyết trình kiểu nêu vấn đề: trong quá trình trình bày bài giảng giáo viên
có thể diễn đạt vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở để gây tình huống lôicuốn sự chú ý của học sinh
- Thuyết trình kiểu thuật chuyện: thuyết trình gắn với kể chuyện, gắn với
việc tái thuật các sự kiện kinh tế - xã hội, phim ảnh… làm tư liệu để phântích, minh họa, khái quát và rút ra nhận xét, kết luận nhằm xây dựng biểutượng, khắc sâu nội dung kiến thức bài học
- Thuyết trình kiểu mô tả, phân tích: giáo viên có thể dùng công thức, sơ đồ,
biểu mẫu… để mô tả phân tích nhằm chỉ ra những đặc điểm, khía cạnh củatừng nội dung Trên cơ sở đó đưa ra những chứng cứ lôgíc, lập luận chặtchẽ để làm rõ bản chất của vấn đề
- Thuyết trình kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết: giáo viên đưa vào bài học
một số giả thuyết hoặc quan điểm có tính chất mâu thuẫn với vấn đề đangnghiên cứu nhằm xây dựng tình huống có vấn đề thuộc loại giả thuyết (hayluận chiến) Kiểu nêu vấn đề này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn quanđiểm đúng, sai và có lập luận vững chắc về sự lựa chọn của mình.Đồng thời, học sinh phải biết cách phê phán, bác bỏ một cách chínhxác, khách quan những quan điểm không đúng đắn, chỉ ra tính khôngkhoa học và nguyên nhân của nó
- Thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp: giáo viên nêu vấn đề cần nghiên
cứu và xác định những tiêu chí so sánh các mặt, các thuộc tính của haiđối tượng đối lập nhau nhằm rút ra kết luận cho từng tiêu chí so sánh.Qua đó rút ra kết luận nhằm làm gia tăng tính chính xác và thuyếtphục của vấn đề Tính tích cực của hình thức này là giáo viên đã khaithác triệt để những mâu thuẫn, đối lập của vấn đề nghiên cứu Trên cơ
sở đó, kích thích tư duy của người học; bằng các thao tác tư duy logic
Trang 38của mình, người học sẽ tự khẳng định tính khoa học của vấn đề vàchiếm lĩnh tri thức [17;131].
1.2.4 Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11
Chương trình giáo dục học sinh môn Giáo dục công dân lớp 11 ở trườngtrung học phổ thông gồm có 02 phần được thiết kế với 15 bài học trong 02 học kỳcủa năm học [02;119]:
Phần 1: Công dân với kinh tế
Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (2 tiết)
Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ – Thị trường (3 tiết)
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (2 tiết)
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (1 tiết)
Bài 5: Cung – Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (1 tiết)
Bài 6: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước (2 tiết)
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản
lý kinh tế của Nhà nước (2 tiết)
Phần 2: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (2 tiết)
Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (3 tiết)
Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (2 tiết)
Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (1 tiết)
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (1 tiết)
Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (3 tiết)
Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh (1 tiết)
Bài 15: Chính sách đối ngoại (1 tiết)
Tuy nhiên, trước thực tiễn việc dạy và học các bộ môn ở trường phổ thôngnói chung và của bộ môn Giáo dục Công dân nói riêng về khối lượng kiến thứcđối với trình độ nhận thức, khả năng tâm – sinh lý của học sinh mà bắt đầu từ nămhọc 2011 – 2012 trở đi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số
Trang 395842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điềuchỉnh nội dung dạy học các môn học ở trường Trung học cơ sở và trường Trunghọc phổ thông Theo đó, chương trình (CT) dạy học môn GDCD lớp 11 đã có sựgiảm tải khá lớn về những nội dung tri thức mang tính hàn lâm, lý luận dễ làmcho học sinh khó tiếp thu và nhàm chán trong quá trình học.
* Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năngcủa chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy học và điềukiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
* Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, họcsinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GVđổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT Việc điều chỉnh nội dung dạyhọc thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo quiđịnh của Luật Giáo dục
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn;không thay đổi CT, SGK hiện hành
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp vàtrong mỗi cấp học
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục
* Nội dung điều chỉnh (căn cứ theo Công văn số 5842/BGDĐT-VPngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạyhọc các môn học ở trường Trung học cơ sở và trường Trung học phổ thông)
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên dohạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CThoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức vàtâm sinh lý lứa tuổi học sinh
Trang 40(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùngmiền khác nhau
*Thời gian thực hiện: áp dụng từ năm học 2011 – 2012
*Hướng dẫn thực hiện các nội dung:
- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hànhnăm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT Nếu GV và HS sửdụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh,
áp dụng cho phù hợp Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất
cả GV bộ môn
- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một
số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”,những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ởcác bảng dưới đây như sau:
+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng
để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS
+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vàonhững nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó
để có thêm sự hiểu biết cho bản thân
- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phânphối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện,phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây: