1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

130 752 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------ TRƯƠNG THỊ TỐ UYÊN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT Ở XÃ VŨ CHẤN, HUYỆ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - -

TRƯƠNG THỊ TỐ UYÊN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT Ở XÃ VŨ CHẤN, HUYỆN

VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN – 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - -

TRƯƠNG THỊ TỐ UYÊN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT Ở XÃ VŨ CHẤN, HUYỆN

VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC

MÃ SỐ: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ NGỌC CÔNG

THÁI NGUYÊN – 2010

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học, khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Lê Ngọc Công - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh trường Đại học Sư phạm, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Vũ Chấn, Chi cục Kiểm lâm, phòng Thống kê huyện Võ Nhai, đặc biệt là TS La Quang Độ - giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái nguyên! Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường THPT Gang thép – tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học Cao học!

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua!

Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 8 năm 2010 Tác giả

Trương Thị Tố Uyên

Trang 4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Trương Thị Tố Uyên

Trang 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT

IUCN The International Union for Conservation of

Nature and Natural Resources - Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế KVNC Khu vực nghiên cứu

NXB Nhà xuất bản

OTC Ô tiêu chuẩn

SCN Sau công nguyên

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá của chúng ta Rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, lũ lụt, giữ cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững trên trái đất Bên cạnh đó rừng còn là nơi cung cấp trữ lượng gỗ lớn, các loài cây thuốc quí và những lâm sản có giá trị khác nữa Xuất phát từ những lợi ích to lớn mà rừng đem lại, chúng ta cần phải kết hợp giữa khai thác hợp lý, bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên quí giá này Việc phục hồi rừng là một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam cũng như của tất cả các nước trên thế giới khi độ che phủ của rừng giảm mạnh xuống dưới mức an toàn sinh thái

Hiện nay khi dân số tăng nhanh, nhu cầu cải thiện đời sống con người ngày càng được nâng cao, sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp đã dẫn tới sự khai thác quá mức tài nguyên rừng, thu hẹp diện tích đất rừng gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho các vùng sinh thái trên thế giới Ban đầu rừng chiếm diện tích khoảng 6 tỉ ha trên bề mặt trái đất, diện tích này giảm xuống còn 4,4 tỉ ha vào năm

1958 và 3,8 tỉ ha vào năm 1973 Hiện nay diện tích rừng khép kín chỉ còn khoảng 2,9 tỉ ha Các nhà khoa học đã dự báo rằng hàng năm trên thế giới mất đi trung bình 16,7 triệu ha rừng Nếu tiếp tục đà này trong vòng 166 năm nữa, trên trái đất sẽ không còn rừng [73]

Ở Việt Nam, theo P.Maurand thì năm 1943 có 14,352 triệu ha rừng chiếm 43% diện tích đất nước [73] Từ năm 1945 - 1975 nước ta mất 3 triệu ha, tỉ lệ che phủ của rừng giảm từ 43% (1943) xuống còn 38% (1975) Từ năm 1975 - 1995 tỉ lệ che phủ của rừng giảm xuống mức 28% (1995), cả nước chỉ còn khoảng 9,3 triệu

ha rừng (trong đó có 1 triệu ha rừng trồng) [21] Hiện nay diện tích rừng bị giảm ước tính vào khoảng 200.000ha/năm trong đó 60.000 ha bị chặt để chuyển thành đất nông nghiệp ngoài kế hoạch, 50.000 ha bị cháy và 90.000 ha bị khai thác làm gỗ củi Trong khi đó tốc độ trồng rừng khoảng 80.000 - 100.000ha/năm không thể bù lại tốc độ mất rừng [9] Hệ thực vật nước ta hiện có tới 10.368 loài thuộc 2.257 chi

Trang 7

và 305 họ thực vật bậc cao có mạch chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57

% tổng số họ toàn thế giới

Trong cuộc đấu tranh hàng ngày với bệnh tật để bảo tồn s ự sống và sức khỏe con người , nhiều cây thuốc đã được nhân dân ta sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để phòng chữa bệnh tật Theo thống kê của Viện dược liệu năm 2005 các nhà khoa học đã phát hiện được 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ, thu thập được 8000 tiêu bản thuộc 1296 loài Việc sử dụng nguồn dược liệu từ thực vật ngày càng được sử dụng rộng rãi vì nó có ưu điểm : Đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh tương đối tốt mà lại rẻ tiền , dễ kiếm, đặc biệt ít gây tác dụng phụ Chính vì vậy , những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã hết sức chú trọng vấn đề bảo vệ , phát triển và phục hồi rừng , thảm thực vật nói riêng và tài nguyên cây thuốc nói chung , thảm thực vật là đối tượng chịu tác động không ngừng của các nhân tố vô sinh và hữu sinh, đồng thời còn là nơi xảy ra quá trình diễn thế, quá trình phục hồi và suy thoái rừng Để xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, phục hồi và khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng cũng như như nắm vững được quy luật phát triển của nó, chúng

ta cần có những hiểu biết về tính đa dạng thực vật và những tài nguyên cây thuốc trong rừng

Võ Nhai là huyện thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với địa bàn có cả vùng miền núi và trung du Theo số liệu kiểm kê năm 2006 và kết quả điều tra tháng 9 năm 2008 của phân viện điều tra qui hoạch rừng Tây bắc bộ , trong tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện Võ Nhai là 84.510,41 ha thì diện tích đất lâm nghiệp là 62.689,50 chiếm 74,18% Trong đó gồm rừng sản xuất có 24.855,73 ha, rừng phòng

hộ 18.974,87 ha, rừng đặc dụng 18.858,9 ha Ngoài ra còn đất đồi núi chưa được sử dụng là 10.69,68 ha chiếm 12,03% diện tích đất tự nhiên [50] Đặc biệt xã Vũ Chấn trong tổng diện tích đất tự nhiên là 7.340,9 ha thì diện tích đất lâm nghiệp của xã là 5.031,9 ha Đây là một xã có nhiều rừng của huyện Võ Nhai nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc Vì vậy chúng tôi

chọn đề tài "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một

số trạng thái thảm thực vật tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên"

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định sự đa dạng các trạng thái thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu

- Xác định đa dạng hệ thực vật và đa dạng các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trong các trạng thái thảm thực vật chọn nghiên cứu

- Xác định đa dạng tài nguyên cây thuốc và các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng trong các trạng thái thảm thực vật chọn nghiên cứu

- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc

ở khu vực nghiên cứu

4 Đóng góp mới của luận văn

- Bước đầu đã xác định được đa dạng các loài cây quý hiếm trong các trạng

thái thảm thực vật, hệ thực vật ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Xác định được một số loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2006) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP

- Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài

nguyên cây thuốc ở khu vực nghiên cứu

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Những nghiên cứu về thảm thực vật, hệ thực vật trên thế giới và Việt Nam

1.1.1 Những nghiên cứu về thảm thực vật

Có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra các định nghĩa khác nhau về

thảm thực vật (vegetation) Theo J.Schmithusen (1959) thì thảm thực vật là lớp thực

bì của trái đất và các bộ phận cấu thành khác nhau của nó Thái Văn Trừng (1978) [63] cho rằng thảm thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên mặt đất như một tấm thảm xanh Trần Đình Lý (1998) [43] cho rằng thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt trái đất Thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định ngữ kèm theo như: thảm thực vật cây

bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…

1.1.1.1 Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới

H.G Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới

và núi cao

J Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và loạt quần hệ) Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm [45]

Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm thực vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [73]

1.1.1.2 Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam

Ở Việt Nam những công trình nghiên cứu về thảm thực vật đến nay còn ít Chevalier (1918) là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới

Trang 10

Châu Á đầu tiên trên thế giới) Theo bảng phân loại này rừng ở Miền bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu [70]

Năm 1953 ở Miền nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng Miền nam của Maurand khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các quần thể rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil

Bảng phân loại đầu tiên của ngành Lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng ở Việt Nam là bảng phân loại của Cục điều tra và quy hoạch rừng (1960) Theo bảng phân loại này rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4 loại hình lớn:

Loại I: đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải trồng rừng

Loại II: gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa thưa

Loại III: gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo

Loại IV: gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lý

Thomasius (1965) đưa ra bảng phân loại các kiểu lập quần vùng Quảng Ninh dựa trên các điều kiện địa hình, đất đai, đá mẹ, khí hậu và các loài cây ưu thế

Phan Nguyên Hồng (1970) [35], phân chia kiểu thảm thực vật ven bờ biển Miền bắc Việt Nam thành rừng ngập mặn, rừng gỗ ven biển và thực vật bãi cát trống

Trần Ngũ Phương (1970) [47] đưa ra bảng phân loại rừng ở Miền bắc Việt Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao: đai rừng nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao

Thái Văn Trừng (1970) [63] đã đưa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc thân gỗ kín tán; quần lạc thân gỗ thưa; quần lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc thân cỏ thưa và những kiểu hoang mạc) và nguyên tắc đặt tên cho các thảm thực vật Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tại hội nghị thực vật

Trang 11

học quốc tế lần thứ XII (Leningrat), ông đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam theo quan điểm sinh thái, đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù hợp nhất theo quan điểm sinh thái cho đến nay [64]

Phan Kế Lộc (1985) [41] dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, cũng đã xây dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau Nguyễn Nghĩa Thìn (1994-1996) cũng đã áp dụng cách phân loại này trong những nghiên cứu của ông

Nguyễn Hải Tuất (1991) [65] nghiên cứu một số đặc trưng chủ yếu về sinh thái của các quần thể thực vật tại vùng núi cao Ba Vì đã chia ra 3 kiểu rừng cơ bản: kiểu rừng hỗn giao ẩm á nhiệt đới; kiểu rừng kín hỗn giao ẩm á nhiệt đới núi cao; kiểu rừng kín hỗn giao cây hạt kín và hạt trần

Vũ Tự Lập và cộng sự (1995) [39] cho rằng khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành và phân bố các kiểu thực bì thông qua nhiệt độ và độ ẩm Dựa vào mối quan

hệ giữa hình thái thực bì và khí hậu chia ra 15 kiểu thực bì khác nhau: kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá; kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh; kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá; kiểu rừng khô nhiệt đới gió mùa khô rụng lá; kiểu rừng thưa nhiệt đới khô lá kim; kiểu sa van nhiệt đới khô; kiểu truông nhiệt đới khô; kiểu rừng nhiệt đới trên đất đá vôi; kiểu rừng nhiệt đới trên đất mặn; kiểu rừng nhiệt đới trên đất phèn; kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm hỗn giao; kiểu rừng thưa á nhiệt đới hơi ẩm lá kín; kiểu rừng rêu á nhiệt đới mưa mùa; kiểu rừng lùn đỉnh cao

Thái Văn Trừng (1998) [64] khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 kiểu thảm (5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ) Bảng phân loại này của ông từ bậc quần

hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973)

Trang 12

Nguyễn Thế Hưng (2003) [37] cũng dựa trên nguyên tắc phân loại UNESCO (1973) đã xây dựng được 8 trạng thái thảm thực vật khác nhau đặc trưng cho loại hình thảm cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh)

Lê Ngọc Công (2004) [22] cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) đã phân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: rừng rậm; rừng thưa; trảng cây bụi và trảng cỏ Ở đây, những trạng thái thứ sinh (được hình thành do tác động của con người như: khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm nương rẫy…) bao gồm: trảng cỏ; trảng cây bụi và rừng thưa Ngô Tiến Dũng (2004) [29] dựa theo phương pháp phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) đã phân chia thảm thực vật Vườn quốc gia Yok Don thành: kiểu rừng kín thường xanh; kiểu rừng thưa nửa rụng lá và kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá gồm 6 quần xã khác nhau

1.1.2 Những nghiên cứu về hệ thực vật

1.1.2.1 Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới

Tổng số loài thực vật hiện nay trên thế giới có nhiều biến động và chưa cụ thể tuỳ từng tác giả do chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ Các nhà thực vật học

dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 – 600.000 loài

Năm 1965, Al A Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loài thực vật hạt kín; 5.000 – 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 – 10.000 loài quyết thực vật; 14.000 – 18.000 loài rêu; 19.000 – 40.000 loài tảo; 15.000 – 20.000 loài địa y; 85.000 – 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác

Năm 1962, G N Slucop đã đưa ra số lượng các loài thực vật hạt kín phân bố ở các châu lục như sau:

Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ và Canada: 25.000 loài; Mehico và Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa và Nam cực: 1.000 loài

Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000 loài; Nam

Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài

Trang 13

Châu Phi có khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500 loài; Madagasca: 7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc và các vùng phụ cận khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai cập: 2.000 loài; Xomali và Eritrea: 1.000 loài

Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: 80.000 loài; các khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài

Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam Úc: 5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Niu Di Lân: 4.500 loài [26], [71]

1.1.2.2 Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam

Trong thực vật chí Đại cương Đông Dương và các tập bổ sung tiếp theo đã mô

tả và ghi nhận ở nước ta có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao

có mạch [72] Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 loài Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn, năm 1997 Nguyễn Tiến Bân đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của 265 họ và khoảng 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước ta [5] Gần đây, Phan Kế Lộc (1998) đã kiểm kê và ghi nhận đến nay trong hệ thực vật Việt Nam đã biết được 9.653 loài thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2.011 chi và 291

họ Nếu kể cả khoảng 733 loài cây trồng đã được nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc cao có mạch biết được ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và

305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới Cũng do điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù nên hệ thực vật nước ta có thành phần loài khá phong phú mang cả yếu tố của thực vật nhiệt đới ẩm Indonesia – Malaisia, yếu tố của thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa và các yếu tố của thực vật Ấn độ - Trung và Nam Tiểu Á [44]

Trang 14

Những nghiên cứu về thảm thực vật của các tác giả nhìn chung đều chỉ tập trung nghiên cứu ở một vùng cụ thể và phần lớn các tác giả đều dựa vào khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại

Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam hầu hết các tác giả đều mới chỉ đưa ra con số dự đoán về hệ thực vật ở một châu lục, một quốc gia, hoặc một khu vực cụ thể Những số liệu này chưa được nghiên cứu và điều tra đầy

đủ Vì vậy, số loài thực vật hiện có chắc chắn còn dao động và cao hơn nhiều

1.2 Những nghiên cứu về thành phần dạng sống

Hình thái cấu trúc cơ thể thực vật thích nghi với điều kiện môi trường của nó biểu hiện qua dạng sống của nó, dạng sống của thực vật đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm

I K Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm G

N Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều năm và lớp cây hàng năm [45]

Braun – Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc lẻ; mọc thành vạt; mọc thành dải nhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [2]

Hiện nay, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934) [17] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm

Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:

1 Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất

2 Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất

Trang 15

3 Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn

4 Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn

5 Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm

Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái đất (SB):

SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th

Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo tính khoa học, dễ áp dụng Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trên những đặc điểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương thức sống của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường tạo nên Thuộc

về những đặc điểm này có hình dạng ngoài của thực vật, đặc điểm qua đông, sinh sản…

Xêrêbriacốp (1964) đưa ra bảng phân loại dạng sống mang tính chất sinh thái học hơn của Raunkiaer Trong bảng phân loại này, ngoài những dấu hiệu hình thái sinh thái Xêrêbriacốp sử dụng cả những dấu hiệu như ra quả nhiều lần hay một lần trong cả đời của cá thể bao gồm: ngành, kiểu, lớp và lớp phụ Trong bảng phân loại này không bao gồm những cây thuỷ sinh Trong bảng phân loại này ông còn chia ra các đơn vị nhỏ hơn là nhóm, nhóm phụ, tổ và các dạng đặc thù

Bảng phân loại dạng sống cây thuộc thảo đã được lập ra lần đầu tiên bởi Canon (1911), sau đó hàng loạt bảng đã được đưa ra Với cây thảo, đặc điểm phần dưới đất đóng vai trò rất quan trọng trong phân chia dạng sống, nó biểu thị mức độ khắc nghiệt khác nhau của môi trường sống, là phần sống lâu năm của cây Vì thế việc sử dụng phần dưới đất để làm tiêu chuẩn phân chia dạng sống sẽ giúp cho ta đánh giá đúng hơn kiểu thảm, những đặc điểm đặc trưng của môi trường [17] Công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn Ngọc Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ Hoà thảo Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam, đã đưa

ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ sa van, thảo nguyên [16]

Trang 16

Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer khi phân chia dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam [63]

Hoàng Chung (2008) khi nghiên cứu thực vật trong đồng cỏ vùng núi bắc Việt Nam, đã phân chia 8 kiểu dạng sống chính là: kiểu cây gỗ, kiểu cây bụi, kiểu cây bụi thân bò, kiểu cây bụi nhỏ, kiểu cây bụi nhỏ bò, kiểu nửa bụi, kiểu thực vật có khả năng tạo chồi mới từ rễ, kiểu cây thảo có hệ rễ cái sống lâu năm [17]

Phan Nguyên Hồng (1991) [36] khi nghiên cứu hình thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam đã chia thành 7 dạng sống cơ bản: cây gỗ (G), cây bụi (B), cây thân thảo (T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), ký sinh (K), bì sinh (B)

Áp dụng theo nguyên tắc của Raunkiaer, Nguyễn Bá Thụ, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn (1995) đã xây dựng phổ dạng sống của hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương [54] là:

SB = 57,8Ph + 10,5Ch + 12,4He + 8,3Cr + 11,0Th

Phạm Hồng Ban (1999) [3] nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái tái sinh sau nương rẫy vùng Tây Nam Nghệ An, áp dụng khung phân loại của Raunkiaer để phân chia dạng sống, phổ dạng sống là:

SB = 67,40Ph + 7,33Ch + 12,62He + 8,53Cr + 4,09Th

Đặng Kim Vui (2002) [66] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã phân chia dạng sống thực vật dựa vào hình thái cây: cây gỗ, cây bụi, cây leo và cây cỏ, đồng thời ông đã xác định được có 17 kiểu dạng sống, trong đó có 5 kiểu dạng cây bụi (cây bụi; cây bụi thân bò; cây bụi nhỏ; cây bụi nhỏ thân bò; cây nửa bụi)

Nguyễn Thế Hưng (2003) khi nghiên cứu dạng sống thực vật trong các trạng thái thảm thực vật tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã kết luận: nhóm cây chồi trên đất

có 196 loài chiếm 60,49% tổng số loài của toàn hệ thực vật; nhóm cây chồi sát đất

có 26 loài chiếm 8,02%; nhóm cây chồi nửa ẩn có 43 loài chiếm 13,27%; nhóm cây chồi ẩn có 24 loài chiếm 7,47%; nhóm cây 1 năm có 35 loài chiếm 10,80% [37]

Trang 17

Phạm Ngọc Thường (2003) [58] khi nghiên cứu thảm thực vật sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho kết quả phổ dạng sống của hệ thực vật là:

SB = 56,37Ph + 12,73Ch + 14,23He +8,80Cr + 7,87Th

Lê Ngọc Công (2004) [22] khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên đã phân chia thực vật thành các nhóm dạng sống sau: cây gỗ; cây bụi; cây cỏ và dây leo

Ngô Tiến Dũng (2004) [29] nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Yok Don đã lập được phổ dạng sống của thực vật Yok Don là:

SB = 71,73Ph + 1,41Ch + 7,77He + 4,59Cr + 6Th

Vũ Thị Liên (2005) [40] phân chia dạng sống thực vật trong thảm thực vật sau nương rẫy ở Sơn La theo thang phân loại của Raunkiaer Kết quả phổ dạng sống như sau:

SB = 69,69Ph + 3,76Ch + 9,29He + 10,84Cr + 6,42Th

1.3.Những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng

Do những nguyên nhân khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn tài nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm Để nâng cao nhận thức trong xã hội và toàn cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ liệu quan cho công tác bảo tồn, từ năm 1964, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã cho xuất bản các Bộ Sách đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị

đe doạ trên thế giới [71] Các thứ hạng và tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hoá như sau: loài tuyệt chủng (EX), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU)…

Ở Việt Nam, tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” của tập thể tác

giả thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, nay là Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam là tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ các loài

Trang 18

thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam Cuốn sách được xuất bản

vào các năm 1992, 1996 và mới nhất là năm 2007 Trong cuốn “Sách đỏ Việt Nam

(phần thực vật)” năm 2007 đã công bố 847 loài (thuộc 201 họ) quý hiếm có nguy

cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ

Theo nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đã chia thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 2 nhóm:

- Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao Thực vật rừng, động vật rừng nhóm I được phân thành: nhóm IA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là: ngành Thông với 7 loài và ngành Mộc lan với 8 loài, nhóm IB gồm các loài động vật rừng

- Nhóm II: hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng Thực vật rừng, động vật rừng nhóm II cũng được chia thành: nhóm IIA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành: ngành Thông với 10 loài và ngành Mộc lan với 27 loài, nhóm IIB gồm các loài động vật rừng [15]

Ngoài tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” thống kê số loài thực vật có

nguy cơ tuyệt chủng của cả nước, thì các công trình nghiên cứu về các loài có nguy

cơ tuyệt chủng ở từng vùng và khu vực cụ thể còn rất ít Một số công trình đáng chú

ý là:

Nguyễn Thị Yến (2003) [68] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý hiếm, trong đó có 15 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa theo những thứ hạng và tiêu chuẩn của Sách đỏ Việt Nam (2007) và IUCN

Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ (2009) khi nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê

Trang 19

và lập danh mục số loài thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phương Hoàng gồm có 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài có tên trong nghị định số 32/2006/NĐ-CP [10]

Hoàng Thanh Thủy (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai , tỉnh Thái nguyên cho thấy, số loài thực vật quý hiếm thống kê được là 17 loài, trong đó

có 8 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU); 6 loài ở mức nguy cấp (EN), 2 loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng và 4 loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại Nếu không có các biện pháp bảo vệ thì sẽ có nguy cơ tuyệt chủng trong thời gian không xa [56]

Lê Ngọc Công (2010) khi điều tra các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Thái Nguyên đã ghi nhận được 71 loài Trong đó có một loài bị tuyệt chủng thiên nhiên (EW), 2 loài trong tình trạng rất nguy cấp ( CR) loài nguy cấp (EN) và 37 loài

sẽ nguy cấp (VU) Tác giả xác định được 7 loài thuộc nhóm IIA ( theo nghị định 32/2006-NĐ-CP của chính phủ [25]

Nhìn chung, những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta còn rất ít Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lượng loài thực vật có giá trị đang bị giảm sút, bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng Tuỳ từng thời điểm, một loài có thể đang ở cấp này có thể chuyển sang cấp khác (do nhiều nguyên nhân) Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu đầy đủ hơn để đánh giá số loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở từng vùng cụ thể và phải đánh giá thường xuyên nhằm có thể bảo tồn các loài thực vật quý hiếm có giá trị ở nước ta

1.4 Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và đa dạng thực vật ở Thái Nguyên còn rất ít Cuối năm 70, Sở Nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu một số

mô hình rừng trồng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc như mô hình Lim, Dẻ, Trám…ở xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ Mô hình Bạch đàn hoặc Bạch đàn - Keo

Trang 20

ở vùng hồ Núi Cốc, huyện Đại Từ Các mô hình này có hiệu quả kinh tế tốt đối với người dân, rừng đã được phục hồi

Năm 1986 – 1987 Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu một số mô hình nông lâm kết hợp, trong đó có mô hình cây màu xen cây công nghiệp (chè) hoặc cây màu trồng xen với cây ăn quả (Mít, Dứa…) ở xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ đã có kết quả tốt [67]

Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1994) nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của quần hệ sa van cây bụi trên vùng đồi trung du Thái Nguyên, đã đưa

ra một số loại hình khoanh nuôi phục hồi và một số mô hình rừng trồng (Lim, Dẻ, Trám…) [20]

Bùi Thị Dậu và cộng sự (2004) đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến… [22]

Nguyễn Xuân Quát (1995) nghiên cứu mô hình rừng tự nhiên, mô hình vườn chè tại các vùng đồi núi thấp, đất đai bị thoái hoá mạnh của các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên [48]

Đặng Kim Vui (2002) [66] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê số họ và số loài thực vật ở từng giai đoạn phục hồi, đó là: giai đoạn phục hồi 1 – 2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 3 – 5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 – 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 11 – 15 tuổi có 57 loài thuộc 31

họ

Năm 2008, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê số loài số loài thực vật trong khu bảo tồn là 1635 loài thuộc 817chi, 191 họ được phân bố cụ thể trong bảng 1.3 [4]

Trang 21

Bảng 1.2 Số loài thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng STT Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài

1.5 Những nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc

1.5.1 Những nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc trên thế giới

Tài liệu cổ nghiên cứu về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và dược liệu Cuốn "Kinh Thần Nông" (Shen' nong Bencạoing, vào thế kỷ I-SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho

sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay [1]

Trang 22

Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: "Bản thảo cương mục" Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [61]

Năm 384 - 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất

về kiến thức cây cỏ ở nước này Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với tác phẩm

"Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này [18]

Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 - 20 (TCN) giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh Đồng thời, ông cũng là người đặt nền móng cho nền y dược học [18]

Năm 79 - 24 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo bộ sách

"Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích [18]

Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình "Les phantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Viet nam" gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [74]

Nói chung những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời, hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại Tuy nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên những công trình này chưa có cơ sở khoa học để chứng minh thành phần hoá học các chất có tồn tại trong đó và nó tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào mà chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng, Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật phát triển thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với người bệnh khi sử dụng

1.5.2 Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng và tác hại của nhiều loại cây Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên chúng ta đã dần dần tích luỹ

Trang 23

được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh

Từ những buổi đầu dựng nước, dưới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết sử dụng hành, tỏi, gừng, riềng… làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày

Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu… Điều đó nói lên những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc [44]

Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã được phát hiện như: sắn dây, khoai lang, mơ, quýt… và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã được xuất sang Trung Quốc [33]

Dưới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lương y nổi tiếng, trong đó có nhà sư Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thuỷ đã có công chữa bệnh cho Lý Thần Tông Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [33]

Dưới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng chiến Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng Đạo - Chí Linh - Hải Dương) để cung cấp cho quân y [32]

Ở địa phương hạt Giao Thuỷ, Sơn Nam (Nam Định), Dạ Cẩm, Hồng Châu (Cẩm Bình, Hải Dương) Tuệ Tĩnh đã mở nhiều cơ sở chữa bệnh làm phúc ở các chùa và gây phong trào trồng cây thuốc ở gia đình Ông là một đại sư nước Việt dùng thuốc Nam, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phương châm: "Thuốc Nam chữa bệnh người Nam" ông đã truyền bá y dược cổ truyền cho nhân dân trong các tác phẩm:

- "Nam dược thần hiệu": gồm 499 vị và 3.932 phương thuốc trị 184 loại bệnh,

chia làm 10 khoa (năm 1725) Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch sử nghiên cứu cây thuốc ở nước ta sau tập "Bản thảo thực vật toàn yếu" do Phan Chu Tiên biên soạn (1429) là tập cây thuốc và dược liệu đầu tiên của Việt Nam

- "Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm": chép 13 cổ phương với

bổ âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo chứng Các tài liệu này

Trang 24

được in lại trong "Nam dược chính bản" Sau được triều hậu Lê in lại trong "Hồng Nghĩa giác tư y thư" (1717 và 1723) và được lưu truyền đến nay [60]

Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập "Lĩnh Nam bản thảo", nội dung gồm 496 vị thuốc Nam của "Nam dược thần hiệu" và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa Tư liệu vĩ đại nhất của ông là bộ sách: "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển viết về lý luận cơ bản, phương pháp chẩn đoán, trị bệnh [31]

Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập "Vạn phương thập nghiệm" của Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763 Tập "Nam bang thảo mộc" của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858 [33]

Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dược" với

620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [32]

Triều Nguyễn (1802 - 1845) có quyển "Nam dược tập nghiệm quốc âm" của Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian [32]

Công trình nghiên cứu của Ch.Crévost và A.Pétélote (1928 - 1935), đã nghiên cứu và công bố kết quả điều tra về tài nguyên thực vật ở Việt Nam và Đông Dương [69]

Sau cách mạng tháng 8-1945, y dược học cổ truyền đạt được những thành tựu

to lớn Dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng y học hiện đại, sức khoẻ của người dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn

Sau khi nước nhà thống nhất (năm 1975), việc nghiên cứu cây thuốc ở nước ta được quan tâm nhiều Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới

Dược điển Việt Nam tập 2 (1983) của NXB Y học do nhiều thành viên và các

cơ quan tham gia xây dựng, đã mô tả và nêu công dụng của hơn 430 loài cây thuốc [21]

Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160

Trang 25

loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị,

40 loài tre nứa, 40 loài song mây [43]

Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây thuốc Việt Nam" (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu [33]

Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005) khi nghiên cứu các loài cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã công bố 793 loài thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh nước ta Trong tài liệu này, tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và chế biến, thành phần hoá học, công dụng và liều dùng Tuy nhiên, nơi phân bố của từng loài tác giả giới thiệu rất khái quát [42]

Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam Tác giả đã mô tả khá chi tiết từng loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của chúng Ngoài ra, sách còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận lợi cho việc tra cứu [14] Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác nhau [12]

Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), khi điều tra các loài cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ [13]

Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài

da, bệnh về đường tiêu hoá, bệnh về gan, bệnh về xương…

Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư (2004), khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H'Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo công dụng: cây lương thực - thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả Trong nhóm cây làm thuốc, các tác giả đã thống kê được

657 loài thuộc 118 họ mà người H'Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người

và gia súc [27]

Trang 26

Nguyễn Thị Thuỷ, Lưu Đàm Cư, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh (2005), khi nghiên cứu việc thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày khu vực Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã cho biết: Có hơn 400 loài cây thuốc thường xuyên bị thu hái thuộc 104 họ thực vật, trong đó những họ có số loài được sử dụng

nhiều nhất là Fabaceae (25 loài), Euphorbiaceae (19 loài), Asteraceae (18 loài),

Rutaceae (12 loài)… [57]

Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Thính (2005), đã điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mường và Dao tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu, Sơn La), cho biết: Người Mường đã khai thác và sử dụng thường xuyên 12 nhóm cây tài nguyên, trong đó nhóm cây thuốc gồm 198 loài… Người Dao thường xuyên khai thác và sử dụng 165 loài cây thuốc, bao gồm 22 loài cây rau ăn, 10 loài cây ăn quả, 9 loài cây lấy gỗ, 5 loài cây độc… [52]

Lưu Đàm Cư, Trương Anh Thư, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc sử dụng cây thuốc hoang dại của người H'Mông ở xã SaPả (huyện SaPa, tỉnh Lào Cai) cho thấy, họ thường xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc thuộc 148 chi, 72

họ để điều trị 86 chứng bệnh của 21 nhóm bệnh Trong đó, các nhóm bệnh sử dụng nhiều loài cây thuốc để điều trị gồm: bệnh về tiêu hoá (18 loài), các bệnh phụ nữ (18 loài), các bệnh tiết niệu (15 loài), các bệnh cơ - xương (12 loài)… Các tác giả còn xác nhận có 38 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam [28]

Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê được 152 loài, 133 chi thuộc 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác nhau Các tác giả chưa mô tả được đặc điểm hình thái từng loài cũng như nơi sống của chúng [23]

Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007), nghiên cứu sự đa dạng các loài cây có ích ở Phú Lương (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm thuốc có

296 loài, 90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [24]

Cùng với sự ra đời của các công trình nghiên cứu, nhiều tổ chức về y học dân tộc được thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông y… đã

Trang 27

thành công trong việc điều tra, sưu tầm dược liệu: sưu tầm được 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của 1.296 loài [13]

Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình mới nghiên cứu về cây thuốc và được đúc rút thành những cuốn sách có giá trị Cuốn "Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược" của các tác giả Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần và Bùi Xuân Chương, xuất bản năm 2000, đề cập đến 327 cây thuốc thường dùng trong thực tế cùng với các bài thuốc kèm theo được sử dụng [53] Đến năm 2002, công trình nghiên cứu của Đỗ Huy Bích và cộng sự đã được công bố trong 2 tập "Cây thuốc

và động vật làm thuốc ở Việt Nam" [5] Đồng thời, nhằm đào tạo và nâng cao kiến thức cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh về điều tra, bảo tồn và tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao làm thuốc phòng và chữa bệnh, Viện Dược liệu, năm

2006, đã cho ra đời cuốn "Nghiên cứu thuốc từ thảo dược" [6] Cùng năm, cuốn

"Cây có vị thuốc ở Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ đã góp phần quan trọng cho việc điều tra về y dược thiên nhiên và y dược dân tộc của nước ta [34] Gần đây nhất, Tào Duy Cần và Trần Sỹ Viên (2007) đã thống kê trên 500 vị thuốc Nam - Bắc thường dùng với hàng chục ngàn bài thuốc trong cuốn "Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt Nam" [8]

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn ít đề cập đến, có thể nói công trình đầu tiên của

Võ Thị Thường (1986) đã nghiên cứu các loài cây ăn được của đồng bào Mường Trong đó, tác giả đã giới thiệu 89 loài thuộc 38 họ, đồng thời đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ giữa việc sử dụng cây thuốc của đồng bào Mường với điều kiện sống và nơi ở của họ [59] Năm 1994 Lê Nguyên Khanh và Trần Thiện Quyền đã xuất bản cuốn "Những bài thuốc kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi" [38] Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh và Ngô Trực Nhã (2001) về vấn đề Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái ở Con Cuông - Nghệ An Trong đó, các tác giả đã đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc, vấn đề sử dụng cây thuốc và đặc biệt là đánh giá tính hiệu quả của cây thuốc mà đồng bào dân tộc Thái sử dụng

Trang 28

[55] Gần đây, năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án Tiến sĩ Dược học "Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì", ông đã điều tra được 503 loài cây thuốc được người Dao sử dụng thuộc 321 chi, 118 họ của 5 ngành thực vật [46]

Cây thuốc dân tộc và đặc biệt tri thức y học dân tộc cổ truyền Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì, tồn tại và phát triển của dân tộc ta từ xa xưa đến nay Việc ứng dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu Thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung, và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết

để góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều đánh giá cao sự phong phú, ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học cũng như giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc Vì vậy, để phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp cũng như góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc thì vấn đề điều tra, thu thập cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng là hoạt động quan trọng nhất trong công tác bảo tồn

Các công trình nói trên đều có một hướng nghiên cứu chung là mô tả các loài, nêu thành phần hoá học, đặc biệt nói đến công dụng, cách chế biến và liều lượng Nhờ đó giúp cho người sử dụng có thêm hiểu biết cơ bản về loại dược liệu mình sử dụng, có độ tin cậy cao Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chưa quan tâm chú ý đến hiện trạng các loài cây thuốc, sự đa dạng của chúng cũng như các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác quá mức để từ đó đề ra các biện pháp bảo tồn Đây cũng là một vấn đề mà nội dung luận văn này cần giải quyết

1.6 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của cây thuốc

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số thế giới sử dụng cây thuốc cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu Một số tài liệu khác cũng cho thấy ở các nước đang phát triển, 70 - 80% dân số vùng nông thôn sử dụng cây thuốc là nguồn chữa bệnh chủ yếu Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù hiện nay khoa học công nghệ phát triển, việc sử dụng cây thuốc và y học cổ truyền vẫn có vai trò vô cùng quan trọng [6]

Trang 29

Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp cây thuốc để chữa bệnh, hàng năm ngành bào chế dược phẩm trên thế giới tiêu thụ một khối lượng rất lớn dược liệu cho các dây chuyền sản xuất Ở Mĩ, hàng năm có 25% nguyên liệu làm thuốc lấy từ thực vật Sản phẩm này đóng góp 1,5 tỷ đô la và giữ vai trò đáng kể trong cán cân thương mại [44]

Tinh dầu được chiết xuất từ các loài cây làm thuốc có tác dụng rõ rệt lên hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh Kim ngạch xuất khẩu tinh dầu hàng năm sang các nước: Mĩ, Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan, Đức lên tới 40 tỷ đô la Mĩ/năm

Ngoài lợi ích kinh tế, xã hội nói trên, việc sử dụng, phát triển cây thuốc còn mang lại lợi ích về môi trường, sinh thái rất to lớn

Để duy trì sự tồn tại và phát triển của con người, ngoài các yếu tố dinh dưỡng, môi trường sống và các yếu tố xã hội khác thì chống lại bệnh tật, phòng và chữa bệnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người thích nghi, sống khoẻ và sống lâu hơn Vì vậy, có thể nói thuốc nói chung, trong đó cây thuốc nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

1.7 Tiềm năng, tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở nước ta

Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú và

đa dạng nên tiềm năng về cây thuốc là rất lớn Theo tài liệu thống kê của Hội nghị châu Á về cây thuốc và cây tinh dầu ở Băng Cốc (12/1996), Việt Nam có khoảng 3.200 loài làm thuốc Con số này sẽ không ngừng tăng lên trong những năm tới đây,

do nhiều loài cây thuốc Việt Nam được sử dụng trong y học cổ truyền của các dân tộc chưa được điều tra nghiên cứu

Các cây làm thuốc phân bố chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi (70%) Những vùng có nhiều loài cây thuốc tập trung chủ yếu ở các loại hình rừng nhiệt đới thường xanh Đặc biệt là các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia, rừng rậm nguyên sinh như: Cúc Phương, vườn quốc gia Cát Bà, Ba Vì, Tam Đảo, Nam Cát Tiên… Đây là những nơi thảm thực vật được bảo vệ tương đối tốt, là môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu điều tra thống kê, khám phá thêm những loài mới

Trang 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955

đã chỉ thị: "Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa

bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu, phối hợp thuốc đông và thuốc tây"

Trong những năm 60, 70 của thế kỷ 20, phong trào phát triển và sử dụng cây thuốc Nam được khuyến khích và phát triển rầm rộ Vào thời gian này, 60% số xã ở miền Bắc có vườn thuốc Nam, các cơ sở y tế địa phương và trong nhân dân sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh là chính và đạt nhiều kết quả tốt

Hiện nay, y học hiện đại đang phát triển như vũ bão Những thành tựu mà y học hiện đại đạt được thật đáng kinh ngạc, đã đưa con người thoát khỏi một số căn bệnh hiểm nghèo, giành lấy sự sống cho mình Thị trường thuốc Tây ở nước ta cũng đang ngày một mở rộng Tuy vậy, việc sử dụng cây thuốc trong nước vẫn được dùng nhiều ở một số bộ phận cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, các dân tộc miền núi Trong việc phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền, tuy bị ảnh hưởng của

y học Trung Quốc (thuốc Bắc), nhưng các vị thuốc trong nước vẫn chiếm vị trí quan trọng Nhiều vị thuốc hoàn toàn trồng ở Việt Nam, chưa từng nhập ở Trung Quốc (Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân, Quế…) Nhiều loài có thể thay thế cho dược liệu nhập nội, mặc dù chất lượng chưa cao (Đảng sâm, Bạch truật, Cánh kiến, Kỷ tử…) Nhiều loài cây thuốc khai thác ở Việt Nam có chất lượng cao hơn sản phẩm cùng loại ở Trung Quốc Rõ ràng, cây thuốc đã có khả năng đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Trong những năm qua, một số loài cây thuốc đã là những nguyên liệu không thể thiếu trong công nghiệp dược liệu hiện đại Những thành tựu quan trọng đã thu được là: Chiết xuất Berberin từ cây Vàng đắng; sản xuất nhiều loại tinh dầu thực vật; sản xuất Rotundin, Stihox từ củ Bình vôi; chiết xuất Rutin từ Hoa hoè

Ngoài ra, chúng ta đã có những thành công bước đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa một vài căn bệnh hiểm nghèo và bệnh xã hội Đáng kể trong lĩnh vực này là sử dụng cây thuốc chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt, hạn chế phát triển khối

Trang 31

u sau phẫu thuật, tiếp đến là các bài thuốc đông y đang có triển vọng trong việc cắt cơn nghiện ma tuý…

Do chính sách mở cửa cũng như sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, trong những năm gần đây, một số loài cây thuốc đã bị khai thác quá mức, không được bảo

vệ và dần đi tới khan hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng như: Hoàng đằng, Hoàng liên, Trầm hương… Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu các loài cây thuốc có vai trò quan trọng, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này

1.8 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật và cây thuốc ở xã Vũ Chấn - huyện

Võ Nhai - tỉnh Thái nguyên

Các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và cây thuốc ở xã Vũ Chấn - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái nguyên còn rất ít

Vũ Chấn là một trong 7 xã (Phú Thượng ,thị trấn Đình cả, Sảng Mộc,

Thượng Nung, Thần Sa, Vũ Chấn và Nghinh Tường) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa–Phượng Hoàng với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9ha (được UBND tỉnh Thái nguyên phê duyệt ngày 08/08/2007) Để đánh giá đầy

đủ về giá trị nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái ở Vũ Chấn làm cơ sở cho

công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, đã có một vài cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu hệ động, thực vật ở đây Năm 2009 chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên trong báo cáo dự án xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng thuộc huyện Võ Nhai gồm 6 xã (trong đó có xã Vũ Chấn) đã công bố 1096 loài thực vật thuộc 645 chi, 160 họ của 5 nghành thực vật bậc cao

có mạch Trong đó có 574 loài làm thuốc, 319 loài cây cho gỗ, 162 loài ăn được

và 84 loài làm cảnh Các loài thực vật quí hiếm trong khu bảo tồn, báo cáo xác định có 56 loài có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có một số cây thuốc như: Lá khôi , Củ dòm, Bình vôi…Một số loài cây gỗ quí do bị khai thác quá mức cũng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt như: Nghiến ba gân, Táu mật, Song mật…

Đồng bào dân tộc ở xã Vũ Chấn từ lâu đời đã có tập quán sử dụng thực vật

để làm thuốc chữa bệnh Một phần do thói quen, một phần do điều kiện sống nên ít được tiếp cận và sử dụng thuốc Tây, từ lẽ đó ngày càng có nhiều người sử dụng

Trang 32

thực vật để làm thuốc, chính vì vậy mà ở mỗi xóm đều có các thầy lang hành nghề cắt thuốc trị các bệnh thông thường và cắt thuốc phục vụ nhân dân trong xã và các huyện, tỉnh lân cận Các cây thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh gồm: Phà pinh rùa (tiếng Dao): Trị ghẻ, lở, ngứa…; Lai liều đéng, Huôi sán (tiếng Dao): Phụ

nữ sau sinh chống hậu sản; Củ đòm (tiếng Dao): Trị chứng mất ngủ ở người già; Gió đôm (Mường): Trị đau thần kinh; Gừng gió: Trị tê liệt do gió; Chanh rừng (tiếng Dao: Triệu Phốc): Trị ho trẻ em, chó cắn; Cây găng rừng, cỏ soi, cây kén con (trắng): Trẻ em ra mồ hôi trộm, còi xương, suy dinh dưỡng; Điền dợi lình (tiếng Dao), ngũ gia bì: Chữa đái dắt; Chùm gửi, cỏ soi, lài liểu (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh dùng tắm rửa, chắc xương

Nguồn dược liệu ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều loài cây thuốc quý hiếm được ghi trong Sách đỏ, tuy nhiên hiện tượng thu hái thực vật về làm thuốc là thói quen trong nhân dân, lên rừng lấy về sử dụng mà không có kế hoạch trồng thêm hay gìn giữ cho sau này Bên cạnh đó còn có hiện tượng một bộ phận người dân thu hái cây thuốc về sơ chế và đem bán sang các tỉnh lân cận Trạm xá của xã có vườn cây thuốc, trong đó có nhiều loài quý hiếm Cán bộ y tế ở đây cũng tư vấn cho người dân sử dụng thực vật để làm thuốc, khuyến khích trồng cây thuốc ở vườn nhà

Trang 33

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới

Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, thuộc vùng đặc biệt khó khăn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, dọc theo quốc lộ 1B tiếp giáp hai dãy núi cao, có toạ độ địa lý 210

36’ đến 21056’ vĩ độ Bắc và 1050

45’ đến 106017’ kinh độ Đông

Phía Bắc giáp huyện Nà Rì (Bắc Cạn), phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang), phía Tây giáp huyện Phú Lương và Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Xã Vũ Chấn là khu vực nghiên cứu, có tổng diện tích tự nhiên là 7340.00 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 5.031 ha (chiếm 68,54% diên tich đất tự nhiên ) thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, nằm trên địa bàn hành chính huyện Võ Nhai, có ranh giới như sau:

+ Phía Tây giáp xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Bắc giáp xã Sảng Mộc và Nghinh Tường, huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Đông giáp xã Nghinh Tường và Phú Thượng- Huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Nam giáp xã Lâu Thượng và Cúc Đường - Huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên

2.1.2 Địa hình

Điểm nổi bật của địa hình huyện Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Cạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vì vậy huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít

Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92%, những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền sông và các thung lũng của vùng núi đá vôi

Trang 34

Toàn huyện độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 800 m, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100 - 450 m

Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai huyện được chia làm 3 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng I: Bao gồm: Thị trấn Đình Cả; các xã: La Hiên, Lâu Thượng và

Phú Thượng, với tổng diện tích tiểu vùng I là: 14.046,46 ha (chiếm 16,72% tổng diện tích tự nhiên của huyện) có địa hình tương đối bằng phẳng, được tạo nên bởi

những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là 2 dãy núi cao có độ dốc lớn

- Tiểu vùng II: Gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân

Tiến, Bình Long với tổng diện tích 26.177,44 ha (chiếm 31,16% tổng diện tích tự nhiên của huyện) Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, sông và

xen kẽ núi đá vôi có các bãi soi bằng phẳng

- Tiểu vùng III: Bao gồm các xã: Nghinh Tường, Sàng Mộc, Thượng Nung, Vũ

Chấn, Thần Sa và Cúc Đường với tổng diện tích 43.786,54 (chiếm 52,12% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) Đặc điểm của vùng này là đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc và phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái, di tích lịch sử

Xã Vũ Chấn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp có nhiều đồi núi và khe suối nằm gọn giữa hai dãy núi cao, dãy núi đá vôi phía Bắc và dãy núi thấp sa phiến thạch ở phía Nam

Nhìn chung địa hình, địa mạo huyện Võ Nhai nói chung và xã Vũ Chấn nói riêng ít bằng phẳng, sự chia cắt nhiều, đất đai được hình thành chủ yếu là đất đỏ vàng trên núi và đất phù sa cổ do đó không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và đặc biệt là lúa nước, khó cho việc phát triển cơ sở

hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và sự giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện

2.1.3 Đất đai

Theo kết quả Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng, toàn huyện có 4 nhóm đất chính sau:

- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích tự nhiên của toàn huyện

- Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11 % diện tích tự nhiên

Trang 35

- Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, phân

bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện

- Đất đỏ: 3.770,80 ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên

- Các loại đất khác: 13.570,44 ha chiếm 16,16%

Xã Vũ Chấn đất đai chủ yếu là đất xám bạc màu, đất phù sa rất ít

Nói chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất ít, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha

2.1.4 Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu: Tỉnh Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000- 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Theo tài liệu của phòng thống kê tỉnh Thái nguyên, mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng

Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng1: 15,2°C) là 13,7°C Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp

Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô Phía Đông Bắc thuộc vùng lạnh nhất của tỉnh, phía Tây Nam ở mức trung bình

Nhiệt độ trung bình năm trên 22,40

C ( tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm

là tháng 6, 7, 8 tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình 27,80

C; Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình 14,9 0C; Các tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau có nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình năm), số giờ nắng trung bình là 1500 - 1800 giờ/năm

Trang 36

Bảng 2.1: Khí tƣợng thuỷ văn huyện Võ Nhai - Thái Nguyên

Nhiệt độ (độ

C)

Số giờ nắng (giờ)

Lƣợng mƣa (mm)

Độ ẩm không khí (%) Năm 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009

(Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009)

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,50

C thường vào tháng 6 hàng năm, tối thấp tuyệt đối 30C thường vào tháng 1; Biên độ ngày và đêm trung bình 70C, lớn nhất là vào tháng 10 hàng năm 8,10C

Với chế độ nhiệt như trên rất thích hợp để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây ăn quả: hồng, táo, na, cam, quýt, vải, nhãn, đối với cây ngắn ngày có thể trồng 2-3 vụ/năm

Do địa hình nằm gọn giữa hai dãy núi cao, dãy núi đá vôi phía Bắc và dãy núi thấp sa phiến thạch ở phía Nam tạo nên khí hậu ẩm ướt, ít mưa, ít chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có thể thích hợp cho vải, xoài

Trang 37

Nhiệt độ xuống thấp vào mùa khô (tháng 12 và tháng 1) là ưu điểm cho việc phân hoá hoa của cây vải, nhãn, song đó cũng là hạn chế để phát triển một số loại cây trồng khác

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa bình quân năm: 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên (2.050 - 2.500 mm) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa với 1.765 mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8 hàng năm 372,2 mm Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì của đất và các công trình thuỷ lợi, đặc biệt đối với khu vực III và khu vực I có địa hình phức tạp, độ dốc cao

và bị chia cắt nhiều

Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng năm

Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện giao động từ 80-87 %; các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11 và 12) độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này

Tóm lại khí hậu Võ Nhai tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, nhưng cũng có những yếu tố bất thường về thời tiết Điều đó không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn gây thiệt hại về người và tài sản

Vì vậy trong bố trí sản xuất, mùa vụ, các công trình xây dựng phải chú ý đến những yếu tố bất thường của khí hậu để hạn chế những thiệt hại do thời tiết gây ra Bên cạnh đó, cần phải có sự đầu tư đúng lúc, đúng chỗ của các cấp các ngành giúp người dân có cuộc sống ổn định để yên tâm phát triển sản xuất

* Thuỷ văn: Trong huyện Võ Nhai có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Rong và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú

Trang 38

nhưng phân bố không đều Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất

2.1.5 Tài nguyên khoáng sản

-Tài nguyên than bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng

Cẩm, Âm Hồn, than có chất lượng tương đối tốt

Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Núi Hồng, Khánh Hoà, Bá Sơn Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các tỉnh thành cả nước

-Khoáng sản kim loại bao gồm các loại:

+ Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8% Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn; Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít Tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn

- Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân, thiếc, chì, kẽm, vàng , có rải rác ở các địa phương trong tỉnh

- Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn

- Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng Al2CO3 cao, trữ lượng

Trang 39

dự kiến 20 triệu m3 Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát

Nói chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước Tiềm năng quặng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước

2.1.6 Tài nguyên rừng

Võ Nhai có diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu

Xã Vũ Chấn thuộc khu vực nghiên cứu có tổng diện tích đất tự nhiên là 7340.00 ha Trong đó đất lâm nghiệp 5031,90 ha gồm: rừng tự nhiên: 4034 ha gồm rừng gỗ: 2181 ha; rừng núi đá: 1852 ha

Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, bắn bừa bãi

Dân số trung bình của huyện Võ Nhai tăng bình quân 1,42 %/năm trong năm

2007, cao hơn tỷ lệ tăng dân số bình quân của tỉnh Thái Nguyên Tỷ lệ dân số nam

và nữ của huyện không biến động nhiều trong những năm qua, dân số nữ và dân số nam là tương đương nhau

Tỷ lệ dân thành thị của huyện tăng chậm qua các năm gần đây, năm 2007 mới chiếm 5,67% tổng dân số:

Trang 40

- Số người sống ở thành thị: 3.397 người, chiếm 5,27%

- Số người sống ở nông thôn: 61.098 người, chiếm 94,73%

- Dân số nữ: 32.301 người, chiếm 50,08%

- Dân số Nam: 32.194 người, chiếm 49,92%

- Dân cư huyện Võ Nhai phân bố không đồng đều, ở vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư lại dày đặc Mật độ dân số bình quân là 77,76 người/km2

, cao nhất là ở thị trấn Đình Cả (334,46 người/km2), thấp nhất là ở xã Thần Sa (23 người/km2) Mật độ dân số này thuộc loại thấp so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên

Dân tộc : Huyện Võ Nhai gồm 8 dân tộc anh em sinh sống: Kinh chiếm

34,17% dân số; Tày 29,88%; Nùng 14,52%; Dao 12,63%; Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Sán Chí, Hoa chiếm 8,7%

Xã Vũ Chấn: Giai đoạn 2005-2010 có số hộ bình quân hàng năm là 554; số khẩu bình quân hàng năm là 2.644 Hiện cả xã có 600 hộ dân với 2.710 nhân khẩu gồm 2 dân tộc chính là Tày và Dao

- Lao động: Toàn huyện có 29.703 lao động nông nghiệp chiếm 47,34% dân

số, trong đó lao động nữ chiếm 57,5% Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp

Về trình độ lao động nhìn chung thấp Số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%, Tiểu vùng II là 42,5% và Tiểu vùng III là 32% tổng số hộ Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25% Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít Số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều

Xã Vũ Chấn có trình độ dân trí đã đạt phổ cập mầm non và THCS

2.2.2 Hoạt động nông lâm nghiệp

Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất trong toàn ngành nông, lâm nghiệp của huyện Võ Nhai đều tăng qua các năm, mức tăng bình quân đạt gần 6%/năm

Ngày đăng: 07/10/2014, 02:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Andrew Chevallier Fimh (2006), Dược thảo toàn thư (sách dịch), NXB Tổng hợp, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược thảo toàn thư (sách dịch)
Tác giả: Andrew Chevallier Fimh
Nhà XB: NXB Tổng hợp
Năm: 2006
2. Giáp Thị Hồng Anh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hoá học đất tại xã Canh Nậu - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hoá học đất tại xã Canh Nậu - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Giáp Thị Hồng Anh
Năm: 2007
3. Phạm Hồng Ban (1999), “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”, Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”
Tác giả: Phạm Hồng Ban
Năm: 1999
4. Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng (2008), Báo cáo xã hội và đa dạng sinh học khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xã hội và đa dạng sinh học khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
Tác giả: Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
Năm: 2008
5. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Năm: 1997
6. Bộ GD và ĐT, Bộ Y tế, Viện Dược liệu (2005), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược - Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thuốc từ thảo dược
Tác giả: Bộ GD và ĐT, Bộ Y tế, Viện Dược liệu
Nhà XB: NXB Khoa học và Kĩ thuật
Năm: 2005
8. Đỗ Huy Bích và cs (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Huy Bích và cs
Nhà XB: NXB Khoa học và Kĩ thuật
Năm: 1993
10. Vũ Văn Cần (2009), “Báo cáo chuyên đề thực vật rừng”, Dự án xác lập khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề thực vật rừng”, "Dự án xác lập khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Vũ Văn Cần
Năm: 2009
11. Lê Mộng Chân (1994), Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì, Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin khoa học lâm nghiệp
Tác giả: Lê Mộng Chân
Năm: 1994
12. Đặng Quang Châu (2001), Một số dẫn liệu về cây thuốc của người dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, Tạp chí Sinh học, tập 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số dẫn liệu về cây thuốc của người dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Tác giả: Đặng Quang Châu
Năm: 2001
13. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), Điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ 2 ”Những vấn đề NCCB trong khoa học sự sống”Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ 2 ”Những vấn đề NCCB trong khoa học sự sống”
Tác giả: Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải
Năm: 2003
14. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1996
15. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2006
16. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Chung
Năm: 1980
17. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, tr.25- 26, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật
Tác giả: Hoàng Chung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
18. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc
Tác giả: Vũ Văn Chuyên
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1976
19. Lâm Phúc Cố, Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà tại lâm trường Pùng Luông, Mù Cang Chải - Yên Bái, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà tại lâm trường Pùng Luông, Mù Cang Chải - Yên Bái
20. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái
Tác giả: Lê Ngọc Công, Hoàng Chung
Năm: 1995
21. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi trung du một số tỉnh miền núi, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi trung du một số tỉnh miền núi
Tác giả: Lê Ngọc Công
Năm: 1998
22. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên
Tác giả: Lê Ngọc Công
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Số loài thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng  STT  Ngành thực vật  Số họ  Số chi  Số loài - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 1.2. Số loài thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng STT Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài (Trang 21)
Bảng 2.1: Khí tƣợng thuỷ văn huyện Võ Nhai - Thái Nguyên  Nhiệt độ (độ - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 2.1 Khí tƣợng thuỷ văn huyện Võ Nhai - Thái Nguyên Nhiệt độ (độ (Trang 36)
Sơ đồ bố trí OTC và ODB  như hình vẽ  sau: - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Sơ đồ b ố trí OTC và ODB như hình vẽ sau: (Trang 45)
Bảng 4.1. Sự phân bố của các bậc taxon  ở KVNC  STT  Ngành thực vật - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.1. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC STT Ngành thực vật (Trang 50)
Hình 4.1   Biểu đồ phân bố của các bậc taxon  ở KVNC - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Hình 4.1 Biểu đồ phân bố của các bậc taxon ở KVNC (Trang 51)
Bảng 4.2. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các trạng thái - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.2. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các trạng thái (Trang 51)
Hình 4.2  Biểu đồ tỷ lệ các họ, chi và loài trong các trạng thái thảm thực vật - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ các họ, chi và loài trong các trạng thái thảm thực vật (Trang 52)
Bảng 4.3. Các chi có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3. Các chi có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái (Trang 53)
Bảng 4.4. Các họ có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.4. Các họ có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái (Trang 56)
Bảng  4.5 Các loài thực vật quý và cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
ng 4.5 Các loài thực vật quý và cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC (Trang 60)
Bảng 4.6 Thành phần dạng sống thực vật trong các trạng thái nghiên cứu - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.6 Thành phần dạng sống thực vật trong các trạng thái nghiên cứu (Trang 62)
Hình 4.4   Biểu đồ thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Hình 4.4 Biểu đồ thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật (Trang 63)
Bảng 4.7  Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.7 Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật (Trang 63)
Bảng 4.9  Sự phân bố các bậc taxon cây thuốc ở KVNC  TT  Ngành thực vật - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.9 Sự phân bố các bậc taxon cây thuốc ở KVNC TT Ngành thực vật (Trang 85)
Bảng 4.10   So sánh tỷ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài  thực - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.10 So sánh tỷ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài thực (Trang 86)
Bảng 4.11  Sự phân bố các họ, chi, loài làm thuốc trong các kiểu thảm thực vật - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.11 Sự phân bố các họ, chi, loài làm thuốc trong các kiểu thảm thực vật (Trang 87)
Bảng 4.12: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.12 Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh (Trang 88)
Hình 4.6  Biểu đồ phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Hình 4.6 Biểu đồ phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh (Trang 88)
Bảng  4.13  Những họ cây thuốc đa dạng cao (có từ 3 loài trở lên) - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
ng 4.13 Những họ cây thuốc đa dạng cao (có từ 3 loài trở lên) (Trang 90)
Bảng 4.14  Sự  phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.14 Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi (Trang 91)
Hình 4.7  Biểu đồ phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Hình 4.7 Biểu đồ phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi (Trang 92)
Bảng 4.15  Những họ cây thuốc đa dạng cao (có từ 3 loài trở lên) - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.15 Những họ cây thuốc đa dạng cao (có từ 3 loài trở lên) (Trang 92)
Bảng 4.16 : Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ tại KVNC  TT  Ngành thực vật - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.16 Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ tại KVNC TT Ngành thực vật (Trang 94)
Bảng 4.17 Những họ cây thuốc đa dạng cao (có từ 3 loài trở lên) - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.17 Những họ cây thuốc đa dạng cao (có từ 3 loài trở lên) (Trang 95)
Hình 4.8   Biểu đồ phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Hình 4.8 Biểu đồ phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ (Trang 95)
Bảng 4.18 . Thành phần dạng sống cây thuốc trong khu vực nghiên cứu - nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên
Bảng 4.18 Thành phần dạng sống cây thuốc trong khu vực nghiên cứu (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w