Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 39)

4. Đóng góp mới của luận văn

2.1.Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới

Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, thuộc vùng đặc biệt khó khăn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, dọc theo quốc lộ 1B tiếp giáp hai dãy núi cao, có toạ độ địa lý 210

36’ đến 21056’ vĩ độ Bắc và 1050

45’ đến 106017’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Nà Rì (Bắc Cạn), phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang), phía Tây giáp huyện Phú Lương và Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Xã Vũ Chấn là khu vực nghiên cứu, có tổng diện tích tự nhiên là 7340.00 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 5.031 ha (chiếm 68,54% diên tich đất tự nhiên ) thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, nằm trên địa bàn hành chính huyện Võ Nhai, có ranh giới như sau:

+ Phía Tây giáp xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Bắc giáp xã Sảng Mộc và Nghinh Tường, huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Đông giáp xã Nghinh Tường và Phú Thượng- Huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên.

+ Phía Nam giáp xã Lâu Thượng và Cúc Đường - Huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2. Địa hình

Điểm nổi bật của địa hình huyện Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Cạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vì vậy huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít.

Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92%, những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền sông và các thung lũng của vùng núi đá vôi.

Toàn huyện độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 800 m, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100 - 450 m.

Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai huyện được chia làm 3 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng I: Bao gồm: Thị trấn Đình Cả; các xã: La Hiên, Lâu Thượng và Phú Thượng, với tổng diện tích tiểu vùng I là: 14.046,46 ha (chiếm 16,72% tổng diện tích tự nhiên của huyện) có địa hình tương đối bằng phẳng, được tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là 2 dãy núi cao có độ dốc lớn.

- Tiểu vùng II: Gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến, Bình Long với tổng diện tích 26.177,44 ha (chiếm 31,16% tổng diện tích tự nhiên của huyện). Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, sông và xen kẽ núi đá vôi có các bãi soi bằng phẳng.

- Tiểu vùng III: Bao gồm các xã: Nghinh Tường, Sàng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường với tổng diện tích 43.786,54 (chiếm 52,12% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Đặc điểm của vùng này là đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc và phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái, di tích lịch sử.

Xã Vũ Chấn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp có nhiều đồi núi và khe suối nằm gọn giữa hai dãy núi cao, dãy núi đá vôi phía Bắc và dãy núi thấp sa phiến thạch ở phía Nam.

Nhìn chung địa hình, địa mạo huyện Võ Nhai nói chung và xã Vũ Chấn nói riêng ít bằng phẳng, sự chia cắt nhiều, đất đai được hình thành chủ yếu là đất đỏ vàng trên núi và đất phù sa cổ do đó không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và đặc biệt là lúa nước, khó cho việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và sự giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện.

2.1.3. Đất đai

Theo kết quả Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng, toàn huyện có 4 nhóm đất chính sau:

- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích tự nhiên của toàn huyện. - Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11 % diện tích tự nhiên.

- Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện.

- Đất đỏ: 3.770,80 ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên. - Các loại đất khác: 13.570,44 ha chiếm 16,16%.

Xã Vũ Chấn đất đai chủ yếu là đất xám bạc màu, đất phù sa rất ít.

Nói chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất ít, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha.

2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu: Tỉnh Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000- 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Theo tài liệu của phòng thống kê tỉnh Thái nguyên, mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng1: 15,2°C) là 13,7°C. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Phía Đông Bắc thuộc vùng lạnh nhất của tỉnh, phía Tây Nam ở mức trung bình.

Nhiệt độ trung bình năm trên 22,40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C ( tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, 7, 8 tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình 27,80

C; Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình 14,9 0C; Các tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau có nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình năm), số giờ nắng trung bình là 1500 - 1800 giờ/năm.

Bảng 2.1: Khí tƣợng thuỷ văn huyện Võ Nhai - Thái Nguyên Nhiệt độ (độ C) Số giờ nắng (giờ) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm không khí (%) Năm 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 Tháng 1 14,4 15,1 55 96 12,3 10,8 83 73 Tháng 2 13,5 21,9 27 49 18,4 14,1 77 86 Tháng 3 20,8 20,5 71 42 24,6 33,0 86 83 Tháng 4 24,0 24,1 54 93 129,7 137,8 87 84 Tháng 5 26,7 26,5 128 140 120,8 567,8 80 83 Tháng 6 28,1 29,2 110 168 238,8 318,7 83 79 Tháng 7 28,4 28,9 156 160 523,3 248,2 83 84 Tháng 8 28,2 29,4 148 217 395,7 187,8 85 81 Tháng 9 27,7 28,3 153 175 207,1 221,0 86 80 Tháng 10 26,1 26,2 108 120 154,1 66,1 85 79 Tháng 11 20,5 21,0 158 138 200,1 0,5 79 71 Tháng 12 17,3 19,4 101 60 5,3 2,9 75 74 TB năm 23,0 24,2 106 122 169,2 152,9 82 80

(Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009)

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,50

C thường vào tháng 6 hàng năm, tối thấp tuyệt đối 30C thường vào tháng 1; Biên độ ngày và đêm trung bình 70C, lớn nhất là vào tháng 10 hàng năm 8,10C.

Với chế độ nhiệt như trên rất thích hợp để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây ăn quả: hồng, táo, na, cam, quýt, vải, nhãn,... đối với cây ngắn ngày có thể trồng 2-3 vụ/năm.

Do địa hình nằm gọn giữa hai dãy núi cao, dãy núi đá vôi phía Bắc và dãy núi thấp sa phiến thạch ở phía Nam tạo nên khí hậu ẩm ướt, ít mưa, ít chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có thể thích hợp cho vải, xoài.

Nhiệt độ xuống thấp vào mùa khô (tháng 12 và tháng 1) là ưu điểm cho việc phân hoá hoa của cây vải, nhãn, song đó cũng là hạn chế để phát triển một số loại cây trồng khác.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm: 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên (2.050 - 2.500 mm) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa với 1.765 mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8 hàng năm 372,2 mm. Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì của đất và các công trình thuỷ lợi, đặc biệt đối với khu vực III và khu vực I có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều.

Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng năm.

Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện giao động từ 80-87 %; các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11 và 12) độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này.

Tóm lại khí hậu Võ Nhai tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, nhưng cũng có những yếu tố bất thường về thời tiết. Điều đó không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn gây thiệt hại về người và tài sản. Vì vậy trong bố trí sản xuất, mùa vụ, các công trình xây dựng... phải chú ý đến những yếu tố bất thường của khí hậu để hạn chế những thiệt hại do thời tiết gây ra. Bên cạnh đó, cần phải có sự đầu tư đúng lúc, đúng chỗ của các cấp các ngành giúp người dân có cuộc sống ổn định để yên tâm phát triển sản xuất.

* Thuỷ văn: Trong huyện Võ Nhai có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Rong và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú

nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

2.1.5. Tài nguyên khoáng sản

-Tài nguyên than bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn, than có chất lượng tương đối tốt.

Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Núi Hồng, Khánh Hoà, Bá Sơn. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các tỉnh thành cả nước.

-Khoáng sản kim loại bao gồm các loại:

+ Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn; Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít. Tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn.

- Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân, thiếc, chì, kẽm, vàng..., có rải rác ở các địa phương trong tỉnh.

- Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.

- Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng Al2CO3 cao, trữ lượng

dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.

Nói chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng quặng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.

2.1.6. Tài nguyên rừng

Võ Nhai có diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu...

Xã Vũ Chấn thuộc khu vực nghiên cứu có tổng diện tích đất tự nhiên là 7340.00 ha. Trong đó đất lâm nghiệp 5031,90 ha gồm: rừng tự nhiên: 4034 ha gồm rừng gỗ: 2181 ha; rừng núi đá: 1852 ha.

Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, bắn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 39)