Tình hình nghiên cứu thảm thực vật và cây thuốc ở xã Vũ Chấn huyện

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

4. Đóng góp mới của luận văn

1.8. Tình hình nghiên cứu thảm thực vật và cây thuốc ở xã Vũ Chấn huyện

Võ Nhai - tỉnh Thái nguyên

Các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và cây thuốc ở xã Vũ Chấn - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái nguyên còn rất ít.

Vũ Chấn là một trong 7 xã (Phú Thượng ,thị trấn Đình cả, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, Vũ Chấn và Nghinh Tường) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa–Phượng Hoàng với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9ha (được UBND tỉnh Thái nguyên phê duyệt ngày 08/08/2007). Để đánh giá đầy đủ về giá trị nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái ở Vũ Chấn làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, đã có một vài cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu hệ động, thực vật ở đây. Năm 2009 chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên trong báo cáo dự án xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng thuộc huyện Võ Nhai gồm 6 xã (trong đó có xã Vũ Chấn) đã công bố 1096 loài thực vật thuộc 645 chi, 160 họ của 5 nghành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 574 loài làm thuốc, 319 loài cây cho gỗ, 162 loài ăn được và 84 loài làm cảnh. Các loài thực vật quí hiếm trong khu bảo tồn, báo cáo xác định có 56 loài có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có một số cây thuốc như: Lá khôi , Củ dòm, Bình vôi…Một số loài cây gỗ quí do bị khai thác quá mức cũng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt như: Nghiến ba gân, Táu mật, Song mật…

Đồng bào dân tộc ở xã Vũ Chấn từ lâu đời đã có tập quán sử dụng thực vật để làm thuốc chữa bệnh. Một phần do thói quen, một phần do điều kiện sống nên ít được tiếp cận và sử dụng thuốc Tây, từ lẽ đó ngày càng có nhiều người sử dụng

thực vật để làm thuốc, chính vì vậy mà ở mỗi xóm đều có các thầy lang hành nghề cắt thuốc trị các bệnh thông thường và cắt thuốc phục vụ nhân dân trong xã và các huyện, tỉnh lân cận. Các cây thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh gồm: Phà pinh rùa (tiếng Dao): Trị ghẻ, lở, ngứa…; Lai liều đéng, Huôi sán (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh chống hậu sản; Củ đòm (tiếng Dao): Trị chứng mất ngủ ở người già; Gió đôm (Mường): Trị đau thần kinh; Gừng gió: Trị tê liệt do gió; Chanh rừng (tiếng Dao: Triệu Phốc): Trị ho trẻ em, chó cắn; Cây găng rừng, cỏ soi, cây kén con (trắng): Trẻ em ra mồ hôi trộm, còi xương, suy dinh dưỡng; Điền dợi lình (tiếng Dao), ngũ gia bì: Chữa đái dắt; Chùm gửi, cỏ soi, lài liểu (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh dùng tắm rửa, chắc xương.

Nguồn dược liệu ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều loài cây thuốc quý hiếm được ghi trong Sách đỏ, tuy nhiên hiện tượng thu hái thực vật về làm thuốc là thói quen trong nhân dân, lên rừng lấy về sử dụng mà không có kế hoạch trồng thêm hay gìn giữ cho sau này. Bên cạnh đó còn có hiện tượng một bộ phận người dân thu hái cây thuốc về sơ chế và đem bán sang các tỉnh lân cận. Trạm xá của xã có vườn cây thuốc, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Cán bộ y tế ở đây cũng tư vấn cho người dân sử dụng thực vật để làm thuốc, khuyến khích trồng cây thuốc ở vườn nhà.

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)