Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 130)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.2.Nội dung nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu theo 5 nội dung sau:

1. Đa dạng các trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu

2. Đa dạng hệ thực vật trong các trạng thái thảm thực vật chọn nghiên cứu 3. Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật

4. Đa dạng về tài nguyên cây thuốc trong các trạng thái thảm thực vật chọn nghiên cứu

5. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các loài cây quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC) và tuyến điều tra (TĐT)

Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một diện tích đủ lớn gọi là ô tiêu chuẩn (OTC). Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi chưa thấy một công bố nào quy định một cách cụ thể, thống nhất về diện tích tối thiểu của OTC.

Khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới, để xác định diện tích OTC, H.Lamprecht (1979) đã tiến hành điều tra số lượng loài cây trên diện tích ô cơ sở (400m2), sau đó tăng dần diện tích ô tiêu chuẩn cho đến khi không có loài cây mới xuất hiện. Diện tích của ô đó là diện tích tối thiểu của OTC. Phương pháp này cho phép xác định diện tích OTC một cách chính xác, đặc biệt là đối với những kiểu thảm thực vật có thành phần loài cây và địa hình đơn giản, còn đối với những kiểu thảm có thành phần loài và điều kiện địa hình phức tạp như rừng nhiệt đới thì sẽ khó áp dụng hơn.

Thái Văn Trừng (1978) [63] đề nghị dùng OTC dạng bản nhỏ 100m2 (10x10m) để điều tra nhanh ngoài thực địa và ô kích thước từ 400m2

(20x20m) cho đến 1ha tuỳ theo thành phần và quần thể phức tạp hay đơn giản khi điều tra chi tiết.

Lâm Phúc Cố (1996) [19] sử dụng OTC 400m2

cho cả 5 giai đoạn diễn thế phục hồi rừng sau nương rẫy ở Lâm trường Púng Luông, Mù Cang Chải - Yên Bái.

Các tác giả Lê Đồng Tấn (2000) [51], Lê Ngọc Công (2004) [22] đã áp dụng OTC 400m2 cho các đối tượng là thảm thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy.

Phạm Ngọc Thường (2003) [58] đã xác định diện tích ô tiêu chuẩn là 500m2 (20x25m) áp dụng cho cả 5 giai đoạn trong quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi rừng sau nương rẫy tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đối với thảm vầu, nứa phục hồi tự nhiên tác giả đã áp dụng diện tích OTC là 100m2

(10x10m).

Như vậy, mỗi tác giả khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu ngoài thực địa đều đưa ra một tiêu chuẩn và kích thước OTC khác nhau. Tuy có khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất số lượng và kích thước OTC phải đủ lớn thì số liệu thu thập được mới đủ độ tin cậy.

Trong thời gian 2 năm (từ 2008 đến 2010), chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa nhiều đợt. Để thu thập số liệu chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra theo tuyến và theo OTC của Hoàng Chung (2008) [17] như sau:

- Tuyến điều tra: trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí 4- 6 OTC , mỗi ô có diện tích 400m2 (20 x 20 m) (đối với rừng thứ sinh), 16m2 đối với thảm cây bụi và 4m2 (2 x 2m) đối với thảm cỏ.

- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC với các kích thước nêu trên. Ô dạng bản (ODB) được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC 400m2

1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung.

Sơ đồ bố trí OTC và ODB như hình vẽ sau:

20m 4m (A) (A) (B)

Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở rừng thứ sinh (A) và thảm cây bụi (B)

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), Dạng sống (theo thang của Raunkiaer). Những loài chưa biết tên lấy mẫu về để định loại.

- Trong OTC, tiến hành thống kê thành phần loài, dạng sống của tất cả thực vật nhưng chủ yếu tập trung cây gỗ. Trong các ô nhỏ ( ODB ), thu mẫu cây bụi và cây thảo, đếm số loài và cây / loài trong từng ô nhỏ.

3.3.3. Phương pháp phân tích mẫu thực vật

- Xác định tên khoa học, tên địa phương của các loài cây theo các tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000) [7], Phạm Hoàng Hộ (1991) [34], Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam [61].

- Xác định dạng sống theo Raunkiaer (1934), Hoàng Chung (2008) [17]. Theo cách phận loại này, dạng sống gồm các kiểu chính sau:

1. Chồi trên mặt đất (Phanerophytes), chồi tạo thành ở những cây này phải nằm trên độ cao nào đó (từ 25cm trở lên), thuộc vào nhóm này gồm các cây gỗ, cây bụi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chồi mặt đất (Chamaetophytes), chồi hình thành ở độ cao không lớn so với mặt đất (dưới 25cm). Thuộc nhóm này có cây bụi nhỏ, cây nửa bụi, rêu sống trên mặt đất.

3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes), chồi được tạo thành nằm sát mặt đất, thuộc nhóm này gồm nhiều cây thảo sống lâu năm.

4. Cây chồi ẩn (Crytophytes), chồi được hình thành nằm dưới đất, thuộc nhóm thực vật địa sinh (cây thân hành, thân củ, thân rễ) hoặc cây mọc từ đáy ao hồ.

5. Cây một năm (Therophytes), trong mùa bất lợi nó tồn tại ở dạng hạt, thuộc nhóm cây một năm.

- Xác định các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC theo Sách đỏ Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) - phần thực vật [49], Danh lục đỏ IUCN (2006) [71] và nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2006 [15].

3.3.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân

- Trực tiếp phỏng vấn người chủ rừng hoặc các cơ quan chuyên môn (chi cục kiểm lâm, UBND xã…) để nắm được các thông tin về điều kiện tự nhiên ở KVNC, trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật…

- Trực tiếp gặp người dân, các thầy thuốc hỏi về cây thuốc, bài thuốc, phân bố cây thuốc trong các thảm thực vật, môi trường sống, tình hình khai thác.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đa dạng các trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu

Qua điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa, chúng tôi thấy ở xã Vũ Chấn hiện tại có 9 trạng thái thảm thực vật sau đây:

4.1.1. Trạng thái rừng trên núi đất

Trong khu vực nghiên cứu, kiểu rừng này có khoảng 218 ha và phân bố trên các vùng đồi núi đất ở độ cao dưới 400m. Các loài thực vật chủ yếu trong kiểu thảm này là Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Sau sau (Liquidambar formosana), Cáng lò

(Betula alnoides), Xoan nhừ (Choerospodias axillaris)…, chúng thường mọc thành những quần thể nhỏ gần như thuần loài.

4.1.2. Trạng thái rừng trên núi đá vôi

Diện tích của trạng thái rừng này có 1.906 ha. Do tình trạng khai thác quá mức diễn ra trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác động của trạng thái rừng này hiện tại còn lại rất ít, phân bố rải rác trên các đỉnh núi đá vôi cao, dốc hiểm trở, xa đường giao thông. Loài thực vật ưu thế phổ biến rất đặc trưng trong các quần xã thực vật ở đây là Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Đinh

(Markhamia stipulata), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trai lý (Garcinia fragraeoides), Thung (Tetrameles nudiflora), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum, Đại phong tử

(Hydnocarpus anthelminthica)… Các cây gỗ đa số có chiều cao trên 20m và đường kính trung bình 40cm - 50cm. Phần lớn diện tích rừng trên núi đá vôi ở đây đã bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động khai thác của con người. Thành phần thực vật tương tự như ở trạng thái rừng chưa bị tác động, cũng bao gồm các loài: Nghiến, Lát. Đinh, Trai lý, Thung…nhưng những cây gỗ cao to đã bị khai thác hết, chỉ còn lại những cây nhỏ có chiều cao 10 - 15m, đường kính 20 - 25cm và những cây con tái sinh.

4.1.3. Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá

Trạng thái rừng này chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu. Thành phần loài thực vật phổ biến và hay gặp là Phay (Duabanga grandiflora), Sấu

(Dracontomelon duperreanum), Sếu (Celtis sinensis), Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Núc nác (Oroxylum indicum), Nhọc (Polyalthia cerasoides)…

4.1.4. Trạng thái rừng trong thung lũng

Trong những vùng không bị tác động của con người, thành phần thực vật ở đây có nhiều loài cây gỗ cao trung bình 20m, đường kính trung bình 50cm -60cm. Đó là các loài Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), De (Cinnamomum sp), Chò xanh

(Terminalia myriocarpa), Phay (Duabanga grandiflora), Thung (Tetrameles nudiflora)

4.1.5. Trạng thái rừng thứ sinh

Ở trạng thái rừng này, thảm thực vật rất đa dạng về thành phần loài cũng như về cấu trúc hình thái. Ở vùng núi đất, trong trạng thái thứ sinh, thành phần loài thực vật phong phú hơn so với ở vùng núi đá vôi. Các loài thường gặp là Dẻ gai Ấn Độ

(Castanopsis indica), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sấu (Dracontomelon duperreanum),

Sung (Ficus racemoa), Núc nác (Oroxylum indicum), Chò xanh (Terminalia myriocarpa)… Ở vùng núi đá vôi, thành phần loài thực vật của rừng thứ sinh gồm các loài như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Thị đốt cao (Diospiros susarticulata.), Cà ổi (Castanopsis ferox), Đa bóng (Ficus vasculosa), Mạ sưa

(Heliciopsis lobata)… Trong KVNC phần lớn là trạng thái rừng thứ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.6. Trạng thái thảm cây bụi

Trảng cây bụi cũng gặp rải rác trong khu vực nghiên cứu. Đó là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Cò ke láng (Grewia glabra),

Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Mua vảy (Melastoma candidum), Lấu (Psychotria reevesii), Hồng bì (Clausena lansium)

4.1.7. Trạng thái thảm cỏ

Trảng cỏ thứ sinh thường xuất hiện trên đất sau nương rãy bỏ hoang hoá, phổ biến và chiếm ưu thế là các loài Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora)…

4.1.8. Trạng thái rừng trồng

Trạng thái rừng trồng chiếm diện tích rất nhỏ (chiếm gần 2% diện tích tự nhiên). Rừng mới được trồng khoảng 10 năm trở lại đây, chủ yếu là cây keo tai tượng (có chiều cao 5m với đường kính 7-8cm).

4.1.9. Trạng thái cây nông nghiệp

Đất trồng cây nông nghiệp ở xã Vũ Chấn có 443 ha, phân bố rải rác quanh các bản làng, gồm ruộng lúa nước, ruộng lúa nương, nương rẫy trồng hoa màu. Đặc biệt là cây Chè (Camellia sinensis) khá phổ biến với nhiều giống khác nhau và được trồng từ rất lâu đời.

Như vậy ở KVNC đa số thảm thực vật là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên vùng đồi núi thấp mà chủ yếu là các kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên núi đất và núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay, những trạng thái rừng nguyên sinh điển hình đặc trưng của các kiểu thảm trên còn lại rất ít và phân bố ở những nơi hiểm trở, xa xôi, trên đỉnh núi. Phần lớn thảm thực vật rừng nguyên sinh đã bị tác động phá hoại ít hoặc nhiều làm mất đi những đặc trưng của cấu trúc ban đầu, hoặc là bị phá huỷ hoàn toàn và thay vào đó là những trạng thái thảm thực vật khác nhau trong chuỗi diễn thế suy thoái hoặc phục hồi.

4.2. Đa dạng hệ thực vật trong các trạng thái thảm thực vật chọn nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu ngoài thực địa, do có nhiều khó khăn như địa hình phức tạp, độ cao của núi lớn, thời gian nghiên cứu hạn chế…nên chúng tôi chỉ tập trung điều tra nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật (thành phần loài) trong 3 trạng thái thảm thực vật, với độ cao dưới 500m so với mực nước biển. Ba trạng thái chọn nghiên cứu là: rừng thứ sinh, thảm cây bụi và thảm cỏ.

4.2.1. Đa dạng các bậc taxon trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu

Tại KVNC qua điều tra bước đầu đã thống kê được 320 loài, thuộc 239 chi, 98 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC STT Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2,04 2 0,84 2 0,62 2 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1,02 1 0,42 1 0,31 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 4,08 5 2,09 7 2,19 4 Mộc lan (Magnoliophyta) 91 92,86 231 96,65 310 96,88 4.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 79 80,61 212 88,7 288 90 4.2. Lớp Hành (Liliopsida) 12 12,25 19 7,95 22 6.88 Tổng cộng 98 100 239 100 320 100

Qua bảng 4.1 cho thấy, thành phần thực vật trong các bậc taxon ở KVNC là không đồng đều. Trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch thì ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 91 họ (chiếm 92,86%), 231 chi (chiếm 96,65%) và 310 loài (chiếm 96,88). Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 4 họ (4,08%), 5 chi (2,09%) và 7 loài (2,19%). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ (2,04%), 2 chi (0,84%) và 2 loài (0,62%). Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) có số họ, chi và loài thấp nhất (đều có 1 họ, 1 chi và 1 loài).

Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có tới 79 họ (80,61%), 212 chi (88,7%) và 288 loài (90,0%), trong khi đó lớp Hành (Liliopsida) có số họ, chi và loài thấp hơn rất nhiều: 12 họ (12,25%), 19 chi (7,95%) và 22 loài (6,88%).

Tỷ lệ (%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài Lycopodiophyta Equisetophyta Polypodiophyta Magnoliophyta

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố của các bậc taxon ở KVNC

4.2.2. Đa dạng về số họ, số chi và số loài trong các trạng thái thảm thực vật

Số họ và số chi trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2

Bảng 4.2. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật STT Các trạng thái thảm thực vật Họ Chi Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Rừng thứ sinh 92 93.88 205 85,77 269 84,06 2 Thảm cây bụi 64 65,31 124 51,88 156 48,75 3 Thảm cỏ 33 33,67 51 21,34 54 16,88 Tổng số 98 100 239 100 320 100

Tỷ lệ (%)

Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ các họ, chi và loài trong các trạng thái thảm thực vật

Qua phân tích bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy, số lượng các họ, chi và loài trong các quần xã nghiên cứu là khá phong phú. Cụ thể như sau:

- Trạng thái rừng thứ sinh: có 92 họ (chiếm 93,88 %), 205chi (chiếm 85,77%), 269 loài ( chiếm 84,06 %).

- Trạng thái thảm cây bụi, số lượng họ và chi đã giảm đi nhiều, có 64 họ (chiếm 65,31%) và 124 chi (chiếm 51,88 %), 156 loài ( chiếm 48,75 %).

- Trạng thái thảm cỏ, số lượng họ và chi thấp nhất, có 33 họ (chiếm 33,67 %) và 51 chi (chiếm 21,34%), 54 loài ( chiếm 16,88 %).

4.2.2.1. Đa dạng về số loài trong các chi

Ở KVNC, chúng tôi đã thu được 320 loài thuộc 239 chi. Sự phân bố của các loài trong các chi khá chênh lệch. Trong tổng số 239 chi thì có tới 183 chi chỉ có 1 loài, 56 chi còn lại có từ 2 loài trở lên được tổng hợp trong bảng 4.3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ

Bảng 4.3. Các chi có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC

TT Tên chi Tên họ

Tổng số loài

Sự có mặt của các loài trong các trạng thái thảm thực vật Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ 1 Adiantum Adiantaceae 3 3 2 1 2 Justicia Acanthaceae 2 1 2 3 Saurauia Actinidiaceae 3 2 2 4 Rhus Anacardiaceae 2 1 2 1 5 Fissistigma Annonaceae 2 2 2 6 Bidens Asteraceae 2 1 2 7 Blumea Asteraceae 2 1 1 2 8 Markhamia Bignoniaceae 2 2 9 Canarium Burceraceae 3 3 10 Bauhinia Caesalpiniaceae 2 2 2 11 Garcinia Clusiaceae 4 4 12 Dillenia Dilleniaceae 2 2 13 Diospyros Ebenaceae 2 2 14 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 4 4 1 15 Alchornea Euphorbiaceae 2 2 1 1 16 Aporosa Euphorbiaceae 2 1 2 17 Breynia Euphorbiaceae 2 2 1 1 18 Bridelia Euphorbiaceae 2 2 19 Claoxylon Euphorbiaceae 2 2 20 Macaranga Euphorbiaceae 2 2 2 21 Mallotus Euphorbiaceae 4 2 3 22 Phyllanthus Euphorbiaceae 3 2 1 1

23 Ormosia Fabaceae 2 2 24 Castanopsis Fagaceae 2 2 25 Lithocarpus Fagaceae 3 3 26 Hydnocarpus Flacourtiaceae 2 2 27 Cratoxylum Hypericaceae 2 2 2 28 Engelhardtia Juglandaceae 2 2 1 29 Cinnamomum Lauraceae 2 2 30 Litsea Lauraceae 3 3 1 1 31 Melastoma Melastomataceae 2 2 2 32 Artocarpus Moraceae 2 2 33 Ficus Moraceae 9 7 4 1 34 Streblus Moraceae 2 2 35 Knema Myristicaceae 2 2 1 36 Ardisia Myrsinaceae 2 2 37 Maesa Myrsinaceae 3 3 3 1 38 Syzygium Myrtaceae 3 1 3 39 Jasminum Oleaceae 2 2 2 40 Portulaca Portulacaceae 2 2 2 2 41 Clematis Ranunculaceae 2 2 2 42 Ventilago Rhamnaceae 2 2 2 43 Morinda Rubiaceae 2 2 1 44 Psychotria Rubiaceae 2 2 2 45 Euodia Rutaceae 2 1 1 46 Zanthoxylum Rutaceae 2 2 1 47 Helicteres Sterculiaceae 2 1 1 1 48 Pterospermum Sterculiaceae 3 3 1 49 Styrax Styracaceae 2 2 2 50 Symplocos Symplocaceae 2 2 1

51 Grewia Tiliaceae 2 2 2 1 52 Pouzolzia Urticaceae 2 2 2 1 53 Callicarpa Verbenaceae 2 2 2 54 Clerodendrum Verbenaceae 4 2 3 1 55 Smilax Smilacaceae 3 3 1 56 Amomum Zingiberaceae 2 2 2 Tổng 40 họ 137 119 72 18

Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy 56 chi có từ 2 loài trở lên thuộc 40 họ, 2 ngành

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã vũ chấn, huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 130)