4. Đóng góp mới của luận văn
4.5.3. Các biện pháp về kỹ thuật
Xác định các loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng theo các mức độ khác nhau (theo Sách đỏ Việt Nam, 2007 [49] và Danh lục đỏ IUCN, 2001) [71], để có thể lựa chọn một trong hai biện pháp sau:
4.5.3.1. Bảo tồn tại chỗ (In situ)
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn trong hiện trạng tự nhiên, hoang dại của thảm thực vật, nó cho phép các loài tiếp tục sinh trưởng, phát triển và thích nghi trong các điều kiện có được bằng các quá trình chọn lọc và tiến hoá tự nhiên. Cách bảo tồn này có hiệu quả rất cao.
Cách bảo tồn này chúng ta đã áp dụng trong các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao đất giao rừng cho từng hộ trông giữ, bảo vệ (chống chặt phá, chống cháy) và hầu như không có tác động lớn vào thảm thực vật (trừ việc phát dây leo, bụi rậm để tạo điều kiện về ánh sáng cho cây rừng phát triển). Tuy nhiên cách bảo tồn này thì sự phục
hồi, phát triển của thảm thực vật rừng là rất chậm và con người không chủ động định hướng được sự phát triển của các loài cây có giá trị kinh tế (trong đó có cây thuốc).
4.5.3.2. Bảo tồn chuyển chỗ (Ex situ)
Đây là biện pháp nhân nuôi trong vườn ươm một số loài thực vật quý, hiếm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng do bị khai thác quá mức hay do môi trường sống bị thu hẹp. Sau khi cây con có khả năng sống độc lập thì mới đưa ra trồng đại trà. Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.5 ta thấy, số loài thực vật quý hiếm thống kê được là 18 loài, trong đó có 10 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU); 5 loài ở mức nguy cấp (EN), 2 loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng và 5 loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Số loài thực vật quý là cây thuốc thống kê được là 11 loài, trong đó có 6 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU); 4 loài ở mức nguy cấp (EN), 2 loài Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus Aver); Sưa ( Dalbergia tonkinensis Prain) nghiêm cấm khai thác, sử dụng và 3 loài Đinh (Markhamia stipulata (Wall) Seem. ex Schum); Vù hương (
Cinnamomum balansea Lecomte); Nghiến ( Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau) hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Do đó cần áp dụng biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (trước hết là đối với những loài nguy cấp (EN)) được thống kê ở bảng 4.5, nếu không có các biện pháp bảo vệ thì sẽ có nguy cơ tuyệt chủng trong thời gian tới.
Để bảo tồn có thể sử dụng 2 cách: Nhân giống theo phương pháp truyền thống (giâm hom, bằng hạt) và nhân giống vô tính in vitro. Trong 2 cách này thì chỉ nên áp dụng cách nhân giống vô tính in vitro đối với những loài thực vật khó nhân giống bằng hom hay bằng hạt. Vì phương pháp này đòi hỏi kinh phí cao và không phải ở cơ sở nào cũng có thể làm được.
Đối với các loài cây thuốc quí hiếm cần có chính sách khuyến khích động viên xây dựng các vườn thuốc đông y trong từng gia đình, trong các trạm y tế xã, các bệnh viện ở huyện và tỉnh, để vừa có giá trị bảo tồn, vừa có nguồn dược liệu phục vụ chữa bệnh.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ