1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 đến 1934)

111 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 772,59 KB

Nội dung

Nhà văn là người tổ chức ngôn từ tạo nên hình tượng nghệ thuật, chỉnh thể cho tác phẩm.Trong truyện ngắn, ngôn ngữ trở thành một đối tượng đặc biệt được quan tâm nghiên cứu bởi những đặc

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HẰNG

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Thái Nguyên – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HẰNG

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Cao Thị Hảo

Thái Nguyên – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa sau đại học, khoa ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp cao học K20 – Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu khoa học

Xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS Cao Thị Hảo – người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình thầy cô và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 04 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thị Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

“Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện

ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)”

riêng tôi, n

n “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện

ngắn trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)” đã được chỉnh sửa theo ý kiến

của hội đồng

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục i

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 8

1.1 Truyện ngắn và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn 8

1.1.1 Truyện ngắn 8

1.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn 13

1.2 Sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí 17

1.2.1 Bối cảnh lịch sử 17

1.2.2 Đóng góp chung của Nam Phong tạp chí 21

1.2.3 Truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí 24

1.2.4 Những đóng góp của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí 28

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ 35

2.1 Lời trần thuật 35

2.1.1 Khái niệm lời trần thuật 35

2.1.2 Ngôn ngữ người kể chuyện bước đầu được cụ thể hóa 36

2.1.3 Ngôn ngữ miêu tả đi sâu vào trạng thái cảm xúc của con người 43

2.2 Lời đối thoại ngắn gọn, sinh động 48

2.3 Lời độc thoại nội tâm 59

Trang 6

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ, CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN

TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ 71

3.1 Ngôn ngữ ảnh hưởng văn học truyền thống 71

3.1.1 Hệ thống từ Hán Việt 72

3.1.2 Lối diễn đạt ảnh hưởng văn biền ngẫu 77

3.2 Ngôn ngữ ảnh hưởng từ văn học phương Tây 80

3.2.1 Những từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp 81

3.2.2 Sử dụng câu văn ngắn gọn, súc tích 86

3.2.3 Sử dụng nhiều từ ngữ đời thường mang tính khẩu ngữ 90

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trước những biến động của xã hội vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học hiện đại, chính quá trình hiện đại hoá này đã đem lại cho văn học một diện mạo mới cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các trào lưu văn học mang tư tưởng, chủ đề mới, đáng chú ý nhất là sự thay đổi của hệ thống thể loại Trong quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ hệ thống thể loại cũ Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ phương Tây Sự cách tân nền văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của các thể loại văn xuôi cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của các thể loại đó

Thể loại truyện ngắn xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn học và nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong tiến trình phát triển văn học

Ngay từ thời kỳ trung đại chúng ta đã thấy xuất hiện một số truyện như Việt

điện u linh bao gồm các truyện về thần thánh và các nhân vật lịch sử Đến thế

kỷ XV Lĩnh Nam chích quái đã mở rộng phạm vi tới các truyện sinh hoạt trong dân gian, thế kỷ XVI có Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã thể hiện

sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng hình thức văn xuôi Sang thế kỷ XVIII

có Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ đã ghi chép các giai thoại lịch sử của

các nhân vật trong xã hội…Toàn bộ những tác phẩm kể trên đều là những tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán Qua thời gian nội dung các truyện đã đi từ những câu chuyện thần thoại đến những truyện trong đời sống hằng ngày Tính sáng tạo nghệ thuật cũng được nâng cao dần, màu sắc văn chương phong phú hơn Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX, truyện ngắn mới trở thành một thể loại đặc biệt không thể vắng bóng của văn học Việt Nam Trong mỗi tác phẩm, các tác giả không chỉ phản ánh số phận, tính cách của các nhân vật tiêu

Trang 8

biểu cho một lớp người trong xã hội lúc đó mà qua đó còn bộc lộ được thái độ của tác giả trước những hiện tượng của đời sống xã hội

1.2 Ngôn ngữ là một phương tiện vô cùng quan trọng trong sáng tác văn học Nó là hình thức duy nhất để khẳng định sự có mặt và tồn tại của tác phẩm Thông qua ngôn ngữ nhà văn có thể bộc lộ được cách suy nghĩ và tài năng sáng tạo của mình Nhà văn là người tổ chức ngôn từ tạo nên hình tượng nghệ thuật, chỉnh thể cho tác phẩm.Trong truyện ngắn, ngôn ngữ trở thành một đối tượng đặc biệt được quan tâm nghiên cứu bởi những đặc trưng thể loại của nó Truyện ngắn với dung lượng ngôn từ không lớn nhưng chúng phản ánh được một lát cắt của cuộc sống thể hiện bản chất hiện thực của xã hội và con người Đi vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn

trên Nam Phong tạp chí chúng ta mới thấy rõ được dấu ấn ngôn ngữ giai đoạn

giao thời, và có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hiện đại hoá văn học Đồng thời chúng ta sẽ thấy được những nét riêng biệt của ngôn ngữ truyện ngắn với ngôn ngữ của các thể loại văn học khác

1.3 Khi nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn giao

thời không thể không nghiên cứu Nam Phong tạp chí Mặc dù đã có thời kì nó

bị coi là tờ báo “nô dịch” mang tính chất “xu phụ”, “nịnh Tây” nhưng trong

một chừng mực khách quan thì các tờ báo khác nói chung và Nam Phong tạp

chí nói riêng đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn học

dân tộc Đây là chặng đường đầu tiên của văn học hiện đại góp phần tạo đà cho các giai đoạn sau của văn học Việt Nam phát triển và nở rộ

Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về ngôn ngữ truyện ngắn trên

Nam Phong tạp chí cũng như đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn giai đoạn giao

thời, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn

trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)” để nghiên cứu

Trang 9

2 Lịch sử vấn đề

Ở Việt Nam báo chí có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của văn học hiện đại Ngay từ khi mới ra đời báo chí đã là nơi mở đầu và nuôi dưỡng nhiều thể loại, nhiều khuynh hướng mới, nhất là những khuynh hướng

chịu ảnh hưởng của phương Tây, đặc biệt là thể loại truyện ngắn Nam Phong

tạp chí là một tờ tạp chí có công lớn trong việc giới thiệu truyện ngắn bằng

chữ quốc ngữ Những truyện ngắn được coi là dấu mốc đầu tiên của truyện ngắn Việt Nam hiện đại cũng được giới thiệu trên tờ tạp chí này Trước đây

do nhiều lí do mà phần văn chương trên Nam Phong tạp chí nói chung, truyện

ngắn trên Nam Phong nói riêng chưa được đánh giá đúng mức Riêng về truyện ngắn, các nhà nghiên cứu chỉ chủ yếu quan tâm đến Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn, hai tác giả tiêu biểu của thể loại truyện ngắn Việt Nam thời kì đầu Nhưng hơn mười truyện ngắn của hai ông chưa phải là toàn bộ truyện

ngắn trên Nam Phong Với gần ba mươi tác giả và hơn sáu mươi truyện ngắn

thì truyện ngắn Nam Phong hiện diện như một mảng của văn xuôi hiện đại

Việc tìm hiểu một cách đầy đủ toàn diện về truyện ngắn Nam Phong nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Phong tạp chí nói riêng

là một việc làm rất cần thiết

2.1 Giai đoạn trước năm 1945

Nghiên cứu về truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí sớm nhất phải kể

đến công trình Việt Nam văn học sử yếu (năm 1941) của Dương Quảng

Hàm Tác giả đã dành khá nhiều trang viết về Nam Phong với có những

nhận xét sắc sảo về sự chuyển biến của hệ thống thể loại từ trung đại sang hiện đại, đồng thời những nhận xét đó góp phần dự báo về một nền văn xuôi mới – văn xuôi quốc ngữ

Năm 1942 trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói đến một

cách sơ lược về các sáng tác văn học bằng chữ quốc ngữ giai đoạn giao thời

trong đó có nói tới nhóm tác giả trên Nam Phong tạp chí như Phạm Duy Tốn,

Trang 10

Nguyễn Bá Học…Tuy nhiên, đây mới chỉ là một công trình nghiên cứu khái quát, có đề cập đến cách sử dụng ngôn ngữ của các tác giả trên nhưng chưa

làm rõ được một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam

Phong tạp chí

Bên cạnh đó, nghiên cứu về Nam Phong tạp chí không thể không kể đến

các bộ sách như: Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản, Lược sử

văn học Việt Nam của Thế Phong, các bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn…Hầu như, các công trình nghiên cứu trên đều

đề cập tới nền văn học giao thời nói chung và một số vấn đề của văn chương

trên Nam Phong nói riêng Ngoài ra, một số bài nghiên cứu, những chuyên

luận về Nam Phong như cuốn: Chủ đích Nam Phong của Nguyễn Văn Trung,

Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn cũng ít nhiều có những gợi mở về ngôn

ngữ, cách hành văn của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí

Với những công trình này đã đem đến cho người đọc những kiến thức

khái quát nhất về Nam Phong tạp chí nói chung và thể loại truyện ngắn nói

riêng Tuy nhiên, phần lớn những công trình này mới đề cập chủ yếu đến nội dung phản ánh, phong cách của các tác giả là chính Về phương diện ngôn ngữ cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập, chuyên sâu

2.2 Giai đoạn sau 1945

Gần đây, truyện ngắn trên tạp chí Nam Phong đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn, tạp chí văn học số 6 năm 1987 đã giới thiệu bài viết :

“Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn trên tạp chí Nam Phong” của Lại Văn Hùng

Trong bài viết tác giả đã nhấn mạnh tính chất “văn” của truyện ngắn Nam Phong

đồng thời phân tích một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn

Nam Phong Tác giả bài viết đã thống kê truyện ngắn của người Việt Nam viết

bằng chữ quốc ngữ chỉ gồm 34 truyện ngắn của 17 tác giả mà theo ông đó là toàn bộ truyện ngắn của tạp chí này Nhưng con số thống kê đó vẫn chưa đầy đủ

Như vậy bài viết của ông mới chỉ khảo sát một nửa truyện ngắn trên Nam Phong

tạp chí chứ chưa phải là toàn bộ truyện ngắn Nam Phong

Trang 11

Bài nghiên cứu Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn quốc

ngữ 1900 – 1932 của tác giả Lê Dục Tú đã khẳng định những đặc điểm ngôn

ngữ trong truyện ngắn quốc ngữ đầu thế kỷ XX đi từ truyền thống đến hiện đại Quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ này gắn liền với ngôn ngữ thể loại

Năm 2013 cuốn Truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí của tác giả

Nguyễn Đức Thuận đã tập hợp được 47 truyện ngắn trên báo Nam Phong,

đồng thời nhà nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích đề tài và chủ đề của truyện

ngắn trên Nam Phong tạp chí

Bên cạnh đó, còn một số bài nghiên cứu về truyện ngắn trên Nam Phong

tạp chí như: Năm 1993 bài viết Một số vấn đề của truyện ngắn trên Nam

Phong tạp chí của Nguyễn Thúy Hòa đã khái quát được phần nào nội dung và

nghệ thuật của truyện ngắn trên báo Nam Phong Trên Tạp chí Ngôn ngữ và

đời sống có bài Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn

Bá Học và Phạm Duy Tốn của tác giả Cao Thị Hảo đã đề cập tới vấn đề ngôn

ngữ nghệ thuật của hai tác giả lớn viết truyện ngắn trên báo Nam Phong

Có thể nói, những công trình và bài viết trên đã đi sâu vào tìm hiểu những

vấn đề về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí,

nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào khai thác, khảo sát, hệ thống hóa ngôn

ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí để khẳng định được

những đặc điểm cụ thể về ngôn ngữ của thể loại truyện ngắn đã sớm xuất hiện

trên Nam Phong tạp chí trong tiến trình phát triển văn học dân tộc

Chọn đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong

tạp chí (1917 – 1934), chúng tôi mong muốn bước đầu khảo sát một cách cụ

thể ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ trên tạp

chí này Nhưng do hạn chế về mặt tư liệu vì Tạp chí Nam Phong ra đời cách

đây khá lâu, việc lưu giữ có nhiều khó khăn nên đây cũng là một thách thức với người nghiên cứu Tuy nhiên để bổ sung một cái nhìn toàn diện đối với

thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí chúng tôi quyết định chọn hướng

nghiên cứu này

Trang 12

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát 47 truyện ngắn viết

bằng chữ quốc ngữ in trong cuốn Đoản thiên tiểu thuyết, truyện ngắn trên

Nam Phong tạp chí của Nguyễn Đức Thuận – Nxb Văn học, 2013 Trong đó

tập chung vào những tác giả tiêu biểu như: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,

Lê Đức Nhượng, Nguyễn Khắc Cán, Tùng Toàn…

Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm những truyện ngắn của các tác giả khác cùng thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc…để so sánh và thấy được sự khác biệt, nét độc đáo của ngôn ngữ

truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện luận văn chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát và nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên

Nam Phong tạp chí

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn làm rõ một số khái niệm lí luận liên quan đến đề tài, khái quát

diện mạo chung thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí, sự xuất hiện, những đóng góp tiêu biểu và vị trí của truyện ngắn trên Tạp chí Nam Phong

những năm đầu thế kỷ XX

Luận văn đi sâu phân tích và chỉ ra một số đặc điểm tiêu biểu của ngôn

ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí Qua đó cho thấy

dấu ấn ngôn ngữ văn học giai đoạn giao thời in đậm trong các truyện ngắn

này, góp phần khẳng định đóng góp của Nam Phong tạp chí cho văn học

hiện đại Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá từ phương diện ngôn ngữ

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thống kê phân loại

Để những phân tích, khảo sát có căn cứ khoa học khi cần thiết chúng tôi tiến hành phương pháp thống kê phân loại

Trang 13

5.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

Sử dụng phương pháp này để thấy được nét tương đồng và khác biệt trên

phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí

5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ những đặc điểm

về ngôn ngữ nghệ thuật

5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như: Lí luận văn học, lịch sử, văn hoá Do đó, chúng tôi vận dụng phương pháp này nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

6 Đóng góp mới của luận văn

- Cung cấp một cái nhìn toàn diện về đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của

thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934)

- Thấy được những đóng góp cụ thể và những hạn chế còn tồn tại ở

phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí trong quá

trình hiện đại hoá văn học Việt Nam giai đoạn giao thời

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương

Chương 1 Thể loại truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí những năm đầu

thế kỷ XX

Chương 2 Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện

ngắn trên Nam Phong tạp chí

Chương 3 Đặc điểm về từ ngữ, câu văn trong truyện ngắn trên Nam

Phong tạp chí

Trang 14

Lại Nguyên Ân cho rằng truyện ngắn là “một thể loại tự sự cỡ nhỏ,

thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết đến các phương diện của đời sống con người và xã hội Nổi bật của truyện ngắn là dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc tiếp nhận đọc nó liền mạch không nghỉ ”

(4 1846-1847)

Các nhà văn với trải nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm nhận

cụ thể và đa dạng Đối với Konstantin Paustovski thì truyện ngắn phải ngắn

gọn, là cái bình thường diễn ra như cái không bình thường Cái không bình thường diễn ra như cái bình thường.[35.129] Điều này cũng được nhà văn

Mĩ Juan Bosch khẳng định: “Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện nào đó

đáng chú ý Cố nhiên sự kiện chỉ có thể quan trọng tới mức nào đó nhưng nó cần được độc giả tin cậy” [35.116]

Aitơmatov chú ý đến đặc trưng lao động nghệ thuật, ở đây đòi hỏi sự chặt chẽ, cô đúc các phương tiện phải được tính toán một cách rất tinh tế xoay quanh trên một mảnh đất hẹp, đó chính là điểm phân biệt truyện ngắn với những thể tài khác

Xuất phát từ dung lượng tác phẩm, các nhà nghiên cứu đều khẳng định truyện ngắn phải ngắn gọn, hơn nữa truyện ngắn phải là thứ để kể và nghe Đọc truyện ngắn là được tiếp xúc với một vấn đề của đời sống con người thông qua lăng kính người kể chuyện

Trang 15

Theo các nhà biên soạn sách Lí luận văn học thì truyện ngắn là: “tác

phẩm tự sự cỡ nhỏ Truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ xã hội hay đời sống tâm hồn con người” [32.397]

Nguyễn Công Hoan khẳng định: truyện ngắn không phải là truyện mà là

một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết.[35.15]

Nguyên Ngọc thì cho rằng: truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết

nói chung, vì thế không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó Truyện ngắn có nhiều vẻ, có truyện viết về cả một đời người, lại

có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua.[10.45]

Để có một cái nhìn thống nhất hơn, toàn diện hơn về truyện ngắn, chúng

tôi khảo sát một số khái niệm truyện ngắn trong các cuốn: Từ điển thuật ngữ

văn học, Từ điển văn học, 150 thuật ngữ văn học Tất cả coi truyện ngắn là

một: “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, và “thường được viết bằng văn xuôi”,

đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Điểm chung cơ bản đó là sự giới hạn về dung lượng của truyện ngắn và thích hợp với người tiếp nhận “đọc nó liền một mạch không nghỉ ”

Ở Việt Nam, theo Thanh Lãng thì khái niệm truyện ngắn hiện đại Việt Nam chỉ có từ đầu thế kỷ XX trở đi

Bùi Việt Thắng cho rằng truyện ngắn có mầm mống từ rất sớm, nó có mầm mống từ văn xuôi trung đại chữ Hán, ông luận giải có truyện ngắn chữ Hán và truyện ngắn hiện đại trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam

Thế kỷ XI, mầm mống truyện ngắn đã xuất hiện với Việt điện u linh Thế kỷ

XV trở đi, truyện viết mang tính nghệ thuật có yếu tố cá nhân và yếu tố thần

kỳ trong văn học Thế kỷ XVII về sau, nó biến đổi dần thành ra tiểu thuyết chương hồi và truyện Nôm

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi đặc biệt ở Nam Bộ, tác phẩm dịch thuật cũng đi vào miền Nam Nguyễn Trọng

Trang 16

Quản, Trần Chánh Chiếu sáng tác những truyện mang đề tài tôn giáo, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký viết những truyện gắn với những vấn đề xã hội (hình thức ngắn, đậm chất dân gian: gây cười, ngụ ngôn)

Những năm 1920, xuất hiện truyện ngắn hiện đại (lúc bấy giờ gọi là tiểu thuyết) với dung lượng từ 80 – 100 trang Sau đó, hình thức thể loại này chuyển động ra Bắc và thành công với Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, và

một số truyện ngắn khác trên Nam Phong tạp chí

Vào đầu những năm 1930 xuất hiện với một số truyện ngắn lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam…Truyện ngắn hiện thực với đóng góp của các cây bút như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố…

Giai đoạn 1945 – 1975: khi đất nước vẫn chịu sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì âm hưởng của truyện ngắn mang tính sử thi hoá

Và từ 1986 – nay: truyện ngắn đa dạng, phát triển rực rỡ, với nhiều ý tưởng đổi mới thể loại, bước đầu cũng đạt những thành tựu nhất định

dựa vào hai tiêu chí chính là dung lƣợng và thi pháp Các yếu tố như cốt

truyện, tình huống, kết cấu, lời trần thuật, giọng điệu được coi là cơ bản khi tìm hiểu thể loại này

1.1.1.2 Đặc điểm của truyện ngắn

* Hình thức tự sự cỡ nhỏ

Truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật Nói như Henri Benac: Một lời mời gọi sự suy ngẫm thông minh của độc giả

Như vậy, truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật của đời sống theo chiều sâu Có những bậc thầy về thể loại này đã đem đến cho truyện ngắn một sức chứa của tiểu thuyết Ở lĩnh vực truyện ngắn thì văn học hiện đại thế giới

có nhiều cây bút lừng danh như Bunhin, Môroa, Xvaigơ, Môravia,

Trang 17

Văn học thế giới đã nói nhiều đến cái chết của tiểu thuyết - cái chết của

bi kịch nhưng chưa từng nói đến cái chết của truyện ngắn Với hình thức tự sự

cỡ nhỏ, số trang ít, ít sự kiện, ít nhân vật, phạm vi phản ánh hẹp nhưng tất cả những chi tiết góp phần làm cho câu chuyện đạt đến hiệu quả mong muốn, tác động mạnh mẽ và giá trị thẩm mỹ lớn lao

* Tình huống là yếu tố không thể thiếu

Tình huống được nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn nhất định Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn hút Khi tình

huống phát triển cao thì sẽ xuất hiện xung đột Tình huống giúp cho những gì

còn nằm trong hình thức chưa phát triển nay bộc lộ và hoạt động tích cực Vì thế, truyện ngắn cũng như các thể loại tự sự khác, không thể thiếu tình huống Chỉ trong các tình huống cụ thể các nhân vật mới bộc lộ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn

Nói tóm lại, khi tiếp cận một truyện ngắn người đọc cần phải nắm được giá trị của các bình diện nghệ thuật cấu thành cái thực thể sinh động - là truyện ngắn Nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì xem như chưa nắm được chiếc chìa khóa mầu nhiệm để mở vào một thế giới bí ẩn của truyện ngắn

* Nhân vật đƣợc thể hiện nhƣ một lát cắt điển hình

Nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm Có thể nói nhân vật là xương sống là linh hồn của mỗi tác phẩm, nhân vật cũng là người phát ngôn cho tư tưởng nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả

Nếu nhiệm vụ của tiểu thuyết là theo dõi, tìm hiểu và mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận thì nhiệm vụ của truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, một nét tính chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người - nhân vật tâm trạng

Theo Sêkhốp, nhân vật truyện ngắn phải được hiểu theo nghĩa rộng, có khi là người, có khi là vật Cho dù là tồn tại dưới dạng nào thì tất cả các nhân

Trang 18

vật đều hướng tới con người Chỗ khác biệt cơ bản nhất của truyện ngắn là nhân vật của tiểu thuyết thường là một thế giới thì nhân vật chính của truyện ngắn chỉ là một mảnh nhỏ của thế giới

* Vai trò quan trọng của chi tiết

Chi tiết là tiểu tiết trong tác phẩm tự sự Truyện ngắn có thể không có một cốt truyện nhưng không thể không có chi tiết Chính nhờ có chi tiết mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư nhân vật được

bộc lộ đầy đủ Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt

truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gây cấn, kể được Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết Nó sẽ như nước lã” Nguyễn Công Hoan cũng nhìn nhận: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết”

Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa chân thực còn cần phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn đối với cuộc sống và con người

Thông thường ta thấy có hai loại chi tiết tiêu biểu: chi tiết trung

tâm đóng vai trò trung tâm thẩm mỹ, nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ

Tóm lại, chi tiết chiếm dung lượng lớn trong truyện ngắn vì nó sẽ góp phần cụ thể hóa ngoại cảnh, tính cách, hành động và tâm tư nhân vật Đặc trưng của thể loại truyện ngắn là dung lượng ngắn buộc các nhà văn khi sáng tác cần tránh lối kể vòng vo, những câu kể dài dòng Truyện ngắn luôn đòi hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo trong việc quan sát tìm tòi, lựa chọn các chi tiết của truyện ngắn Nói về điều này nhà văn Nguyễn Công Hoan nhấn

mạnh: “Cũng như một cái lò xo muốn bật cao, ta phải dùng sức ấn xuống rồi

mới buông tay ra Cho nên muốn triển khai một ý, một vấn đề thì tôi tìm những chi tiết để ấn cái lò xo tình cảm của độc giả xuống Ở đây kinh nghiệm cho thấy rằng cần phải chọn đúng chi tiết, không tham lam, không lông bông

Bố trí không chặt truyện ngắn sẽ không viết được ngắn.” [42.305-306]

Trang 19

1.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn

1.1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

Trong đời sống giao tiếp hằng ngày của con người thì ngôn ngữ là phương tiện vô cùng quan trọng, để con người có thể trao đổi tư tưởng tình cảm, cảm xúc, bộc lộ những suy nghĩ của mình trước những vấn đề của đời sống xã hội Đặc biệt trong sáng tác văn học nghệ thuật thì ngôn ngữ lại trở thành phương tiện không thể thiếu để các nhà văn xây dựng hình tượng và phản ánh đời sống xã hội của mỗi giai đoạn thời kỳ khác nhau Đồng thời ngôn ngữ là “cầu nối” để các tác phẩm đến với người tiếp nhận một cách dễ dàng hơn, để họ có thể đồng cảm chia sẻ đối với mỗi số phận nhân vật

Theo F Sausure – một nhà ngôn ngữ học lớn của thế kỷ XX, hoạt động ngôn ngữ bao hàm nhiều mặt, nhiều nhân tố không thể tách rời nhau: âm và nghĩ, nhân tố vật lý, sinh lý, tâm lý, nhân tố cá nhân và xã hội, truyền thống thói quen… Và theo F Sausure thì : ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, mỗi tín hiệu có hai mặt như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách rời nhau gồm cái biểu đạt (âm thanh ngôn ngữ) và cái được biểu đạt (khái niệm) Như vậy ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của xã hội và là phương tiện để tư duy Hiện nay có rất nhiều những cách hiểu khác nhau về ngôn ngữ nghệ

thuật Theo Từ điển Tiếng Việt, ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu theo nghĩa

rộng: “là một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện, hệ

thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của một ngành sáng tác nghệ thuật Người ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê, ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ” [25.6] Khái niệm này đã nêu ra cách hiểu khái quát về ngôn ngữ nghệ

thuật nhưng chưa chỉ ra được những nét riêng của nó với tư cách là phương tiện biểu hiện của các sáng tác văn học loại hình nghệ thuật ngôn từ Vì thế khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật cần được khu biệt một cách rõ hơn

Trong công trình nghiên cứu Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng Lê Hồng My đã dẫn ra khái niệm ngôn ngữ trong cuốn Từ điển biểu tượng văn

hoá thế giới: “Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp

Trang 20

chúng mà những người trong cùng một cộng đồng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [33.6] Ở đây nhà nghiên cứu khẳng định: “Từ ngôn ngữ đến lời văn nghệ thuật là cả quá trình lao động công phu, gian khổ của nhà văn

Có thể ví ngôn ngữ như tấm vải còn lời văn là bộ y phục nhà thiết kế đã hoàn thành [33.6] Như vậy ngôn ngữ được sử dụng trong đời sống nói chung khác

với ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn học Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương xuất phát từ đời sống nhưng đã được chọn lọc tỉ mỉ, kĩ lưỡng chau chuốt nhằm phục vụ cho dụng ý nghệ thuật của mỗi tác giả nhất định

Từ những khái niệm trên chúng ta có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong đời sống con người, không có ngôn ngữ thì không có tư duy, càng không thể có những tác phẩm văn học Ngôn ngữ nghệ thuật có những điểm khác so với ngôn ngữ đời sống chung Trong văn chương nghệ thuật, ngôn ngữ được dùng làm công cụ để nhà văn sáng tạo và thể hiện tư tưởng của mình Ngôn ngữ đời sống khi đi vào tác phẩm văn học, qua lăng kính nghệ thuật và trí tuệ của người nghệ sĩ sẽ không còn là ngôn ngữ chung nữa mà trở thành ngôn ngữ có phong cách riêng nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật

Theo cuốn Phong cách học Tiếng Việt, ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu

là “ngôn ngữ được dùng trong thơ ca và trong văn xuôi nghệ thuật (bao gồm

các loại là: bút kí, kí sự, phóng sự, tuỳ bút, hồi ký…, truyện: truyện ký, truyện ngắn, truyện dài…, kịch: hài kịch, bi kịch và chính kịch) và các thể loại trung gian như tục ngữ, câu đối, ca dao, thơ văn xuôi, văn xuôi thơ”.[27.90]

Theo chúng tôi ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng một cách

nghệ thuật trong tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính biểu cảm thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn Trong thực tế thì ngôn ngữ nghệ thuật còn có các khái niệm mang ý nghĩa tương đồng:

Lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ

thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [33.187]

Trang 21

Ngôn ngữ văn học là “ ngôn ngữ mang tính nghệ thuật dùng trong văn

học” [33.215]

Có thể nói, ngôn ngữ nghệ thuật hay ngôn ngữ văn học đều là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học, nó là sản phẩm do các nhà văn sáng tạo trên cơ sở kho tàng ngôn ngữ chung và được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm Theo M Gorki

“Ngôn ngữ là do nhân dân sáng tạo ra Chia ngôn ngữ ra làm ngôn ngữ văn

học và ngôn ngữ nhân dân chỉ có nghĩa là chúng ta có một thứ ngôn ngữ

“nguyên liệu” và một thứ ngôn ngữ đã đƣợc các nhà nghệ sĩ gọt giũa thêm

mà thôi”.[41.43] Như vậy ngôn ngữ nghệ thuật chính là phương tiện đã được

gọt giũa của người nghệ sĩ để thể hiện thế giới nghệ thuật của riêng mình

1.1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là chất liệu của văn học: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội Ngôn ngữ góp phần trực tiếp vào việc giao lưu và phát triển xã hội Ngôn ngữ có vị trí quan trọng trong sáng tác văn học Nhưng mỗi thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng của nó Những đặc trưng này chi phối việc tác giả lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng lên một thế giới nghệ thuật của mình Ngôn ngữ tự sự khác với ngôn ngữ trữ tình và kịch Do thiên về phản ánh hiện thực đời sống nên ngôn ngữ của tác phẩm tự sự thường nghiêng về tính chính xác, cá thể hoá nhằm tái tạo lại sự vật trong hình thái cụ thể và độc đáo, còn tác phẩm trữ tình bộc lộ trực tiếp thế giới chủ quan của chủ thể ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, trong khi

đó ngôn ngữ của kịch lại rất giàu kịch tính, đem lại cho con người sự khám phá và tò mò

Truyện là thể loại văn học xuất hiện từ lâu, đây là loại văn tự sự kể chuyện trình bày sự việc Truyện có cốt truyện, có nhân vật, quy mô thường lớn hơn thơ Truyện phần lớn được viết bằng văn xuôi, bên cạnh đó cũng có loại văn

Trang 22

vần Khác với thơ thiên về cái đẹp, xúc cảm và cô đọng, truyện có khả năng đi sâu vào từng khía cạnh ngóc ngách phức tạp của cuộc sống tâm hồn

Nếu như ngôn ngữ của thể loại kí luôn mềm mại uyển chuyển, đầy sắc tạo hình với những thông tin ngắn gọn, chính xác thì ngôn ngữ truyện ngắn

chủ yếu là ngôn ngữ người kể chuyện mà “người kể chuyện là người luôn

đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu miêu tả bình luận con người và

sự kiện” [4.27] Điều này luôn hướng người đọc đến đối tượng miêu tả Ngoài

ngôn ngữ người kể chuyện thì ngôn ngữ truyện ngắn còn có ngôn ngữ của nhân vật, thông qua đối thoại và độc thoại Hai loại ngôn ngữ này tạo ra được những cảm giác bất ngờ, tình huống giàu kịch tính góp phần bộc lộ tính cách nhân vật và tư tưởng của nhà văn Bên cạnh lời đối thoại trực tiếp thì còn có những lời độc thoại nội tâm giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về tâm trạng, diễn biến tâm lý bên trong vốn hết sức đa dạng và phức tạp của nhân vật Đồng thời lời kể bên ngoài cũng đóng vai trò chủ đạo trong truyện, điều này cho phép tái hiện, phân tích các sự vật hiện tượng một cách khách quan hoặc dẫn dắt truyện đến các tình huống xảy ra để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình Bên cạnh đó truyện ngắn với đặc trưng là phản ánh hiện thực khách quan

do đó mà ngôn ngữ của truyện ngắn rất gần gũi với đời sống hằng ngày, thậm chí còn mang đậm tính khẩu ngữ, ngôn ngữ nhân vật bước đầu thể hiện tính

cá thể hóa Có thể nói, ngôn ngữ truyện ngắn là sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ tự sự và trữ tình mà qua mỗi trang truyện ngắn người đọc không chỉ cảm nhận được một thế giới khách quan, chân thực mà còn thấy được ở đó sự tinh

tế, uyển chuyển và giàu sức tạo hình

Mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau thì ngôn ngữ của truyện ngắn ngoài những đặc điểm chung còn mang trong mình những dấu ấn riêng biệt, điều này phản ánh được sự cách tân của các nhà văn cũng như sự tiến bộ của xã

hội Tìm hiểu Ngôn ngữ nghệ thuật của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí

(1917- 1934) chúng ta sẽ thấy rõ điều này

Trang 23

1.2 Sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí

1.2.1 Bối cảnh lịch sử

Sang đầu thế kỉ XX, về cơ bản thực dân Pháp đã bình định song xứ Đông Dương về mặt quân sự Cùng với sự tan rã của nghĩa quân Phan Đình Phùng (1896), phong trào chống Pháp dưới lá cờ Cần Vương, kéo dài hàng chục năm của nhân dân Việt Nam đã chấm dứt Thực dân Pháp đã biến nước ta trở thành một bộ phận của thế giới trong tình thế mất chủ quyền

Chính sách vơ vét sức người sức của để phục vụ cho chiến tranh đã được thực dân Pháp áp dụng ở tất cả các nước thuộc địa Tại Việt Nam quá trình này đã làm xã hội nước ta thay đổi một cách sâu sắc và toàn diện, chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến Trước đây nước ta chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún thì giờ đây lại xuất hiện một nền sản xuất mới có áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, đô thị mọc lên Phải nói rằng thực dân Pháp một mặt chúng ra sức vơ vét tài nguyên thiên nhiên nước ta làm giàu cho chính quốc nhưng mặt khác lại làm cho toàn bộ đời sống kinh tế

xã hội nước ta thay đổi Đặc biệt là sự xuất hiện thêm những giai tầng mới không chỉ có giai cấp địa chủ và nông dân mà còn có sự có mặt của giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản Mỗi giai cấp đều có những

tư tưởng,thái độ chính trị, vị trí xã hội và quyền lợi kinh tế khác nhau

Bên cạnh đó để thuận tiện cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nước

ta, chúng đã cho xây dựng một hệ thống cơ sở giao thông liên lạc thuận tiện Điều này làm cho sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trở nên dễ dàng hơn Song dã tâm của thực dân Pháp không chỉ dừng ở đây chúng còn muốn đẩy mạnh chính sách văn hoá nô dịch nghĩa là chúng muốn thống trị cả về văn hoá, do đó mọi hình thức văn học nghệ thuật đều được bọn thực dân lợi dụng

cho mưu đồ thống trị tinh thần của chúng Các tác phẩm như: Vè lính Tây,

Thơ đi Tây, Dân mộ đi Tây, Tuồng lính tập đi Tây…được phổ biến rộng rãi

Trang 24

Nằm trong toàn bộ chính sách văn hoá tư tưởng báo chí luôn luôn được

thực dân Pháp lợi dụng ngay từ ban đầu, khi tiến hành chính sách “đồng hoá” đến đầu năm 1915, tạp chí này được “phân thân” thành Trung Bắc tân văn (xuất bản bằng chữ quốc ngữ) và Công thị báo (xuất bản bằng chữ Hán ) cho phù hợp với sự thay đổi chính sách cai trị của Pháp, từ “đồng hoá “ sang “hợp tác” trên cơ sử hướng dẫn, chỉ đạo Đây là những tờ báo với nội dung thiên về chính trị, kinh tế, chủ yếu phục vụ cho mục đích của thực dân, nhằm tuyên

truyền, cổ động những tư tưởng của chúng.Tuy nhiên Đông Dương tạp chí dù

chỉ thay đổi hình thức thì cùng với thời gian cũng trở nên “lỗi mốt”, kém tác

dụng Phủ toàn quyền muốn có một tờ báo “tầm cỡ” hơn và Nam Phong tạp

chí ra đời.Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ mục đích, chính trị

của Pháp, ngoài chức năng làm “công cụ xâm lược, khai hoá” cho Phủ toàn

quyền, Nam Phong còn là một tờ tạp chí văn học nghệ thuật và khoa học có

tiếng đương thời Hàng loạt các tác phẩm văn chương có giá trị đã được tờ tạp chí này giới thiệu cũ có, mới có, từ dịch thuật, tiểu thuyết, khảo cứu đến lý luận phê bình, tản văn, ký… Tất cả được viết bằng thứ chữ viết mới của dân tộc- chữ quốc ngữ

Nam Phong tạp chí đã trở thành địa bàn hoạt động văn chương sôi nổi của

các văn nghệ sĩ Họ sáng tác dưới nhiều hình thức khác nhau, thể hiện những tư tưởng, quan điểm khác nhau…Làm hình thành nên một hệ thống thể loại phong phú, với nhiều nét mới theo hướng hiện đại, làm thay đổi bộ mặt của văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX Khi thực dân Pháp chưa tiến hành xâm lược nước ta, khi xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với nền nông nghiệp lúa nước đã tồn tại từ ngàn năm trước, thì đội ngũ tri thức chủ yếu là lớp nhà nho nguyên hợp với một tư tưởng gần như đồng nhất từ trên xuống duới, hoặc là “hành đạo”, hoặc là “ẩn dật” Đến tận thế kỷ XIX trong văn học Việt Nam mới xuất hiện thêm một mẫu nhà nho mới – Nhà nho tài tử Họ vừa là nhân vật trong tác phẩm văn học, vừa là những văn sĩ tài hoa, tiêu biểu là Cao

Bá Quát, Nguyễn Công Trứ …và người đại diện cuối cùng là Tản Đà

Trang 25

Việc quân Pháp tiến đánh và dần độc chiến Việt Nam cùng với những chính sách cai trị thâm độc của chúng đã làm cho xã hội phong kiến Việt Nam

bị lung lay tới tận gốc rễ Một ý thức hệ Nho giáo tồn tại hàng ngàn năm tưởng chừng sẽ vững bền mãi nay đột ngột sụp đổ, nếp nghĩ, nếp sinh hoạt của người Việt đổi thay theo chiều hướng có cả tích cực lẫn tiêu cực Lớp người “nhạy cảm” nhất với những biến động của xã hội là giới trí thức, việc

“hiện đại hoá”, “chuyên nghiệp hoá” đội ngũ tri thức đã diễn ra Nếu trước đây, nhà Nho sáng tác để phục vụ mục đích chính trị hoặc để mua vui, để gửi gắm tâm sự… Thì hôm nay, đã có những nhà Nho từ nông thôn ra thành thị, dùng ngòi bút của mình để kiếm sống nuôi thân Sự phân công lao động nội tại của tầng lớp trí thức đã diễn ra, xuất hiện thêm những loại tri thức mới chưa từng có trước đây như: ký giả, văn sĩ chuyên nghiệp, nhà khoa học, nhà

tư tưởng …Hơn thế, ngay trong bản thân mỗi văn nghệ sĩ cũng có sự phân công khác trước, các yếu tố: nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ…Trước kia thường tồn taị trong một người thì nay được phân công rành mạch

Một khi nếp sống thay đổi thì tư tưởng sống, nếp nghĩ cũng thay đổi Phần lớn giới tri thức những năm đầu thế kỷ XX đã sống thu mình lại, không dám đấu tranh trực diện với kẻ thù như trước (ngoại trừ một số nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) Họ vẫn yêu nước, vẫn đau xót trước cảnh đất nước rơi vào vòng nô lệ xơ xác, tiêu điều nhưng chỉ dám dùng hình thức sáng tác văn chương để bóng gió gửi vào đó những tâm sự hoặc gìn giữ những tài sản tinh thần mà ông cha ta để lại Dùng bạo lực để đấu tranh là điều mà phần lớn giới trí thức thời kỳ này đều không muốn, họ do dự, một mặt đau đớn trước tình trạng “vong quốc nô”, nhưng mặt khác muốn giữ cho cuộc sống của mình được bình yên Tóm lại, giới tri thức muốn “yêu nước ôn hoà”, họ giữ một tư tưởng cải lương và tư tưởng của họ có ảnh hưởng rộng khắp trong xã hội thời kỳ này, khi mà lực lượng chính trị mới về chất còn chưa có

Trang 26

Những đổi thay trong cách sống, cách nghĩ đã có tác động sâu sắc tới quan niệm sáng tác của đội ngũ trí thức – văn nghệ sĩ, họ đưa vào văn học cũ những súc cảm cá nhân, những cảnh vật, không khí thành thị và vì nghiệp viết văn bán cho công chúng họ đã ra công khai thác tất cả những kinh nghiệm sáng tác trong ca dao, dân ca và những truyện Nôm của nhà Nho các thế kỷ trước, tìm những cái gì thích hợp để nói về cuộc sống mới, con người mới ở thành thị Họ cũng mang vào lịch sử văn học dân tộc những cách tân đáng kể

về nội dung, nghệ thuật về quan niệm văn học

Trước những biến động của xã hội, sự thay đổi của đội ngũ trí thức, đầu thế kỷ XX văn học Việt Nam cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, không chỉ về mặt nội dung mà cả về mặt hình thức thể loại

Văn chương cử tử, ngay từ đầu thế kỷ XX đã bị kết án và khai tử bởi chính đại diện xuất sắc của nó, những vị Giải nguyên, phó bảng, Hoàng giáp – những nhà chí sĩ Tuy nhiên, văn học bằng chữ Nôm không vì thế mà bị loại khỏi đời sống văn học Trái lại, gắn với hoạt động cách mạng của lớp nhà Nho yêu nước, bộ phận văn học này vẫn là một trong những dòng chủ lưu của văn chương đương thời, bên cạnh văn chương quốc ngữ Thực tế lịch sử đó

mở ra ngả đường cho việc xây dựng nền văn học mới, đó là từng bước cách tân văn học truyền thống hoặc mô phỏng, bản địa hoá, du nhập mô hình văn học phương Tây

Những nhà cựu học như Tản Đà, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục… đã tiến hành công việc cách tân văn học truyền thống bằng cách chuyển dịch một số thể loại từ vặn học Hán Nôm sang văn học quốc ngữ Nhiều hình thức thể loại văn học đặc thù, mang tính trung gian của giai đoạn văn học giao thời đã xuất hiện như: “mộng ký” của Tản Đà,” truyện ngắn” của Nguyễn Bá Học, văn biên khảo của Nguyễn Hữu Tiến…

Bên cạnh con đường cách tân những gì vốn có trong quá khứ mà nhiệm

vụ chủ yếu thuộc về các nhà nho với hai đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu

Trang 27

và Tản Đà, là con đường du nhập, mô phỏng, bản địa hoá các mô hình thể loại của văn học phương Tây của các trí thức tân học Họ là những người có kiến thức, được đào tạo từ nhà trường Pháp – Việt, cộng với kiến thức truyền thống bồi bổ bằng con đường tự học, những tri thức mà họ tiếp nhận ít bị phụ thuộc hoặc không giống tri thức mà lớp nhà nho cựu học tu luyện để ra làm quan, do đó họ có nhu cầu đổi mới hiện đại hoá nền văn học

Lớp trí thức tân học này đã có công chuyển đổi nền văn học Việt Nam từ phạm trù trung đại với vác dạng thức: văn, thơ, phú, lục, với quan điểm “văn

sử triết bất phân”, “văn sĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” sang phạm trù hiện đại với vác dạng thức: Tự sự, trữ tình, kịch, được xây dựng từ một cơ sở lý luận

về thể loại tương đối có hệ thống, từ những cơ sở lý thuyết sáng tác và cảm thụ thẩm mĩ hiện đại vốn có nguồn gốc từ truyền thống văn học châu Âu Xuất hiện đúng vào thời điểm mà hoạt động văn hoá, văn học đang hết sức

sôi động và có những đổi thay không ngờ, Nam Phong – tờ tạp chí bách khoa

nhưng luôn giành vị trí trang trọng cho văn chương đã có những đóng góp đáng kể Nó giúp cho việc lưu hành một lượng lớn tác phẩm văn học, đồng thời là địa bàn hoạt động khá tự do của nhiều văn nghệ sĩ

1.2.2 Đóng góp chung của Nam Phong tạp chí

Nam Phong tạp chí ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp bảo

hộ, văn hoá phương Tây “lăm le đè lụi” văn hoá Việt Nam Đây là giai đoạn giao thời chuyển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, cái cũ và cái mới đan xen lẫn nhau, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng bại Đây cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung và hình thức cũ mới đan xen lẫn nhau Nền văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng bước canh tân Nền văn học mới vừa phát huy những yếu tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học truyền thống Vì vậy văn học giai đoạn này có một diện mạo đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng biệt

Nói đến tiến trình lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn giao thời không

thể bỏ qua Nam Phong tạp chí, mặc dù nó bị cho là “tờ báo nô dịch” mang

Trang 28

tích chất “xu phụ”, “nịnh Tây” nhưng trong một chừng mực khách quan nó vẫn cùng với các tờ báo khác tác động đến sự phát triển của văn học dân tộc

trên toàn bộ quá trình văn học Nam phong tạp chí (ra số đầu vào tháng 7 năm

1917 và đình bản ở số 210, tháng 12 năm 1934) là một loại báo bách khoa

Nam Phong đã đề cập tới rất nhiều vấn đề của đời sống cũng như văn học, với

nhiều chuyên mục khác nhau mà tập chung trong 9 phần sau:

* Phần lược thuật: Bàn chung những vấn đề có liên hệ đến thời thế, nhất

là những phần liên hệ đến riêng dân ta để cho độc giả trong nước có những quan niệm minh chính về vấn đề này

* Phần văn học bình luận: Khái niệm văn học ở đây bao gồm nhiều nội

dung: văn chương, lịch sử, văn minh…Trong mục này, Nam Phong bàn về

các sách cũ và mới, thâu nhặt những tư tưởng của phương Tây, giới thiệu nhiều tác phẩm lý luận, phê bình và tiểu sử các nhà văn nổi tiếng của nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp

* Phần triết học bình luận: Luận thuyết tư tưởng từ xưa tới nay, so sánh

tư tưởng Á – Âu để đề xướng một phong trào riêng của nước ta, lấy tôn chỉ là giúp cho nhân dân về trí thức và đạo đức

* Phần khoa học bình luận: Nói tới những vấn đề đại cương, nguyên lý lịch sử tiến hành của khoa học Ngoài ra còn giải thích những phát minh mới…

* Phần văn uyển: Sưu tầm và biên soạn những tác phẩm thơ ca chữ Hán, chữ Nôm và đăng tải những bài thơ mới (thơ, truyện, ca trù, tùy bút, các bài văn cảm xúc…)

* Phần tạp trở: Đăng những bài ký (du hành, du ký) nhằm trình bày những câu chuyện mắt thấy tai nghe, dọc đường của một chuyến tham quan, công tác… và những bài tựa, bài giới thiệu sách mới, những danh ngôn, trích lục các sách

* Phần thời đàm: Gồm các bài bàn về tình hình thế sự trong và ngoài nước Những bài viết này thể hiện một thái độ khá bình tĩnh khi trình bày các

sự việc khác nhau, song ý thức ca ngợi Pháp vẫn còn bộc lộ

Trang 29

* Phần tiểu thuyết: Dịch các tiểu thuyết cận đại, hiện đại của Trung Quốc

và Pháp sang quốc văn và đăng tải những tiểu thuyết mới tạp chí cố ý chọn những cuốn có ngôn từ hay, kết cấu khéo làm chuẩn mực chỉ lối, dẫn đường cho thể loại “truyện ngắn” do chính các tác giả Việt Nam sáng tác bằng chữ quốc ngữ

* Phần từ vựng: Gồm 3 phần (chữ quốc ngữ, chữ Nho và chữ Pháp) với mục đích là giải thích ngôn ngữ mới

Chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí này là Phạm Quỳnh (1892 – 1945), cùng những cộng sự của ông đã chủ trương xây dựng một nền “quốc học, quốc văn” mới với tư tưởng “thổ náp Á – Âu”, “điều hoà tân cựu” Theo chủ

trương này thì Tạp chí Nam Phong sẽ là nơi phát sáng, thâu nạp tinh hoa văn

hoá châu Âu, điều hoà văn hoá cũ và văn hoá mới, tạo dựng một nền văn hoá

văn học mới cho dân tộc Trên tinh thần đó, một mặt Nam Phong đã sưu tầm, khảo cứu văn học cổ của dân tộc điều này đã giúp Nam Phong thu về một

khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, góp phần làm sống dậy những sáng tác của

ông cha đã bị lớp bụi thời gian che phủ Mặt khác, Nam Phong cũng đã tích

cực dịch những tác phẩm nước ngoài với mục đích giới thiệu đến bạn đọc những thành tựu văn học của thế giới Đồng thời, sáng tạo ra những thể loại văn học mới trong đó có truyện ngắn Nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nhận xét:

“Nhiều thanh niên trí thức đã có thể căn cứ vào những bài trên Nam Phong

tạp chí để bồi bổ cho cái học còn khiếm khuyết của mình Thậm chí có người

đã lấy Nam Phong làm sách học mà cũng thâu thái được tạm đủ tư tưởng học

thuật Đông – Tây” Bởi ở đó có cả một lực lượng tri thức đông đảo, trong đó

có nhiều học giả uy tín đã giúp sức cho Nam Phong Họ cùng nhau trao đổi nhằm giúp cho Nam Phong trở thành một cơ quan truyền bá văn hóa, nâng

cao chất lượng quốc văn

Một trong những đóng góp quan trọng của Nam Phong tạp chí chúng ta

không thể không nói tới việc truyền bá chữ quốc ngữ Đặc biệt là việc mạnh dạn đề nghị đưa chữ quốc ngữ vào trong công văn giấy tờ và vào giảng dạy

Trang 30

trong trường học Phải nói rằng, Nam Phong tạp chí có công lớn trong việc xây dựng và hệ thống hóa kho từ vựng, người nổi bật nhất trong Nam Phong

tạp chí không ai khác chính là chủ bút Phạm Quỳnh, ông đã góp phần vào

việc truyền bá, cổ vũ và sử dụng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm để xây dựng một nên quốc văn cho đất nước

Có rất nhiều ý kiến khác nhau đánh giá về Nam Phong tạp chí Theo Dương Quảng Hàm thì Nam Phong góp phần to lớn trong tiến trình hiện đại

hóa văn học Việt Nam trên hai phương diện:

- Về đường văn tự, Nam Phong sát nhập vào tiếng Việt nhiều danh từ

triết học, khoa học mới, và luyện cho chữ quốc ngữ có thể diễn dịch được các

lý thuyết các ý tưởng về triết học, kho học mới

- Về đường học vấn, Nam Phong đã phổ thông những điều yếu lược của

học thuật Âu Tây, diễn giải nhiều đại cương trong các học thuyết cũ của Á Đông (Nho học, Phật học) và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa Việt Nam xưa (văn chương, phong tục, lễ nghi)

Tóm lại, mặc dù Nam Phong tạp chí tuy có hạn chế về mặt lịch sử,

nhưng những giá trị mà tạp chí này đem lại thì chúng ta không thể phủ nhận

Nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng từng nhận xét: “Đây là tờ báo gần như duy

nhất trong những năm chuyển tiếp giữa thập kỷ 20 và 30 của thế kỷ này, cung cấp cho bạn đọc Việt Nam những kiến thức về văn chương, triết học, lịch sử,địa lý…phương Đông và phương Tây, một cách hệ thống và liên tục Đồng thời, Nam Phong cũng là nơi để thử thách và rèn luyện ngòi bút viết văn xuôi quốc ngữ, văn xuôi nghệ thuật và cao hơn là văn xuôi lý luận trong bước chuyển mình của văn xuôi quốc ngữ chúng ta”

1.2.3 Truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí

Sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp không chỉ làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế văn hóa xã hội nước ta mà đời sống văn học cũng đang

Trang 31

chịu những tác động không nhỏ, ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học nước nhà Cùng với sự vận động của lịch sử, văn học kết thúc quá trình ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Đông, để tiếp cận với nền văn hóa Phương Tây

Chính sự biến đổi của lịch sử đã tác động không nhỏ đến việc ra đời của Tạp

chí Nam Phong và thể loại truyện ngắn

Đặc biệt, vào đầu thế kỷ XX văn học Việt Nam có sự chuyển biến mạnh

mẽ về mặt thể loại Trước đây thời kỳ trung đại đề cao văn, thơ, phú, lục khiến chúng trở thành những thể loại thơ văn chính thống Vì vậy thời kỳ này

thơ ca xuất hiện nhiều kiệt tác như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ

Ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm…Trong khi đó truyện ngắn chưa thực sự

khẳng định được chỗ đứng của nó, chủ yếu chỉ dừng lại ở những ghi chép tản mạn, u linh chích quái, song phần nhiều yếu tố thực không được tái hiện mà các nhà văn thường sử dụng những yếu tố thần kỳ, hoang đường, kỳ ảo để bênh vực cho những số phận bị xã hội phong kiến bất công đè bẹp, đồng thời gửi vào đó quy luật “ ác giả ác báo”, quy luật nhân - quả, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo Song trên con đường phát triển theo hướng hiện đại hóa thì văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn càng khẳng định được vị thế quan trọng của nó trong nền văn học nước nhà

Việc thành lập Nam Phong tạp chí là chủ trương của chính phủ liên bang

Đông Dương do toàn quyền Albert Saraut đề xướng ra đời từ ngày 1 tháng 7

năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản Trong suốt 17 năm tồn tại Nam

Phong tạp chí đã cho đăng tải 210 số báo, với tổng cộng có khoảng 1.364 bài

(chưa kể phần phụ trương), trong đó phần văn học chiếm 486 bài (chiếm tỉ lệ

35,6%), điều này chứng tỏ Nam Phong tạp chí có tính văn học cao

Nam Phong tạp chí ra đời nhằm thực hiện mục đích chính trị như: “Điều

hòa tân cựu”, “thổ nạp Á – Âu”, áp đặt tư tưởng “Pháp – Việt đề huề” nhằm giảm bớt sự căng thẳng sau hàng loạt những cuộc đấu tranh đòi cải cách của

nhân dân ta Song thực dân Pháp lại không ngờ đến việc Nam Phong tạp chí lại

có sự tác động mạnh mẽ đến đời sống văn chương nước nhà Nó trở thành nơi

Trang 32

đăng tải những sáng tác văn chương, đồng thời cổ vũ cho phong trào chữ quốc

ngữ phát triển Có thể nói “Đầu thế kỷ XX Nam Phong tạp chí không chỉ trở

thành trường học Quốc ngữ cho nhiều đối tượng trong xã hội mà quan trọng hơn đó là nơi rèn luyện cách viết văn, nơi đăng tải các sáng tác”[13 54] Hầu

hết các tác phẩm văn xuôi miền Bắc đều được đăng tải trong giai đoạn này, điều này đã góp phần thúc đẩy thể loại truyện ngắn phát triển nhanh chóng

Trong suốt 17 năm tồn tại, Tạp chí Nam Phong đã tập hợp được 64 tác

phẩm truyện ngắn của nhiều tác giả Đội ngũ tác giả ở đây có cả những nhà cầm bút chuyên nghiệp như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Lê Đức Nhượng…, thậm chí có cả những người cầm bút nghiệp dư như H.H.Đ, Nguyễn Văn Cơ…Họ có thể là những nhà Nho, trí thức Tây học, nhà văn, nhà báo… viết lên tác phẩm của mình nhằm phản ánh những điều mắt thấy tai nghe, những “típ” người có thực trong xã hội lúc bấy giờ Chính sự phức tạp trên là một trong những yếu tố làm cho thể loại truyện ngắn có một nội dung hiện thực vô cùng phong phú và đa dạng, bao quát được nhiều điểm nhìn của các tác giả

Đề tài phản ánh của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí không phải là

những truyện thần tiên kỳ quái, mang đậm tính chất hoang đường hàm chứa một giáo huấn nào đó mà là những đề tài phong phú của đời sống hàng ngày

Những năm đầu truyện ngắn trên Nam Phong chủ yếu xoay quanh chủ đề

chính là luân lý xã hội Một mặt các tác giả ra sức lên án các tệ nạn xã hội, sự suy đồi của đạo đức phong hóa vẽ nên một bức tranh khá hiện thực về đời sống từ chốn quan trường đến nơi làng xã, đâu đâu cũng đầy những truyện

“phi luân bại nghĩa” Mặt khác, họ ca ngợi những tấm gương đạo đức, những

mô hình lí tưởng theo con mắt nhà Nho như Câu chuyện gia tình, Câu

chuyện nhà sư, Chuyện cô Chiêu Nhì (Nguyễn Bá Học), Có mới nới cũ

(Đoàn Nhữ Nam), Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)…Ngoài ra, còn một

số truyện thể hiện nội dung lãng mạn ái tình, chuyện ký án mang hơi hướng

Trang 33

của phương Tây như truyện Ai giết người của Mân Châu Có thể nói, toàn bộ

xã hội đương thời tồn tại cùng với tệ nạn, những vận động nghịch chiều trước

sự tan vỡ của văn hóa truyền thống được phơi bày khá rõ trên những trang truyện ngắn

Về mặt hình thức truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí thường được trình

bày dưới dạng một nhân vật kể lại một quãng đời hay một biến cố nào đó của đời mình, để từ đó rút ra những bài học về luân lý đạo đức

Vào những năm sau truyện ngắn trên Nam Phong tuy không xuất hiện

đều đặn như những năm đầu nhưng lại có sự cách tân rõ rệt với sự góp mặt

của Lê Đức Nhượng với một số tác phẩm như: Bữa cỗ nợ miệng, Ông hội

hở, Từ hôn, Anh hủ lắm, Bức ảnh phóng đại…Bên cạnh Lê Đức Nhượng

còn có truyện ngắn Ông phó Xẹ của Nguyễn Khắc Cán Hầu hết các truyện

ngắn này đều xoay quanh đề tài về những hủ tục nơi làng quê, chuyện mua danh bán tước, hôn nhân và gia đình…Những chủ đề mà sau này trở thành phổ biến trong văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945

Tóm lại, truyện ngắn được giới thiệu trên Nam Phong tạp chí trong suốt

17 năm đã phản ánh được rõ nét các xung đột “mới” – “cũ” trên ba bình diện: xung đột trên bình diện đạo đức, xung đột các phương thức kinh tế và xung đột các tập tục xã hội mà cốt lõi của nó là sự xung đột giàu nghèo Tuy nhiên,

nhiều đoạn văn trong truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí còn nặng nề về lối

văn cũ như viết theo văn biền ngẫu, thiên về tả hành động nhân vật hơn là đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận ở đây là đề

tài của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí bước đầu đã mang yếu tố hiện

thực, lấy cốt lõi từ cuộc sống hiện thực, cuộc sống đương thời, không sách vở giáo điều như đề tài ở văn chương giai đoạn trước Do vậy truyện ngắn trên

Nam Phong tạp chí cũng đã ít nhiều mang tính chất thời sự và cũng từ đó mà

mang tính chất phê phán rõ rệt Đây được coi là những truyện ngắn hiện đại đầu tiên của nền văn học quốc ngữ Việt Nam

Trang 34

1.2.4 Những đóng góp của truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí

Vào những năm đầu thế kỷ XX, báo chí là nơi công khai giới thiệu những truyện ngắn đầu tiên của nền văn xuôi chữ quốc ngữ So với các báo

tạp chí công khai cả trong Nam, ngoài Bắc thì Nam Phong là tờ tạp chí đăng

nhiều truyện ngắn nhất Những sáng tác này cũng “già dặn hơn” về mặt nghệ thuật, phong phú hơn về mặt nội dung so với các truyện ngắn đăng trên các

báo, tạp chí cùng thời vì Nam Phong có một đội ngũ sáng tác đông đảo đa

dạng (cả tân học lẫn cựu học), tờ tạp chí này lại có một nền tảng lý luận khá mới mẻ ở thời điểm lúc đó

Tuy nhiên, đến những năm 20, truyện ngắn trên Nam Phong giảm dần uy

thế và ảnh hưởng của mình vì trên văn đàn xuất hiện nhiều truyện ngắn của những cây bút tài danh khác Các tác giả này, dù muốn hay không thì họ cũng

đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn mà sự tác động của nó đến đời sống văn học không phải là nhỏ Những cây bút tiêu biểu là Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Công Hoan

Chúng tôi đưa ra vấn đề này mục đích là để có được những nhận xét,

đánh giá khách quan về những hạn chế và đóng góp của truyện ngắn Nam

Phong cho văn học dân tộc trên cơ sở so sánh với truyện ngắn của các tác giả

cùng thời

Phan Bội Châu (1867-1940) là nhà chí sỹ viết văn, với ông, văn chương không phải là một nghề mà là một vũ khí để làm cách mạng Phan Bội Châu viết nhiều thể loại khác nhau từ thơ, phú, truyện ký, tiểu thuyết chương hồi,đến những truyện ngắn có xu hướng hiện đại Ông là tác giả có công nhất trong việc cách tân những thể loại văn học truyền thống, thổi vào đó luồng gió mới của đời sống thực tại không phải vô cớ mà PGS Vũ Ngọc Khánh trong

phần giới thiệu tập Truyện và ký của Phan Bội Châu do Chương Thâu tuyển

chọn đã khẳng định: “Nếu tôi được phép chép văn học sử về đầu thế kỷ XX, tôi vẫn muốn có khuynh hướng để Phan Bội Châu trong hàng đầu những

người viết truyện ngắn (như nhóm Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí

Trang 35

đến An Nam tạp chí) Ghi tên ông hàng đầu với tên hiệu hẳn hoi: Nhà chí sỹ

viết truyện ngắn”

Phan Bội Châu viết không nhiều truyện ngắn nhưng sáng tác khá nhiều truyện Thời gian đầu, ông viết một số truyện về những người yêu nước đã hi sinh trong phong trào chống Pháp Những truyện này gần với thể loại truyện hoặc truyện kí của văn học truyền thống nên hạn chế những tình tiết cụ thể, gây xúc động, thiếu vắng những đoạn miêu tả tâm trạng, cảm xúc nhân vật…

Về sau,với những truyện như: Chân tướng quân, Truyện ông Lý Hô, Chiếc

tai hồng… Phan Bội Châu đã đi từ “truyện” sang “truyện ngắn” Ở những

truyện ngắn này, đã có những thay đổi đáng kể cả về nội dung và hình thức nghệ thuật Trước hết là những thay đổi về tư tưởng chính trị, quan điểm làm người Sau là cách sắp xếp cốt truyện, đưa những đoạn tả cảnh, tả người, cả những tình tiết hư cấu vào nội dung, làm cho truyện trở nên hấp dẫn Tuy nhiên, do bị chi phối bởi truyền thống kể truyện kiểu liệt truyện và do không chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây nên truyện ngắn của Phan Bội Châu

vẫn có nhiều hạn chế về mặt nghệ thuật So với nhiều truyện ngắn của Nam

Phong thì các truyện ngắn của cụ Phan tiến bộ hơn về mặt nội dung tư tưởng

phản ánh bởi nhà chí sỹ yêu nước đã thẳng thắn chĩa mũi dùi đả kích vào bọn thực dân và tay sai, phản ánh cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân

dân, điều mà các tác giả Nam Phong (do sự chi phối của hoàn cảnh, vị trí xã

hội) đã không làm được Thế nhưng truyện ngắn của Phan Bội Châu lại lạc hậu hơn về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, cách sử dụng chi tiết, tạo tình huống, các nhân vật trong truyện của Phan Bội Châu chưa được quan niệm theo văn học hiện đại Nói chung thì truyện ngắn của Phan Bội Châu chỉ như chứng tích của sự nỗ lực cách tân bất thành

So với Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc có nhiều thành công hơn với thể loại truyện ngắn, bởi vì lúc đó tác giả này sống và sáng tác ở châu Âu, các

truyện ngắn viết vào những năm 20 của Nguyễn Ái Quốc như: Pari, Lời than

Trang 36

của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… là những tác phẩm đạt tới đỉnh cao, có nội dung và hình thức rất hiện

đại Trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả hoàn cảnh

bi đát của những người dân nghèo, nạn nhân của sự bất công và chiến tranh phi nghĩa dưới chế độ thực dân Đối lập với hoàn cảnh ấy là cuộc sống xa hoa, thừa thãi của bọn thực dân ăn bám Tác giả cũng kịch liệt phê phán bọn vua quan hèn hạ can tâm làm tay sai cho thực dân Pháp bóc lột đồng bào mình

Về mặt hình thức nghệ thuật, truyện ngắn trên Nam Phong có nhiều điểm

tiến bộ hơn truyện ngắn của Phan Bội Châu nhưng so với những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc thì còn non kém hơn nhiều Văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc những năm hai nươi đã được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật mới mẻ

và hiện đại Tác giả còn được ví như một “Ngọn bút phương Tây sắc sảo, rất

điêu luyện, rất Pháp” [14.42] Trong truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc, nghệ

thuất miêu tả, kể truyện, phân tích, hài hước, châm biếm… Được kết hợp với nhau nhuần nhuyễn, vừa lôgic, vừa bất ngờ, linh hoạt mà chặt chẽ Truyện có nhiều kiểu cấu tạo khác nhau, có khi là câu chuyện kể giản dị, một tình thế kịch, có khi là một giấc mơ, một câu chuyện hồi tưởng …Bút pháp sở trường của Nguyễn Ái Quốc là châm biếm nhưng không lộ liễu mà rất kín đáo, sâu sắc Lối tả cảnh và khắc hoạ nhân vật của tác giả cũng hết sức tài tình Chỉ bằng vài nét chấm phá mạnh và chắc là cả tâm tình của một loại người được dựng lên sâu tới tận bản chất Trong truyện của mình, Nguyễn Ái Quốc đã dày công chọn lọc và tạo nên những tình huống mang tính chất tương phản rất cao của người dân Việt Nam (hiên ngang, bất khuất bao nhiêu thì Khải Định (tiêu biểu cho bè lũ tay sai tham sống, sợ chết) bé nhỏ, hèn nhát, Phan Bội Châu kiên cường, ung dung bao nhiêu thì Varen trơ trẽn, lố bịch bấy nhiêu… Nguyễn Ái Quốc có lối vào truyện giản dị, tài tình Mỗi truyện của người khi khép lại vẫn tạo dư âm trong lòng người đọc với những cảm xúc thấm thía, suy tư sâu rộng

Trang 37

Nói đến tác giả truyện ngắn những năm hai mươi không thể không nói về Nguyễn Công Hoan – một cây bút hiện thực xuất sắc với thể loại truyện ngắn thời kỳ 30-45 Vào nhưng năm hai mươi tuy chưa đạt được đỉnh cao của nghệ thuật viết truyện ngắn nhưng Nguyễn Công Hoan đã thể hiện cho người đọc thấy những bước đi tiến đến với văn học nói chung và với thể loại truyện ngắn nói riêng Ông đã viết nhiều truyện ngắn lấy cảm hứng “ngay từ những

sự việc xảy ra hàng ngày ở trong nước” như: Oẳn tà roằn, Hai thằng khốn

nạn, nên mang giá trị hiện thực cao Cái mà Nguyễn Công Hoan hơn nhiều

cây bút viết truyện ngắn trên Nam Phong là ông đã mô tả bằng hình tượng

những con người và những tình huống trong xã hội chứ không nhìn cuộc sống đương thời dưới góc độ đạo đức truyền thống Với Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại đã hình thành Mỗi truyện của ông chỉ khai thác một tình huống, một mâu thuẫn nhưng đã biết đẩy mâu thuẫn lên cao với kết thúc đột ngột Câu văn Nguyễn Công Hoan gọn gàng, sáng sủa và linh hoạt Ngôn ngữ trong truyện của ông đã có sự phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả, đâu là ngôn ngữ nhân vật – điều mà nhiều

tác giả trên Nam Phong chưa làm được

Nói tới những đóng góp của truyện ngắn Nam Phong trước hết phải kể

đến công lao của những sáng tác này đối với sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam giai đoạn sau Cả hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực đã xuất hiện từ đầu trong mảng văn xuôi cận đại này và vẫn song song tồn tại như tiền thân của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực ngày càng phát triển mạnh mẽ Trong một chừng mực nào đấy ta có thể tìm thấy mối liên hệ về mặt đề tài giữa một vài truyện ngắn trên

Nam Phong với một vài truyện ngắn của Tự lực văn đoàn, lại có những truyện

khác là gợi ý xa dần cho Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng Những truyện ngắn “miêu tả chân thực” đời sống của Nguyễn Bá Học

như Câu chuyện gia tình, Có gan làm giàu, Một nhà bác học…, hay của

Trang 38

Phạm Duy Tốn với Sống chết mặc bay, Con người sở khanh, Nước đời lắm

nỗi… và một số truyện ngắn viết về nông thôn của Lê Đức Nhượng, Nguyễn

Khắc Cán như Ông phó Xẹ, Bữa cỗ nợ miệng… là những dấu hiệu đầu tiên

báo hiệu sự ra đời của hàng loạt những tác phẩm hiện thực xuất sắc giai đoạn sau của các tác giả Nam cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

Một đóng góp cũng rất quan trọng của truyện ngắn trên Nam Phong là góp

phần định hình và phát triển các thể loại của văn chương quốc ngữ Những thể loại mà trong văn học chính thống thời trung đại coi là bé nhỏ tiêu biểu là thể

loại “truyện ngắn” Mặc dù, có những hạn chế về chính trị nhưng Nam Phong

là môi trường văn hoá thu hút được nhiều cây bút sáng tác, là trung tâm lớn nhất của văn học quốc ngữ ở Bắc Kỳ Tờ tạp chí này đã giới thiệu nhiều truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ thời đó, trong đó có những tác phẩm được xem là

truyện ngắn hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam Ngay trước Nam Phong,

Đông Dương tạp chí cũng dành nhiều vị trí cho văn chương nhưng tờ tạp chí

này chủ yếu đăng tải những tác phẩm dịch hoặc thơ, phú cổ Đông Dương cũng

đã giới thiệu những tác phẩm tự sự đầu tiên của Phạm Duy Tốn như: Truyện

ngẫu, Hầu bóng, Đũa cả nắm khó bẻ…Tuy nhiên, chưa thể coi những mẩu

chuyện này là những truyện ngắn hiện đại mà mới chỉ dừng lại ở mức độ truyện kể Trong khi ấy, những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Bá Học, Phạm

Duy Tốn giới thiệu trên Nam Phong được giới phê bình đương thời và cả giai

đoạn sau coi là những truyện ngắn hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam

Cùng với hai tác giả này, những cây bút truyện ngắn khác của Nam Phong đã

góp phần đánh dấu một bước phát triển của một thể loại văn học mới viết bằng

chữ quốc ngữ trong văn học Việt Nam Có thể nói, chỉ đến Nam Phong và trên

Nam Phong các “truyện ngắn” viết bằng chữ quốc ngữ mới được định hình và

phát triển nở rộ như vậy

Tuy vậy, đóng góp lớn nhất của Nam Phong nói chung và truyện ngắn trên Nam Phong nói riêng vẫn là việc truyền bá chữ quốc ngữ và nâng cao

trình độ của ngôn ngữ văn học dân tộc Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng

Trang 39

tạp chí Nam Phong đã hạn chế sự phát triển của chữ quốc ngữ, quốc văn suốt

17 năm tồn tại và phát triển của mình Thực tế không phải như vậy! Mặc dù

Nam Phong được sáng lập với dụng ý chính trị, là “công cụ” phục vụ cho thực

dân Pháp nhưng chúng ta không thể phủ nhận công lao của tờ tạp chí này trong việc phổ biến và nâng cao trình độ của chữ quốc ngữ Nếu ngày nay chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi và trở thành ngôn ngữ chung cho cả nước thì chúng

ta không thể nào phủ nhận vai trò của tờ Nam Phong Nó đã góp phần rất đắc

lực vào việc làm cho văn chương Việt Nam cận đại trở nên vững chắc hơn

Điều này được chứng minh qua những bài viết của Phạm Quỳnh về Văn Quốc

ngữ, về Quốc học với Quốc văn …Nhiều sáng tác mới được Nam Phong giới

thiệu từ những “trường thiên tiểu thuyết” Quả dưa đỏ đến những “đoản thiên”

ngắn gọn, sắc sảo, những bài du ký, du hành, tản văn có phần thô phác, khuôn sáo nhưng đã góp phần đắc lực vào việc phát triển văn quốc ngữ ở Việt Nam

giai đoạn này Nếu như Đông dương tạp chí mới chỉ chú trọng giới thiệu những

tác phẩm văn chương truyền thống (bằng chữ Hán và chữ Nôm) hoặc các tác phẩm văn học dịch, những áng văn quốc ngữ mới ít được quan tâm, nếu có thì

cũng chỉ là một vài bài ở dạng truyện, thì Nam Phong (không kể tiểu thuyết,

ký, văn khảo cứu phê bình) với gần 60 truyện ngắn cũng đủ để đánh dấu bước phát triển mới của văn quốc ngữ Tuy trình độ chữ quốc ngữ trên truyện ngắn

Nam Phong vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều câu chữ, cách dùng từ trong truyện

ngày nay không thể sử dụng Nhưng so với truyện ngắn trên nhiều báo tạp chí cùng thời thì đã tiến bộ hơn nhiều Những đoạn đối thoại ngắn gọn, linh hoạt

trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, những câu từ dân dã, độc đáo trong Bữa cỗ nợ miệng của Lê Đức Nhượng… cho thấy sự phát triển của văn

quốc ngữ đã được Nam Phong chú trọng

Nói tóm lại, với những thế mạnh của mình, truyện ngắn viết bằng chữ

quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí là những viên gạch đầu tiên góp phần quan

trọng để xây dựng lên nền tảng vững chắc cho lâu đài truyện ngắn, tiểu thuyết

Trang 40

Việt Nam hiện đại Dĩ nhiên trên lịch trình của lịch sử văn học, đến một thời

điểm nhất định, Nam Phong sẽ bị lạc hậu, trở nên “già nua” cũ kĩ nhưng dù

sao mặc lòng, có thể nói tờ tạp chí này đã hoàn thành sứ mệnh của mình đổi với sự phát triển văn học

Tiểu kết chương 1

Có thể nói, sự xâm lược của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội của nước ta, đặc biệt là quá trình ảnh hưởng, tiếp xúc với văn hóa Đông – Tây Quá trình này không những làm thay đổi xã hội Việt Nam mà còn tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhiều

thể loại văn học mới, đặc biệt là thể loại truyện ngắn Truyện ngắn trên Nam

Phong tạp chí mang dấu ấn sâu sắc của nền văn học giao thời, khi cái cũ chưa

hoàn toàn mất đi và cái mới vẫn chưa hình thành đầy đủ các đặc trưng của nó Qua mỗi tác phẩm, người đọc không chỉ thấy được thực trạng rối ren của xã hội Việt Nam lúc đó, mà còn thấy được sự biến đổi sâu sắc trong ý thức của mỗi con người khi giao lưu với nền văn hóa phương Tây, cách sống Tây Đồng thời, thấy được những đóng góp to lớn của truyện ngắn trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX

Ngày đăng: 02/11/2014, 22:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh ( chủ biên) (1999). Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký
Tác giả: Tạ Duy Anh ( chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1999
2. Lê Tú Anh (2012), Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn giao thời, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 05 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn giao thời
Tác giả: Lê Tú Anh
Năm: 2012
3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 2001
4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 8, tập một, cơ bản, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 8
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 9, tập một, cơ bản, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 9
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 10, tập hai, cơ bản, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
8. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1990), Đại cương ngôn ngữ học và các sự kiện văn học, Tạp chí Ngôn ngữ số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học và các sự kiện văn học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Năm: 1990
9. Phan Bội Châu ( 1997), Cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc đời và sự nghiệp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Nguyễn Huệ Chi (2002), Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam Bộ trong bước buổi đầu, Tạp chí Văn học số 05, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam Bộ trong bước buổi đầu
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2002
12.Nguyễn Đình Chú, Báo chí và văn chương qua một trường hợp: Tạp chí Nam Phong, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 02 – 2005, trang 49 -55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và văn chương qua một trường hợp: Tạp chí Nam Phong
13. Phan Cự Đệ ( chủ biên năm 2006), Văn học Việt Nam(1900 – 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam(1900 – 1945)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Hà Minh Đức, Truyện và ký của Hồ Chủ Tịch tác phẩm lớn mở đường cho nền văn học mới của giai cấp vô sản, Tạp chí Văn học số 03 – 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện và ký của Hồ Chủ Tịch tác phẩm lớn mở đường cho nền văn học mới của giai cấp vô sản
15. Bằng Giang (1992), Văn học Quốc ngữ Nam Kì 1865 – 1930, Nxb trẻ, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Quốc ngữ Nam Kì 1865 – 1930
Tác giả: Bằng Giang
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 1992
16. Vũ Hương Giang (2013), Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934), luận văn thạc sĩ ngữ văn, trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934)
Tác giả: Vũ Hương Giang
Năm: 2013
17. Lê Thị Đức Hạnh ( 1979), Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
18. Cao Thị Hảo (2010), Giáo trình văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900 – 1932, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900 – 1932
Tác giả: Cao Thị Hảo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
19. Cao Thị Hảo (2012), Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn
Tác giả: Cao Thị Hảo
Năm: 2012
20. Cao Thị Hảo (2008), Vấn đề “tả thực” trong lí luận và sáng tác văn xuôi Quốc ngữ miền Bắc giai đoạn 1917 – 1932, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề “tả thực” trong lí luận và sáng tác văn xuôi Quốc ngữ miền Bắc giai đoạn 1917 – 1932
Tác giả: Cao Thị Hảo
Năm: 2008
21. Cao Thị Hảo – Vũ Hương Giang (2013), Hệ thống từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong tác phẩm du ký trên Nam Phong tạp chí, Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư, số 6 (26) tháng 11/2013 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong tác phẩm du ký trên Nam Phong tạp chí
Tác giả: Cao Thị Hảo – Vũ Hương Giang
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w