Xây dựng xã hội carbon thấp hướng đến năm 2030 ở Việt Nam []

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề tổng quan tình hình xây dựng và thực hiện mô hình xã hội carbon thấp trong và ngoài nước (Trang 41)

2.1.1.1.Khung chính sách xây dựng xã hội carbon thấp ở Việt Nam

Nhằm phát triển xã hội cacbon thấp ở Việt Nam, một khung (gói) chính sách được xây dựng dựa trên kết quả của mô hình hoá.

42 2.1.1.2. Các hành động hướng đến xã hội carbon thấp cho trong năm 2030 Khung chính sách trên sẽ bao gồm nhiều giải pháp, là tập hợp các hành động cần thiết trong quy hoạch phát triển của Việt Nam. Những hành động này sẽ phải được xem xét trong bối cảnh của các nước đang phát triển bắt buộc cần có sự quản trị, tài chính và chuyển giao công nghệ hiệu quả. Các hành động phải phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững, tuy nhiên không ảnh hưởng đến nhu cầu phát

HỘ GIA ĐÌNH VÀ LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

- Sử dụng các dịch vụ và thiết bị hiệu quả nhất (máy lạnh, bếp, đèn, tủ lạnh, bình đun và các thiết bị điện gia dụng khác)

- Đẩy mạnh tái sinh năng

lượng và hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch

- Có ý thức tiết kiệm năng lượng

LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Giao thông công cộng: + chuyển đổi hình thức vận chuyển cá nhân từ xe máy sang đi bộ, xe đạp, xe buýt + chuyển đổi vận chuyển hàng hoá từ xe lớn sang bằng tàu lửa, tàu thuyền, phà

- Loại bỏ và thay thế dần các xe cũ không đạt tiêu chuẩn, đẩy mạnh các loại xe sử dụng hiệu quả năng lượng

- Khuyến khích nhiên liệu

kinh tế/thân thiện môi trường như nhiên liệu sinh học

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ SỬ DỤNG

ĐẤT (AFOLU)

- Xây dựng các chính sách để phát triển năng lượng tái tạo từ quản lý chất thải gia súc (năng lượng sinh học từ CH4) - Áp dụng thoát nước giữa mùa, thay thế urê bằng amoni-sunphat trong quản lý lúa gạo

- Sử dụng phân bón hiệu quả cao vào quản lý đất

- Ứng dụng giá trị di truyền cao và thay thế thức ăn thô bằng các công nghệ tập trung trong quá trình lên men đường ruột trong gia súc. - Bảo vệ và quản lý bền vững

sinh khối rừng hiện tại, bảo tồn rừng phòng hộ và trồng cây phát triển nhanh để lấy gỗ

LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

- Sử dụng các dịch vụ và thiết bị hiệu quả nhất (nồi hơi, lò đốt, động cơ…) - Đẩy mạnh tái sinh năng

lượng và hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch

- Tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng các thiết bị năng lượng hiệu quả

LĨNH VỰC PHÁT SINH NĂNG LƯỢNG

- Cải thiện hiệu quả các nguồn phát sinh năng lượng

- Giảm thất thoát truyền tải - Thay đổi nhiên liệu

CẢI THIỆN

HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG GIẢM CƯỜNG ĐỘ KHÍ NHÀ KÍNH

43 triển của các nhóm trong xã hội. Thiết lập các hành động sẽ giúp đỡ trong việc đưa ra chính sách trong hiện tại và việc thực hiện một tầm nhìn xã hội carbon thấp Việt Nam. Những hành động chia vào hai nhóm là các lĩnh vực năng lượng và AFOLU. Từng hành động sẽ đưa ra các giải pháp đối phó riêng.

 Các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU): Quản lý chất thải gia súc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lên men đường ruột trong gia súc: giải pháp cho hành động này là ―giá trị di truyền cao‖ và ―thay thế thức ăn thô bằng công nghệ tập trung‖

Quản lý trồng lúa có tiềm năng giảm phát thải nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. ―Thoát nước giữa mùa‖ là giải pháp có khả năng làm giảm lượng phát thải nhà kính lớn nhất đồng thời tiết kiệm được lượng nước tưới. Hai giải pháp khác là ―Thay thế urê bằng amoni sunphat‖ bằng cách thêm sunphat vào đất sẽ làm tăng khả năng giảm phát thải, hạn chế phát sinh CH4 và giải pháp ―Kết hợp rơm rạ‖.

Quản lý đất đưa ra hai giải pháp là sử dụng phân bón hiệu quả cao và phân tan chậm. Việc sử dụng phân bón một cách hiệu quả giảm lượng phân bón dư thừa và cải thiện được hiệu quả sử dụng phân bón, giúp giảm phát thải khí nhà kính. Giải pháp phân bón tan chậm tốn kém hơn nên chỉ sử dụng trong trường hợp có chi phí cao.

Quản lý sử dụng đất và rừng có mức đóng góp lớn nhất trong việc giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực AFOLU với biện pháp chính là ―bảo vệ và quản lý hiệu quả các khu vực rừng hiện có‖, ―bảo tồn các vùng rừng phòng hộ‖ và ―trồng cây tăng trưởng nhanh để lấy gỗ‖.

 Các lĩnh vực về năng lượng (như hộ gia đình, lĩnh vực thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải)

Xây dựng xanh tập trung vào các biện pháp chuyển đổi nhiên liệu và sử dụng ―năng lượng tái tạo‖ trong hai lĩnh vực (dân dụng và thương mại) như năng lượng sinh khối trong nấu ăn, nhiệt lượng mặt trời, và máy nước nóng năng lượng mặt trời… Để đạt được điều này, Chính phủ Việt Nam nên triển khai chính sách liên quan đến (i) trợ cấp để giới thiệu hệ thống năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng gió, quang điện), (ii) cho vay lãi suất thấp

44 trong đầu tư xây dựng sử dụng năng lượng tái tạo, (iii) tiêu chuẩn hoạt động môi trường, đánh giá nhà ở và cao ốc.

Giao thông vận tải thuận tiện bao gồm việc chuyển đổi từ phương tiện vận chuyển cá nhân sang công cộng (như từ xe máy, xe hơi sang xe buýt, tàu lửa) bằng hệ thống quản lý giao thông và chuyển đổi nhiên liệu (từ xăng và dầu sang điện và dầu sinh học ). Chính sách khuyến khích hành động này có thể là các tiêu chuẩn và yêu cầu về môi trường cho các phương tiện; nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đồng thời khuyến khích các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường như sử dụng khí tự nhiên, hơi nước; đầu tư các phương tiện công cộng, có chính sách nghiêm ngặt để kiểm soát và giảm sử dụng xe máy.

Hành vi tiết kiệm năng lượng sẽ tập trung vào các dịch vụ về năng lượng như làm mát, sưởi ấm, đun nước, nấu nướng tại khu vực hộ gia đình và thương mại; sử dụng nhiệt, hơi và động cơ trong lĩnh vực công nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của sử dụng năng lượng hiệu quả trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, Việt Nam đã phát triển một chương trình quốc gia nâng cao việc sử dụng hiệu quả năng lượng ở cả hai mặt cung và cầu. Tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp được kì vọng sẽ làm giảm lượng phát thải khí nhà kính nhiều nhất.

Cải tiến hiệu quả năng lượng

Chuyển đổi nhiên liệu trong công nghiệp như từ than đá và dầu sang khí tự nhiên. Để thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu tác động của lĩnh vực công nghiệp, quan trọng là phải khuyến khích đầu tư trong chuyển đổi nhiên liệu cơ bản là quan trọng. Để đạt được điều này cần được tập trung về thuế, trợ cấp và các khoản vay lãi suất thấp.

Nhà máy điện thông minh: hành động này gồm 4 biện pháp là sử dụng nguồn năng lượng trong nước hiệu quả, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thất thoát đường truyền và phân phối, phát triển nhà máy điện hạt nhân.

45

Các hành động hướng đến xã hội carbon thấp cho trong năm 2030 Giảm phát thải khí nhà kính (MtCO2eq) KH Hành động

Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng

đất khác (AFOLU) 42

A1 Quản lý chất thải gia súc 3

A2 Lên men đường ruột trong chăn nuôi gia súc 3

A3 Quản lý trồng lúa 12

A4 Quản lý đất 3

F Quản lý sử dụng đất và rừng 21

Lĩnh vực năng lượng 180

E1 Xây dựng xanh 14

E2 Giao thông vận tải thuận tiện 15

E3 Hành vi tiết kiệm năng lượng 17

E4 Cải tiến hiệu quả năng lượng 79

E5 Chuyển đổi nhiên liệu trong công nghiệp 16

E6 Nhà máy điện thông minh 39

Tiềm năng giảm thải trong lĩnh vực AFOLU và năng lượng

2.6.3. Đà Nẵng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án “Mô hình hàm lượng cacbon thấp tại Đà Nẵng – Việt Nam” do APEC tài trợ[32][33]

Dự án chọn quận Ngũ Hành Sơn để thí điểm cho việc nghiên cứu, đánh giá hàm lượng carbon thấp trước khi triển khai ra diện rộng trên toàn thành phố.

32

Công Bính, bài báo ―Đà Nẵng nghiên cứu mô hình TP hàm lượng cacbon thấp‖ trên

http://dantri.com.vn/xa-hoi/da-nang-nghien-cuu-mo-hinh-tp-ham-luong-cacbon-thap-731188.htm

33 Đà Nẵng, 1 trong 20 thành phố có hàm lượng carbon thấp nhất thế giới trên

http://www.dsp.vn/default.aspx?id_NgonNgu=VN&id_ThucDon_Sub=81&TinChinh=0&id_TinTuc=2108&T rangThai=BanTin Tiềm năng giảm thải 42 MtCO2eq Tiềm năng giảm thải 180 MtCO2eq

46 Mục tiêu của dự án này là sử dụng công nghệ hàm lượng carbon thấp vào kế hoạch phát triển thành phố, nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng tự nhiên, quản lý việc tiêu thụ năng lượng tại các vùng đô thị của APEC. Ngân sách thực hiện nghiên cứu của dự án này do APEC tài trợ, dự kiến khoảng 600 ngàn đô la Mỹ (tương đương 12 tỷ đồng).

Quá trình triển khai dự án như sau:

- Tháng 6-2012, Đà Nẵng đệ trình 4 dự án tiêu biểu nhằm hạn chế thải khí carbon vào môi trường tự nhiên bao gồm: dự án sử dụng xe đạp điện, tàu điện ngầm, giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng mới, xây dựng hệ thống xe buýt nhanh.

- Tháng 8-2012, các cơ quan của APEC đã tiến hành kiểm tra khảo sát thực tế các đề án tại Đà Nẵng

- Tháng 9 – 2012, tại hội nghị kinh tế xanh, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết thành phố đã có những biện pháp nỗ lực giảm giải 12.000 tấn carbon vào môi trường thông qua các dự án sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Giai đoạn 2016-2020, Đà Nẵng đặt mục tiêu đảm bảo đạt được tất cả các

tiêu chí thành phố môi trường, như 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý; 70% chất thải rắn được tái chế; 25% lượng nước được tái sử dụng. Đà Nẵng phấn đấu hoàn thành xây dựng đề án ―Thành phố môi trường vào năm 2020‖.

Thí điểm “Áp dụng giải pháp giảm thiểu phát thải carbon và thân thiện môi trường trong trường tiểu học” ở Đà Nẵng34

Trong khuôn khổ Dự án trên, ngày 10/3/2012, Chi cục bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường TP Đà Nẵng) và Trường TH Quang Trung, quận Sơn Trà đã ký kết văn bản hợp tác thí điểm ―Áp dụng giải pháp giảm thiểu phát thải carbon và thân thiện môi trường trong trường tiểu học‖.

Mục tiêu của dự án là thực hiện thí điểm giảm phát khí nhà kính tại trường thông qua việc sử dụng tài nguyên hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, thân thiện khí hậu và bảo vệ môi trường; bước đầu xây dựng thói quen trong hành động ở mỗi học sinh hướng tới phát thải ít carbon.

Yêu cầu cụ thể được đặt ra là: Phải giảm 20% phát thải nhà kính của trường; 100% học sinh biết về mục đích, ý nghĩa trong việc nỗ lực hướng tới trường học ít

34

47 phát thải, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bảo vệ môi trường thông qua các hình thức truyền thông, giáo dục môi trường trong hoạt động ngoại khóa; huy động được các sáng kiến, giải pháp của học sinh trong trường học về năng lượng, môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, sử dụng tiết kiệm tài nguyên hướng đến ít phát thải khí nhà kính; áp dụng từ 2 đến 3 giải pháp giảm phát thải carbon trong trường học.

Thời gian thực hiện dự án là 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6/2012. Kinh phí do Viện công nghệ Châu Á hỗ trợ với 8.440 USD.

Trên cơ sở thực hiện thí điểm tại Trường TH Quang Trung , Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Giáo dục - Đào tạo sẽ đánh giá cụ thể kết quả đạt được, làm cơ sở nhân rộng ra các trường tiểu học khác trên địa bàn TP.

2.6.4. Thành phố Hồ Chí Minh – Kế hoạch phát triển thành phố phát thải carbon thấp[25]

2.6.4.1. Các chương trình giảm phát thải carbon tại TP.HCM

Xây dựng tuyến metro, Phát triển các phương tiện công cộng như xe buýt sử dụng CNG, Có trung tâm điều khiển giao thông.

Phát triển hệ thống năng lượng tự nhiên và sử dụng hiệu quả năng lượng như bình nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống năng lượng mặt trời, sử dụng đèn LED…

Có các dự án vệ sinh môi trường, giảm thất thoát nước, tăng cường mảng xanh thành phố.

Các chương trình tuyên truyền về môi trường như Ngày hội Tái chế, chương trình phân loại rác tại nguồn.

2.6.4.2. Dự án hợp tác của TPHCM và TP Osaka về hỗ trợ xây dựng thành phố phát thải ít carbon35

Tháng 7 năm 2011, Osaka và TP. HCM đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường, quản lý nước. Theo đó, dưới sự hỗ trợ của Bộ Môi trường, JICA… chính quyền địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu cùng phối hợp cử các đoàn kỹ thuật, hội thảo, trao đổi, khảo sát về khả năng chuyển giao công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

48 nghệ từ Nhật Bản, tiếp nhận nghiên cứu sinh trong các lĩnh vực chất thải rắn, cấp thoát nước và đường sắt đô thị.

Một trong những hoạt động hợp tác giữa hai thành phố là mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và giao thông theo định hướng hỗ trợ TP.HCM xây dựng thành phố carbon thấp. Theo đó, các hoạt động chính của Dự án bao gồm: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hai thành phố thông qua các cuộc đối thoại giữa các cấp lãnh đạo; xem xét và xây dựng chiến lược tổng thể phát triển thành phố phát thải carbon thấp của TP.HCM; nghiên cứu khả thi các dự án điển hình ứng dụng công nghệ phát thải carbon thấp tại TP.HCM.

Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều chương trình giảm phát thải carbon như: Sử dụng xe buýt chạy nhiên liệu sạch CNG, xe buýt nhanh BRT1; xây dựng tuyến Metro, Trung tâm điều khiển giao thông; sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống năng lượng mặt trời, sử dụng hầm biogas, sử dụng đèn LED; triển khai hiệu quả Dự án vệ sinh môi trường, giảm thất thoát nước; tăng cường mảng xanh thành phố; bước đầu tái chế chất thải…

49

KẾT LUẬN

Việc xây dựng một xã hội ít phát thải carbon có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh mà biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu và giảm khí thải carbon là điều mà tất cả các đô thị phát triển trên thế giới đang nỗ lực thực hiện.

Các nước phát triển trên thế giới đều không ngửng tìm kiếm và đẩy mạnh mô hình xã hội vừa phát triển kinh tế bền vững vừa không gây ảnh hưởng đến môi trường. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, dự án xây dựng xã hội carbon thấp đã được khởi động từ năm 2004 tại Nhật Bản, đến năm 2009 dự án này được mở rộng ra các nước Trung Quốc, Ấn Độ, sau đó là Indonesia,… và Việt Nam với mục đích đánh giá các lựa chọn chính sách để ổn định khí hậu toàn cầu. Một trong các quốc gia tại châu Á đi đầu trong việc xây dựng thành phố carbon thấp là Nhật Bản. Với chiến lược giảm phát thải bằng các biện pháp tự nguyện, chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi giảm 25% lượng khí thải nhà kính vào năm 2020 thông qua việc đưa ra chính sách thuế carbon để quyết tâm giảm phát thải carbon xuống mức thấp nhất tại các thành phố lớn.

Ở Việt Nam, để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu nói chung cũng như tiến tới xây dựng xã hội carbon thấp, nhiều chính sách – chiến lược liên quan đến vấn đề này đã được Chính phủ Việt Nam đưa ra như Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có nêu giải pháp ―tiến tới xây dựng xã hội ít

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề tổng quan tình hình xây dựng và thực hiện mô hình xã hội carbon thấp trong và ngoài nước (Trang 41)