Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện mô hình xã hội carbon

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề tổng quan tình hình xây dựng và thực hiện mô hình xã hội carbon thấp trong và ngoài nước (Trang 40 - 41)

thấp ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia cũng đang hứng chịu nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu. Nhận thức được nguy cơ này, Chính phủ Việt Nam đã có hàng loạt văn bản về ứng phó với BĐKH và định hướng xây dựng xã hội tiêu dùng bền vững, ít phát thải carbon.

a. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030

Ngày 05/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1216/QĐ- TTg về phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2020 ―Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính‖ đồng thời định hướng đến năm 2030 là ―hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước‖. Chiến lược đã vạch ra hàng loạt các giải pháp, trong đó có giải pháp liên quan đến xây dựng mô hình carbon thấp, cụ thể như:

- Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, carbon thấp, hài hoà, thân thiện với môi trường;

- Nhà nước thực thi chính sách trợ giá, khuyến khích người dân tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, các sản phẩm tái chế nhằm hỗ trợ ngành kinh tế môi trường phát triển.

b. Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh

Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh. Mục tiêu chung của Chiến lược là tiến tới nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

41 Các nhiệm vụ chiến lược đưa ra bao gồm:

Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

Xanh hóa sản xuất;

Xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững theo đó sẽ kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại.

Các giải pháp thực hiện bao gồm:

Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng phát triển mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, mô hình nhà ở xanh.

Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại;

Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải như Thay đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo, ít phát thải khí nhà kính; khuyến khích chuyển xe buýt, taxi sang sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa lỏng.

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp.

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên;

Xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh; Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề tổng quan tình hình xây dựng và thực hiện mô hình xã hội carbon thấp trong và ngoài nước (Trang 40 - 41)