1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmatôp

59 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 742,77 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM MỸ NHẬT ANH HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS. AITMATÔP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM MỸ NHẬT ANH HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS. AITMATÔP Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Phƣơng SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương - cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành cuốn tư liệu này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong nhà trường, trong khoa Ngữ Văn, trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Tây Bắc đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận. Đồng thời tôi gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên lớp K51 Đại học Sư phạm Ngữ Văn đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để khóa luận thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên: Phạm Mỹ Nhật Anh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Cấu trúc của khóa luận 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Vài nét về văn học Xô viết, tác giả và tác phẩm 7 1.1.1. Văn học Xô viết những năm 60 7 1.1.2. Tác giả Ts.Aitmatôp 8 1.1.3. Tác phẩm Người thầy đầu tiên 9 1.2. Một số vấn đề lí luận 11 1.2.1. Hình tượng văn học 11 1.2.2. Nhân vật văn học 11 1.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 14 Tiểu kết: 15 CHƢƠNG 2: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS.AITMATÔP 17 2.1. Một người thầy mẫu mực, có nhân cách 17 2.1.1. Tâm huyết với nghề nghiệp 17 2.1.2. Yêu thương, quan tâm học trò 20 2.1.3. Có niềm tin vào tương lai tươi sáng của học trò 22 2.2. Một con người giàu nghị lực 24 2.3. Một người có niềm tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng cách mạng 29 2.4. Một người sống có trách nhiệm 32 2.4.1. Trách nhiệm với bản làng Kurkurêu 32 2.4.2. Trách nhiệm với học trò 36 Tiểu kết: 38 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS. AITMATÔP 39 3.1. Qua miêu tả diện mạo 39 3.2. Qua miêu tả hành động 41 3.3. Qua miêu tả ngôn ngữ của nhân vật 44 3.4. Qua miêu tả không gian, thời gian nghệ thuật 47 3.4.1. Không gian nghệ thuật 47 3.4.2. Thời gian nghệ thuật 49 Tiểu kết: 51 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Những thay đổi to lớn về chính trị và kinh tế ở Liên Xô những năm 50 và 60 của thế kỉ XX đã tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của xã hội, trong đó có văn học. Văn học Xô viết thời kì này quan tâm tới vấn đề đạo đức, tinh thần của con người, đều cố gắng tìm hiểu và lí giải những quy luật phát triển của xã hội đương đại. Trong giai đoạn lịch sử mới, văn học Xô viết còn nỗ lực nghiên cứu các vấn đề lớn lao của xã hội như những quy định phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đời sống tinh thần của các thế hệ và các tầng lớp xã hội, quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cái chung và cái riêng… Nhà văn Ts. Aitmatôp với sáng tác của mình đã tỏ ra rất nhạy bén trong việc đáp ứng những đòi hỏi của thời đại, đất nước, dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu sáng tác của Aitmatôp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về văn học Xô viết những năm đầu thiết lập nhà nước Xô viết và xây dựng xã hội chủ nghĩa. 1.2. Ts. Aitmatôp là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Liên Xô trước đây và cũng là một tác giả có uy tín quốc tế lớn, từng lọt vào danh sách đề cử giải Nobel văn học. Mặc dù là nhà văn dân tộc thiểu số nhưng Ts. Aitmatôp cùng đông đảo đội ngũ nhà văn khác đã góp phần to lớn cho sự phát triển của văn học Xô viết. Những sáng tác của Ts. Aitmatôp không chỉ thấm nhuần sâu sắc tính đảng, tính nhân dân mà hơn nữa còn phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục, cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc. Những trang viết của ông đã vượt qua giới hạn về dân tộc để trở thành tiếng nói mang tính toàn nhân loại. 1.3. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Ts. Aitmatôp phải kể đến truyện vừa Người thầy đầu tiên thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc và qua đó khẳng định tài năng nghệ thuật độc đáo của Ts.Aitmatôp. Nhà văn đặc biệt thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Người thầy đầu tiên là câu chuyện về một người thầy chân chính - người đã quên mình vì sự nghiệp chung, vì tương lai của đất nước, vì tương lai của cả một thế hệ trẻ thơ đang bị nhốt trong chốn tối tăm tù ngục của những định kiến cổ hủ, lạc hậu. Người thầy đó chính là Đuysen một người lính phục viên Cômxômôn, sau cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã tình nguyện đến một vùng quê heo hút, hẻo lánh xứ đồi Trung Á để gieo lên những hạt mầm ánh sáng đầu tiên cho lớp trẻ - những đứa trẻ thất học trong tăm tối của kiếp người bán du 2 mục quanh năm chỉ biết quanh quẩn bên thôn bản của mình. Hình tượng thầy giáo Đuysen hiện lên là người anh hùng mang trong mình những tính cách tiêu biểu của người lính Xô viết yêu nước, dũng cảm, giàu nghị lực, không những thế còn là một người thầy tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương học trò, vì học trò. Người thầy đầu tiên mãi mãi là bản trường ca bất hủ về lòng tôn kính những người thầy tận tụy với sự nghiệp giáo dục con người. Hiện nay sáng tác của Ts. Aitmatôp vẫn được đưa vào chương trình ở trường THCS, tuy nhiên tài liệu về tác giả còn rất ít, việc tìm hiểu về Ts. Aitmatôp và những tác phẩm của ông chưa bao giờ là đủ. Từ thực tế đó tôi quyết định thực hiện đề tài: Hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts. Aitmatôp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc cung cấp cho độc giả yêu thích văn Aitmatôp có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm từ đó có thêm hiểu biết về văn học Xô viết - một nền văn học lớn từng có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Ts.Aitmatôp là anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa Liên Xô, là người có vị trí và vai trò quan trọng, là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Xô viết và cả Việt Nam. Tác phẩm Người thầy đầu tiên để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi hình tượng thầy Đuysen và tài năng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo của tác giả. Vì vậy có không ít những nhận định, đánh giá chung của độc giả và giới nghiên cứu phê bình quan tâm sâu sắc. Sau đây tôi xin điểm qua một số công trình đã nghiên cứu về tác phẩm Người thầy đầu tiên, thành công nghệ thuật của Aitmatôp: Bài viết Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng Ts.Aitmatôp của Lê Sơn lại làm nổi bật tài năng xây dựng hình tượng nhân vật của Aitmatôp “sức hấp dẫn kì lạ của các nhân vật Aitmatôp trước hết là ở sự cởi mở, chân chất, ở tâm hồn hết sức hào phóng và trong sáng… Họ là những con người có lương tâm và lòng tự trọng rất cao” [19, 11]. Đúng vậy, đọc những tác phẩm của Aitmatôp ta càng thấy ông rất chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật, nhân vật của Atmatôp rất gần gũi, lương thiện và cuốn hút để lại trong tiềm thức người đọc những dấu ấn khó phai mờ. Trong lời giới thiệu tập truyện Truyện núi đồi và thảo nguyên, Anđrây Turcốp có viết: Aitmatôp “đã viết về người nông dân Kirghizia (…) Nhà văn cũng giúp cho mọi người tiến hành công việc xây dựng hòa bình và bằng tiếng nói phẫn nộ của mình, làm nổ tung những tàn dư của quá khứ, của những thiên 3 kiến và những cảnh lộn xộn đôi khi còn đè nặng trên vai họ” (…) [1, 4]. Đồng thời cho thấy rằng “Về sáng tác của TS.Aitmatôp, người ta đã tranh luận nhiều ở cả quê hương ông, cả ở các nơi khác: không ai có thể bàng quan trước những sáng tác đó được. Tính hiện đại rõ ràng trong phong cách nghệ thuật của ông, sự mạnh dạn thoát ra khỏi khuôn khổ của những đề tài và thủ pháp từ trước đến nay vẫn được văn hóa ưu chuộng ở một mức độ nhất định đã làm gương cho một loạt các nhà văn Kirghizia, đặc biệt là lớp các nhà văn trẻ” [1, 6]. Trong Đặc sắc tư duy nghệ thuật Tringhiđơ Aitmatôp, Đỗ Xuân Hà có viết: “Đối với Aitmatôp thì đó là nhân dân. Ngay từ “Truyện núi đồi và thảo nguyên” chúng ta có thể thấy rõ rằng phương pháp sáng tác của Aitmatôp là nhằm vào nhân dân - không chỉ vào những vấn đề của đời sống mà còn vào cách tư duy của nhân dân và lối nói của nhân dân, nếp nghĩ của nhân dân và “giọng nói” của nhân dân” [8, 41]. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra rằng Aitmatôp đã “tập trung nhiều công sức nhằm thể hiện thế giới tinh thần phức tạp của con người hiện đại và mối quan hệ của nó với môi trường xung quanh” [8, 39] và “nhân vật tích cực của Aitmatôp bao giờ cũng cảm thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa mình với thời đại, với nhân dân vì nếu ở bên ngoài những cái đó thì anh ta không thể hình dung được bản thân mình, số phận mình, ở anh ta có “tính di truyền” và trong quá trình phát triển anh ta tiến lại gần bản thân mình, đồng thời tiến lại gần mọi người, gần tương lai” [8, 40]. Bài viết này đã soi sáng bút pháp của Aitmatôp, gợi mở thêm cho việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn. Cuốn Văn học Xô Viết (tập II) của hai tác giả Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà có những lời đánh giá khá chi tiết: “Về mỗi đề tài lớn của văn học Xô Viết hiện đại, ông đều có tác phẩm xuất sắc: về nông thôn, về chiến tranh, về giai cấp công nhân, về thiên nhiên… nhưng trung tâm chú ý của ông trong tất cả các tác phẩm là những vấn đề lớn lao của thế giới hiện đại. Ông soi sáng con người bằng phương pháp “tâm lí đa diện” nhằm tìm hiểu nội dung, bản chất và những hướng phát triển của cả thời đại (…) cuộc đấu tranh giữa đạo đức mới và đạo đức lỗi thời trong lĩnh vực tình yêu (Giamilia), quan hệ giữa cái chung và riêng, vấn đề trung thành với sự nghiệp cách mạng (Người thầy đầu tiên)” [7, 171]… Đồng thời công trình này còn đề cập đến đặc điểm nghệ thuật phân tích tâm lí của Aitmatôp: “Sự phân tích không nằm bên ngoài tuyến phát triển hành động chính của tác phẩm mà được “đưa vào” bên trong hành động, hành vi các nhân vật; nó tích cực tham gia vào sự vận động của cốt truyện, vào việc tạo lên dung 4 lượng, quy mô, tính đa diện của hình tượng các nhân vật với sự phân hóa nội tại đáng kể của nó” [7, 172]. Ở tài liệu, một lần nữa khẳng định rõ nét sự ảnh hưởng của Aitmatôp với nền văn học Xô viết đồng thời làm sáng tỏ thành công trong nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của Aitmatôp. Cuốn Cỗ xe tam mã Nga đem đến cho người đọc những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của Aitmatôp về chính trị và đặc biệt là sáng tác văn học bằng những nhận định, đánh giá khách quan “Các tác phẩm của Aitmatôp có một sức hấp dẫn đặc biệt” [22, 262]. Tài liệu này cũng đã chỉ ra một vài đặc điểm tính cách, con người nhân vật Đuysen nhưng còn ít, chưa cụ thể, chưa đi sâu tìm hiểu nhân vật Đuysen. Trong cuốn Phân tích bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài (ở trường phổ thông cơ sở) Lê Nguyên Cẩn có viết: Aitmatôp “miêu tả cuộc sống của những con người miền núi Kirghizia với muôn mặt đời thường của họ. Nổi bật lên hàng đầu là cuộc đấu tranh giữa cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa những tập tục cổ xưa và những mầm mống văn minh hiện đại” [3, 388]. Hoặc trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường tác giả cũng đã giới thiệu sơ lược về Ts. Aitmatôp và chỉ ra “Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Aitmatôp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kưrgưxtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời kì chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu” [24, 11] và tác giả cuốn sách cũng đã đề cập đến tác phẩm Người thầy đầu tiên “Trong Người thầy đầu tiên cũng manh nha nét chủ yếu của những cuốn tiểu thuyết sau này của Aitmatôp: đó là hoạt động của ký ức, sự kết hợp giữa hiện thực và truyền thuyết - những yếu tố tạo nên đặc điểm thi pháp của ông” [24, 323] tác giả có nhắc đến hình tượng thầy Đuysen chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Trong luận văn thạc sĩ Những biện pháp thích hợp trong dạy học văn nước ngoài ở trung học cơ sở miền núi của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương khái quát vị trí của Ts. Aitmatôp trong văn học Nga và ở Việt Nam. Aitmatôp là nhà văn “không hề tự lặp lại mình, ông luôn luôn tìm kiếm những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật mới nhằm nâng cao dung lượng tác phẩm phản ánh sâu sắc toàn diện hơn nữa những mâu thuẫn phức tạp của cuộc sống đạt tới mức suy tưởng và khái quát cao” [16, 25]. Tác giả cũng nói đến hình tượng thầy Đuysen “không chỉ mang lại chữ viết cho bọn trẻ mà còn mở ra biết bao điều kì diệu về 5 cuộc sống, xã hội xung quanh” [16, 36]. Tác giả đánh giá “Người thầy đầu tiên là một tác phẩm xuất sắc trong sáng tác của Ts. Aitmatôp… Tác phẩm còn mang tính giáo dục sâu sắc đối với mọi thế hệ học trò, cần phải luôn kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo” [16, 37]. Tóm lại, những công trình nghiên cứu tôi vừa kể trên ít nhiều đề cập đến tác giả Aitmatôp, đến hình tượng nhân vật Đuysen trên nhiều phương diện mang tính chất khái quát nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về hình tượng thầy Đuysen cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo của tác giả Aitmatôp. Trên cơ sở kế thừa thành công những nghiên cứu của các tác giả trên tôi mạnh dạn quyết định thực hiện khóa luận: Hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp. Qua việc thực hiện khóa luận này tôi hi vọng rằng có thể cung cấp thêm một số tư liệu về tác giả, tác phẩm giúp cho việc dạy học Ts. Aitmatôp được hiệu quả hơn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung tìm hiểu hình tượng và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp dựa theo bản dịch tiếng Việt của các tác giả: Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo, Bồ Xuân Tiến trong tập truyện Truyện núi đồi và thảo nguyên (1984), NXB Cầu vồng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận có nhiệm vụ làm sáng rõ hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp trên hai phương diện lớn sau: những nét đặc sắc của hình tượng nhân vật Đuysen và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật này của Aitmatôp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại Đây là phương pháp quan trọng dựa vào những khảo sát, những thống kê cụ thể nhằm chứng minh cho những nhận định, những đánh giá về nghệ thuật cũng như nội dung của tác phẩm. Phương pháp thống kê giúp cho người nghiên cứu có định hướng chính xác và tập trung vào những vấn đề cần nghiên cứu. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp. [...]... và trân trọng “những đứa con tinh thần” của Ts .Aitmatôp 7 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung Chương II: Những nét đặc sắc của hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts .Aitmatôp Chương III: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts .Aitmatôp 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG... nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật giúp chúng ta có cơ sở tìm hiểu hình tượng thầy Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Aitmatôp 16 CHƢƠNG 2: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS.AITMATÔP Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” [13, 1]… Đúng như vậy, Người thầy đầu tiên là tác phẩm minh chứng rất... vậy sự thể hiện của nhân vật phải xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật, đồng thời phù hợp với kiểu loại nhân vật Phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện không thể giống nhau Yêu cầu thể hiện của nhân vật “mặt nạ”, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng cũng mối lúc một khác Ngôn ngữ nhân vật cũng rất quan... như: so sánh đặc điểm hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ts .Aitmatôp với nhân vật trong tác phẩm hoặc với những nhân vật trong những tác phẩm khác để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong cách xây dựng nhân vật của tác giả 6 Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và qua khảo sát, đánh giá của bản thân, khóa... phá và phân tích hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Aitmatôp một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất trên tất cả mọi phương diện Đồng thời khóa luận khẳng định thành công nghệ thuật của Ts .Aitmatôp trong việc xây dựng hình tượng nhân vật với tất cả những gì chân thực nhất Từ đó bước đầu khám phá những nét độc đáo trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn Qua đây... Để chiếm lĩnh các nhân vật văn học đa dạng cần tìm hiểu các phương tiện loại hình của chúng Nhìn từ nhiều 13 góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau Dựa vào ý thức hệ ta có nhân vật chính diện, nhân vật phản diện Dựa vào kiểu cấu trúc có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Như vậy, nhân vật văn học là hình thức khái quát... qua hình tượng nhân vật nhà văn phản ánh hiện thực sinh động, cụ thể nhất Không những thế hình tượng nhân vật còn chứa đựng tư tưởng, tình cảm của người viết đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn 1.2.2 Nhân vật văn học Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhân vật văn học là “con người được miêu tả trong. .. đỏ… Người thầy đầu tiên là truyện ngắn làm lên tên tuổi của ông Tác phẩm mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thiết thực Hình tượng thầy Đuysen hiện lên với những phẩm chất đáng kính, sống có trách nhiệm và là một người đoàn viên giàu lí tưởng cách mạng Nổi bật lên trong tác phẩm là đạo lý về tình thầy trò Bằng việc nắm bắt những vấn đề lí luận về nhân vật, hình tượng nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng. .. giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác Cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính chất bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng Các nhân vật thành... tượng của mình Nam Cao đã mang đến cho người đọc những cảm nhận đa chiều về nhân vật Chí Hình tượng nhân vật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở, băn khoăn Hình tượng nhân vật . Đối tượng nghiên cứu Hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts. Aitmatôp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung tìm hiểu hình tượng và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Đuysen. hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ts. Aitmatôp trên hai phương diện lớn sau: những nét đặc sắc của hình tượng nhân vật Đuysen và nghệ thuật xây dựng hình tượng. hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts. Aitmatôp Chương III: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts. Aitmatôp 7 Chƣơng 1: NHỮNG

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aitmatôp Ts (1984), Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên, NXB Cầu vồng, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên
Tác giả: Aitmatôp Ts
Nhà XB: NXB Cầu vồng
Năm: 1984
2. Vũ Quý Biền, Đỗ Thúy Hà, Cao Thụy (dịch giả) (1978), Hình tượng Lênin trên màn ảnh Xô viết, NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng Lênin trên màn ảnh Xô viế
Tác giả: Vũ Quý Biền, Đỗ Thúy Hà, Cao Thụy (dịch giả)
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1978
3. Lê Nguyên Cẩn (2001), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài ở trường phổ thông cơ sở, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài ở trường phổ thông cơ sở
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
4. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (2009), Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
5. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lí luận văn học (tập 2), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức, Lê Bá Hán
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
6. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) (2010), Thiết kế bài giảng ngữ văn 8 (tập 1), NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng ngữ văn 8
Tác giả: Nguyễn Văn Đường (chủ biên)
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2010
7. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà (1988), Văn học Xô viết (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Xô viết
Tác giả: Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1988
8. Đỗ Xuân Hà (1987), “Đặc sắc tư duy nghệ thuật của Tringhiđơ Aitmatôp”, Tạp chí văn học (số 2), Tr 39 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc tư duy nghệ thuật của Tringhiđơ Aitmatôp”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Đỗ Xuân Hà
Năm: 1987
9. Trần Thị Hà (2011), Hình tượng người phụ nữ trong tập truyện Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên của Ts. Aitmatôp, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc, Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng người phụ nữ trong tập truyện Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên của Ts. Aitmatôp
Tác giả: Trần Thị Hà
Năm: 2011
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
11. Nguyễn Thị Hoa (2004), Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn A. Sêkhôp, Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn A. Sêkhôp
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2004
12. Hà Thị Hòa (biên soạn và tuyển chọn), Văn học Nga trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga trong nhà trường
Nhà XB: NXB Giáo dục
14. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
15. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2005), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học 12
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
16. Nguyễn Thị Lan Phương (2005), Những biện pháp thích hợp trong dạy học văn học nước ngoài ở THCS miền núi, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp thích hợp trong dạy học văn học nước ngoài ở THCS miền núi
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Phương
Năm: 2005
17. Đỗ Hải Phong (chủ biên) (2012), Giáo trình văn học Nga, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hải Phong (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
18. Nguyễn Thị Quyên (2003), Sức sống nhân dân Nga qua hình tượng Natasa Rôxtôva trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sống nhân dân Nga qua hình tượng Natasa Rôxtôva trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi
Tác giả: Nguyễn Thị Quyên
Năm: 2003
19. Lê Sơn (1982), “Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng Ts. Aitmatôp”, Tạp chí văn học (số 5), Tr 18 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng Ts. Aitmatôp”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Lê Sơn
Năm: 1982
20. Trần Đình Sử (1987), Văn học Xô viết đương đại, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Xô viết đương đại
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
21. Nguyễn Hương Sen, Nhà văn dịch giả Thúy Toàn: “Những trang sách của Aitmatov mãi còn lấp lánh”, http://www.Người bạn đường.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trang sách của Aitmatov mãi còn lấp lánh

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG - hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmatôp
HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w