7. Cấu trúc của khóa luận
2.4.2. Trách nhiệm với học trò
Đuysen không chỉ là một người sống có trách nhiệm với dân làng Kurkurêu, với chính quyền Xô viết mà còn có trách nhiệm với học trò của mình. Người được đánh giá là người có trách nhiệm phải là người làm tốt công việc được giao vì quyền lợi chung, vì tập thể lớn hơn cả quyền lợi của bản thân cá nhân. Ở thầy Đuysen tinh thần trách nhiệm với học trò được thể hiện trên nhiều khía cạnh suy nghĩ, lời nói, hành động.
Trước khi Đuysen đến, thôn Kurkurêu là một vùng đất lạc hậu, tư tưởng phong kiến vẫn còn thống trị trong nhân dân, phụ nữ và trẻ em bị rẻ rúng, không được đi học. Đuysen nhìn ra hiện thực đen tối đó và với vai trò là một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, Đuysen đã tình nguyện đến Kurkurêu để gieo lên hạt mầm ánh sáng đầu tiên cho lớp trẻ - những đứa trẻ thất học. Mặc dù công việc mở trường hết sức khó khăn vì vấp phải sự hoài nghi của dân làng, sự chống đối thù địch của những kẻ tự coi mình là chủ nhưng bằng lòng nhiệt tình cách mạng, sự quyết tâm của người chiến sĩ và đặc biệt Đuysen còn là người thầy tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương, quan tâm học trò, sống có trách nhiệm với học trò. Thầy đã mở được lớp học đầu tiên trên mảnh đất chưa có chữ viết này.
Với học trò trước hết Đuysen là thầy giáo gương mẫu trong cách nghĩ, nói năng, ứng xử sinh hoạt hàng ngày… trong mắt học trò thầy là người tuyệt vời nhất. Thầy như là cha, là anh, người thân của bọn trẻ. Mở được lớp học là điều không dễ dàng, để các em đến trường học tập đầy đủ càng khó khăn hơn nhưng vì thầy Đuysen là người có trách nhiệm với học trò nên thầy cần mẫn, nhẫn nại, kiên trì đến từng nhà đón các em đi học: “Từ hôm đó sáng nào thầy Đuysen
cũng đến từng nhà để gọi chúng tôi” [1, 230]. Tình yêu thương, sự cảm thương,
lòng nhiệt huyết tạo nên người thầy có trách nhiệm thật cao cả, vĩ đại.
Thầy không chỉ dạy các em biết chữ mà còn dạy các em cách làm người, thầy mở ra cho các em biết bao điều kì diệu về cuộc sống và xã hội xung quanh. Thầy là người rất có trách nhiệm với tương lai của các em. Bác Hồ đã từng dạy:
“Thầy giáo và học sinh phải thật thà. Sống thật, nói thật, làm thật, để cống hiến
thật sự, để lời nói đi đôi với việc làm, có ích cho tổ quốc, cho nhân dân và cho
xã hội, cho chính bản thân mình” [13, 1].
Thầy Đuysen luôn giữ đúng lời hứa và có trách nhiệm với lời hứa “Thầy
thầy không biết thầy hứa sẽ làm cho học sinh và thầy đã làm được. Có lần thầy phải lên huyện gia nhập Đảng thầy hứa “ba ngày nữa thầy sẽ về” và quả thật thầy trở về đúng như lời hẹn vì “trót hứa” với các em. “Mai phải bắt đầu học rồi”, thầy phải về ngay, trên đường đi không chỉ phải đấu tranh với cái lạnh buốt thấu xương của thiên nhiên mà còn đáng sợ hơn thầy suýt mất mạng vì bị đàn chó sói đói mồi tấn công. Thầy coi lời hứa như là bổn phận, là nhiệm vụ của mình bất chấp cả tính mạng để không bị thất hứa với học sinh, thầy không muốn học sinh buồn, thất vọng, mất niềm tin ở mình. Thật đáng trân trọng biết bao người thầy như thế.
Trách nhiệm với học trò còn thể hiện ở cả mong ước “ước gì thầy được gửi
em ra thành phố lớn. Em sẽ còn khá hơn biết chừng nào!” [1, 235] và thầy cũng
đã thực hiện rất thành công, Antưnai và một số em khác được đưa lên tỉnh học. Thầy có trách nhiệm đưa các em thoát khỏi cuộc sống u mê, lạc hậu nơi làng quê nghèo nàn.
Hơn thế, thầy Đuysen còn dám chịu trách nhiệm về số phận của học trò mà cụ thể là với Antưnai. Khi Antưnai bị bà thím độc ác, tàn nhẫn ép gả làm vợ lẽ tên địa chủ vì tiền thì thầy Đuysen đã cố gắng hết sức bảo vệ học trò bé nhỏ của mình. Thầy nói: “Thầy sẽ chịu trách nhiệm về em. Em cứ tạm ở nhà bác
Kartanbai với thầy. Và lúc nào cũng phải đi theo thầy” [1, 248]. Thầy an ủi,
động viên Antưnai đừng sợ mà hãy nghị lực để vươn lên nhưng đó chỉ là xua đi những lo âu, sợ hãi cho cô học trò nhỏ chứ bản thân Đuysen không có quyền hành gì trong làng thì khó mà làm được điều đó, đến tính mạng của bản thân thầy cũng khó mà giữ được. Khi Antưnai bị bắt đi, thầy Đuysen cố chạy theo “bị
đánh gãy tay gần chết”, “máu me bê bết”, thầy vẫn cầm một hòn đá lớn đuổi
theo hòng giằng em lại nhưng không được, một mình thầy không thể chống lại cả đám người hung hãn đó, thầy không bảo vệ được Antưnai, điều đó làm thầy buồn, ân hận “Antưnai ơi, thầy không bảo vệ được em, em tha thứ cho thầy nhé” [1, 257]. Sau đó với cánh tay bị thương treo trước ngực thầy tìm đủ mọi cách để cứu Antưnai. Thầy đã nhờ đến sự can thiệp của chính quyền Xô viết, cuối cùng Antưnai cũng được cứu sống từ nơi của ác quỷ.
Giấc mơ của Antưnai đã dần được thực hiện khi thầy Đuysen gửi cô lên tỉnh học, một cuộc sống mới được mở ra. Thầy Đuysen đã tạo dựng niềm tin làm cho Antưnai có tư thế đứng thẳng, tư thế ngẩng cao đầu. Sau này khi Antưnai đã lớn, cô nhận thấy mình có tình cảm đặc biệt với thầy và đã viết thư bày tỏ tình
cảm ấy thú nhận đã yêu Đuysen và chờ đợi phản hồi. Nhưng Đuysen không trả lời. Trong sâu thẳm suy nghĩ của thầy Đuysen thì Antưnai mãi mãi là cô học trò bé bỏng mà thầy yêu mến.
Như vậy, Đuysen không chỉ giành cho học trò tình yêu thương, quan tâm mà Đuysen còn là người thầy có trách nhiệm với học trò của mình. Vì học trò Đuysen có thể làm tất cả thậm chí là hi sinh cả tính mạng những mong đem lại cuộc sống mới đầy hi vọng để các em thắp sáng lên ước mơ của cuộc đời, đến với tri thức để trở thành một con người chân chính. Thầy là một tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm.
Tiểu kết:
Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp là câu chuyện rất cảm động về tình
nghĩa thầy trò. Đọc Người thầy đầu tiên có lẽ trong lòng người đọc sẽ khắc sâu về lòng biết ơn vô hạn đối với thầy giáo Đuysen – người đã hi sinh tất cả để vun trồng ước mơ, hi vọng cho những thế hệ tương lai. Aitmatôp đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn khi đã “chỉ ra cho con người một cách sống, một lối sống
mà với nó người ta có thể tìm thấy sự tự do trong tâm hồn, sự giàu có và vẻ đẹp”
[18, 27]. Đặc biệt hơn nhà văn đã chỉ ra con đường đến với hạnh phúc, với tri thức thông qua xây dựng hình tượng thầy Đuysen mang vẻ đẹp của một người thầy có nhân cách, một con người giàu nghị lực, một người có niềm tin tuyệt đối vào lí tưởng cách mạng và sống có trách nhiệm với mọi người. Những vẻ đẹp đó như một bản nhạc trong trẻo vút lên giữa những âm thanh hỗn tạp, xô bồ của cuộc sống hiện thực.
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS. AITMATÔP
Nhân vật văn học là: “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học [14, 277] cho nên các phương thức, phương tiện để
thể hiện nhân vật hết sức đa dạng, mỗi nhà văn lại sử dụng các phương tiện xây dựng theo lối đi riêng của mình. Ở đây, trong tác phẩm Người thầy đầu tiên
những phẩm chất cao đẹp của hình tượng nhân vật Đuysen được Aitmatôp thể hiện rất thành công nhờ nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình. Nhân vật được khắc họa qua diện mạo, hành động, ngôn ngữ. Bên cạnh đó, nhân vật được đặt trong những không gian, thời gian nhất định.