Qua miêu tả ngôn ngữ của nhân vật

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmatôp (Trang 49 - 52)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3. Qua miêu tả ngôn ngữ của nhân vật

Các tác phẩm của Ts. Aitmatôp luôn đề cập đến những vấn đề thời đại, gây chú ý trong văn học. Một trong những nội dung làm nên sự nổi tiếng của nhà văn và thi pháp văn xuôi trong sáng tác của ông chính là tài năng sử dụng ngôn ngữ độc đáo. Người thầy đầu tiên đánh dấu thành công của Aitmatôp trên con đường viết văn của mình, báo hiệu sự xuất hiện của một tài năng trên văn đàn Xô viết. Thành công của tác phẩm không chỉ ở nội dung sâu sắc, ý nghĩa mà còn qua miêu tả diện mạo, hành động còn thể hiện được dấu ấn ngôn ngữ - cái tạo nên phong cách nghệ thuật của ngòi bút văn xuôi Aitmatôp. Ngôn ngữ trong

Người thầy đầu tiên thật giản dị mà tinh tế, dễ hiểu mà gợi cảm qua ngôn ngữ

nhân vật, ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ miêu tả. Aitmatôp thực sự chinh phục được bạn đọc từ những trang viết đầu tiên của mình.

Câu chuyện về Đuysen - người thầy đầu tiên và số phận của cô bé Antưnai có tuổi thơ đau thương là câu chuyện dài về con người, về thế sự, về cuộc sống ở vùng nông thôn miền núi vào những ngày đầu cách mạng. Nó được kể ra qua hệ thống nhân vật: lời của người họa sĩ mở đầu, lời Antưnai đóng vai trò chủ đạo. Nhân vật Đuysen tuy là nhân vật chính nhưng xuất hiện chủ yếu qua hành động, việc làm cụ thể. Ngôn ngữ của Đuysen thuộc loại kiệm lời, từ ngữ giản dị, đơn nghĩa, cách nói không khoa trương, hùng biện, mà rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.

Ngôn ngữ của các nhân vật trong sáng tác của Aitmatôp “thường ít được diễn trực tiếp như những lời biện luận siêu hình nhưng mỗi lời nói của họ bao

giờ cũng thấu tình đạt lí và thể hiện rất rõ cá tính của họ” [20, 88]. Qua ngôn

ngữ bộc lộ tính cách, quan điểm sống của nhân vật.

Trong những cuộc nói chuyện với những người trong làng, người lớn tuổi ngôn ngữ của Đuysen ngắn gọn, giản dị mà dễ hiểu. Cách xưng hô lễ phép, gần gũi, thân thiết: “cháu - cụ”, “tôi - bà con”, lời nói dứt khoát có tính thuyết phục

mạnh khi Đuysen giảng giải cho bà con hiểu việc mình làm “Cháu không phải là pháp sư cụ ạ, cháu là thanh niên Cômxômôn… Mà bây giờ không phải pháp

sư dạy trẻ con đâu, mà là các thầy giáo… Đấy cụ xem cháu là thứ pháp sư gì?

[1, 221]. Lời lẽ cũng thật ân tình, tha thiết: “Như vậy là đoàn Cômxômôn cử tôi về đây dạy con em các bà con. Nhưng muốn dạy thì phải có chỗ mà dạy. Tôi định làm nhà trường, cố nhiên là với sự giúp đỡ của bà con ở chỗ chuồng ngựa

cũ trên đồi kia. Bà con nghĩ sao?” [1, 221]. Nhưng vì còn lạc hậu nên dân làng

chưa thể hiểu mục đích Đuysen làm, họ cho đó là việc không đâu, họ nói với Đuysen “nếu phản đối thì sao, dễ anh bắt buộc chúng tôi à?” làm cho Đuysen phải hét lên “Nghĩa là các người chống lại tờ giấy này, tờ giấy nói về việc học hành của trẻ em, có đóng dấu của chính quyền Xô viết. Thế ai cho các người đất cày, nước trời? Ai mang lại tự do cho các người? Nào, ai chống lại luật lệ của

chính quyền Xô viết, ai? Nói đi?” [1, 222]. Mặc dù biết rằng mình đang cần sự

ủng hộ của bà con nhưng trước những kẻ cứng đầu, không chịu hiểu vấn đề thì Đuysen thấy cần phải “đánh” vào nhận thức của dân làng, phải giảng giải, phải có biện pháp mạnh thì họ mới nghe theo. Đuysen hẳn phải là con người dũng cảm, hiểu biết, biết ứng nhân xử thế, mạnh mẽ, quyết đoán thì mới có thể cảm hóa được nhận thức của một số người bảo thủ trong làng. Ngôn ngữ của Đuysen cũng thật linh hoạt khi thì rắn rỏi, thẳng thắn khi thì nhẹ nhàng, tình cảm và dễ hiểu “Chúng ta là những người nghèo khổ… Suốt đời chúng ta đã bị chà đạp

nhục nhã… Muốn thế thì phải dạy trẻ em học” [1, 222]… Ngôn ngữ của Đuysen

với dân làng mang những cung bậc khác nhau nhưng làm toát lên đó là một con người giàu nghị lực và sống rất có trách nhiệm.

Còn với học trò, những tâm hồn bé bỏng và non nớt, ngôn ngữ Đuysen nói với các em lại khác, ngôn ngữ của một nhà giáo có tính chuẩn mực, có học thức. Cuộc trò chuyện giữa Đuysen và học trò khi lần đầu gặp mặt được tác giả miêu tả rất ngắn gọn khiến người đọc như đang trực tiếp chứng kiến: “Đi đâu về thế

các em gái?”, “thế nào, các em có thích đi học không, các em sẽ đi học chứ?

[1, 225].Khi Antưnai nói: “Nếu thím em cho thì em sẽ đi” thì ngôn ngữ của thầy Đuysen là khẳng định: “Sao thím em lại không cho, thế nào cũng cho chứ. Vậy

em tên là gì?” - “Antưnai” [1, 225], những câu hỏi dồn dập, những câu trả lời

còn ngại ngùng, rụt rè nhưng đằng sau những câu hỏi đó là sự đồng cảm, sự quan tâm, tình yêu thương của người thầy vĩ đại.

Trong dạy học lời lẽ của thầy ân cần chỉ bảo nhẹ nhàng đi vào lòng người thể hiện sự quan tâm của thầy “Các em tì bảng lên đầu gối mà viết cho dễ” [1, 230] hay lời nói thể hiện sự quan tâm, lo lắng: “Antưnai, em ngồi đây cho ấm,

đừng xuống nữa. Một mình thầy làm cũng đủ”,“Thế nào, cô em giúp việc, đã đỡ

rét chưa? Khoác cái áo choàng lên, thế… thế!” [1, 235] Có khi thầy buông lời

bông đùa “Em còn là một cô bé đầu bù tóc rối, mà hình như tóc em còn đỏ nữa

kia chứ!” [1, 246] nhưng lời nói của thầy không làm Antưnai chạnh lòng mà làm

cho Antưnai ý thức rõ hơn về giá trị của bản thân mình. Ngay cả khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, đối mặt với sự độc ác của bọn nhà giàu đến bắt Antưnai giọng nói của thầy Đuysen không có chút gì sợ hãi hay biến đổi sắc thái, lời nói vẫn dứt khoát, quả quyết, trấn an tinh thần Antưnai tạo cho em niềm tin vào sự bao bọc, chở che của thầy “thầy sẽ chịu trách nhiệm về em. Em cứ

tạm ở nhà bác Kartanbai với thầy. Và lúc nào cũng phải đi theo thầy” [1, 248]

thầy vừa kể chuyện cho Antưnai nghe vừa cười xua đi những cảm giác bất an, lo sợ của Antưnai “Antưnai em đừng sợ!... Thầy còn ở bên em, thì em không phải

sợ ai cả. Em cứ đi học đi, cứ đến trường như cũ và đừng nghĩ ngợi gì…” [1,

248] điều đó khiến Antưnai “quên bẵng mối nguy cơ đang treo lơ lửng trên đời” [1, 250]. Những lời nói của thầy không đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà đó còn là những triết lí, những chiêm nghiệm về cuộc đời “Hai cây phong này thầy mang về cho em đấy. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên ngày

một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt” [1, 249].

Khi không bảo vệ được học trò của mình giọng thầy ân hận nghẹn ngào:

Antưnai ơi, thầy không bảo vệ được em, em tha thứ cho thầy nhé… Nhưng dù

em có tha thứ nữa thì thầy cũng không đời nào có thể tự tha thứ cho mình việc

này được…” [1, 257]

Với bọn địa chủ giàu có, hách dịch, độc ác thì sao? Lời nói của thầy với chúng thì điềm tĩnh, rắn rỏi, sắt thép, ẩn chứa sức mạnh vô hình “Ở đây toàn nữ

sinh cả, chưa có em nào gả chồng được”, “Các người không có quyền vào đây,

đây là trường học!” [1, 251] Cũng có khi chứa chất sự giận dữ, hừng hực ngọn

lửa căm thù: “Dậy”, “Đồ hèn mạt… Bây giờ mày phải theo ta! Đi!” [1, 156]. Giọng thầy đứt quãng, đay nghiến “Mày tưởng mày đã giày xéo lên Antưnai như xéo lên đám cỏ dại hẳn, mày tưởng đã hãm hại được Antưnai? Mày lầm! Thời của mày đã hết, bây giờ đến thời của Antưnai, cái thời của mày đã mạt kiếp rồi!” [1, 256]

Tóm lại, trong tác phẩm ngôn ngữ của thầy Đuysen hết sức ngắn gọn, dứt khoát. Mặc dù không phải là người nói nhiều nhưng nhân vật sử dụng nhiều sắc thái ngôn ngữ khác nhau: lúc ôn tồn giảng giải, lúc quyết đoán dứt khoát, lúc đanh thép… Tất cả thể hiện Đuysen là con người có bản lĩnh, người thầy mẫu mực, có nhân cách.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmatôp (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)