7. Cấu trúc của khóa luận
3.4.1. Không gian nghệ thuật
Để làm sáng tỏ hình tượng nhân vật, để nhân vật hiện lên khách quan, tác giả đã đặt nhân vật trong nhiều không gian khác nhau: không gian rộng (làng quê Kurkurêu, ga tàu hỏa…), không gian hẹp (lớp học, căn lều, bên dòng suối…).
Mở đầu truyện, qua lời kể của người họa sĩ làng Kurkurêu hiện lên qua lời miêu tả sinh động: “nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng là đất vàng, là cánh thảo nguyên Cadắcxtan mênh mông nằm giữa những nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng
bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây” [1, 211] nhất là bắt đầu vào mùa xuân
không gian làng Kurkurêu càng choáng ngợp hơn “Mặt đất dường như đang dang tay chạy từ trên núi xuống, và không đủ sức dừng lại nữa, cứ lao vùn vụt vào các vùng xa tắp của thảo nguyên đang lấp lánh như bạc dưới ánh nắng, bao
phủ trong một làn hơi huyền ảo… những hồ nước băng tan xanh biếc” [1, 246].
Đó là không gian bản làng nơi khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ đẹp đẽ của người họa sĩ, thôi thúc những rung cảm trong tâm hồn anh phải kể về “câu chuyện làm
rung động tâm hồn” [1, 211] mình, để làm cảm hứng cho bức họa tuyệt mĩ sẽ ra
đời. Theo dòng hồi tưởng của người họa sĩ, bạn đọc như được đặt chân tới mọi không gian, mảnh đất gắn với cuộc đời nhân vật. Không chỉ với người họa sĩ mà không gian bản làng Kurkurêu ấy còn là nơi viện sĩ Antưnai đã từng trải qua thời thơ ấu đắng cay nhưng cũng đầy ắp kỉ niệm, nơi những câu chuyện về tình thầy trò cảm động.
Đó là không gian lớp học nhỏ bé được đặt trên đồi cao chỗ chuồng ngựa cũ bỏ hoang. Lớp học được miêu tả sơ sài “dưới mái nhà tranh vách đất hở hoác đến nỗi ngồi trong lớp lúc nào cũng nhìn thấy những đỉnh tuyết phủ một thế giới mới” [1, 231], nhà kho nhỏ bé, lạnh lẽo “tuy ngồi trong nhà, mà mỗi khi thở ra
là hơi giá bám trắng xóa cả mặt mũi, tay chân, quần áo” [1, 236] nhưng ở nơi ấy thầy Đuysen đã tận tình giảng dạy và chắp cánh cho những ước mơ của các học trò được bay cao bay xa, nơi ấy có người thầy đang ngày đêm chẳng tiếc cuộc đời xanh của thời thanh niên trai tráng đầy hi vọng cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục mở mang tri thức, vì công cuộc đổi mới đất nước. Và cũng chính nơi không gian lớp học tuy nhỏ bé đó nhưng đã thổi bùng lên khát vọng vươn tới ánh sáng tri thức của học trò Antưnai. Ở đó cũng diễn ra những cuộc đấu tranh sinh tồn để bảo vệ cho công lí. Đuysen hiện lên là một con người giàu nghị lực, có lí tưởng, một người thầy mẫu mực, có nhân cách.
Hay là không gian bên những dòng suối thầy Đuysen và các học trò phải đối mặt với thử thách của thiên nhiên “nước băng lạnh buốt cóng cả chân” [1, 233] và tuyết phủ đầy trên mặt đất “nước buốt đến chết cóng đi được” [1, 234]. Thầy Đuysen và học trò của mình đã phải “lấy đá và những tảng đất cỏ đắp
thành các ụ nhỏ trên lòng suối để bước qua cho khỏi bị ướt chân” [1, 234]
nhưng chính những khó khăn vất vả đó lại càng làm cho tình thầy trò thêm thắm thiết, có nghị lực, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh và cũng là không gian cho những bài học về chân lí làm người ra đời.
Không gian trong những căn lều trại tối tăm, chật chội, bẩn thỉu “Tôi tỉnh dậy trong một căn lều vải. Những ngôi sao đầu hôm, trầm tĩnh, không chút ưu
tư, dòm qua chóp lều để hở” [1, 253]. Nơi cướp đi thời con gái trinh nguyên của
Antưnai, nơi cái xấu cái ác ngự trị, tỏa bóng đen bao trùm cả màn đêm. Nhưng cũng chính nơi đó lòng căm thù, tức giận, uất ức của Antưnai dâng lên thành khát vọng giải phóng cho tự do “Hãy đứng lên, hỡi những người bị đọa đầy hành hạ, hãy lay chuyển bóng tối đen đặc của thời xưa ấy! Hãy nghe tôi, người
cuối cùng trong những người đã bước qua số kiếp ấy!” [1, 255]. Cũng trong
không gian lều trại ấy thầy Đuysen đã giáo huấn cho tên mặt đỏ bài học nhân quả nhớ đời “Mày tưởng đã giày xèo lên Antưnai như xéo lên đám cỏ dại hẳn, mày tưởng đã hãm hại được Antưnai? Mày lầm! Thời của mày đã hết, bây giờ
đến thời của Antưnai, cái thời của mày đã mạt kiếp rồi!” [1, 256].
Đặc biệt là không gian ga tàu gợi cho người đọc rất nhiều xúc cảm - nơi chứng kiến cuộc chia li đầy lưu luyến, bịn rịn của thầy Đuysen và học trò. Thời khắc diễn ra cuộc chia tay thầy Đuysen và mọi người để lên tỉnh học là một buổi chiều xuân trong “cái ánh sáng loang loáng màu tím nhạt” lại “có một cái gì đó
li” [1, 259]. Nỗi buồn như đang giăng mắc đâu đây, Antưnai vì phải “từ biệt thầy, từ biệt ngôi trường đầu tiên của tôi, từ biệt thời thơ ấu, từ biệt mối tình
đầu của tôi, mối tình không thổ lộ với ai” [1, 260]. Tại đây, tình nghĩa thầy trò
được bộc lộ rõ ràng, cuộc chia li không có ngày gặp lại, những giọt nước mắt rơi, những cảm xúc lẫn lộn dâng trào vừa nhớ, vừa thương, vừa lo lắng, vừa hi vọng. Tất cả toát lên vẻ đẹp của tình thầy trò thiêng liêng, cao quý.
Trong không gian buổi lễ thành lập trường mới khang trang, đẹp đẽ rất nhiều người có mặt lẽ ra đó phải “là quyền của người thầy đầu tiên… người
cộng sản đầu tiên trong làng” [1, 267]. Thế nhưng sự việc đã diễn ra trái hẳn.
Thầy Đuysen - con người vàng ngọc ấy vẫn đang hối hả chạy đi đưa đưa thư, vội vã chuyển những bức điện chúc mừng của học trò cũ về cho kịp lễ khánh thành, lúc nào thầy cũng dành hết tâm huyết cho công việc.
Như vậy, đặt nhân vật trong nhiều không gian với những khó khăn, thử thách, gian lao nhưng phẩm chất cao đẹp của nhân vật vẫn bừng sáng, được khắc họa hoàn toàn nhất quán. Qua những không gian đó nhân vật hiện lên là một người thầy mẫu mực, có nhân cách, một con người giàu nghị lực, có niềm tin tuyệt đối vào lí tưởng cách mạng và sống rất có trách nhiệm.