Qua miêu tả diện mạo

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmatôp (Trang 44 - 46)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1. Qua miêu tả diện mạo

Miêu tả diện mạo là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng để xây dựng nhân vật. Diện mạo tuy chỉ là dáng vẻ bề ngoài nhưng trên cơ sở ấy ta có thể nhận diện, đánh giá nhân vật. Việc khắc họa những chi tiết thuộc về diện mạo, hình dáng bên ngoài của nhân vật là việc làm đầu tiên để qua đó nhà văn thể hiện phẩm chất nhân vật “ngôn ngữ của ngoại hình chính là tiếng nói sinh

động nhất để bộc lộ tâm tư tình cảm bên trong của nhân vật” [23, 64]. Và “các

nhà văn bao giờ cũng lựa chọn một cách công phu một vài nét tiêu biểu nhất để khắc họa ngoại hình của nhân vật. Những nét được chấp nhận là tiêu biểu, là có ý nghĩa nhất của ngoại hình chính là nét đạt đến giá trị điển hình, vừa có khả năng gắn kết rất cụ thể lại vừa có tác dụng diễn đạt một cách sinh động nhất và

cô đọng nhất nội tâm, tính cách của nhân vật” [5, 93].

Xây dựng hình tượng thầy Đuysen, Ts. Aitmatôp cũng chú ý miêu tả diện mạo nhân vật, miêu tả như những gì vốn có, không tô đậm, không phóng đại hay làm đẹp nhân vật. Vì vậy mà Đuysen hiện lên chất phác, bình dị mà cũng thật gần gũi. Xây dựng nhân vật gắn với cuộc đời thực, những gì nhân vật đã trải qua hạnh phúc có, cô đơn có, nỗi buồn có để qua đó phản ánh hiện thực xã hội đồng thời làm nổi bật phẩm chất của nhân vật.

Miêu tả diện mạo thầy Đuysen, tác giả đã huy động đội quân ngôn từ hùng hậu tạo sức ám ảnh mạnh mẽ trong tâm trí bạn đọc. Diện mạo thầy Đuysen thể hiện trong từng hoàn cảnh, từng trạng thái khác nhau.

Trong tác phẩm người đọc rất ấn tượng về diện mạo thầy Đuysen. Trước hết qua những quan sát, cảm nhận, miêu tả trong bức thư của bà viện sĩ Antưnai diện mạo thầy Đuysen được khắc học rất rõ nét và cụ thể. Vào năm 1924, thầy Đuysen xuất hiện là “một thanh niên lạ mặt mặc áo choàng bộ đội về làng” [1, 220], hình ảnh đó làm cho Antưnai nhớ mãi không quên “Tôi còn nhớ chiếc áo

choàng, vì không hiểu sao nó lại bằng dạ đen” [1, 220]. Sự xuất hiện của con

người mặc áo nhà nước này là một sự việc vô cùng quan trọng đối với cả dân bản Kurkurêu. Chỉ với một vài nét phác họa cách ăn mặc của Đuysen tác giả đã giúp bạn đọc hiểu về công việc mà thầy đang thực hiện. Đó là dạy chữ cho trẻ em làng Kurkurêu do chính quyền Xô viết giao phó.

Sự xuất hiện của Đuysen trước dân làng cũng vậy “trên người chiếc áo lông chẳng có, dưới thân con ngựa cũng không, đến mảnh đất cày bằng bàn

tay thôi cũng không có nốt, chẳng có được mống súc vật nào trong sân” [1,

223], cũng chỉ bằng vài nét miêu tả như vậy tác giả đã dựng lên bức chân dung của một con người vô sản nghèo không có gì, không có một chút tài sản nào tất cả chỉ là con số không tròn trĩnh qua đó bạn đọc có thể hình dung một cách cụ thể nhất về những khó khăn, vất vả mà Đuysen phải chịu đựng và vượt qua gian nan như thế nào.

Đặc biệt thông qua cái nhìn, cảm nhận trực tiếp của nhân vật “tôi” - người họa sĩ, thầy Đuysen “là một người đã luống tuổi, vóc cao lớn, dáng xương xương, có đôi mày quăn rậm, làm công việc trông coi hệ thống thủy lợi của

nông trang và suốt ngày ở ngoài đồng” [1, 214], lúc nào cũng “trên yên ngựa

buộc một chiếc cuốc lớn, và con ngựa của ông cũng giống chủ của nó, cũng

xương xẩu, vó chân thon nhỏ” [1, 214]. Thời gian, những khó khăn vất vả đã trải

qua làm cho hình hài thầy Đuysen thay đổi nhưng ở bất kì độ tuổi nào, hoàn cảnh nào Đuysen cũng là con người của công việc. Dù lúc còn trẻ hay khi về già lúc nào Đuysen cũng nhiệt tình, hăng say làm việc và sống có trách nhiệm.

Ngoài ra tác giả còn miêu tả những chi tiết có thần nhất và sống động nhất trên khuôn mặt: đôi mắt và nụ cười. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nơi vang lên những âm thanh trong trẻo nhất của tâm hồn và cũng là nơi tâm trạng bộc lộ rõ ràng nhất. Aitmatôp đã tinh tế lột tả được sức mạnh trong đôi mắt và nụ cười của nhân vật, chính đôi mắt và nụ cười của thầy Đuysen đã tạo ra niềm tin, niềm hi vọng cho học trò của mình. Lần đầu tiên khi trò chuyện với thầy Đuysen, ánh mắt trìu mến, cái “nháy mắt” động viên và nụ cười ấm áp của thầy đã làm

Antưnai thay đổi, em muốn làm một việc gì đó có ích “để đền đáp lại nụ cười đã

sưởi ấm lòng tôi” [1, 226] để cho Antưnai biết rằng “cuộc đời thật sự của tôi, tất

cả cuộc sống với mọi niềm vui nỗi khổ đã bắt đầu từ chính hôm đó” [1, 226].

Những lúc vui trên khuôn mặt rạng ngời của thầy, đôi mắt ấy lại ánh lên tấm lòng trìu mến và trung hậu, “nụ cười trong sáng của thầy có sức sưởi ấm

lòng người đến nhường nào” [1, 250]. Đó là đôi mắt “biết nói” lên những suy

nghĩ, hi vọng, biết mỉm cười chan chứa những tình cảm, những tin yêu lạc quan để nhìn sâu trong đôi mắt ấy Antưnai cảm và hiểu tấm lòng thầy, nó đã làm cho tâm hồn Antưnai “như một đợt sóng nồng nàn, bỗng cuộn lên một tình cảm mới

mẻ… từ một thế giới xa lạ nào lan tới” [1, 250]. Ánh mắt và nụ cười đó dõi theo

suốt cuộc đời Antưnai tạo thành động lực và niềm tin giúp Antưnai vững bước trên đường đời. Đôi mắt cũng đã nhỏ lệ cùng những nỗi đau khi tiễn biệt Lênin – người cộng sản đáng kính và cũng có khi đôi mắt ấy chất chứa cả sự căm hờn, tức giận “vẻ căm giận trông rất khủng khiếp” khi chứng kiến cảnh trò Antưnai bị bọn độc ác bắt đi làm vợ lẽ nhưng đằng sau ánh mắt rực lửa, có vẻ “khủng

khiếp” đó lại là một sự lo lắng, quan tâm của tấm lòng người thầy với học trò.

Diện mạo thầy Đuysen được miêu tả ít và sơ sài nhưng diện mạo đó gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc ngay từ những chi tiết đầu tiên nhân vật được miêu tả. Qua miêu tả diện mạo làm nổi bật lên ở thầy Đuysen phẩm chất, tính cách đáng trọng: thầy là người sống rất tình cảm, có trách nhiệm, có nghị lực và sự quyết tâm cao độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmatôp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)