7. Cấu trúc của khóa luận
3.2. Qua miêu tả hành động
Trong cuốn Lí luận văn học, Phương Lựu viết: “nhân vật sẽ là có tính cách nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hướng ý chí nào đó, bất kể
nó tốt xấu như thế nào” [14, 279]. Miêu tả hành động của nhân vật cũng là một
cách thể hiện tính cách của nhân vật đó. Sêkhôp đã từng quan niệm: “Tốt hơn hết là tránh miêu tả tâm trạng các nhân vật mà cố gắng cho tâm trạng ấy bộc lộ
qua hành động của nhân vật” [11, 3]. Quan điểm sáng tác này khác với các tác
phẩm khác ở các thời kì khẳng định và bảo vệ chế độ xã hội mới trước đây “khi
các nhà văn chủ yếu lưu ý tới việc miêu tả con người lịch sử” [8, 40], các tác
phẩm văn học Xô Viết những thập kỉ gần đây tuy không xem nhẹ phương diện
“sự kiện” nhưng đã chuyển trung tâm chú ý sang phương diện “tâm lí”, sang thế
động là những yếu tố biểu hiện mối quan hệ tương tác của nhân vật với cộng đồng, với môi trường sống, góp phần biểu đạt rất lớn thế giới tâm lí phức tạp.
Nhân vật Đuysen được xây dựng qua chuỗi hành động quyết liệt để bộc lộ tính cách. Khi Đuysen quyết định mở trường dạy chữ cho con em làng Kurkurêu bị dân làng phản đối, không giúp đỡ thầy đã tự tay làm tất cả mọi việc “những cây cỏ dại đã bị phạt đến tận rễ xếp thành đống nằm gọn một bên, cái sân đã
được dọn sạch” [1, 224], những bức vách siêu vẹo được trát lại cẩn thận, cánh
cửa được sửa lại và lắp vào cẩn thận, căn nhà kho cũ bằng đất giờ đây trở thành trường học khang trang, sạch sẽ. Và hơn thế sáng nào thầy cũng cần mẫn đến từng nhà đón trẻ đến trường, thầy Đuysen còn nói: “Thầy sẽ dạy các em biết đọc, biết đếm, hướng dẫn các em viết chữ cái, chữ số. Thầy sẽ dạy các em tất cả
những điều mà thầy biết” [1, 231]. Những hành động cao đẹp đó thể hiện thầy là
người có ý chí, lòng quyết tâm và thương yêu học trò hết mực.
Hành động của thầy Đuysen còn thể hiện ở tình yêu mà thầy dành cho học trò, khi Antưnai bị chuột rút thầy đã “lẳng tảng đá đi, nhảy ngay lại bên” [1, 235], đỡ Antưnai lên tay, rồi bế chạy lên bờ và lót chiếc áo choàng đặt cô ngồi vào đấy, “Thầy hết xoa hai bàn chân đã tím bầm, cứng đờ như gỗ” [1, 235], lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng của Antưnai trong lòng bàn tay mình, rồi đưa lên miệng hà hơi cho ấm. Tất cả bộc lộ tình yêu thương, lo lắng của thầy, đôi khi chỉ là những cử chỉ, hành động giản đơn thầy “ngồi cạnh tôi, đưa bàn tay mát lạnh
vuốt nhè nhẹ lên vầng trán nóng hổi” [1, 245] của Antưnai, hành động ấy làm
cho cô cảm thấy ấm áp hơn như được chở che, bảo vệ nó thiêng liêng bởi chứa đựng tình cảm của thầy.
Vì lời hứa với học sinh mà thầy Đuysen bị chó sói rượt đuổi suýt mất mạng, về đến nhà “mặt xám ngắt, thở hổn hển, thầy lảo đảo bước qua ngưỡng
cửa, rồi ngả lưng dựa vào tường” [1, 241], ngay cả lúc đối mặt với cái chết thầy
vẫn cố gắng thoát khỏi bầy thú dữ, chứng tỏ Đuysen là một con người rất dũng cảm, gan dạ và có nghị lực thì mới thoát ra khỏi vòng nguy hiểm được bình an như vậy.
Đối mặt với bọn địa chủ nhà giàu độc ác để bảo vệ Antưnai hành động của thầy Đuysen vẫn thật dứt khoát, kiên quyết “hai tay nắm chặt lấy thành cửa” [1, 251] giọng nói của thầy rắn rỏi và điềm tĩnh, không sợ hãi thầy “giơ chân đạp
xuống đất lấy một tấm ván khoa lên” [1, 252], thầy chống cự và sẵn sàng chiến đấu với chúng, mặc dù bị đánh gãy tay nhưng “thầy ép cánh tay vào ngực, bước
lùi lại”, “loạng choạng như người say rượu dưới trận đòn của lũ ác ôn” [1,
252], bị đánh kiệt sức thầy vẫn “cố ngẩng lên”. Khi không bảo vệ được học trò để chúng bắt đi “Đuysen lăn lộn trên mặt đất” [1, 252] kêu lên tiếng tuyệt vọng
“Antưna - a - a - ai”, thầy cố gắng đuổi theo chúng hòng bảo vệ Antưnai
“Đuysen cắn lấy ống tay áo cho cánh tay bị gãy khỏi vướng nhằm đích và ném
hòn đá” [1, 253]. Những hành động của thầy Đuysen thể hiện đó là một con
người rất anh hùng, không sợ cái chết để bảo vệ học trò. Phải chăng hành động đó cũng giống như cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt kia đó là cuộc đấu tranh giữa văn hóa cũ và văn hóa mới, để thay đổi những tư tưởng cũ có khi người cộng sản phải chấp nhận thử thách, hi sinh giống như thầy Đuysen. Hình ảnh thầy
“Đầu Đuysen quấn băng, tay cũng treo băng. Thầy nhảy xuống ngựa, giơ chân
đạp sập cửa, chạy vào lều và kéo phắt tấm chăn đắp trên người lão mặt đỏ” rồi
“túm lấy cổ áo hắn lay mạnh rồi kéo đầu hắn vào sát mặt mình” [1, 256], hành
động đó chứng tỏ sức mạnh của con người trong tư thế chủ động chiến thắng, hiên ngang, bất khuất.
Khác với miêu tả hành động nhằm bộc lộ tính cách của Đuysen thì khi miêu tả Antưnai tác giả lại chú ý khắc họa nhân vật thông qua diễn biến tâm trạng phức tạp như là: Tâm trạng vui mừng khi làm được một việc có ích, Antưnai sau khi trút bao kigiắc, cảm thấy rất vui và dường như trong cách miêu tả của nhà văn thiên nhiên cũng đồng cảm với niềm vui ấy của Antưnai, tâm trạng Antưnai giống như ánh mặt trời gắn liền với niềm vui sướng, hạnh phúc của cô “mặt trời cũng như biết rõ vì sao tôi sung sướng đến thế. Phải, tôi tự tin rằng mặt trời cũng biết vì đâu tôi lại chạy tung tăng nhẹ nhàng như thế. Bởi vì tôi đã làm
được một việc nhỏ hữu ích” [1, 226]. Do đó mặt trời cho dù đã xế bóng ngang
các sườn đồi nhưng “dường như còn chần chừ không muốn lặn còn muốn nhìn tôi” [1, 227]. Hơn thế mặt trời còn tô điểm, giúp cho con đường của Antưnai nở hoa. Chính ánh mặt trời lúc xế bóng chiếu trên con đường tràn ngập hoa đã làm thức dậy giấc mơ bay bổng. Con đường hoa và giấc mơ hoa cùng với niềm kiêu hãnh được đứng thẳng làm người đã khiến tâm trạng của Antưnai phấn chấn, hoan hỉ. Hay đó là tâm trạng lo lắng cho thầy khi thầy lên huyện họp, qua miêu tả sức mạnh hùng vĩ của thiên nhiên “gió không ngừng thổi réo lên từng cơn,
cho ta cảm nhận được tâm trạng bất an của những cơn bão lòng, sự lo lắng, bồn chồn không yên của Antưnai về thầy Đuysen.
Như vậy, bằng ngòi bút miêu tả chi tiết hành động của nhân vật, Ts. Aitmatôp đã làm nổi bật ở nhân vật những phẩm chất đáng trọng. Qua việc miêu tả hành động của nhân vật tác giả đã vẽ một nét vẽ đậm và thật có ý nghĩa cho bức tranh tâm lí của nhân vật. Tất cả hội tụ dựng lên trước mắt bạn đọc chân dung người thầy Đuysen giàu nghị lực, dũng cảm, tha thiết yêu thương học trò.