7. Cấu trúc của khóa luận
2.4.1. Trách nhiệm với bản làng Kurkurêu
Tinh thần trách nhiệm mà Aitmatôp nói tới tiêu biểu cho những đặc điểm nổi bật của văn học Xô viết ba mươi năm gần đây, trong văn học bắt đầu nói tới
“trách nhiệm song trùng”, “trách nhiệm của cả đôi bên”, giữa cá nhân và tập
nhất với Đuysen là trách nhiệm với bản làng Kurkurêu - nơi mà thầy Đuysen đang ở và làm việc.
Bản Kurkurêu - một làng quê nằm dưới rặng núi Đen vùng Trung Á xa xăm qua cảm nhận của người họa sĩ “Làng Kurkurêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng đất vàng, là cánh thảo nguyên Cadắctan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành
một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây” [1,
211]. Qua miêu tả của người họa sĩ bản Kurkurêu là một bản làng đầm ấm, bao quanh là nhưng thảo nguyên, đồng cỏ mênh mông trù phú, giàu sức sống, xa xa là những ngọn núi như những dải lụa trập trùng, mờ ảo trong sương tuyết. Tất cả hội tụ tạo thành một bức họa đẹp mắt, đắt giá, làng Kurkurêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên.
Bản Kurkurêu được miêu tả rất đẹp, giàu sức sống nhưng thầy Đuysen đã nhận ra đằng sau vẻ đẹp đó bản làng ấy vẫn còn tồn tại nhiều định kiến, nhiều phong tục cổ hủ, lạc hậu. Aitmatôp đã miêu tả rất chân thực lối sống sinh hoạt của bản làng Kurkurêu, đó là lối sống của mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ và nông dân, sự phân hóa giai cấp kẻ giàu người nghèo, sự thống trị, bóc lột, đày đọa, cưỡng bức của giai cấp địa chủ làm cho cuộc sống của người nông dân, tối tăm, nghèo khổ đã thế người nông dân chỉ biết nhượng bộ mà không biết đấu tranh giải phóng mình. Lối sống du mục nay đây mai đó “Lúc bấy giờ trong làng còn chưa có lối ngõ gì cả, những túp lều xóm tối om dựng lung tung khắp xóm, ai
tiện đâu thì làm nhà đấy” [1, 228] gợi lên cuộc sống nghèo khó, tù túng, chật hẹp,
những mái lều chỉ được lợp bằng tấm nỉ, có sợi chão căng ở ngoài “sáng nay sẽ dời đến cắm lều ở trên đèo, tới chỗ chăn thả mới, rồi rẽ sang bên kia đèo, đi sâu
vào vùng núi ở suốt mùa hè trong ấy” [1, 255]. Lối sống sinh hoạt du mục tù túng
ấy làm cho con người ta không có điều kiện phát triển, làm cho thay hình đổi dạng không còn là mình nữa. Đặc biệt là người phụ nữ trước khi thành nô lệ của bọn địa chủ có thể họ là những cô gái xinh đẹp, yêu đời, nhiều mộng mơ nhưng dưới bàn tay độc ác ấy họ mất hết quyền làm người. Lối sống cổ hủ, lạc hậu còn thể hiện ở những phong tục thôn bản lạc hậu như tục lệ cướp vợ, bắt vợ…
Đuysen thấu hiểu hiện thực đó, hiểu được nỗi khổ của dân làng. Đuysen càng ý thức mình cần phải có trách nhiệm để đưa ánh sáng văn minh, tiến bộ khoa học đến với bản làng làm cho cuộc sống công bằng, tươi đẹp hơn. Trong
vai trò là người thầy giáo Đuysen tận tụy dạy trẻ để sau này khi đã thành đạt các em sẽ quay lại xây dựng quê hương giàu đẹp hơn. Thầy đã làm được một điều kì diệu tưởng chừng như không thể làm được, thầy đã chứng minh cho dân làng thấy được những việc mình làm là vì họ. Một con người đáng khâm phục. Đuysen thực hiện trách nhiệm đó một cách tự nguyện không cần sự đền ơn báo đáp của người khác. Tại buổi lễ thành lập trường trong khi mọi người nâng cốc chúc tụng nhau, người ta ca ngợi danh tiếng của Antưnai, người ta tự hào về quê hương “Hôm nay chúng ta làm lễ khánh thành trường trung học mới ở làng, chỉ riêng một điều đó
thôi cũng đủ nói lên cuộc sống đã thay đổi biết chừng nào” [1, 218] nhưng có ai
còn nhớ để được như ngày hôm nay là nhờ công sức của ai, ai đã hi sinh cả tuổi trẻ thanh xuân của mình vì tương lai của họ. Chỉ có Antưnai hiểu, bà buồn, ân hận, cắn rứt lương tâm khi nghĩ về người thầy giáo đầu tiên ấy - Đuysen.
Tinh thần trách nhiệm với dân làng không chỉ được thực hiện khi Đuysen là một người thầy, một chiến sĩ Hồng quân dũng cảm mà cả khi về già thầy vẫn một lòng làm tròn trách nhiệm, bổn phận ấy trong vai trò người bưu tá cần mẫn, trách nhiệm với công việc vẫn như xưa “dọc đường quất ngựa luôn tay để về kịp
buổi lễ, cho nhân dân được nghe đọc các bức điện” [1, 217], cảm thấy buồn khi
“chậm mất một tí” [1, 217]. Đuysen vẫn là “người rất nguyên tắc. Chưa làm
xong việc thì không có rẽ vào đâu hết” [1, 217]. Thầy đã làm cho dân trong làng
phần nào hiểu và tin vào mình, trong lời của ông lão Xatưmkin nói khi tiễn biệt Antưnai đi học: “Con đừng sợ, con hãy sống theo lời dạy của thầy Đuysen tất cả
sẽ nên người. Thôi, chúng ta đây cũng bắt đầu hiểu biết ít nhiều rồi” [1, 259]
đánh dấu bước ngoặt lớn đó là sự biến đổi trong nhận thức của người làng.
Đuysen không chỉ có trách nhiệm với bản làng Kurkurêu mà còn có trách nhiệm với chính quyền. Tinh thần trách nhiệm đó xuất phát từ trái tim của một con người yêu nước, yêu chính quyền Xô viết.
Đuysen nhận thấy “Suốt đời chúng ta đã bị chà đạp nhục nhã. Chúng ta đã phải sống trong cảnh tăm tối. Giờ đây chính quyền Xô viết muốn cho chúng ta trông thấy ánh sáng, muốn cho chúng ta biết đọc biết viết. Muốn thế thì phải dạy
trẻ em học…” [1, 222], Đuysen là người thấu hiểu rõ hơn ai hết những mong
muốn của chính quyền Xô viết nhưng để cho dân nghe và làm theo thì rất khó, người ta còn kém hiểu biết chưa hiểu gì về cách mạng, về chính quyền, những khái niệm đó hoàn toàn xa lạ với họ nên họ phản đối chống lại. Đuysen đã giơ tờ giấy có đóng dấu của chính quyền Xô viết và thét lên “Thế ai cho các người đất
cày, nước trời? Ai mang lại tự do cho các người? Nào, ai chống lại luật lệ của
chính quyền Xô viết, ai? Nói đi!” [1, 222] nhưng đều vô hiệu lực. Đuysen nhận
thức được điều đó, để người dân hiểu và ủng hộ mình không thể bằng lí thuyết suông mà phải thông qua việc làm cụ thể tạo ra những thành quả thực sự thì mới có thể thuyết phục được. Với bổn phận, nhiệm vụ và tinh thần trách nhiệm của một công dân, niềm tin vào sức mạnh cách mạng Đuysen đã bước đầu thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của chính quyền Xô viết. Chẳng hạn như cụ Kartanbai đã nhận ra tấm lòng của Đuysen với chính quyền Xô viết cũng như hiểu được chính quyền Xô viết có vai trò quan trọng như thế nào trong việc xây dựng đất nước. Mong ước của chính quyền Xô viết, mong ước của Lênin cũng chính là tâm nguyện của Đuysen phải làm sao cho đất nước này thay da đổi thịt, xóa tan đi bóng tối của phong tục tập quán, lề thói lạc hậu, lối sống phong kiến đang bị lớp tuyết vô hình giăng màn để khơi sáng nhận thức người dân làm cho người ta hiểu về chính quyền Xô viết - chính quyền của nhân dân, vì nhân dân phục vụ từ đó đất nước mới phát triển, cuộc sống được cải thiện, con người sống sung túc đầy đủ hơn. Muốn thế cách mạng, chính quyền Xô viết phải gần gũi, gắn bó với nhân dân làm cho dân tin, dân nể. Đuysen đã đặt niềm tin vào học trò của mình, tin rằng sau này khi lớn lên chúng sẽ là những con người có tinh thần trách nhiệm xây dựng chính quyền Xô viết ngày càng tốt đẹp hơn. Đuysen đã mang lửa nhiệt tình để dạy trẻ, chính quyền Xô viết cần những con người như thế: Đuysen, Antưnai, đám học trò nhỏ, những con người biết hi sinh vì dân tộc.
Trong Thuốc Lỗ Tấn chỉ ra vì lạc hậu về khoa học mà bố mẹ thằng Thuyên đã dùng chiếc bánh bao tẩm máu người chữa bệnh lao cho nó, bệnh không chữa được, con chết. Chiếc bánh bao tẩm máu người vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc. Đây là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh chính trị của người dân Trung Quốc, không hiểu gì về cách mạng nên mới dẫn đến cái chết đáng thương của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
Như vậy, Đuysen là người sống trách nhiệm với bản Kurkurêu, với chính quyền, tinh thần trách nhiệm ấy không phải xuất hiện mờ nhạt mà lúc nào nó cũng thường trực trong Đuysen - con người sống vì đồng loại. Trách nhiệm vì tập thể đã trở thành nghị lực sống, lí tưởng sống của những người Hồng quân Liên Xô lúc bấy giờ.