Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmatôp (Trang 54 - 59)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.4.2. Thời gian nghệ thuật

Để khắc họa cuộc đời nhân vật Đuysen Aitmatôp dùng thời gian nghệ thuật rất đặc sắc. Qua sự hồi tưởng của người họa sĩ và lời kể của viện sĩ Antưnai gần như đã thuật lại toàn bộ câu chuyện về người thầy đầu tiên - Đuysen - hình tượng trung tâm của truyện ngắn. Câu chuyện về cuộc đời nhân vật được kể lại chi tiết, cụ thể, có những chi tiết khái quát nhưng cũng có những chi tiết được kể lại rất tỉ mỉ, cụ thể như: Antưnai hồi tưởng lại những tháng ngày gian khổ, khó khăn của thầy Đuysen để các em học sinh được đến lớp học, khi thầy Đuysen đối mặt với bọn địa chủ giàu có độc ác, khi thầy phải lao vào đánh nhau với chúng để bảo vệ Antưnai, khi diễn ra cuộc chia tay nghẹn ngào để Antưnai lên tỉnh học.

Trong tác phẩm có rất nhiều cụm từ chỉ thời gian có những khoảng thời gian dài, khó xác định như: “thuở ấy”, “mùa thu năm ngoái”, “hôm nay”, “mấy

hôm sau”, “ngày hôm sau”, “hai ba ngày sau”, “khoảng cuối tháng giêng”,

chừng hai giờ sau”, “ít lâu sau”…, có rất nhiều mốc thời gian cụ thể như:

ba”, “hai hôm sau”, “năm bốn mươi sáu”…Bằng việc sử dụng những từ ngữ chỉ khoảng thời gian dài, khái quát, chung chung kết hợp với những mốc thời gian cụ thể tác giả đã tái hiện được cả cuộc đời nhân vật trong dung lượng câu văn không quá dài. Nhưng không vì thế mà câu chuyện cuộc đời nhân vật được kể sơ lược. Hình tượng thầy Đuysen vẫn được khắc họa đặc sắc và rõ nét với những phẩm chất cao đẹp.

Người thầy đầu tiên thuộc loại tự truyện có đặc điểm nhà văn vận dụng

ngay chính chất liệu đời mình để tạo nên nội dung và hình thức của tác phẩm. Trong tác phẩm tác giả đóng góp vai trò kép vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật xưng “tôi”, trong tự truyện Thời thơ ấu, Một con người ra đời của Gorki… cũng như truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ts. Aitmatôp có nhân vật “tôi” nhưng chỉ đóng vai trò người kể chuyện - một thủ pháp nghệ thuật. Trong tự truyện điểm nhìn của người kể chuyện thường hướng về thời gian quá khứ, nó gần với hồi ức, hồi kí bởi có sự di chuyển, kết hợp luân phiên những điểm nhìn theo tọa độ thời gian. Chẳng hạn, viết Thời thơ ấu (1913), Gorki khi đó đã bốn mươi tuổi, già dặn và từng trải. Nhưng trong tác phẩm này, hiện thực được mô tả qua cái nhìn ngây thơ của một em bé còn non nớt với những câu chuyện rời rạc, con trẻ. Ở đây, trong truyện Người thầy đầu tiên cô bé học trò nghèo khổ Antưnai giờ đã trở thành viện sĩ Antưnai Xulaimanôva nhớ về những kỉ niệm, hồi ức khi cô vẫn đương thời con gái “mười năm tuổi đầu”. Thời gian truyện

Người thầy đầu tiên diễn ra theo cấu trúc vòng tròn từ thời gian hiện tại ngược

dòng về quá khứ để kể lại cuộc đời, sau đó trở lại hiện thực và hi vọng ở tương lai tươi sáng.

Như vậy, không gian và thời gian nghệ thuật chính là phương tiện nghệ thuật để xây dựng đặc sắc hình tượng thầy Đuysen. Nhân vật được đặt trong nhiều không gian rộng hẹp khác nhau nhưng phẩm chất của hình tượng thầy Đuysen trong truyện ngắn luôn nhất quán. Dù ở không gian nào Đuysen vẫn tỏ rõ là một người thầy mẫu mực, có nhân cách, một con người giàu nghị lực, sống có trách nhiệm với sứ mệnh của mình, một đoàn viên Cômxômôn ưu tú. Bên cạnh đó, Ts. Aitmatôp đã khéo léo kết hợp nhiều kiểu thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai, không cụ thể - cụ thể để trong một tác phẩm không quá dài mà vẫn truyền tải những nội dung đầy đủ về cuộc đời nhân vật.

Tiểu kết:

Tóm lại, trong Người thầy đầu tiên Ts. Aitmatôp đã thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo trong việc sử dụng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật như miêu tả diện mạo, hành động, ngôn ngữ kết hợp với nghệ thuật miêu tả không gian, thời gian để làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của nhân vật. Xét một cách tổng thể ngôn ngữ của truyện ngắn Người thầy đầu tiên là ngôn ngữ đa thanh, trong đó không xuất hiện lời nào, câu từ nào từ phía tác giả nhưng đằng sau những lớp ngôn từ ấy là ý đồ của tác giả: tác giả lồng những tình cảm, thái độ, quan điểm của mình qua ngôn ngữ nhân vật. Qua đó, xây dựng thành công hình tượng Đuysen tiêu biểu cho phẩm chất của những người lính Xô viết anh hùng, dũng cảm và là tấm gương nhà giáo điển hình, mẫu mực cho mọi thời đại.

KẾT LUẬN

1. Tsinghiz Aitmatôp là một trong những nhà văn Xô viết nổi tiếng và được nhiều độc giả yêu mến, đón nhận. Những tác phẩm của Aitmatôp mang giá trị hiện thực và tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc có giá trị giáo dục con người. Trong số những sáng tác đó, Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn bất hủ đã phản ánh thực trạng đất nước Xô viết đang bắt tay vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

2. Qua truyện ngắn Người thầy đầu tiên đã dựng lên trước mắt bạn đọc một hình tượng Đuysen vĩ đại. Một người thầy mẫu mực có nhân cách luôn tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương quan tâm học trò, một con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên chiến thắng mọi hoàn cảnh, khẳng định bản thân mình bởi thầy có niềm tin tuyệt đối vào cách mạng, vào chính quyền. Ts. Aitmatôp không hề phóng đại, không lí tưởng hóa nhân vật. Ông miêu tả hình tượng nhân vật Đuysen chân chất, mộc mạc, hiện thực như những gì vốn có, không tô vẽ, không né tránh những vất vả, khó khăn, gian khổ mà nhân vật phải chịu đựng. Thầy Đuysen mãi là một người cộng sản chân chính, một người con yêu nước, đặc biệt là tấm gương người thầy đáng kính, đáng trọng.

3. Để xây dựng thành công hình tượng nhân vật Đuysen Ts. Aitmatôp đã vận dụng thành công một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật kết hợp với sáng tạo độc đáo riêng của mình. Trong truyện ngắn Người thầy đầu tiên, hình tượng Đuysen được xây dựng qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc, chi tiết từ diện mạo đến hành động, nhà văn đặt nhân vật vào những khoảng không gian, thời gian nhất định Aitmatôp đã thổi hồn vào nhân vật làm cho nhân vật hiện lên đầy đủ mọi phẩm chất. Ngôn ngữ cũng thật mộc mạc, chân thành nhưng chính cái giản dị ấy chính cái chân chất như cuộc sống ấy lại làm nên cái độc đáo trong ngòi bút của Aitmatôp, báo hiệu sự ra đời một bậc thầy về văn học Xô viết thập niên bảy mươi, tám mươi của thế kỉ trước. Đó cũng chính là công sức, tâm huyết của một nhà văn chân chính, Aitmatôp đã tự khẳng định dấu ấn phong cách riêng cho mình.

4. Do thời gian và khả năng nghiên cứu của người viết có hạn, vấn đề chúng tôi nghiên cứu chỉ là một phần nhỏ của tác phẩm, còn nhiều vấn đề có thể tiếp tục khai thác như: Nghệ thuật khắc học nhân vật Antưnai, nghệ thuật sử dụng không gian, thời gian làm nền cho hành động nhân vật… Qua nghiên cứu những vấn đề này để có thể hiểu về tác phẩm Người thầy đầu tiên được sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aitmatôp Ts (1984), Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên, NXB Cầu vồng, Matxcơva.

2. Vũ Quý Biền, Đỗ Thúy Hà, Cao Thụy (dịch giả) (1978), Hình tượng Lênin

trên màn ảnh Xô viết, NXB Văn hóa, Hà Nội.

3. Lê Nguyên Cẩn (2001), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài

ở trường phổ thông cơ sở, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (2009), Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lí luận văn học (tập 2), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) (2010), Thiết kế bài giảng ngữ văn 8 (tập 1), NXB Hà Nội.

7. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà (1988), Văn học Xô viết (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Đỗ Xuân Hà (1987), “Đặc sắc tư duy nghệ thuật của Tringhiđơ Aitmatôp”,

Tạp chí văn học (số 2), Tr 39 - 41.

9. Trần Thị Hà (2011), Hình tượng người phụ nữ trong tập truyện Giamilia -

truyện núi đồi và thảo nguyên của Ts. Aitmatôp, Khóa luận tốt nghiệp, Đại

học Tây Bắc, Sơn La.

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển

thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Hoa (2004), Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn

A. Sêkhôp, Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội.

12. Hà Thị Hòa (biên soạn và tuyển chọn), Văn học Nga trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Http://www.Người bạn đường.net.

15. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2005), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn

học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Lan Phương (2005), Những biện pháp thích hợp trong dạy học

văn học nước ngoài ở THCS miền núi, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

17. Đỗ Hải Phong (chủ biên) (2012), Giáo trình văn học Nga, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Quyên (2003), Sức sống nhân dân Nga qua hình tượng Natasa

Rôxtôva trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, Khóa luận tốt nghiệp,

ĐHSP Hà Nội.

19. Lê Sơn (1982), “Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng Ts. Aitmatôp”, Tạp chí văn học (số 5), Tr 18 - 20.

20. Trần Đình Sử (1987), Văn học Xô viết đương đại, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Hương Sen, Nhà văn dịch giả Thúy Toàn: “Những trang sách của Aitmatov mãi còn lấp lánh”, http://www.Người bạn đường.net.

22. Thúy Toàn (dịch giả) (1994), Cỗ xe tam mã Nga, NXB Văn học, Hà Nội. 23. Phan Thị Thu Trang (2005), Hình tượng phụ nữ trong sáng tác của Tsinghiz

Aitmatov, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

24. Lưu Đức Trung (chủ biên) (2001), Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmatôp (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)