1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo

66 6,3K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 694,07 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ KIM CÚC HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTO HUGO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ KIM CÚC HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTO HUGO Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, các thày cô trong Khoa Ngữ Văn (đặc biệt là các thày cô trong tổ Lí luận văn học - Văn học nước ngoài) đã tạo điều kiện ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu khoá luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Nguyễn Thị Ngọc Thuý đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể lớp K51 Đại học sư phạm Ngữ văn, các cán bộ ở bộ phận thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ em trong quá trình sưu tầm tài liệu để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Kim Cúc MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Phương pháp nghiên cứu 6 4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Đóng góp mới của khóa luận 7 6. Cấu trúc của khóa luận 7 CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 8 1.1. Nhân vật văn học 8 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 8 1.1.2. Vai trò, vị trí của nhân vật văn học 8 1.2. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn 10 1.2.1. Chủ nghĩa lãng mạn 10 1.2.2. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn 12 1.3. Tác giả Victo Hugo 13 1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 13 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về thế giới con người của Victo Hugo 14 1.3.3. Những đóng góp của Victo Hugo đối với chủ nghĩa lãng mạn văn học Pháp 16 1.4. Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris 17 CHƢƠNG 2. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTO HUGO 20 2.1. Hình hài “bất thành nhân dạng” 20 2.2. Công cụ nô dịch của tôn giáo 23 2.3. Sự thức tỉnh - hiện thân cho công lí nhân dân 25 2.4. Một trái tim, một tâm hồn cao thượng 29 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTO HUGO 39 3.1. Miêu tả ngoại hình 39 3.1.1. Miêu tả hình dáng 40 3.1.2. Miêu tả khuôn mặt 41 3.2. Miêu tả tính cách 42 3.2.1. Qua hành động cử chỉ 43 3.2.2. Qua ngôn ngữ 45 3.3. Tạo dựng không gian nghệ thuật độc đáo 49 3.3.1. Khung cảnh Nhà thờ Đức bà Paris 49 3.3.2. Lễ hội Cacnavan 52 3.4. Bút pháp lãng mạn 53 PHẦN KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỷ XIX, thế kỷ đầy những biến cố của thế giới toàn cầu. Và nước Pháp được coi như nơi bắt đầu kỷ nguyên mới ấy của nhân loại, bởi cuộc cách mạng tư sản vĩ đại. Victo Hugo xứng đáng được coi như “đứa con thiên tài của thời đại”, là“hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”.Tác phẩm của ông là “tiếng vọng âm vang của thời đại” [10, 473]. Cho tới nay, ông vẫn là nhà văn của những tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người và được coi là “nhà tiên tri của hòa bình trên toàn thế giới” [23, 10]. V. Hugo xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời của thế kỷ. Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy ngay từ đầu đã tự khẳng định mình như chủ soái của trường phái lãng mạn. Cho tới nửa sau của thế kỉ, dù trào lưu lãng mạn đã qua thời vàng son của nó, thì bản thân Victo Hugo vẫn làm mờ nhạt tài năng của nhiều “chủ nghĩa” đang nở ra và tàn đi rất mau chóng ở cuối thế kỉ, đến nỗi họ phải than rằng“cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết ấy đã làm cớm cả một vùng bao quanh” [10, 475]. Bước vào văn đàn lúc 17 tuổi, với cuộc đời kéo dài trong hơn 80 năm đầy ắp những biến cố sôi động, Victo Hugo đã có mãnh lực thu hút áp đảo độc giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chương nghệ thuật và một cường độ sáng tạo hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay. Khác với Banzac, thiên tài Hugo bộc lộ và được chấp nhận rất sớm. Satobriang từng gọi ông là “cậu bé trác việt” [10, 474]. Vinh quang đã đến với Victo Hugo ngay từ thuở thiếu thời. Hai mươi tuổi, Hugo đã đạt được nhiều điều mà biết bao tài năng trẻ hồi ấy hằng khát vọng. Tuy chưa nổi tiếng như Vinhi, Lamactin, nhưng trong nhóm Nàng thơ Pháp, gồm nhiều nhà văn nghệ sĩ, Victo Hugo đã nổi lên như một nhân vật ấp ủ nhiều ý niệm mới mẻ về thi ca. Bằng một hệ thống các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng, ông đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm văn chương kiệt xuất. Cùng một lúc, V. Hugo xuất hiện ở cả ba lĩnh vực: kịch, thơ, tiểu thuyết. Thành công của ông đã đem đến nhựa sống tươi tốt, ươm mầm cho tâm hồn bao thế hệ. Khảo sát các tác phẩm của ông ta thấy tràn đầy tinh thần nhân đạo, tình yêu thương thiết tha, bay bổng với cuộc sống. Chính điều đó khiến cho tư tưởng và nghệ thuật của Victo Hugo trở thành 2 những hạt ngọc sáng cho văn chương dân tộc ông và có những giá trị phổ biến cho văn chương nhân loại. Thời gian cứ thế trôi qua để bào mòn tất cả, nhưng những giá trị trong sáng tác của Victo Hugo dường như nằm ngoài quy luật nghiệt ngã đó, để bất tử trong tình yêu của bạn đọc khắp năm châu. Hơn một trăm năm, kể từ ngày mất của Hugo đã qua, đã có nhiều biến chuyển thời cuộc, số phận con người đã trở nên tốt đẹp hơn, nhưng những vấn đề mà nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà tiểu thuyết người Pháp thế kỉ XIX này đưa ra trong những sáng tác của mình, đặc biệt trong Nhà thờ Đức bà Paris vẫn vẹn nguyên giá trị. Nhà thờ Đức bà Paris là một viên ngọc sáng ngời trong kho tàng văn học tiến bộ nhân loại. Phải chăng điều làm nên sức hấp dẫn kì lạ của cuốn tiểu thuyết này là sự đa dạng của những hình tượng nhân vật mà nhà văn xây dựng. Và trong số những nhân vật ấy, những viên ngọc ấy thì có lẽ Thằng gù nhà thờ Đức bà Paris là viên ngọc sáng ngời, trong suốt nhất của tác phẩm. Quasimodo là linh hồn của tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris, người đánh chuông nghèo hèn, khổ sở, mê muội nhưng một khi tâm hồn được tình yêu thức tỉnh thì lại có thể hi sinh tất cả cho hạnh phúc và cho người mình yêu. Tác giả Đặng Thị Hạnh trong cuốn Chuyên luận tiểu thuyết Hugo đã hết sức ca ngợi tâm hồn cùng tình yêu thần thánh của Quasimodo: “Đây là nhân vật trung tâm của tác phẩm, hình tượng nhân vật Quasimodo xuyên suốt toàn bộ cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris. Hầu hết, tất cả các biến cố, sự kiện với những nấc thang cao trào đỉnh điểm đều có sự góp mặt của Quasimodo. Hay nói cách khác, Quasimodo chính là nhân vật khởi đầu, đồng thời cũng là nhân vật viết nên kết thúc cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, vai trò, vị trí của nhân vật này trong tác phẩm là vô cùng quan trọng, cần thiết” [15, 25]. Quasimodo là nhân vật khởi đầu cho một loạt hệ thống các hình tượng nhân vật trung tâm khác mà đặc trưng của nhân vật này là: xuất thân nghèo khổ, dung mạo xấu xí, tàn tật. Nhân vật này có sức khoẻ phi thường và đức hi sinh cao cả. Đây chính là nhân vật tiểu thuyết được tác giả Victo Hugo đặc biệt dành sức lực ngòi bút điêu luyện của mình để xây dựng. Qua đó, giúp tác giả truyền tải nội dung tư tưởng cũng như những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris. Nói tóm lại, vị trí của Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris là rất quan trọng. Quasimodo chính là một đại diện của con người thời trung cổ, là biểu tượng về sự hi sinh cao thượng của quần chúng trong một cuộc cánh mạng chống tôn giáo vĩ đại trong lịch sử nước Pháp. 3 Hơn nữa, nghiên cứu tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris, mà cụ thể ở đây là nghiên cứu hình tượng nhân vật Quasimodo, sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc khám phá tài năng nghệ thuật của tác giả, khám phá vẻ đẹp của cuốn tiểu thuyết trên bình diện nội dung và nghệ thuật. Thông qua đó, tôi hi vọng sẽ làm nổi bật được quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn Victo Hugo. Trên cơ sở đó, thấy được tư tưởng cũng như thi pháp nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn. Vì những lí do trên và tình yêu với tác phẩm, nhà văn và nhân vật, tôi đã lựa chọn đề tài:“Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo” để nghiên cứu. Hi vọng sự thành công của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu các tác phẩm khác của tác giả và trào lưu văn học lãng mạn. 2. Lịch sử vấn đề Với những thành tựu chói lọi trên văn đàn thế giới, Victo Hugo cũng như các tác phẩm của ông đã thu hút tâm trí của nhiều nhà phê bình nghiên cứu. Ở Việt Nam, Victo Hugo trở thành một hiện tượng được nghiên cứu khá rộng rãi và phổ biến. Bằng tấm lòng ngưỡng mộ chân thành đối với tác giả Victo Hugo cũng như tình yêu đối với văn chương Pháp, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác giả này. Victo Hugo không chỉ được nghiên cứu trong Giáo trình văn học phương Tây (1997) (phần Victo Hugo, do Đặng Anh Đào viết), Victo Hugo và tác phẩm Những người khốn khổ trong Văn học nước ngoài do Lê Nguyên Cẩn viết (1998) với những nhận định của ông về phương diện nghệ thuật, đó là:“Các điểm dừng không - thời gian trong cuộc hành trình hướng thiện của Jean Valiean” [7, 37], mà còn được thể hiện qua các công trình mang tính chất chuyên luận như Victo Hugo của Đặng Thị Hạnh (1971, 1975, 1978); Victo Hugo của Phùng Văn Tửu (1978); Victo Hugo ở Việt Nam (công trình tập thể do Viện văn học chủ trì - 1985). Ở đây, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu về tác giả Victo Hugo và khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu về ông: “việc tiếp nhận văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp, trong đó có Victo Hugo đã trở thành một nhu cầu cần thiết… những tri thức Việt Nam đã tiêu hoá tất cả những cái đó theo cách riêng của họ và đưa đến một dòng máu mới” [33, 252] ; hoặc giới thiệu dưới hình thức chân dung như Victo Hugo - Bóng tối và ánh sáng (Đặng Anh Đào), tác giả này đã có những đánh giá về Victo Hugo như sau:“ Victo Hugo là cây đại thụ của chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã toả bóng gần khắp các thế kỉ trước” [9, 493]. Đặc biệt, trong số các công trình đã viết về 4 tác giả này phải kể đến cuốn chuyên luận Tiểu thuyết Hugo của tác giả Đặng Thị Hạnh (1987, 2002), một chuyên luận mang tầm vóc khái quát lớn về nhiều mặt và thực sự bổ ích cho những ai đang đặt chân vào con đường nghiên cứu tác giả này ở Việt Nam. Trong chuyên luận này, Đặng Thị Hạnh đã cho ta thấy được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của V. Hugo đối với con người Việt Nam mọi thời đại, đặc biệt là tình cảm của giới văn nghệ sĩ đối với Hugo. Nhà thơ Tế Hanh đã tâm sự: “Gần đây, năm 1984, nhà xuất bản Văn học có đề nghị tôi cộng tác làm một tuyển tập thơ Hugo, xuất bản trong năm 1985 để kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà thơ. Tôi do dự vì thấy thơ của Hugo đồ sộ quá mà thời gian thì quá ít, nhưng suy nghĩ lại vì lòng quá yêu nhà đại thi hào, tôi lại nhận lời. Tôi phải tuyển chọn những bài thơ đã dịch sẵn và mời nhiều nhà thơ dịch tiếp.Thật là cảm động khi thấy hàng chục năm nay nhiều nhà thơ và nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã cùng nhau dịch thơ Hugo theo từng tập một” [15, 267]. Số lượng các bài nghiên cứu về tác gia này đặc biệt xuất hiện khá nhiều trong khoảng từ 1985 trở lại đây. Trước hết, một số lượng lớn các bài nghiên cứu từ các góc độ: tư tưởng chính trị xã hội, lý luận văn học - lý luận kịch; nhà thơ; nhà tiểu thuyết, Victo Hugo và người Việt Nam được tập hợp lại trong công trình Victo Hugo ở Việt Nam. Tiếp đến là Tạp chí Văn học số 6/2002 - NXB Giáo dục - số đặc biệt kỉ niệm 200 năm sinh Victo Hugo, với nhiều bài nghiên cứu cung cấp cho người đọc những cách nhìn mới về tác gia này. Đó là chưa kể đến một số bài nghiên cứu về ông trong các thời kỳ trước đây như. Tất cả các công trình nghiên cứu cùng các tạp chí văn học này đều thể hiện lòng cảm mến, khâm phục của nhân dân Việt Nam đối với tác giả Victo Hugo: “Hugo đã đến với những người đọc Việt Nam, đến tận cả những trường học miền núi xa xôi hẻo lánh. Các nhân vật của Hugo thân thuộc và gần gũi hết sức đối với họ. Điều kì diệu nào đã tạo nên được mối dây liên hệ vững chắc của V. Hugo với độc giả như vậy? Phải chăng là ở tinh thần nhân đạo? Hay ở bút pháp trữ tình toát ra từ mỗi trang tác phẩm của Hugo?Và phải chăng người đọc nhận được từ mỗi dòng chữ mà nhà văn gửi gắm ở đó toàn bộ tâm hồn, tư tưởng của mình những âm thanh đồng điệu? Chắc chắn là có tất cả những điều đó” [15, 268]. Với tư cách là một tác giả được ưa thích, Victo Hugo trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn các cấp. Tiêu biểu là luận án của Bửu Nam về Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết của Victo Hugo, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Hạnh Victo Hugo ở Việt Nam (1998) Hay trong cuốn Nghiên cứu về Victo Hugo của Jean Massin với nhan đề Năm Victo Hugo(1985) đã tổng kết:“Ông là nhà văn hơn ai hết bởi thiên tài mênh mông hiển nhiên của mình 5 đã khuất phục giới am hiểu văn chương (kể cả những nhà phê bình ác ý nhất), và đồng thời sánh mình ngang tầm với hàng triệu con người bình thường từng đến với tác phẩm của ông rất dễ dàng để rồi trái tim và trí tuệ họ khắc sâu hoài ấn tượng từ đó”. Tuy nhiên, đó chỉ là những khía cạnh riêng trong nghệ thuật, nó chưa có tính bao hàm được nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo. Đối với cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, các tác giả nghiên cứu văn học cũng khá chú trọng trong việc tìm hiểu những đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của nó. Tác giả Đặng Thị Hạnh trong chuyên luận Tiểu thuyết Hugo đã đi tìm những nét riêng trong sáng tác của Hugo. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những đánh giá khái quát về tác phẩm như :“Bắt đầu bằng tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris và thử tiến hành một sự phân tích đơn giản (có thể chỉ gọi là thống kê) theo chiều dọc của tác phẩm, căn cứ trên ba trục - kể chuyện - miêu tả và ngoại đề - thì chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về đặc trưng tổ chức truyện kể cũng như đặc trưng đề tài và hình tượng trong tiểu thuyết của Hugo” [15, 26]. Như vậy, chuyên luận đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về mặt thể loại và kết cấu của truyện. Ở bộ sách văn học phương Tây (3 tập) do nhóm tác giả Đặng Anh Đào - Hoàng Nhân - Lương Duy Trang chủ biên đã nhấn mạnh giá trị lịch sử của cuốn tiểu thuyết này và ảnh hưởng của nó đối với văn chương thế giới:“Cho tới nay, dù trào lưu văn học lãng mạn đã qua, thời trung cổ của phương tây càng trở nên xa xôi hơn bao giờ hết đối với độc giả nhiều nước, nhưng“Nhà thờ Đức bà Paris” vẫn là một cuốn truyện được dịch và đọc nhiều trên thế giới với tất cả vẻ ngây thơ, tươi mát và tình yêu con người tràn ngập trong đó” [10, 497]. Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, Quasimodo là nhân vật trung tâm quan trọng nhất của tác phẩm. Hugo đã rất công phu trong việc xây dựng nên hình tượng nhân vật Quasimodo.Thông qua đó, Victo Hugo gửi gắm thông điệp về “triết lý tình thương” đến các thế hệ bạn đọc bằng một loạt các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như: tương phản, ẩn dụ, ngoa dụ, so sánh, miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật. Trong cuốn giáo trình Văn học phương Tây do Đặng Anh Đào - Hoàng Nhân - Lương Duy Trang chủ biên đã có đánh giá về nhân vật Quasimodo như sau: “Quasimodo cũng là một loại đom đóm yêu một vì tinh tú” [9, 496]. Giáo trình còn cho ta thấy mối tương đồng giữa nhân vật Quasimodo với nhân vật Trương Chi trong truyện cổ tích Trầu cau của Việt Nam:“Chúng ta thấy phảng phất bóng dáng của Trương Chi qua Quasimodo, và kết thúc câu chuyện, hình [...]... bản trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo 6 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 3 chương sau: Chương 1 Giới thuyết chung Chương 2 Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo Chương 3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức. .. nhân vật của Victo Hugo trong tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris 4 Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo - NXB Văn học, 2004 của dịch giả Nhị Ca 4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Khóa luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ hình tượng nhân vật Quasimodo. .. 19 CHƢƠNG 2 HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTO HUGO Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, chúng ta thấy nổi bật lên hình tượng nhân vật Quasimodo Nhân vật này có nhân cách vô cùng cao thượng cùng một trái tim giàu lòng yêu thương con người, mặc dù vẻ ngoài của nhân vật này xấu xí, thô kệch Bởi vậy, Quasimodo đã được Victo Hugo lựa chọn là nhân vật sẽ gián... và ông đã chọn Quasimodo làm biểu tượng cho Nhà thờ Đức bà [15, 37] Hơn nữa Nhà thờ Đức bà Paris quả thực là kiệt tác của thể loại tiểu thuyết vào thế kỷ XV Với những giá trị mà cuốn tiểu thuyết đã đem lại thì ảnh hưởng của nó đến văn đàn thi ca của nhân loại là không nhỏ Ở nước ta Nhà thờ Đức bà Paris là một trong những tác phẩm được yêu thích Song để nghiên cứu về hình tượng nhân vật Quasimodo thì... tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris Tuy nhiên, vấn đề hình tượng nhân vật Quasimodo là một phương diện còn để ngỏ thôi thúc sự khám phá kiếm tìm bởi những người yêu thích và khám phá văn chương Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu tên là: Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo 3 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó chú... tượng nhân vật Quasimodo trong Nhà thờ Đức bà Paris trên hai phương diện: đặc trưng hình tượng và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 5 Đóng góp mới của khóa luận Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước và qua khảo sát đánh giá của bản thân, khóa luận sẽ đi tìm hiểu, khám phá hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris. Từ đó khóa luận bước... người Nhà thờ Đức bà Paris có những chiều sâu tư tưởng hết sức độc đáo Nhà sử học Giuyn Misole đã nhận xét: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victo Hugo xây dựng một toà nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng ngất cao như dãy tháp của toà nhà thờ nọ” [6, 54] 17 Về giá trị nội dung, trước hết với những ấn tượng lãng mạn Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo đã mô tả quá khứ trong. .. phẩm trong mối quan hệ với các tác phẩm cùng thời - So sánh lịch đại: Đặt tác phẩm trong mối quan hệ với các tác phẩm khác thời - So sánh đối chiếu nhân vật Quasimodo của tác giả Victo Hugo với các nhân vật khác trong sáng tác của ông, đồng thời so sánh Quasimodo với các 6 nhân vật khác của các nhà văn khác Qua đó chỉ ra được nét tương đồng và khác biệt Từ đây làm nổi bật hình tượng nhân vật Quasimodo. .. truyện trên, chúng tôi nhận thấy hình tượng Quasimodo được tác giả Victo Hugo tập trung biểu hiện ở những phương diện sau: hình hài bất thành nhân dạng, công cụ nô dịch của tôn giáo, sự thức tỉnh hiện thân cho công lí nhân dân, một trái tim, một tâm hồn cao thượng 2.1 Hình hài “bất thành nhân dạng” Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, hình hài của Quasimodo được Victo Hugo xây dựng nên bằng những nét... Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo 7 CHƢƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG Với tác phẩm này, Victo Hugo đã rất chú ý xây dựng hình tượng các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Quasimodo Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của ông trong tác phẩm này rất sắc sảo, độc đáo, qua đó giúp tác giả làm nổi bật được tư tưởng chủ đề của tác phẩm Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ của đề tài đã xác định trước đó, trong chương . nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo. Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo. . nhân vật của Victo Hugo trong tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris. 4. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức. phá hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris.Từ đó khóa luận bước đầu khám phá những nét đặc sắc cơ bản trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w