Công cụ nô dịch của tôn giáo

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.Công cụ nô dịch của tôn giáo

Cuộc sống bất hạnh từ thuở mới lọt lòng đã vô tình cướp đi hạnh phúc của Quasimodo, biến gã kéo chuông nhà thờ trở thành công cụ nô dịch đích thực của tôn giáo. Từ đó, Quasimodo tự nguyện và chấp nhận làm mọi việc dưới sự sai bảo ra lệnh của tên thày tu C.Frollo - phó giám mục nhà thờ Đức bà, hắn cũng chính là kẻ đại diện cho nền thống trị tôn giáo khắc nghiệt của xã hội Pháp lúc bấy giờ.

Vậy thì nguyên nhân nào đã khiến cho Quasimodo trở thành công cụ nô dịch của tôn giáo? Đó chính là do phó giám mục C.Frollo - kẻ đại diện cho nền thống trị khắc nghiệt của tôn giáo xã hội Pháp lúc bấy giờ. Chính tên cha nuôi và những định kiến của xã hội đó đẩy Quasimodo xuống tận sâu đáy cùng của tội lỗi. Từ khi sinh ra, Quasimodo đã bị cha mẹ bỏ rơi, trở thành đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Quasimodo trở thành “ĐỨA TRẺ VÔ THỪA NHẬN”(mọi kẻ từ thiện ai thích cứ việc đem về nuôi). Tuổi thơ của Quasimodo đáng thương và tội nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, phó giám mục C.Frollo đã xuất hiện như một vị cứu tinh, ông ta đã nhận nuôi và trở thành cha nuôi của Quasimodo. Từ đây, Quasimodo sinh sống và lớn lên trong Nhà thờ Đức bà, cuộc sống của kẻ khốn nạn đó từ đây gắn chặt với nhà thờ, với C.Frollo, hay nói chính xác cụ thể hơn là cuộc đời Quasimodo gắn chặt với tôn giáo. Vì lòng biết ơn đối với phó giám mục nên vô tình Quasimodo đã trở thành công cụ nô dịch của tôn giáo, đồng thời là tay sai đắc lực của phó giám mục C.Frollo.

Như vậy, Quasimodo đã thực sự trở thành công cụ nô dịch của tôn giáo. Vậy những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?

Vì lòng biết ơn đối với cha nuôi C.Frollo, Quasimodo tỏ ra mình là người trung thành hết mực, sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà cha nuôi giao phó. Quasimodo không hề suy nghĩ xem mệnh lệnh đó là đúng hay sai, là tốt hay

xấu, nên làm hay không nên làm. Tất cả đối với Quasimodo chỉ là sự phục tùng phó giám mục một cách tuyệt đối và máy móc. Quasimodo không hề do dự, băn khoăn trong bất cứ mệnh lệnh nào cả của C.Frollo. Chỉ cần là lệnh của phó giám mục truyền xuống thì dù có khó khăn nguy hiểm đến mấy, Quasimodo cũng nhất định làm cho bằng được. Victo Hugo đã dùng những lời lẽ như sau để minh chứng cho lòng biết ơn sâu sắc của Quasimodo đối với cha nuôi:

“Không có gì so sánh nổi uy quyền của phó chủ giáo đối với gã kéo chuông hoặc sự tận tuỵ của gã kéo chuông với phó chủ giáo. Chỉ cần C.Frollo ra hiệu và Quasimodo có ý muốn làm vừa lòng ông ta là nó sẵn sàng nhảy ngay từ ngọn tháp nhà thờ Đức bà xuống đất. Quả là một điều đáng chú ý về tất cả sức mạnh thể lực đó, nó phát triển tới mức hết sức phi thường ở Quasimodo và được mù quáng trao vào tay kẻ khác sử dụng. Trong đó rõ ràng có lòng tận tâm của người con và tình quyến luyến của đày tớ, cả sự mê hoặc một linh hồn bởi một linh hồn khác […]. Sau hết và trên hết là lòng biết ơn. Một lòng biết ơn

được đẩy tới giới hạn tột cùng, khiến ta không còn biết so sánh với gì” [19,

189]. Kẻ đại diện cho nền thống trị tôn giáo hà khắc, độc ác và tàn bạo của đô thành Paris như là C.Frollo đã trở thành chủ nhân thực sự của Quasimodo, Quasimodo sống và làm việc dưới quyền lực của phó giáo chủ. Định mệnh của Quasimodo chính là định mệnh của thần quyền, của nhất thống giáo điều, của huyền thoại và của Chúa. Cuộc đời và tương lai của Quasimodo luôn luôn phát triển theo ý hướng của nhà thờ, của phó giám mục.

Rõ ràng Quasimodo là tên nô lệ phục tùng nhất, là gã đày tớ ngoan ngoãn nhất, đồng thời là con chó tinh nhanh nhất của phó giám mục. Lòng biết ơn đối với phó giám mục và sự gắn bó khăng khít với nhà thờ đã ràng buộc và khiến Quasimodo trở thành công cụ nô dịch của tôn giáo. Quasimodo làm việc theo sự sai bảo của phó giám mục một cách áp đặt, mù quáng, thậm chí là có bị cha nuôi mắng nhiếc, chửi rủa, Quasimodo cũng không bao giờ oán trách:“Cho nên lòng biết ơn của Quasimodo thật sâu xa, say đắm, vô bờ và mặc dù vẻ mặt cha nuôi luôn u ám, nghiêm khắc, lời nói thường cộc lốc, nghiệt ngã, hách dịch,

lòng biết ơn đó không hề suy suyển giây phút nào” [18, 188]. Một hành vi rất

cụ thể biểu hiện việc Quasimodo đã rất trung thành với phó giám mục đó chính là việc hắn tuân lệnh phó giám mục đi bắt cóc Esmeralda. Khi C.Frollo vừa ra hiệu, Quasimodo liền hiểu tất cả và hắn liền bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ. Tuy thất bại, Quasimodo không bắt được Esmeralda đem về cho phó giáo chủ nhưng qua hàng loạt những chi tiết miêu tả quá trình bắt cóc Esmeralda của Quasimodo cũng đủ chứng minh cho chúng ta thấy được sự trung thành, tận tuỵ hết mực của hắn đối với nhà thờ và đối với C.Frollo: “Quasimodo chạy lại, gạt

tay một cái đủ khiến chàng lộn cổ ngã lăn ra đường, rồi vội chạy vụt vào bóng

tối, ôm theo cô gái nằm rũ trên cánh tay hắn như dải lụa” [19, 92]. Dù nhiệm

vụ có nguy hiểm đến đâu, khó khăn đến thế nào, Quasimodo cũng lập tức làm ngay mà không chút do dự, bởi đó là lệnh của phó giám mục C.Frollo. Như vậy, đến đây chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Quasimodo chính là một thứ công cụ nô dịch nguy hiểm của tôn giáo, công cụ ấy được sản sinh ra từ thứ tôn giáo hà khắc, nghiệt ngã và bảo thủ.

Trở thành công cụ nô dịch của tôn giáo đối với Quasimodo là một bước ngoặt trong cuộc đời của hắn, nhưng bước ngoặt ấy là bước ngoặt tiêu cực, nó đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng mà chính bản thân Quasimodo cũng không nhận thức được.

Đầu tiên, việc Quasimodo trở thành công cụ nô dịch của tôn giáo đã khiến hắn ngày càng trượt dài trên con đường tội lỗi, càng lấn sâu vào bóng tối cuộc đời. Từ nhỏ, cuộc đời Quasimodo đã bất hạnh nay lại càng đau khổ hơn. Bản chất con người Quasimodo ngày càng bị tha hoá, bị thiêu rụi. Quasimodo trở nên ích kỉ, độc ác. Đồng thời, một khi đã trở thành tay sai của tôn giáo thì vô hình chung Quasimodo đã tiếp tay cho cái ác tồn tại và phát triển, giáo điều giống như một đám mây mù ngày càng che lấp đi những giá trị nhân bản tốt đẹp của đạo đức con người, cuộc sống con người bị bóng tối che lấp, tội ác ngự trị xã hội. Kẻ đại diện cho sức mạnh của thần quyền, của chế độ phong kiến tàn bạo - C.Frollo, hắn luôn ngăn cản và huỷ diệt khốc liệt con người. C.Frollo đã lợi dụng nhà thờ, lợi dụng lòng biết ơn của Quasimodo để thực hiện những ý đồ xấu xa đê hèn của chính hắn. Hắn đang biến con người trở thành quỷ dữ. Sức mạnh của tôn giáo lúc bấy giờ chính là như vậy. Nó huỷ diệt con người, dìm con người xuống hố sâu của địa ngục tội ác.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 28 - 30)