Hình hài“bất thành nhân dạng”

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 25 - 28)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.Hình hài“bất thành nhân dạng”

Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, hình hài của Quasimodo được Victo Hugo xây dựng nên bằng những nét vẽ gồ ghề, xấu xí. Có thể nói đó là một hình hài “bất thành nhân dạng”. Vẻ ngoài khủng khiếp đó của Quasimodo khiến mọi người sợ hãi, họ thấy Quasimodo giống như một con quái vật. Chắc hẳn sẽ có không ít độc giả cho rằng Victo Hugo đã quá lạnh lùng với nhân vật Quasimodo khi mà chính ông đã nhào nặn nên hình hài của hắn bằng những ngôn từ vô cùng thô thiển, kinh dị. Dưới ngòi bút của Hugo, Quasimodo hiện lên với vẻ ngoài xấu tới mức thậm tệ, xấu từ đầu đến chân, tay, lưng, mắt. Có lẽ trong số vô vàn những pho tượng nhân vật văn học được đúc tạc từ trước tới nay thì nhân vật Quasimodo của Victo Hugo là xấu nhất.

Trong Quyển 1, chương V của cuốn tiểu thuyết với nhan đề:“Quasimodo”, tác giả Victo Hugo đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một bản thể Quasimodo xấu xí với đủ mọi tật nguyền. Trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, cụ thể là nhân dân thành phố Paris cổ kính, không có ai muốn tới gần Quasimodo, chẳng có ai thèm giao tiếp, họ tỏ thái độ xa lánh ruồng bỏ đối với Quasimodo. Họ hoàn toàn không thừa nhận Quasimodo với tư cách là một con người. Chúng ta hãy cùng quay trở lại những trang văn của Victo Hugo và xem những người có mặt trong gian đại sảnh của toà pháp đình đã nhìn Quasimodo bằng con mắt như thế nào?

Đầu tiên là những lời miêu tả của chính tác giả Victo Hugo về nhân vật của mình: “Chúng tôi không định giúp độc giả có một ý niệm về cái mũi bè bè thành ba mặt tam giác, cái mồm vành móng ngựa, con mắt trái ti hí che lấp bởi

chùm lông mày đỏ quạch rậm rì trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng, hàm răng khấp khểnh, hổng đôi ba chỗ như lỗ châu mai pháo đài, cặp môi sần chai có chiếc răng mọc đâm ra như ngà voi, cái cằm vênh váo, và nhất là vẻ mặt toát ra từ mọi cái đó, một thứ hỗn hợp tinh quái,

kinh ngạc và buồn rầu” [19, 66]. Quả thực chỉ qua vài nét phác hoạ đó thôi

cũng đủ giúp chúng ta có những cái nhìn tổng thể ban đầu về hình hài của Quasimodo. Dường như đó đích thực không phải là bộ mặt người, bộ mặt đó khiến người ta liên tưởng đến loài quỷ dữ nhiều hơn. Nó có thể làm cho một đứa trẻ thơ khóc thét lên vì quá sợ hãi. Đúng như cái tên của hắn (Quasimodo có nghĩa là quái dị), hắn vừa dị hình vừa dị dạng (vừa chột lại vừa thọt).

Còn đây là cảm nhận của mọi người trong ngôi nhà nguyện khi họ được nhìn thấy tận mắt vị cuồng đãng giáo hoàng may mắn - chính là Quasimodo:

“Hoặc đúng hơn cả người hắn là một khối nhăn. Một cái đầu to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch; giữa đôi vai là cái bướu kếch xù làm đằng trước ngực như nhô ra; hệ thống đùi và chân vòng kiềng bẻ quẹo rất kỳ quái, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối và nhìn thẳng đằng trước, trông giống như hai lưỡi hái kề nhau ở chỗ tay cầm; hai bàn chân to bè, hai bàn tay lớn khủng khiếp, và cùng với cả hình thù quái dị này, còn là một dáng đi đáng sợ, rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn và

qủa cảm” [18, 66]. Quasimodo hiện lên không chỉ có bộ mặt gớm ghiếc, dữ tợn

không khác gì loài thú vật, loài quỷ dữ, mà hắn còn có cả những hành động, cử chỉ, dáng đi, điệu bộ rất thô kệch. Người gì mà lại giống “một cỗ máy tháo rời

từng mảnh rồi lại hàn vào nhưng một cách vụng về” [18,67]. Từ mắt, mũi, cằm,

miệng, cho đến chân, tay, vai, lưng, tất cả đều là những khối thịt nhăn nhúm, nhầy nhụa và ghê tởm. Một sự xấu xí được miêu tả tận độ.

Như vậy, dưới ngòi bút của V.Hugo, Quasimodo được khắc hoạ là một con người đội lốt quỷ dữ. Bởi vậy, hắn bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, Quasimodo không được giao tiếp. Nghiên cứu kĩ tác phẩm chúng tôi thấy sự tương phản khác biệt rõ rệt về ngoại hình giữa hai nhân vật: Quasimodo và Esmeralda. Nếu như Esmeralda là một người con gái tài sắc vẹn toàn thì Quasimodo lại là một thằng gù xấu xí. Trong lễ hội “ Các Vua và Hội của thằng điên”, nàng Esmeralda đã xuất hiện với vẻ đẹp thật ấn tượng: “Xung quanh cô mọi người há hốc mồm, chăm chú xem; và quả thực là một con người siêu phàm khi cô cứ thế nhảy múa theo tiếng trống rền trên đôi cánh tay tròn lẳn và thanh tao giơ cao quá đầu, với dáng người mảnh dẻ, lả lướt và nhanh nhẹn như ong vò vẽ, trong chiếc áo nịt kim tuyến phẳng phiu, áo dài sặc sỡ phồng bay, với đôi vai trần, cặp chân thon thỉnh thoảng lộ ra dưới váy, mái tóc huyền, cặp mắt rực lửa”

chăm chú nhìn cô. Victo Hugo đã dành sự ưu ái cho nàng Esmeralda khi ông xây dựng nên hình ảnh một người thiếu nữ không chỉ xinh đẹp mà còn đầy tài năng. Nàng Esmeralda toả sáng trong điệu múa của mình, cô nhảy, cô lượn vòng, cô xoáy tít trên tấm thảm Ba Tư cũ, thoải mái trong đôi giày xinh xinh. Với điệu múa ấy, thế giới như chỉ còn lại có mình Esmeralda. Nói tóm lại, trong tác phẩm, Esmeralda là một cô gái xinh đẹp, tài năng, ở cô chất chứa một vẻ đẹp thật toàn mĩ, hoàn hảo. Tương phản hoàn toàn với vẻ đẹp ấy của cô gái Bohemieng là sự xấu xí, thô nhám của ngoại hình Quasimodo: hắn có gương mặt xấu xí và dáng vẻ ghê gớm, quái dị với đủ mọi tật nguyền trên cơ thể chắc khoẻ. Hắn xấu xí, vì thế hắn bị hết thảy mọi người xa lánh, chê cười. Trong tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris, Quasimodo xuất hiện đầu tiên trong buổi lễ hội Vua và thằng điên, chúng ta hãy cùng xem sự miêu tả của mọi người về hình dáng bên ngoài của Quasimodo:“cái mũi bè bè thành ba mặt tam giác, cái mồm vành móng ngựa, con mắt trái ti hí che lấp bởi chùm lông mày đỏ quạch rậm rì trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng, hàm răng khấp khểnh, hổng đôi ba chỗ như lỗ châu mai pháo đài, cặp môi sần chai

có chiếc răng mọc đâm ra như ngà voi, cái cằm vênh váo” [19, 66]. Không

những vậy, Quasimodo còn bị thọt, chột, điếc. Có vẻ như tạo hoá đã quá bất công khi dồn hết mọi đau khổ, bất hạnh lên thân phận khốn khổ của hắn. Chúng ta hãy cùng xem từng nhân vật cụ thể trong tác phẩm đã nhận xét về Quasimodo như thế nào? Trước hết là ngài Coopponolo thích thú, lại gần

hắn:“Lạy Chúa! Cha mẹ ơi! Suốt đời tao chưa thấy ai xấu xí tuyệt diệu như

mày. Mày xứng đáng ngôi giáo hoàng ở Rom cũng như ở Paris” [19, 68]. Rồi

tiếp theo là một bác lái quần chẽn cười sằng sặc kiểu dân xứ Phlangđrơ:“Lạy

Chúa! Đúng là một đức giáo hoàng hoàn mỹ” [19, 68].

Robanh Puxopanh, kẻ trước đó không lâu đã bị Quasimodo quẳng ngã đã lên tiếng giễu cợt Quasimodo bằng những lời lẽ châm biếm mỉa mai:“Người với ngợm! Robanh Puxopanh, vẫn còn đau vì bị quẳng ngã, nói: Nó xuất hiện: đó là thằng gù. Nó bước đi: đó là thằng khoèo. Nó nhìn ta: đó là thằng chột. Ta

nói với nó: đó là thằng điếc” [19, 68].

Như vậy, thông qua phép so sánh đối chiếu nhỏ trên, chúng ta thấy nếu như Victo Hugo càng đề cao vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tài năng của Esmeralda bao nhiêu thì ông càng hạ thấp hình hài nhân dạng của Quasimodo bấy nhiêu. Hình hài của Quasimodo là thứ hình hài “bất thành nhân dạng”. Quasimodo được Hugo đúc tạc, nhào nặn bằng những hình thù, đường nét kì quái, dị dạng.

Đến đây bạn đọc sẽ tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao ngòi bút Hugo lại tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn với nhân vật của mình như vậy? Bởi vì Quasimodo chính là nạn nhân của số phận. Việc Victo Hugo miêu tả Quasimodo xấu xí là cách để tác giả cố ý nhấn mạnh về số phận của nhân vật này. Thực chất việc tác giả miêu tả ngoại hình xấu xí của Quasimodo là nhằm mục đích bộc lộ vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật. Đằng sau cái hình hài tưởng chừng như rất xấu xí đó lại ẩn chứa một tâm hồn vô cùng cao đẹp. Hình hài“bất thành nhân dạng” chỉ là cái hiện hữu trước mắt mọi người, nó chỉ mang tính chất biểu hiện mà thôi, quan trọng hơn cả là cái được biểu hiện, đó chính là vẻ đẹp tâm hồn chứa đựng cả một thế giới bí mật ẩn dấu trong sâu thẳm tâm hồn của Quasimodo.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 25 - 28)