Bút pháp lãng mạn

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 58 - 66)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.4. Bút pháp lãng mạn

Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris là tác phẩm tiêu biểu nhất của Victo Hugo có sử dụng bút pháp lãng mạn. Ở đây, bút pháp này đã được tác giả phát huy cao độ nhằm mục đích đi miêu tả hình tượng các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Quasimodo. Với bức chân dung nhân vật Quasimodo, Victo Hugo đã chứng tỏ được tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình về kiểu nhân vật lãng mạn.

Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, bút pháp lãng mạn được thể hiện rõ nét nhất ở sự lí tưởng hoá nhân vật Quasimodo. Đây là nhân vật có sức khoẻ phi thường. Quasimodo xuất hiện nhiều lần và từ nhiều góc độ khác nhau. Đối

với Nhà thờ Đức bà Paris, Quasimodo chính là“linh hồn của ngôi nhà thờ cổ

kính và trang nghiêm”. Sức mạnh phi thường của gã kéo chuông nhà thờ được

thể hiện ở những sự va chạm, nô đùa, gắn bó giữa hắn và nhà thờ. Victo Hugo miêu tả Quasimodo cọ sát vào những chiếc chuông nhà thờ: “Nó bất giác níu

sợi dây thừng trên tháp rồi đánh đu lên và làm rung chuông” rồi “các tháp

chuông mà người ta thường thấy nó bám ở bên ngoài, trèo lên như con thằn lằn leo tường thẳng đứng, hai tháp chuông sóng đôi khổng lồ, rất cao rất nguy hiểm và đáng sợ chẳng hề làm nó chóng mặt ghê hãi, lẩy bẩy choáng váng”

[19, 182]. Thật kì diệu, sự phi thường ấy của Quasimodo đã chế ngự được nhà thờ, và cũng chỉ có duy nhất hắn mới có sức mạnh như vậy: “Cứ trông các toà tháp thật ngoan ngoãn dưới bàn tay nó, rất dễ leo trèo, ta có cảm tưởng nó đã

chế ngự được toà tháp” [19, 182].

Sức mạnh lớn lao kì diệu ấy của Quasimodo đã “cảm hoá” được nhà thờ, khiến cho nó trở nên sống động như một thực thể:“Sự hiện diện của con người

kì quái này thổi khắp giáo đường một luồng sinh khí lạ lùng” [19, 187]. Sức

mạnh chế ngự của Quasimodo đối với nhà thờ mạnh mẽ đến nỗi mà “chỉ cần biết có nó ở đó là tưởng như trông thấy trăm ngàn pho tượng trên hành lang và cổng chính đang sống và hoạt động. Có thể nói chính nó khiến toà nhà đồ sộ hô

hấp” [19, 187].

Ngoài ra, bút pháp lí tưởng hoá nhân vật Quasimodo còn được Victo Hugo thể hiện ở vẻ đẹp anh hùng rất bi tráng của hắn khi hắn ra tay cứu giúp Esmeralda ra khỏi lưỡi hái tử thần. Quasimodo cứu Esmeralda là một cảnh tượng vô cùng đẹp và hùng tráng: “Hắn liền trèo qua lan can hành lang, dùng tay, chân, đầu gối bám lấy sợi thừng, rồi thấy hắn tụt xuống theo mặt tiền nhà thờ, như giọt nước mưa chảy dọc tấm kính, chạy vụt tới bên hai tên đao phủ, nhanh như con mèo từ mái đổ xuống, đấm gục bọn chúng bằng hai quả tống thôi sơn, một tay nhấc cô gái Ai Cập như trẻ con nhấc búp bê, rồi nhảy vọt một cái vào tận trong nhà thờ, vừa nâng cô gái cao quá đầu, vừa thét vang: Tị

nạn!” [19, 595]. Dân chúng chứng kiến hành động cao thượng, anh hùng đó của

Quasimodo thì: “phụ nữ kẻ khóc người cười, đám đông dậm chân vỗ tay thích thú, vì lúc đó Quasimodo quả thực đẹp. Đứa con mồ côi, đứa trẻ nhặt được, đồ

bỏ đi đó, chính nó, đúng là đẹp thực” [19, 415]. Quasimodo quả thực “là con

người mang sức mạnh của Chúa” [19, 416].

Ở đây, ta thấy nhân vật Quasimodo có rất nhiều điểm tương đồng so với nhân vật GiăngVangiăng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ. Giống như nhân vật Quasimodo, Hugo đã dùng phương pháp xây dựng những hình tượng

to lớn, phi thường để mô tả tâm hồn siêu việt, cao thượng của GiăngVangiăng gây ấn tượng hùng vĩ trong lòng người đọc. Trong Những người khốn khổ, Hugo đặc biệt nhấn mạnh sức khoẻ phi thường của nhân vật GiăngVangiăng. GiăngVangiăng trong tác phẩm là một người tù khổ sai cương nghị. Vì tiếng kêu bi thảm của các cháu đang đói lả đã thôi thúc anh phải đập vỡ kính lấy trộm miếng bánh cho các cháu. Vì hành động đó, anh bị giam vào tù. Và tất thảy kể cả vượt ngục và trốn trại, GiăngVangiăng bị ở tù 19 năm trời. Và trong những lần vượt ngục ấy, anh đã chứng tỏ được sức khoẻ phi thường tiềm ẩn trong con người anh. V.Hugo đã xây dựng một GiăngVangiăng rất cường tráng với sức mạnh đáng kinh ngạc. Trong tù, không ai bì kịp được với sức lực của GiăngVangiăng: “Lúc làm việc nặng như dòng dây cáp, quay tời, anh làm khoẻ bằng bốn người. Có lúc anh kê vai nhấc bổng hay lấy lưng đỡ những vật nặng

hằng mấy tạ và khi cần thì thay thế cả cái dụng cụ gọi là cái kích” [20,148].

Không chỉ là con người có ý chí nghị lực hơn người, GiăngVangiăng còn là hiện thân của tình yêu thương con người tuyệt đối. Trước kia, GiăngVangiăng biết thương yêu và thù hằn. Bây giờ, anh yêu thương tất cả mọi người, tha thứ cho cả kẻ thù của mình. Anh đã đứng lặng bên Phăngtin xám ngắt chờ con, che chở cho Codet, cứu một nạn nhân sắp bị rơi vào vực thẳm. Lời trăn trối cuối cùng cũng là điều mà GiăngVangiăng đã thể hiện trọn đời:

“Trong đời chỉ có một điều ấy thôi là yêu nhau”. Đó chính là sức mạnh phi

thường, vẻ đẹp tâm hồn cao cả của nhân vật GiăngVangiăng.Vẻ đẹp và sức mạnh đó tương đồng đặc biệt với nhân vật Quasimodo. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt cơ bản giữa hai nhân vật này đó là GiăngVangiăng đã được thức tỉnh để quay về với lương thiện sớm hơn Quasimodo. Ngay sau khi được cha sứ cảm hoá, GiăngVangiăng đã nhận thức được sai lầm của mình và quyết tâm tìm về với cái thiện. Còn Quasimodo thì phải đến những giây phút cuối của cuộc đời mới thật sự được thức tỉnh. Nhưng dù vậy, họ vẫn đều là hiện thân của tinh thần nhân đạo cao cả trong sáng tác của Victo Hugo.

Bút pháp lãng mạn trong Nhà thờ Đức bà Paris còn được thể hiện ở biện pháp nghệ thuật tương phản mà Hugo đã kì công xây dựng và biểu hiện cụ thể ở sự tương phản giữa hai cặp nhân vật Quasimodo và Esmeralda; Quasimodo và Claude Frollo cùng sự tương phản ở trong chính con người Quasimodo: chính là sự tương phản giữa ngoại hình và nội tâm của nhân vật.

Đầu tiên là cặp nhân vật Quasimodo và Esmeralda. Nếu như Victo Hugo miêu tả Quasimodo xấu xí bao nhiêu thì đồng thời ông lại đề cao vẻ đẹp và tài năng của Esmeralda bấy nhiêu. Trong Quyển 1, chương V: Quasimodo, Victo

Hugo đã miêu tả Quasimodo bằng những nét vẽ như sau: “Hoặc đúng hơn là cả người hắn là một khối nhăn. Một cái đầu to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch; giữa đôi vai là cái bướu kếch xù làm đằng trước ngực như nhô ra; hệ thống đùi và

chân vòng kiềng bẻ quẹo rất kỳ quái” [19, 66]. Xấu xí, ngu độn, mù loà, tật

nguyền…là tất cả những thứ thuộc về Quasimodo. Ngoại hình thô kệch lại thêm ngu dốt: Quasimodo chỉ biết làm mỗi việc là gióng chuông nhà thờ. Ngòi bút của Victo Hugo tỏ ra lạnh lùng tuyệt đối khi đi phác hoạ bức chân dung ngoại hình của Quasimodo. Còn ngược lại, với Esmeralda, Victo Hugo lại dành cho cô sự ưu ái đặc biệt, không chỉ để cho Esmeralda sở hữu vẻ đẹp làm cho đám đông dân chúng phải“há hốc mồm, chăm chú xem” [19, 80] mà còn cho cô là một người tài năng. Khi nhìn cô biểu diễn, họ nhận xét cô là một người “siêu

phàm khi cô cứ thế nhảy múa theo tiếng trống rền trên đôi cánh tay tròn lẳn và

thanh tao giơ cao quá đầu” [19, 80]. Esmeralda là một cô gái Ai Cập trẻ trung và

tràn đầy sức sống, cô luôn khao khát sẽ tìm lại được cha mẹ đẻ của mình. Điều này thì nhân vật Quasimodo hoàn toàn không có. Đó là những nét tương phản đối lập mà Victo Hugo đã xây dựng lên ở cặp đôi Quasimodo và Esmeralda. Và mục đích của Victo Hugo khi đi khắc hoạ những đặc điểm tương phản đó chính là nhằm làm nổi bật thân phận và khát vọng tình yêu của Quasimodo.

Tiếp theo là cặp đôi Quasimodo và phó giám mục C.Frollo. Cũng tương tự như cặp đôi Quasimodo và Esmeralda, Victo Hugo chủ yếu tập trung cao độ đi làm rõ sự tương phản giữa ngoại hình và phẩm chất của hai nhân vật. Nếu như Quasimodo là người có vẻ ngoài xấu xí bị mọi người khinh rẻ, học vấn lại thấp kém thì ngược lại đối với C.Frollo, tác giả đề cao vẻ ngoài phương phi đẹp trai , giỏi giang, tri thức uyên thâm chứa lượng kiến thức khổng lồ. Nhưng ngược lại, Frollo lại là người có hai mặt, vẻ đạo mạo đẹp đẽ bên ngoài kia là vỏ bọc cho bản chất nham hiểm, sảo quyệt không ai ngờ tới của y. Vì tình yêu mù quáng với Esmeralda mà y trở nên tham lam, sảo quyệt. Dục vọng hèn hạ, đê tiện đã dìm y xuống tận hố sâu mà không có lối thoát. Y ích kỉ, lòng ngập tràn hận

thù:“Ông thét lên lanh lảnh, như kẻ khốn khổ bị in dấu nung đỏ,nghiến răng

ken két, nói:“Thế thì mi phải chết” rồi hắn:“liền tóm lấy cổ, xô mạnh và quật

ngã xuống đất rồi rảo bước đi nhanh về phía góc tháp Rolang, nắm lấy đôi bàn

tay đẹp kéo lê cô gái theo sau” [19, 559]. Như vậy, nếu như Quasimodo là hiện

thân cho vẻ đẹp tâm hồn thì C. Frollo lại là hiện thân cho kẻ trí thức nhưng lại có tâm hồn thú vật khiến người khác thấy căm ghét, ghê tởm.

Claude Frollo - phó chủ giáo của nhà thờ Đức bà Paris là con người mang hình dáng bề ngoài đẹp đẽ, là con người am hiểu tinh thông“tri thức nhân

đen tối với những dục vọng thấp hèn và đã mang lại tai hoạ cho Esmeralda - cô vũ nữ trong trắng, xinh đẹp tài năng và giàu lòng thương người. Bởi thứ tình yêu mù quáng điên cuồng với những ham muốn nhục dục tầm thường, đê tiện, Claude Frollo đã dần bị biến chất, hắn bị tình yêu làm mờ mắt. Hắn không còn quan tâm đến đạo lí tốt đẹp mà trước đó hắn đã được học, con người ấy giờ đây không khác gì một con thú vật đang lồng lộn, đang mất trí đi tìm con mồi. Đầu tiên, hắn sai Quasimodo đi bắt cóc Esmeralda về cho hắn. Và trong cuộc chạy trốn khỏi quân lính đang ra sức sát phạt Esmeralda, C.Frollo đã hành hạ, đe doạ nàng bằng những lời lẽ xảo quyệt ghê tởm: “Đúng thế! Sát nhân! Ta sẽ chiếm đoạt em. Em không muốn ta làm nô lệ, ta sẽ là chủ nhân của em. Ta chiếm đoạt em. Ta có nơi ẩn náu, ta sẽ lôi em tới đó. Em sẽ theo ta, nhất định phải

theo ta, nếu không ta sẽ nộp em cho chúng! [19, 558]. Và những cử chỉ thái độ

của tên phó giám mục thật là đê hèn: “mắt ông long lanh vẩn đục và điên cuồng. Cái miệng dâm dật làm đỏ ửng cổ cô gái. Cô giãy giụa trong vòng tay

ông. Ông sùi bọt mép hôn cô tới tấp” [19, 558]. Trước hành động đớn hèn ấy

của C.Frollo, Esmeralda cố gắng hết sức chống cự, cô tuyên bố tình yêu của mình chỉ dành trọn cho viên đại uý Phoebus, như một kẻ khốn khổ bị in dấu nung đỏ, C.Frollo nghiến răng kèn két:“Thế thì mi phải chết!” [19, 559]. Tham vọng không đạt được, C.Frollo hiện nguyên hình bản chất của một kẻ:

“không ăn được thì đạp đổ”.

Ngược lại hoàn toàn với phó giám mục C.Frollo là một Quasimodo - gã kéo chuông nhà thờ Đức bà Paris, người có hình hài bên ngoài tuy xâú xí đến mức ghê tởm nhưng lại có một tâm hồn đẹp đẽ và nồng nhiệt của một con người không hề biết đến tri thức và khoa học. Hắn chỉ là“một loại nửa người

nửa thú, bản năng và dã man”. Tâm hồn của Quasimodo như còn ngủ say và

đang đợi đến lúc được thức tỉnh. Và chính tình thương người, sự đồng cảm sâu sắc của Esmeralda đã cảm hoá Quasimodo. Quasimodo yêu Esmeralda - một tình yêu thiêng liêng và cao đẹp. Quasimodo không nhẫn tâm ích kỉ như phó giám mục C.Frollo, tình yêu của Quasimodo là tình yêu trong sáng, thanh thản và diệu kì. Quasimodo sẵn sàng hi sinh tình cảm của mình để Esmeralda được hạnh phúc.

Như vậy, chúng ta thấy nếu như Quasimodo càng thánh thiện, cao thượng và đức hạnh bao nhiêu thì C.Frollo càng sa đoạ, vật hoá bấy nhiêu. Trong cuốn:

Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX, các tác giả đã

nhận xét:“Sự phát triển giữa hai tính cách của hai nhân vật: Quasimodo và C.Frollo đi theo hai con đường đối lập và nếu tác giả đã dành cho“con người văn minh” là C.Frollo sự bất nhân và những hành vi dã man, thì tình cảm của

Quasimodo đối với Esmeralda chính là tình cảm trong sáng giữa những người

cùng khổ” [17, 111].

Biện pháp nghệ thuật tương phản còn được Victo Hugo sử dụng để nhấn mạnh và làm sáng tỏ sự đối lập giữa ngoại hình và nội tâm của nhân vật Quasimodo. Mặc dù phải mang trên thân mình những đường nét dị hình thế nhưng gã kéo chuông khốn khổ lại có một tình yêu sâu sắc và cao đẹp trong thiên tình sử bi thảm với Esmeralda: Bộ xương dị dạng của Quasimodo quấn chặt bộ xương cô vũ nữ kiều diễm Esmeralda chôn trong khu mộ chung của nhà thờ sau khi cô bị hành hình một cách tàn bạo. Cách kết thúc mang đậm tính chất lãng mạn là một trong những đặc trưng của thi pháp trong sáng tác tiểu thuyết của Victo Hugo, để cho nhân vật của mình phải chết là điều mà Hugo không hề mong muốn, nhưng hiện thực xã hội buộc nó phải thế, điều này chúng ta có thể thông cảm cho tác giả được. Dù thế nào đi nữa, chúng ta vẫn khẳng định chắc chắn được rằng trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, Victo Hugo đã sử dụng rất nhiều những biện pháp nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn, đây là một trong những thành công rất đáng ghi nhận của tác giả Victo Hugo. Sự tương phản giữa ngoại hình và nội tâm của Quasimodo giúp cho Victo Hugo khắc hoạ được rõ nét hơn vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. Giữa đô thành Paris còn đầy rẫy những tối tăm và bất công ngang trái ấy, Quasimodo hiện lên như một ngôi sao toả sáng và chiếu rọi mọi phẩm chất tốt đẹp đáng ngợi ca của con người. Đây là một hình tượng rất đẹp và qua hình tượng đó, tác giả V.Hugo đã khẳng định được “triết lý tình thương” - một giá trị nhân đạo hết sức cao đẹp trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của ông.

* Tiểu kết:

Nghệ thuật huyền thoại hoá nhân vật với pháp bút lí tưởng hoá cùng thủ pháp tương phản đã được V. Hugo sử dụng rất thành công qua chân dung nhân vật Quasimodo. Nhân vật của V. Hugo bao giờ cũng mang đậm dấu ấn đặc trưng, đây cũng là biểu hiện của mĩ học lãng mạn luôn luôn muốn tạo cái khác thường, cái phi thường. Nhân vật là sáng tạo mang dấu ấn đậm nét nhất của cá tính sáng tạo, do đó từ phương diện này chúng ta có thể nói ông đã tạo ra những nhân vật đặc thù. Đối với V. Hugo, mỗi nhân vật phải là một sáng tạo trở thành nguyên tắc thống nhất trong tư tưởng của ông. Chính điều đó khiến cho tư tưởng và nghệ thuật của V. Hugo trở thành những hạt ngọc toả sáng cho chính dân tộc ông và có những giá trị phổ biến cho các dân tộc khác.

PHẦN KẾT LUẬN

Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris đi sâu vào biểu hiện, khám phá những vẻ đẹp cao quý trong hình tượng nhân vật Quasimodo, đồng thời có những đóng góp lớn về mặt nghệ thuật. Tìm hiểu hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, cá nhân tôi đã rút ra được một số kết luận như sau:

Thứ nhất, qua tiểu thuyết ta thấy được tinh thần nhân đạo, tình yêu thương tha thiết, bay bổng với cuộc sống và con người của Victo Hugo. Con người trong quan niệm của Hugo luôn vận động, biến đổi và không ngừng phát triển.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)