6. Cấu trúc của khóa luận
2.3. Sự thức tỉnh hiện thân cho công lí nhân dân
Victo Hugo là nhà văn của những người bình dân nghèo khổ và bất hạnh, nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất của xã hội tư sản - độc tài chuyên chế cùng giáo hội tàn bạo, khắc nghiệt. Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo của ông đã thấu hiểu những hoàn cảnh thiếu nhân tính làm cho con người bị tha hoá. Viết về những con người dưới đáy của xã hội, Victo Hugo đã bộc lộ sự cảm thông của một trái tim nhân đạo lớn. Victo Hugo trong những nhận xét và đánh giá, đã xuất phát từ lợi ích và yêu cầu của chính những con người cùng khổ nhất, không có quyền, bị xã hội áp bức, chà đạp xuống tận bùn đen. Với trái tim đầy yêu thương của mình, Victo Hugo vẫn tin rằng, trong tâm hồn của Quasimodo, một con người với cái vẻ bề ngoài được mô tả như những
con ác thú ấy, vẫn còn nhân tính, vẫn còn có những khát khao nhân bản tốt đẹp. Đằng sau một bộ mặt xấu xí đến“nhăn nhúm, nhầy nhụa” của Quasimodo vẫn là một con người, một tâm tính người thực sự, cũng khát khao yêu thương, cũng mong muốn hạnh phúc đời thường. Chính vì vậy, Quasimodo đã dần dần thức tỉnh, sau bao tháng ngày sống và bị vùi dập trong tội lỗi của giáo điều. Và cũng chính từ giây phút đó, Quasimodo đã trở thành hiện thân cho công lí của nhân dân, hiện thân cho sự đấu tranh của những con người nghèo khổ nhất bị đẩy tới tận cùng của xã hội Pháp lúc bấy giờ.
Sự thức tỉnh của Quasimodo trong tác phẩm chính là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Quasimodo. Ánh sáng cuộc sống đã trở lại sau bao tháng ngày Quasimodo làm công cụ nô dịch của tôn giáo. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn tới sự thức tỉnh đó của Quasimodo?
Trước hết, đó là bởi sự quay lưng, sự phản bội phũ phàng trắng trợn của tôn giáo, thần quyền mà đại biểu ở đây chính là tên phó giám mục C. Frollo. Chính sự đối xử bất công, tàn bạo vô nhân tính C.Frollo đã khiến cho Quasimodo nhận rõ ra được bản chất thâm hiểm thực sự ẩn sau bộ mặt đạo đức giả dối của tên thày tu này. Biểu hiện cụ thể của sự thức tỉnh này chính là sự kiện Quasimodo tuân theo mệnh lệnh của C.Frollo đi bắt cóc Esmeralda nhưng không thành và đã bị giáo hội bắt giữ. Trong hoàn cảnh ấy, C.Frollo lộ rõ bản chất của mình, hắn đã không ra tay cứu giúp lấy Quasimodo. Trước đó, khi chưa phát hiện ra bản chất thật của tên cha nuôi, dưới sự hành hạ, tra tấn dã man của giáo hội, Quasimodo cố gắng cắn răng chịu đựng, không thèm van xin nửa lời, hắn gục đầu xuống ngực làm như chết. Và khi phó giám mục C.Frollo xuất hiện, Quasimodo sung sướng, trong lòng tràn đầy hi vọng rằng cha nuôi sẽ ra tay cứu mình. Nhưng sự thật phũ phàng đã đập tan niềm ảo tưởng của Quasimodo, C.Frollo lạnh lùng quay mặt đi, không cứu Quasimodo trong cơn khổ nạn. Hắn đã nhẫn tâm quay đi để lại kẻ môn đồ khốn khổ của mình với nỗi đau, nỗi tuyệt vọng ghê gớm. Lúc này, đối với Quasimodo, hình ảnh một vị tu sĩ cao cả mà từ trước tới nay hắn luôn đề cao trân trọng và biết ơn nay đã không còn nữa. Trong giây phút ấy, Quasimodo chua chát thất vọng, vẻ mặt lộ rõ tâm trạng đau khổ tột cùng. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh đầu tiên của Quasimodo. Hắn nhận ra rằng, bấy lâu nay mình đã nhầm tưởng, thực chất của cái thứ tôn giáo mà hắn luôn luôn thờ phụng, tin tưởng và phục vụ ấy chỉ là thứ tôn giáo vô tình, giả dối và độc ác. Tôn giáo ấy sẵn sàng quay lưng với Quasimodo, phó giám mục đã phản bội hắn.
Nguyên nhân thứ hai được coi như là “chất xúc tác” làm cho quá trình thức tỉnh lí trí của Quasimodo diễn ra nhanh hơn đó chính là tình yêu thương của Esmeralda dành cho Quasimodo. Vào chính cái giây phút giáo hội và cha nuôi quay lưng phản bội Quasimodo thì cô gái múa rong Esmeralda đã xuất hiện. Nói cách khác, khi Quasimodo nhận ra bản chất thật của giáo hội cũng chính là lúc sự thức tỉnh lương tri, tình yêu thương con người trong Quasimodo trỗi dậy mãnh liệt. Một sự hồi sinh kì diệu! Nó được thể hiện rõ nét ở hành động mang nước đến cho Quasimodo uống của Esmeralda. Khi Quasimodo đang khát cháy cổ họng vì bị bêu nắng trên giàn một tiếng đồng hồ, không có ai trong đám đông lấy điều đó để thương hại, cảm thông với Quasimodo. Ngược lại, đám đông, họ ra sức giễu cợt, lăng nhục Quasimodo. Chính trong khoảnh khắc đó, Esmeralda đã xuất hiện như một vị cứu tinh của Quasimodo, nàng đem đến cho gã kéo chuông hèn mọn những giọt nước mát lành, giúp cho tên gù khốn khổ thoát khỏi cơn khát đang hành hạ cổ họng hắn. Cảnh tượng ấy đã được Victo Hugo diễn tả vô cùng cảm động: “Không nói một lời, cô gái lại gần tội nhân đang vùng vẫy vô ích để né tránh, rồi tháo chiếc bình nước ở dây lưng
nhẹ nhàng đưa sát vào đôi môi khô khốc của kẻ khốn khổ” [19, 278]. Và Victo
Hugo cảm nhận:“Một cảnh tượng siêu phàm thật sự: bất kì ở đâu cảnh tượng đó cũng cảm động khi một cô gái xinh đẹp, tươi tắn, thuần khiết, duyên dáng và đồng thời rất yếu ớt, động mối từ tâm, chạy tới như vậy, để cứu giúp một kẻ chất chồng đủ nỗi khổ ải, cổ quái và độc ác. Trên giàn bêu tù, cảnh tượng đó
thật siêu phàm” [19, 276]. Và cũng chính từ giây phút này, Quasimodo đã
không còn tin tưởng phó giám mục C.Frollo nữa. Trong tâm lí và nhận thức của Quasimodo đã có một sự biến đổi lớn đó là “công cuộc thi hành công lí nhân dân” hết sức ngoạn mục. Từ nhận thức này đã biến đổi thành hành động cụ thể, Quasimodo đã thực sự hành động vì công lí. Đến ngày ra pháp trường, trong những giây phút quyết định ranh giới giữa sự sống và cái chết, Esmeralda đã được Quasimodo cứu sống, công lí nhân dân đã được thực hiện và toả sáng. Hành động quyết liệt và mạnh mẽ ấy chứng tỏ sự thức tỉnh trong con người Quasimodo, công lí nhân dân đã cảm hoá con quỷ dữ, con quái vật vốn trước đây là công cụ của tôn giáo. Hành động cứu Esmeralda là một cảnh tượng vô cùng đẹp và hùng tráng. Hành động của Quasimodo nhanh gọn, dứt khoát trong tư thế của một người anh hùng:“Quasimodo chạy vụt tới hai bên đao phủ, nhanh như con mèo từ mái nhảy xuống, đấm gục bọn chúng bằng hai quả tống thôi sơn, một tay nhấc cô gái Ai Cập như trẻ con nhấc búp bê, rồi nhảy vọt một cái vào tận trong nhà thờ, vừa nâng cô gái lên quá đầu vừa thét vang:“Tị
ngưỡng mộ thán phục và cảm động, họ reo hò:“Tị nạn ! Tị nạn! Đám đông hò theo và ngàn tiếng vỗ tay làm con mắt độc nhờn của Quasimodo loé lên vui
sướng và kiêu hãnh” [19, 415].
Quasimodo đã trở thành hiện thân cho công lí của nhân dân. Giáo hội, nhà thờ, những kẻ tu sĩ xấu xa, những kẻ đại diện cho pháp luật đã thua cuộc. Quasimodo toả sáng giữa xã hội tối tăm, ngột ngạt đầy rẫy những bất công thủ đoạn. Quasimodo đã hành động dứt khoát, quyết đoán và cao thượng hơn bao giờ hết: “Rồi đột nhiên, nó ghì chặt cô trong vòng tay, trên lồng ngực gồ ghề, như tài sản, như kho tàng, như bà mẹ ôm giữ đứa con, con mắt quỷ sứ của nó cúi nhìn cô,c han chứa yêu thương, đau khổ và tội nghiệp, rồi đội nhiên ngước lên loé sáng. Thế là phụ nữ kẻ cười người khóc, đám đông dậm chân vỗ tay
thích thú, vì lúc đó Quasimodo quả thực đẹp” [19, 415]. Những kẻ trước đây
lăng mạ, sỉ nhục Quasimodo, nay đã phải cúi đầu. Quasimodo đã trở thành người đại diện cho xã hội thi hành công lí, đem lại lẽ công bằng cho những con người nghèo khổ:“Đứa con mồ côi, đứa trẻ nhặt được, đồ bỏ đi đó, chính nó, đúng là đẹp thực, nó cảm thấy mình cao cả và dũng mãnh, nó nhìn thẳng vào cái xã hội từng gạt bỏ nó, mà nó ngang nhiên can thiệp vào, nhìn thẳng vào cái công lí loài người đang nắm giữ con mồi mà nay nó đã giành lại, tất cả bầy hổ đói nay đành chẳng có gì để nhai, bọn sai nha, thẩm phán, đao phủ, tất cả lực lượng của nhà vua vừa bị nó đập tan, nó, một kẻ hèn hạ, mang sức mạnh của
Chúa…” [19, 416]. Cử chỉ, hành động đó của Quasimodo thể hiện lòng dũng
cảm đầy thách thức. Quasimodo trở thành hiện thân cho sức mạnh Chúa tối cao! Trong những chương tiếp theo của cuốn tiểu thuyết, chúng ta thấy được Quasimodo luôn ra sức che chở và bảo vệ cho Esmeralda khi cô trốn trong nhà thờ Đức bà. Quasimodo tìm mọi cách để cha nuôi không làm hại được Esmeralda. Nếu như phó giám mục càng ra sức lùng sục, kiếm tìm Esmeralda để nhằm thoả mãn những ham muốn nhục dục tầm thường của hắn bằng những thủ đoạn hèn hạ, đê tiện thì Quasimodo càng cố công tìm mọi cách để bảo vệ nàng khỏi nanh vuốt của con quỷ dữ đội lốt tu sĩ này. Điều đó đồng nghĩa với việc Quasimodo đã giải cứu Esmeralda và đồng thời kết tội giáo chủ. Quasimodo không còn bị lòng biết ơn mù quáng làm lu mờ ý chí cá nhân. Quasimodo đã phân biệt được tốt và xấu, thiện và ác trong cuộc đấu tranh vì công lí nhân dân.
Như vậy, qua cuộc đời và số phận của Quasimodo, Victo Hugo đã đánh một đòn chí mạng vào sự bất công của xã hội, ông đã thông qua nhân vật Quasimodo của mình phanh phui sự tàn nhẫn của giáo điều, của xã hội Pháp thế
kỉ XV. Ông đã miêu tả thành công bức tranh về một cuộc sống ngột ngạt tăm tối của Quasimodo trong nhà thờ. Có thể nói, với sự quan sát tinh tế, nhãn quan nghệ thuật nhạy bén, V.Hugo đã soi rọi một luồng ánh sáng hiện thực có sức mạnh tố cáo tín điều, giáo hội. Qua đó, ông phơi bày bản chất thối nát, hủ bại đầy bất công của xã hội cũ, đồng thời giúp những con người vốn lương thiện đã một thời từng bị tha hoá có cơ hội được thức tỉnh được quay trở về sống là chính mình.
2.4. Một trái tim, một tâm hồn cao thƣợng
Với trái tim đầy yêu thương của mình, Victo Hugo vẫn tin rằng trong sâu thẳm tâm hồn của những con người dưới đáy bùn xã hội, vẫn còn những khát khao nhân bản. Ông nhận ra rằng đằng sau khuôn mặt xấu xí, gồ ghề, đầy dị tật của Quasimodo vẫn là một con người, một tâm tính người thực sự, cũng khát khao yêu thương, cũng mong muốn hạnh phúc đời thường. Và khi được ngọn lửa tình yêu sưởi ấm, những tâm hồn tưởng như đã cằn cỗi, đóng băng ấy cũng dần ấm lên với những hồi hộp, vui mừng, sung sướng. Thậm chí tận đáy sâu tâm hồn của một kẻ cục súc, tưởng chừng như đã u mê kia, tác giả Hugo vẫn nhìn thấy những rung động thật sự của tình yêu, của niềm khao khát yêu và được yêu tha thiết, chân thành.
Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, bạn đọc cảm động bởi trái tim biết yêu của Quasimodo. Hắn đã yêu, yêu người con gái tên là Esmeralda trong trắng và xinh đẹp bởi cô gái Ai Cập ấy đã từng cứu mạng hắn, cô đã nhìn Quasimodo bằng ánh mắt của một con người, không khinh ghét, không lạnh lùng nhẫn tâm. Mặc dù trước đó Quasimodo đã mù quáng nghe theo lời của tên phó giám mục C.Frollo đi bắt cóc cô, khiến cho Esmeralda hoảng sợ và căm hận. Cả cuộc đời Quasimodo đã phải im lặng hoàn toàn cho đến khi Esmeralda xuất hiện. Với tấm lòng nhân hậu bao dung của mình, Esmeralda đã khiến trái tim vốn đã chết từ lâu của Quasimodo, nay phải loạn nhịp thổn thức. Giây phút Esmeralda đến bên Quasimodo, đưa cho hắn những giọt nước mát lành nhất, đem lại sự sống cho Quasimodo, thì trái tim hắn đã dành trọn cho cô gái này rồi. Bởi trôi theo dòng nước tinh khiết kia khi đi vào cơ thể Quasimodo là một tình cảm cao quý, thiêng liêng và mới lạ. Quasimodo đã yêu Esmeralda thực sự, đó là thứ tình cảm rất mực chân thành và cao cả. Trong cuốn Tiểu thuyết Hugo
của tác giả Đặng Thị Hạnh đã có những dòng viết như sau:“Hugo nhìn thấy ở phẩm chất bị che dấu của Quasimodo - một loại nửa người bản năng và man rợ - một lòng bác ái phù hợp với kinh Phúc âm và ông đã chọn Quasimodo làm biểu tượng cho Nhà thờ Đức bà (cả hai sẽ cứu vớt và che chở cho cô gái nghèo
tội nghiệp, nạn nhân của cái ác xã hội ), chứ không phải là phó chủ giáo C.Frollo, mang trong mình tinh thần tự đè nén khắc nghiệt của giáo điều gia tô
và hệ thống tăng lữ …” [15, 37]. Rõ ràng Hugo đã tiên đoán cho vận mệnh của
nhân vật Quasimodo - một con người với trái tim đầy nhiệt thành, chan chứa tình yêu thương sẽ là nhân vật cứu cánh vĩ đại, là thần hộ mệnh đáng tin cậy nhất của Esmeralda, giúp cô vượt qua được mọi khó khăn và nguy hiểm.
Từ nhỏ, Quasimodo đã bị bỏ rơi, trở thành“đứa trẻ vô thừa nhận” bất hạnh. Năm tháng trôi đi, sự khắc nghiệt, tàn bạo vô nhân đạo của giáo lí nhà thờ, sự nghiêm khắc của C.Frollo đã biến Quasimodo trở thành một con người có trái tim khô cằn, lạnh lẽo không hề biết đến tình thương. Quasimodo sống và bị cô lập ở trong nhà thờ, hắn cho rằng chỉ có cha nuôi, nhà thờ và những pho tượng, giàn chuông mới là bạn của hắn, chỉ có những thứ đó mới thấu hiểu được những nỗi niềm tâm sự của hắn. Quasimodo sống vô tâm như một cái máy không hề biết tới tình người. Trong cuộc sống, Quasimodo không hề biết sống là vui, không bao giờ biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Victo Hugo đau đớn khôn nguôi, ông phẫn uất cao độ trước tình cảnh con người không sao thoát khỏi kiếp sống tù túng, bế tắc như là Quasimodo. Sự tồn tại của Quasimodo dường như chỉ đơn thuần là sự tồn tại sinh học, Quasimodo sống kiếp sống như một con vật. Và có lẽ chỉ từ cái giây phút gặp được Esmeralda, bằng tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc của cô đã cảm hoá được trái tim khô cằn, băng giá vốn đã hoen rỉ bấy lâu nay của Quasimodo. Chính tâm hồn trong sáng đến độ thánh thiện của Esmeralda đã cảm hoá Quasimodo. Chính cô gái ấy đã giúp Quasimodo lần đầu tiên biết sống theo đúng nghĩa một con người. Nếu không nhờ có Esmeralda thì chúng ta đâu có thể biết rằng trong tâm hồn của “con quái vật” là một trái tim rất ấm nóng và tràn trề tình yêu thương đồng loại. Chưa từng yêu ai trong cuộc đời, Esmeralda là người con gái đầu tiên đã đánh tiếng sét ái tình vào trái tim vốn sắt đá, cứng nhắc của Quasimodo. Đức tính hiền lành chân thật, sự đồng cảm sâu sắc với những con người cùng cảnh ngộ của Esmeralda đã đánh thức bản chất lương thiện, trái tim nồng cháy của Quasimodo vốn đã lạnh giá từ lâu trong đáy sâu của tâm hồn. Và tên gù độc ác, tàn nhẫn, gớm ghiếc, biến chất ngày nào nay bỗng trở thành một người đàn ông yêu say đắm cuồng nhiệt. Trái tim của Quasimodo là một trái tim rất đỗi chân thành, tình yêu xuất phát từ sự chân thật của Quasimodo, không hề có một chút gì là toan tính, ích kỉ, hèn hạ, vụ lợi, cũng không hề có những dục vọng hèn kém, tầm thường giống như cha nuôi C.Frollo.
Khi yêu Esmeralda, trái tim Quasimodo luôn thổn thức và cũng hội tụ tất cả mọi cung bậc cảm xúc khi yêu của con người đời thường. Quasimodo trân
trọng thể xác của Esmeralda, điều này được thể hiện rõ nét thông qua chi tiết khi mà Quasimodo ra tay cứu Esmeralda khi cô bị nghi oan là đâm đại uý