Lễ hội Cacnavan

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 57 - 58)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.3.2. Lễ hội Cacnavan

Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, lễ hội Cacnavan chính là: Ngày lễ Vua và Hội cuồng đãng, đây cũng là ngày lễ Chúa hiển hiện diễn ra vào mùng 6 tháng giêng hàng năm. Hội cuồng đãng là một ngày hội lớn nhất của nước Pháp thời trung cổ lúc bấy giờ. Trong Quyển 1 của cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà

Paris, Victo Hugo đã thực sự thành công khi tái hiện lại toàn bộ khung cảnh

đầy huy hoàng diễm lệ của lễ hội trong không khí nhà thờ thiêng liêng - nơi thuộc về Chúa - hiện thân của đấng tối cao.

Ở công trường Grêve, hôm đó có đốt lửa liên hoan, một không khí thật ấm cúng và nhộn nhịp. Họ trồng cây chúc mừng ngày hội tại nhà thờ Braque, và ở toà pháp đình có trình diễn một vở kịch tôn giáo với đầy đủ các thành phần tham gia từ nhân dân đến những người có máu mặt. Từ sáng sớm, nam nữ thị dân khắp nơi đổ về những địa điểm tổ chức lễ hội. Các tư gia và các cửa hiệu đều đóng cửa: dân chúng tụ tập mỗi lúc một đông, chen lấn, xô đẩy nhau và sẵn sàng cãi lộn với bất kì lý do nào vì cái bầu không khí ngột ngạt, khó thở ấy. Nhịp sống sôi nổi, đông đúc xô bồ:“dân chúng kéo tới đông nhất trên các

đường phố quanh toà pháp đình” [19, 15]. Bởi vậy mà “hôm đó không dễ gì

vào nổi gian đại sảnh” [19, 15]. Khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp của lễ hội đã

tạo nên một không khí náo động hơn bao giờ hết của toà pháp đình:“Tiếng thét tiếng cười, tiếng dậm của hàng nghìn bàn chân làm thành tiếng ồn ào và náo

động ầm ĩ” [19, 16].

Bên cạnh không khí xô bồ, náo loạn ấy của các tầng lớp thị dân là cuộc tranh tài đoạt chức Vua điên bắt đầu. Những người dự thi được tác giả tái hiện như những con quái thú. Họ phải hoá trang như thế nào để trông xấu xí nhất, quái dị nhất để được giải. Theo đó, mỗi người ở phía sau tấm màu sẽ phải ló mặt ra cái lỗ tròn để cho khán giả nhận xét. Cái mặt đầu tiên xuất hiện là mí mắt lộn ngược, đỏ lòm, miệng mở rộng răng cổ xiêu vẹo, trán nhăn nheo với cái bớt

ngạo nghễ. Đi liền với nó là một trận cười nổ ra như bắp rang ồn ào và cứ thế bộ mặt thứ hai, thứ ba… mỗi người một vẻ kì quái, xấu xí. Bỗng nhiên một tràng hoan hô nổi lên với tiếng thét lớn “Vua điên” được bầu. Tiếng hoan hô vang dội: Hoan hô! Hoan hô! Có thể nói lễ hội hoá trang rất lớn và đình đám. Quả thật người được giải đúng thật là một hình dạng kinh dị, xấu xí. Người ta lao vào lôi Vua điên ra. Vị Vua điên ấy chính là Quasimodo. Có thể nói toàn bộ thân thể hắn là một sự nhăn nhó. Cái đầu to tướng lởm chởm tóc hung, giữa hai vai là cái bướu lớn. Cặp đùi và cẳng chân cong vẹo kì lạ khiến chúng có thể chạm vào nhau ở đầu gối. Bàn chân kềnh càng, bàn tay bè ra thô kệch. Thằng gù đã xuất hiện trong bối cảnh như thế! Tất cả cái dị hình, dị tướng thoát ra từ cái vẻ cường tráng, dẻo dai, hung tợn đáng sợ. Đó là một thằng khổng lồ bẻ ra rồi chắp nối lại một cách vụng về, dáng dấp của một con khỉ đột. Đó là vua của những thằng điên vừa đăng quang và đó là Quasimodo - người kéo chuông nhà thờ, thằng chột, thằng gù. Dân chúng khắp nơi cất tiếng hoan hô: “Noen!Noen!

Noen!” [19, 65]. Và trong hoàn cảnh ấy, Quasimodo đã: “ lẳng lặng để cho họ

mặc với vẻ ngoan ngoãn kiêu hãnh” [19, 69]. Lúc này, trong con người gã kéo

chuông nhà thờ đang dâng lên một nỗi buồn chua chát. Bởi Quasimodo thấy dưới cái chân hắn là những cái đầu đẹp đẽ, lưng thẳng, đứng hoàn hảo. Phải chăng đây là tâm trạng tủi hờn, chua chát ganh tị của một thằng gù. Trong khung cảnh ấy của lễ hội, lễ hội càng vui bao nhiêu, thì tâm trạng của anh kéo chuông nhà thờ càng chua xót bấy nhiêu. Con người nhiều khi không thể kháng lại số phận. Họ sống và tồn tại với nhau chỉ là sự cam chịu mà thôi.

Như vậy, qua việc miêu tả khung cảnh lễ hội Cacnavan - lễ hội Cuồng đãng giáo hoàng, V.Hugo đã cho chúng ta thấy được bức tranh sinh hoạt phong tục nổi bật của nhân dân Pháp thời kì trung cổ. Đặc biệt, thông qua lễ hội, chúng ta thấy được những biến đổi trong tâm trạng của nhân vật Quasimodo, qua đó bước đầu đi khám phá về tính cách của nhân vật này.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)