Khung cảnh Nhà thờ Đức bà Paris

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 54 - 57)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.3.1.Khung cảnh Nhà thờ Đức bà Paris

Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, nhà thờ có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với nhân vật Quasimodo. Bởi trong con mắt và trong suy nghĩ của Quasimodo thì nhà thờ không chỉ là xã hội mà còn là cả vũ trụ, là toàn bộ thiên nhiên. Tất cả cuộc sống của Quasimodo chỉ tồn tại ở nhà thờ. Khi đi sâu nghiên cứu về khung cảnh nhà thờ và mối quan hệ của nó đối với con người, tác giả Đặng Thị Hạnh khẳng định :“Tựu trung lại kể từ đề mục của chương trong toàn bộ chương này nhan nhản những so sánh và ẩn dụ nói lên sự ngẫu hợp kì

lạ, cân xứng tức khắc, hầu như đồng nhất giữa con người và toà nhà” [15, 35].

Khung cảnh Nhà thờ Đức bà Paris dưới ngòi bút của Victo Hugo không chỉ đơn thuần là sự vật mà là một thực thể mang tâm trạng. Ngôi nhà thờ cổ ấy gắn bó đặc biệt với những suy nghĩ tâm trạng của nhân vật Quasimodo. Khảo sát toàn bộ thiên truyện Nhà thờ Đức bà Paris này chúng tôi thấy tác giả Victo Hugo đã miêu tả nhà thờ thông qua những phương diện: Màu sắc, chiều cao, bề rộng, đồ vật. Và những phương diện đó của toà nhà lại được đặt trong mối quan hệ với nhân vật Quasimodo. Giữa Quasimodo và nhà thờ dường như có sợi dây

vô hình liên kết rất kì lạ. Một bên là một vật thể vô tri vô giác, một bên là một con người xấu xí nhưng lại có chung những đặc điểm tâm trạng.

Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, Victo Hugo đã dành riêng một chương để nói về nhà thờ Đức bà. Ở đó, tác giả đã miêu tả và khắc hoạ về hình ảnh ngôi nhà thờ cổ kính đó bằng những chi tiết như sau:“Mặt trước nhà thờ lần lượt và lần lượt có ba cổng khoét hình cong nhọn, một dãy hăm tám khám tượng quốc vương xây trổ kiểu thêu ren; cái cửa sổ hoa thị lớn ở chính giữa với hai bên cửa sổ, dãy hành lang cao vút và mảnh khảnh, có cửa tò vò hình tam

điệp” [19, 133]. Và Victo Hugo cảm nhận:“Tóm lại, đây là một thứ sáng tạo

của nhân loại” [19, 595]. Kiến trúc của toà nhà vô cùng đặc biệt bởi:“có vô số

tượng được bày ở khắp các khoảng giữa hai cột của gian tiền đường và gian hát thánh ca, đủ cả tượng quì, tượng đứng, tượng cưỡi ngựa, nào đàn ông, đàn bà, trẻ con, vua chúa, giám mục, cảnh sát, bằng đủ thứ đá thường, đá hoa,

vàng, bạc, đồng, cả sáp nữa”[19, 595]. Nhà thờ Đức bà quả đúng là một công

trình nghệ thuật để đời của nhân loại bởi vẻ cổ kính, sang trọng và độc đáo ẩn chứa trong nó.

Thời gian trôi đi đã hình thành nên mối quan hệ thân thiết giữa người đánh chuông hèn mọn Quasimodo và nhà thờ Đức bà Paris. Bởi thân hình dị tật nên Quasimodo hầu như không giao thiệp với bất kì ai, ngoại trừ cha nuôi C.Frollo của hắn, và cũng chính vì vậy mà suốt cuộc đời mình, Quasimodo chỉ sống và sinh hoạt trong không gian nhà thờ Đức bà Paris mà thôi“dường như đã có một

thứ hoà hợp bí hiểm và kiên quyết giữa con người đó cùng toà nhà thờ” [19,

180]. Không phải đến khi lớn lên, Quasimodo với gắn bó với nhà thờ mà “ngay

từ khicòn bé tí, nó đã lê la vặn vẹo và nhảy chồm chỗm dưới vòm mái âm u, với

khuôn mặt người và tay chân thú vật, nó giống con bò sát tự nhiên trên nền đá

lát ẩm và u tối” [19, 18]. Khi đã lớn lên rồi, Quasimodo lại càng gắn bó thân

thiết hơn nữa với ngôi nhà thờ. Hầu như tất cả mọi sinh hoạt, ý nghĩ và tình cảm của Quasimodo đều gắn chặt với nhà thờ: “Cứ thế, dần dà, nó luôn luôn phát triển theo ý hướng của giáo đường, nó sống ở đó, ngủ tại đó, hầu như không bao giờ ra ngoài, suốt ngày chịu đựng một áp lực bí hiểm, và cũng chính bởi vậy mà nó trở nên giống hệt toà nhà, gắn chặt vào đó và có thể nói dính liền

như một bộ phận của toà nhà”[19, 181]. Quasimodo và nhà thờ giống như hai

mặt của một tờ giấy, mãi mãi không thể nào tách rời. V.Hugo phải dùng những từ ngữ sau để chứng tỏ sự gắn bó hài hoà giữa Quasimodo và nhà thờ: “Giữa nó và ngôi nhà thờ cổ có một mối đồng cảm tự nhiên rất sâu sắc, với bao tương quan từ lực, bao tương quan vật chất, khiến nó dính chặt vào nhà thờ như con

rùa dính chặt vào mai” [19, 181]. Một sự so sánh rất hay, rất độc đáo. Nó khẳng định mạnh mẽ tình yêu thiết tha của Quasimodo dành cho ngôi nhà thờ.

Trải qua một thời gian dài chung sống và thân thiết như vậy, Quasimodo thông thuộc tất cả mọi ngóc ngách của nhà thờ tựa hồ như lòng bàn tay mình:

“Không có ngóc ngách nào Quasimodo không chui vào, chẳng có nơi cao tít

nào nó chưa leo tới” [19, 182]. Toà nhà rất cao, rất nguy hiểm như vậy nhưng

“chẳng hề làm nó chóng mặt ghê hãi, ta có cảm tưởng nó đã chế ngự được toà

tháp” [19, 182].

Thân thể của Quasimodo gắn liền với nhà thờ, cả tinh thần của nó cũng vậy. Hắn cho rằng chỉ có nhà thờ là cảm thông là yêu thương với những bất hạnh của cuộc đời hắn, chỉ có nhà thờ mới không khinh thường giễu cợt, mỉa mai hắn: “Thần thánh là bạn và ban phước lành cho nó: quái vật cũng là bạn

và chở che nó” [19, 184]. Và Quasimodo đã coi nhà thờ là người bạn tri âm tri

kỉ của hắn. Nhà thờ không chỉ gắn liền với sự trưởng thành của Quasimodo mà còn là tấm gương phản chiếu tất cả những nỗi đau trong cuộc đời của hắn. Nó nghĩ nhà thờ là nơi nó sinh ra, lớn lên và cũng là người duy nhất luôn lắng nghe và thấu hiểu được những tâm sự của nó:“ Nó yêu mến, vuốt ve, chuyện trò,

thông cảm với chúng” [19, 195].

Không chỉ có thể, đối với Quasimodo thì nhà thờ còn là nơi duy nhất giúp hắn tìm được những niềm vui nho nhỏ trong cuộc đời. Chỉ có ở nhà thờ Quasimodo mới được sống với những niềm vui thật sự: “Khó tưởng tượng nổi niềm vui của nó vào những ngày chuông gióng vang lừng. Nó hổn hà hổn hển lao vào gian phòng chót vót treo chiếc chuông lớn, nó kính cẩn và yêu thương ngắm nhìn quả chuông một lát; rồi nó dịu dàng trò chuyện với chuông, đưa tay vuốt ve

như với con tuấn mã sắp chạy chặng đường dài…” [19, 196]. Sự có mặt của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quasimodo trong nhà thờ Đức bà đã đem lại sức sống cho toà nhà cổ kính này. Vậy tại sao lại có thể thiết lập mối quan hệ tương đồng giữa hai thực thể đối lập nhau: một bên là nhà thờ to lớn, nguy nga tráng lệ, uy nghiêm trên gương mặt trường tồn của toà nhà còn lưu lại biết bao hình thái ý thức và nghệ thuật của các thế kỉ xa xưa, còn phía bên kia thì người kéo chuông là nhỏ bé, xấu xí và man rợ, một thực thể hết sức giới hạn trong không gian và thời gian? Hugo nhìn thấy cái lõi của các ẩn dụ về mối quan hệ khăng khít giữa hai thực thể trên; trong con người ông nhìn thấy có một phần vật, còn trong vật ông vẫn thấy có một cái gì đó có hồn như người và ông tìm mọi cách để biểu đạt được điều đó. Về Quasimodo, ông thấy nó có“khuôn mặt người và chân tay súc

trong thần thoại, lúc thì thằn lằn, lúc thì khỉ và sơn dương, Hugo nhìn thấy phẩm chất bị che giấu của Quasimodo:“một loại nửa người bản năng và man

rợn” - một lòng bác ái phù hợp với kinh phúc âm và ông đã chọn Quasimodo

làm biểu tượng cho nhà thờ Đức bà Paris - cả hai sẽ cứu vớt và che chở cho cô gái nghèo tội nghiệp, nạn nhân của cái ác xã hội, chứ không phải là phó giáo chủ Claude Frollo.

Nói tóm lại, đối với Quasimodo thì nhà thờ Đức bà Paris giống như người mẹ, người bạn tri âm tri kỉ, đó là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời trong cuộc đời Quasimodo.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật quasimodo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của victo hugo (Trang 54 - 57)