1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY

158 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 503,59 KB

Nội dung

CHƯƠNG IBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ dùng để diễn tả “sự sáng tạo của tư duy.” Sự sáng tạo này là tài sản vô hình mà pháp luật thấy cần ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với quá trình hội nhập của Việt Nam vào thị trường thế giới, hệ thống các văn bảnpháp luật của Việt Nam cũng phải có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.Cùng với các Luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật đầu tư thì hệ thốngcác văn bản Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập

Trước năm 2005, hệ thống luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã khá hoàn thiện, tuy nhiêncốt lõi của hệ thống này chỉ là các văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý thấp, tính ổn địnhkhông cao Hơn nữa, trong khi các đối tượng của sở hữu trí tuệ khá rộng, thì các văn bảnnày lại không có tính thống nhất và bao quát, dẫn đến hệ thống văn bản khá rườm rà, phứctạp Mặt khác, do tập trung vào các văn bản dưới luật nên hệ thống này thiếu tính ổn định,làm cho việc tiếp cận các quy định về sở hữu trí tuệ gặp nhiều trở ngại Giải quyết vấn đềtrên, ngày 12 tháng 12 năm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương kí lệnh ban hành Luật sởhữu trí tuệ với 222 điều, nội dung bao quát toàn diện các đối tượng của lĩnh vực sở hữu trítuệ Từ khi chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật Sở hữu trí tuệ đã đóngvai trò rất quan trọng trong công cuộc hội nhập của nền kinh tế nước ta Một mặt, Luật đãbảo vệ được các tài sản trí tuệ của các chủ thể trong nền kinh tế và tạo tâm lí an tâm cho cácnhà đầu tư quốc tế khi vào Việt Nam, một mặt thúc đẩy sự sáng tạo trong các tầng lớp nhândân để tạo ra các tài sản trí tuệ cho đất nước

Nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của Luật, tháng 6 năm 2009, Quốc hội tiếp tụcthông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, theo đó, điều chỉnh lạimột số vấn đề liên quan đến thời hạn, giải thích từ ngữ, các chủ thể có quyền, chuyển giao,nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội

Tài liệu này biên soạn theo hướng tóm tắt các quy định chủ yếu của Luật, và một số cácnghị định hướng dẫn chủ yếu, kết hợp với một số phân tích mở rộng, nhằm giúp cho ngườihọc có một cái nhìn tổng quát nhất về các lĩnh vực chính của Sở hữu trí tuệ trong thời lượng

02 tín chỉ của môn học Do đó, để có hướng nghiên cứu sâu hơn, người học nên nghiên cứuthêm các tài liệu khác, bao gồm các văn bản pháp lí của Việt Nam và một số văn bản luậtquốc tế (có đề cập đến trong tài liệu này)

KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG MÔN HỌC

Môn học nhằm giúp cho người học nắm bắt được các quy định của luật sở hữu trí tuệ ViệtNam trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số công ước quốc tếcó liên quan Các đối tượng được đề cập đến bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đếnquyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng

Môn học cũng đề cập đến các vấn đề khác có liên quan như: trình tự thủ tục đăng kí bảo hộ,các trường hợp ngoại lệ của việc bảo hộ, vấn đề chuyển giao quyền đối với quyền sở hữu trítuệ

Các vấn đề khác như: giám định về sở hữu trí tuệ, đại diện sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử líhành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ v.v… có quy định trong luật nhưng không có trong tài liệunày thì người học tự nghiên cứu dựa trên các kiến thức đã học và các văn bản được cung cấptrong quá trình học

MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Giúp cho người học hiểu được tầm quan trọng của tài sản trí tuệ đối với các tổ chức, cá nhânvà đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Thông qua việc tìm hiểu các quy định của Luật,người học sẽ có những hiểu biết chung về các đối tượng của sở hữu trí tuệ, các quyền củacác chủ thể, các quy trình và thủ tục đăng kí quyền sở hữu trí tuệ Trên cơ sở đó, bước đầu

Trang 3

giúp cho người học có ý thức trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình cũng như giảm thiểunguy cơ xâm phạm tài sản trí tuệ của người khác.

YÊU CẦU MÔN HỌC

Người học phải tìm hiểu các quy định của Luật và các văn bản pháp luật có liên quan củaViệt Nam, các công ước quốc tế có liên quan đến sở hữu trí tuệ

Người học phải kết hợp giữa các quy định của luật với thực tiễn, nhằm tìm ra mối quan hệcủa chúng đồng thời có sự vận dụng hiệu quả vào thực tế cuộc sống

CẤU TRÚC BÀI GIẢNG

Bài giảng được thiết kế theo bố cụ sau đây:

BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

BÀI 2 - QUYỀN TÁC GIẢ

BÀI 3 - QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

BÀI 4 – SÁNG CHẾ

BÀI 5 – NHÃN HIỆU

BÀI 6 – TÊN THƯƠNG MẠI

BÀI 7 – KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

BÀI 8 – THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN

BÀI 9 – CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

BÀI 10 – BÍ MẬT KINH DOANH

BÀI 11 – CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

BÀI 12 - QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Bài 13 - CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bài 14 – BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Phần cuối cùng của tài liệu này là các bài tập nhằm giúp học viên củng cố lại các kiến thứcđã học, và phần bài giải của các bài tập đó

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VĂN BẢN

Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số

36/2009/QH12

Luật SHTT

Nghị định 76/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 hướng dẫn thi hành

một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự

Nghị định 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng

Nghị định 57/2005/NĐ-CP

Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định về xử

lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Nghị định 120/2005/NĐ-CP

Nghị định 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 về việc xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng

Nghị định 57/2005/NĐ-CP

Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu

trí tuệ về quyền tác giả (thay thế cho Nghị định số 76/NĐ-CP ngày 29

tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định

về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự).

Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ở hữu trí tuệ về sở

hữu công nghiệp.

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP

Nghị định 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy

định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về

quyền đối với giống cây trồng (thay thế cho Nghị định số

13/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2001 của Chính phủ về bảo hộ

giống cây trồng).

Nghị định 104/2006/NĐ-CP

Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh

Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định về xử

phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp thay thế cho Nghị

định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Nghị định 106/2006/NĐ-CP

Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 về nhãn hàng

hóa

Nghị định 89/2006/NĐ-CP

Nghị định 172/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số57/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 4

năm 2005 của Chính phủvề việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực giống cây trồng

Nghị định 172/2007/NĐ-CP

Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định chức Nghị định 28/2008/NĐ-CP

Trang 5

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và

Công nghệ

Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 về quản lí, cung

cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet

Nghị định 97/2008/NĐ-CP

Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công

nghệ

Nghị định 133/2008/NĐ-CP

Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định xử

phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định 47/2009/NĐ-CP

Nghị định 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 quy định về xử

phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ

Nghị định 49/2009/NĐ-CP

Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 xử phạt vi phạm

hành chính trong sở hữu công nghiệp

Nghị định 97/2010/NĐ-CP

Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật di sản văn hóa

Nghị định 98/2010/NĐ-CP

Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị

định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công

nghiệp.

Nghị định 122/2010/NĐ-CP

Nghị định 88/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định số 104/2006/NĐ-CP

ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi

hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với cây trồng.

Nghị định 88/2010/NĐ-CP

Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị

định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí

nhà nước về Sở hữu trí tuệ.

Nghị định 119/2010/NĐ-CP

Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 sửa đổi bổ sung

một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm

2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật

dân sự, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả.

Nghị định 85/2011/NĐ-CP

Nghị định 119/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 về việc sửa

đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày

15/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Cạnh tranh

Nghị định 119/2011/NĐ-CP

Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Nghị định 99/2013/NĐ-CP

Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định xử

phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định 131/2013/NĐ-CP

Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 quy định về chế

độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

Nghị định 18/2014/NĐ-CP

Thông tư 27/2001/TT-BVHTT ngày 10 tháng 5 năm 2001 hướng dẫn

thực hiện nghị định số 67/CP ngày 29/11/1996, nghị định 60/CP ngày

6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền

tác giả trong Bộ luật dân sự

Thông tư BVHTT

27/2001/TT-Thông tư 08/2006/TT-BKHCN ngày 4 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn

về dịch vụ sở hữu trí tuệ

Thông tư BKHCN

08/2006/TT-Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn Thông tư

Trang 6

01/2007/TT-thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

BKHCN

Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn

thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng

8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa

Thông tư BKHCN

09/2007/TT-Thông tư 14/2007/TT-BKHCN ngày 25 tháng 7 năm 2007 bổ sung

Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học

và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/

NĐ-CP ngày 30/8/2008 của Chính phủ về nhãn hàng hóa

Thông tư BKHCN

14/2007/TT-Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn

việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng

nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

Thông tư BKHCN

01/2008/TT-Thông tư 12/2008/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn

quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lí giải quyết đơn yêu cầu xử lí các vụ

việc hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lí thị trường

Thông tư 12/2008/TT-BCT

Thông tư 05/2008/TT-BTTTT ngày 12 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn

thi hành một số điều của Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8

năm 2008 của Chính phủ về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ

internet và thông tin điện tử trên internet đối với dịch vụ internet

Thông tư BTTTT

05/2008/TT-Thông tư 41/2009/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 7 năm 2009 quy định

về quản lí và sử dụng mẫu giống cây trồng

Thông tư BNNPTNT

41/2009/TT-Thông tư 05/2010/TT-BYT ngày 01 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn bảo

mật dữ liệu thử nghiệm trong đăng kí thuốc

Thông tư 05/2010/TT-BYT

Thông tư 44/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 4 năm 2011 hướng dẫn

công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực

hải quan

Thông tư 44/2011/TT-BTC

Thông tư 18/2011/TT-BKHCN-SHTT ngày 22 tháng 7 năm 2011 sửa

đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN

ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số

13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-13/2010/TT-BKHCN ngày

25/02/2008, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số

04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009

Thông tư BKHCN-SHTT

18/2011/TT-Thông tư 37/2011/TT-BKHCN ngày 27 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn

thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng

9 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Thông tư BKHCN

37/2011/TT-Thông tư 04/2012/TT-BKHCN ngày 13 tháng 02 năm 2012 sửa đổi,

bổ sung một số quy định của Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25

tháng 02 năm 2008 hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở

hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động

giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư

04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009 và Thông tư

18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011

Thông tư BKHCN

04/2012/TT-Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13 tháng 12 năm 2012 hướng

dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Thông tư BVHTTDL

15/2012/TT-Thông tư 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 về việc

sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày

14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công

Thông tư BKHCN

Trang 7

05/2013/TT-nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN

ngày 30/07/2010 và Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/07/2011

Thông tư 13/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 hướng dẫn

thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều

của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung

theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số

18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011

Thông tư BKHCN

13/2013/TT-Thông tư liên tịch 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT ngày 5

tháng 12 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật

dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả

tại Tòa án nhân dân

Thông tư liên tịch 01/2001/TANDTC- VKSNDTC-BVHTT

Thông tư liên tịch 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01 tháng 7 năm

2003 hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ

nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số

61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ

Thông tư liên tịch 21/2003/TTLT-BVHTT- BTC

Thông tư liên tịch 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 17 tháng 10 năm

2003 hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả đối với hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu

Thông tư liên tịch 58/2003/TTLT-BVHTT- BTC

Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

ngày 29 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình

sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP

Thông tư liên tịch

02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn

áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh

chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân

Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BVHTT&DL- BKH&CN-BTP

Thông tư liên tịch 129/2004/TTLT-BTC-BKHCN ngày 29 tháng 12

năm 2004 hướng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về sở

hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tư liên tịch 129/2004/ TTLT-BTC-BKHCN

Thông tư liên tịch 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19 tháng

6 năm 2012 về việc quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông

Thông tư liên tịch 07/2012/TTLT-BTTTT- BVHTTDL

Trang 8

CHƯƠNG I

BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ dùng để diễn tả “sự sáng tạo của tư duy.” Sự sáng tạo này là tài sản vô hình mà pháp luật thấy cần phải bảo hộ bằng cách trao cho chủ nhân của nó một số độc quyền nhất định, nhằm mục đích khuyến khích việc sáng tạo ra các tài sản trí tuệ đó vì lợi ích chung của toàn xã hội

1.1 CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.1.1 Khái niệm Sở hữu trí tuệ

Một cách khái quát nhất, khi nói “sở hữu trí tuệ,” ta liên tưởng ngay đến “tài sản trí tuệ” và

“quyền sở hữu.”

Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt, bởi sở hữu trí tuệ là một khái niệm được dùng đểnói về một loại tài sản được tạo ta từ trí tuệ, tinh thần của con người

Việc sở hữu các ý tưởng là không khả thi, do các ý tưởng không thể được chiếm hữu Vìvậy, quyền sở hữu trí tuệ phải được phát sinh trên cơ sở các ý tưởng đã được thể hiện Theođó, chủ nhân của các ý tưởng đó sẽ có những quyền liên quan đến chúng – đó là những độcquyền khai thác Nói cách khác, “tài sản” ở đây được xem xét tới là tài sản vô hình, nó thểhiện dưới dạng các quyền tài sản

Do đặc trưng về đối tượng, nên quyền sở hữu đối với các đối tượng vô hình có sự khác biệtvới loại sở hữu có đối tượng là các tài sản hữu hình theo đó chủ sở hữu có thể thực hiện baquyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt (theo quy định tại điều 164 Bộ luật dân sự 2005).Việc chiếm hữu các tài sản trí tuệ trên thực tế chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì đôi khi chủsở hữu của các tài sản trí tuệ không thể ngăn cản một chủ thể khác có được, hay sử dụng đốitượng giống với tài sản trí tuệ mà mình sở hữu Đối với quyền sử dụng, chủ sở hữu của đốitượng sở hữu trí tuệ được pháp luật thừa nhận cho mình những độc quyền nhất định trongviệc sử dụng, do đó họ có thể cho phép, hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụngđối tượng mà mình sở hữu Cuối cùng, họ cũng có quyền định đoạt đối tượng sở hữu trí tuệthông qua việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể khác

Sở hữu trí tuệ liên quan đến các tài sản vô hình, tuy nhiên, không phải tài sản vô hình nàocũng là tài sản trí tuệ Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, thì chỉ có các đối tượngđáp ứng được các điều kiện nhất định mới được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ Bản thân

1.1.2 Bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ

a Lí do của việc bảo hộ

Bảo vệ các quyền nhân thân và tài sản của các tác giả, chủ sở hữu Để có được một tài sản

trí tuệ, thì phải có sự đầu tư về trí tuệ, thời gian, tài chính Do đó, cần có một sự thừa nhậnvề công sức của những người tác giả, chủ sở hữu tài sản trí tuệ thông qua việc bảo vệ các

quyền nhân thân và tài sản của họ Đây có thể coi là sự ‘đền bù’ của xã hội đối với những

người tạo ra thành quả trí tuệ

Trước đây, pháp luật về quyền tác giả ở một số nước không quan tâm nhiều đến vấn đềquyền nhân thân, nhưng hiện nay, hầu hết các luật về quyền tác giả đã đề cập đến cả quyềnnhân thân và quyền tài sản trong các văn bản pháp lí của mình

Trang 9

Tạo điều kiện để cho công chúng tiếp cận với các sản phẩm trí tuệ Thuật ngữ ‘công chúng’

ở đây được hiểu theo nghĩa là xã hội, cộng đồng nói chung, mà không phải là các tác giả,chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ Việc tiếp cận các tài sản trí tuệ này được giải thích nhưsau:

Thứ nhất, khi quyền lợi của mình được bảo đảm, các tác giả/chủ sở hữu của tài sản trí tuệ sẽđưa các tài sản trí tuệ của mình phục vụ cho công chúng, thay vì chỉ sử dụng riêng Bởi vìluật pháp sẽ dành cho họ các độc quyền nhất định, để đổi lại việc họ công bố các tài sản trítuệ của mình

Thứ hai, trong đa số các đối tượng của Sở hữu trí tuệ thì việc bảo hộ thường bị giới hạn vềmặt thời gian, cũng như tồn tại một số ngoại lệ mà theo đó quyền của người chủ sở hữu/tácgiả tài sản trí tuệ sẽ bị hạn chế Điều này một mặt tránh việc lạm dụng các quyền sở hữu trítuệ gây thiệt hại cho xã hội, một mặt giúp cho việc phổ biến các tài sản trí tuệ được thuậntiện và rộng rãi hơn

Khuyến khích việc sáng tạo Một khi thành quả sáng tạo của mình được bảo vệ, thì các tác

giả sẽ có động lực hơn để tiếp tục sáng tạo những thứ khác Việc khuyến khích sáng tạo thểhiện qua độc quyền có thời hạn đối với quyền Sở hữu trí tuệ trong đa số trường hợp Ví dụ:theo luật pháp của nhiều nước, tác giả sáng chế sẽ được độc quyền khai thác sáng chế trongthời hạn 20 năm, người này có thể thu được nhiều lợi ích thông qua việc kí kết các hợp đồngli-xăng với người khác Khi hết thời hạn 20 năm, tác giả này nếu muốn có các độc quyềntương tự, thì phải tiếp tục sáng tạo các đối tượng khác

Việc khuyến khích sáng tạo còn thể hiện qua một số chính sách đặc biệt Ví dụ, một số nướcquy định việc cấm chủ sở hữu các tài sản trí tuệ ngăn cản người khác sử dụng các thông tintừ tài sản trí tuệ của mình để phục vụ cho nghiên cứu, học tập Theo điều 10 Công ướcBerne, chúng ta có thể trích dẫn một tác phẩm có bản quyền nhằm mục đích minh họa tronggiảng dạy, hoặc trong các xuất bản phẩm, miễn là phải ở mức độ hợp lí và có ghi xuất xứ rõràng nguồn gốc của các trích dẫn đó

Phổ biến, áp dụng các kết quả trí tuệ vào cuộc sống Trên thực tế, một đối tượng Sở hữu trí

tuệ cho dù có giá trị, hoặc thể hiện sự sáng tạo như thế nào đi nữa, mà không áp dụng vàocuộc sống, thì cũng trở thành vô dụng Do đó, các độc quyền dành cho chủ sở hữu thườngcó thời hạn, để tạo một sức ép buộc họ phải phổ biến các tài sản trí tuệ ra công chúng để thuđược lợi ích Một số đối tượng, ví dụ như sáng chế và nhãn hiệu, chủ sở hữu còn mangnghĩa vụ sử dụng Nói cách khác, nếu họ không sử dụng các đối tượng đã đăng kí, nhà nướcsẽ thu hồi lại các đặc quyền đã cấp

Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đã chỉ rõ chính sách của Nhà nước về sở hữu trítuệ, đây cũng có thể coi là những mục tiêu của Luật:

1 Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hàihoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đốitượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, anninh

2 Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần pháttriển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

3 Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợiích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạtđộng sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Trang 10

4 Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cácđối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụngkhoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Việc phổ biến các sáng tạo vào cuộc sống còn thể hiện qua việc các chủ sở hữu tài sản trítuệ chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng đối tượng trí tuệ mà mình sở hữu cho ngườikhác Việc chuyển giao này được khuyến khích không chỉ trong phạm vi một quốc gia, màcòn trên phạm vi toàn thế giới Do đa số các tài sản trí tuệ là kết tinh của sáng tạo, của trithức và công nghệ, nên việc chuyển giao chúng giữa các quốc gia sẽ góp phần làm rút ngắnkhoảng cách về trình độ công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Xét một cách tổng thể, Luật Sở hữu trí tuệ dù ở phạm vi bảo hộ ở quốc gia hay quốc tế, phảibảo vệ lợi ích của người sáng tạo, và người sở hữu các tài sản trí tuệ, đồng thời cũng nhằmđem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội Việc đảm bảo cân bằng các lợi ích này là một quytắc cốt yếu và là một “mục tiêu lí tưởng” cho mọi hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ

Như vậy, triết lí cơ bản nhất của luật sở hữu trí tuệ là việc luật pháp ban cho tác giả, chủ

sở hữu các tài sản trí tuệ các độc quyền có thời hạn, nhằm đổi lại việc bộc lộ các thành quả trí tuệ đó mang lại lợi ích cho công chúng, xã hội.

b Điều kiện bảo hộ - nguyên tắc bảo hộ

Pháp luật sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ khi chúng hội đủ những điều

kiện cần thiết, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định hoặc đã được đăng kí và

kiểm tra bởi cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, hoặc theo các điều kiện luật định Cácđiều kiện này khác nhau cho mỗi loại tài sản trí tuệ, và tương ứng với mỗi loại, thì luật phápcác quốc gia cũng có những quy định khác nhau về điều kiện bảo hộ

Không bảo hộ cho ý tưởng khi ý tưởng đó còn chưa được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Nói cách khác, một ý tưởng chỉ có thể được bảo hộ nếu như nó thể hiện dưới

một hình thức vật chất nào đó để người khác có thể nhận biết được Ngược lại, việc chiếmhữu vật chất một đối tượng thể hiện/chứa đựng đối tượng sở hữu trí tuệ không đồng nghĩavới việc được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Ví dụ: một người chiếm hữu một quyển sáchkhông có nghĩa là có quyền đối với những gì viết/thể hiện trong cuốn sách đó, một ngườichủ của một chiếc máy giặt không có quyền gì đối với những sáng chế góp phần tạo nênchiếc máy giặt đó

Việc bảo hộ phải có thời hạn Các chủ thể có quyền sẽ được pháp luật bảo hộ dưới hình thức

độc quyền kiểm soát các hoạt động liên quan đến các đối tượng được bảo hộ trong một thờihạn do luật định Hết thời hạn này, các đối tượng trên sẽ đi vào công chúng, đây là mộtnguyên tắc cơ bản nhất thể hiện xuyên suốt trong các luật lệ bảo hộ sở hữu trí tuệ Tuynhiên, cũng có một số ngoại lệ việc bảo hộ là vô thời hạn với một số đối tượng như: bí mậtkinh doanh, chỉ dẫn địa lí

c Các giới hạn của việc bảo hộ

Pháp luật Việt Nam và hầu hết các nước đều ghi nhận các trường hợp ngoại lệ, theo đó việcbảo hộ có thể bị chấm dứt hoặc bị hạn chế, do rơi vào một trong các khả năng sau:

Hết thời hạn bảo hộ Khi hết thời hạn bảo hộ, các độc quyền sẽ chấm dứt, và các tài sản trí

tuệ sẽ là tài sản chung của công chúng Một mặt, tác giả sáng tạo các tài sản trí tuệ này sẽphải nghiên cứu những thứ mới hơn để có những độc quyền mới, mặt khác, khi các độcquyền về một tài sản trí tuệ bị chấm dứt, những nhà sáng tạo khác cũng được tự do sử dụng

Trang 11

những tài sản trí tuệ này phục vụ cho việc nghiên cứu của mình mà không bị ràng buộc bởiđộc quyền của người sáng tạo trước.

Việc bảo hộ bị hạn chế trong phạm vi quốc gia Dù các tài sản trí tuệ có thể được khai thác

vượt qua biên giới giữa các quốc gia, nhưng việc bảo hộ các quyền Sở hữu trí tuệ lại do luậtpháp của mỗi quốc gia quy định Do đó, không thể tránh khỏi có sự khác biệt trong quy địnhgiữa các nước với nhau về cùng một vấn đề có liên quan Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ nhìnchung bị giới hạn trong lãnh thổ của quốc gia hay vùng lãnh thổ Mặc dù có nhiều công ướcquốc tế quy định về các lĩnh vực khác nhau của sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, hoặc các công ướcđó không đề cập đến các vấn đề nội dung, hoặc các công ước đó chỉ đưa ra các quy địnhkhung, làm cho luật pháp của các quốc gia thành viên công ước cũng có những quy địnhkhông giống nhau Nhìn chung, việc một đối tượng được bảo hộ thành công ở nước này,không có nghĩa sẽ đương nhiên được bảo hộ ở nước khác

Việc bảo hộ có thể bị hạn chế nếu xảy ra xung đột về lợi ích với tổ chức, cá nhân khác, hoặc với nhà nước, xã hội Về nguyên tắc, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được

xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan Nếunhư có những xung đột này, thì các quyền của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ sẽ bị thu hẹp

và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thểquyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phảicho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điềukiện phù hợp

d Đặc trưng cơ bản của tài sản trí tuệ

Các tài sản trí tuệ có thể được sở hữu như các tài sản thông thường, tuy nhiên, do tính chất

vô hình của nó, các tài sản này có những đặc trưng sau đây:

- Các tài sản trí tuệ không thể được chiếm hữu về mặt vật chất, do chúng thể hiện thông quaviệc triển khai các ý tưởng sáng tạo của con người thông qua một vật thể hữu hình Chính vìđiểm này, mà chủ sở hữu của tài sản trí tuệ rất khó có thể tự mình quản lí được tài sản trí tuệnếu không có sự can thiệp của luật pháp

- Các tài sản trí tuệ tạo ra giá trị cho chủ sở hữu nó thông qua việc sử dụng trực tiếp, hoặc xăng (tức chuyển quyền sử dụng) cho người khác Một tài sản trí tuệ có thể được đồng thờikhai thác, sử dụng bởi nhiều chủ thể khác nhau, không có giới hạn, với giá trị như nhau,không bị hao mòn về mặt vật chất

li Các tài sản trí tuệ chỉ tồn tại trong phạm vi thời hạn và không gian nhất định Ví dụ: mộtBằng độc quyền sáng chế có giá trị lớn ở nước này, có thể vô giá trị ở một nước khác, do sựkhác biệt về luật pháp

1.1.3 Phân loại các đối tượng

Các tài sản xuất phát từ trí tuệ của con người có rất nhiều, tuy nhiên, trong khuôn khổ luậtsở hữu trí tuệ, chỉ có một số lượng có hạn các đối tượng được bảo hộ Như vậy, sẽ có sựkhác nhau giữa “tài sản trí tuệ” nói chung và các tài sản trí tuệ là đối tượng được bảo hộ bởi

1 Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđbs 2009, li-xăng bắt buộc chỉ được áp dụng đối với sáng chế (xem Chương X) Mục 3

“Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế”, và đối tượng giống cây trồng (xem điều 195 – “Căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với cây trồng”).

Trang 12

pháp luật về sở hữu trí tuệ Nhìn chung, các quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ liên quan đếnhai nhóm đối tượng chủ yếu sau:

- Quyền tác giả và các quyền liên quan (hay còn gọi là quyền kề cận) Việc bảo hộ này

nhằm đảm bảo cho tác giả, những người sáng tạo khác, đối với các sản phẩm trí tuệ nhữngquyền nhất định như cho phép, không cho phép trong một thời gian nhất định, việc sử dụngcác tác phẩm của họ Bên cạnh đó, việc bảo hộ còn được thừa nhận cho những người biểudiễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đượcmã hóa… nói chung là các quyền liên quan đến quyền tác giả

- Sở hữu công nghiệp Nhằm bảo hộ các sáng chế bằng Patent (bằng sáng chế), bảo hộ các

lợi ích (tài sản) thương mại như nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, tên thương mại, kiểu dángcông nghiệp, các chỉ dẫn thương mại… Ngoài ra, việc bảo hộ các đối tượng sở hữu côngnghiệp còn bao gồm cả vấn đề cạnh tranh, hay chống cạnh tranh không lành mạnh trong sởhữu công nghiệp

Công ước Stockholm thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới 2ngày 14 tháng 7 năm 1967,3tại điều 2(viii) thừa nhận rằng sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng sau:

- (1) tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

- (2) sự trình diễn của các nghệ sĩ chương trình phát thanh, truyền hình;

- (3) các sáng chế trên mọi lĩnh vực;

- (4) khám phá khoa học (scientific discoveries);

- (5) kiểu dáng công nghiệp;

- (6) nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn thương mại;

- (7) chống cạnh tranh không lành mạnh;

và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí óc trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, vănhọc, nghệ thuật

Như cách trình bày trên, thì (1) là đối tượng được bảo hộ thuộc lĩnh vực quyền tác giả, (2)là các quyền liên quan, (3) (5) (6) (7) thuộc về sự điều chỉnh của pháp luật sở hữu côngnghiệp

Theo pháp luật Việt Nam, thì ngoài hai nhóm đối tượng trên, còn quyền đối với giống câytrồng

1.2 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.2.1 Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO

Lịch sử hình thành Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới được hình thành từ tiền thân là hai

công ước Paris 1883 và Công ước Berne 1886 về sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đốivới các tác phẩm văn học nghệ thuật Ban đầu, hai công ước này đều có văn phòng đại diệnquốc tế tại Berne, Thụy Sĩ và chịu sự giám sát của chính phủ Thụy Sĩ Năm 1893, hai vănphòng trên hợp nhất, đổi tên thành BIRPI, tức Ủy ban quốc tế thống nhất về Bảo hộ sở hữutrí tuệ.4 Năm 1960, BIRPI dời trụ sở về Geneve

Bước ngoặt của tổ chức này là vào năm 1967, tại Stockholm, Hội nghị ngoại giao các nướcthành viên đã thống nhất kí kết Công ước Stockholm, thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế

2 WIPO – World Intellectual Property Organization

3 The Convention Establishing the World Intellectual Property Organization (WIPO) 1967

4 Tiếng Pháp: Bureaux Internationaux Reunis pour la Protection de la Propiete Intellectuelle , tiếng Anh: United International Bureaus for Protection of Intellectual Property

Trang 13

giới Công ước này khẳng định WIPO là một tổ chức liên chính phủ độc lập, tạo nền tảngcho việc gia nhập và trở thành một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc Ngày 26 tháng

4 năm 1970 là ngày Công ước Stockholm bắt đầu có hiệu lực, sau đó, theo đề xuất của pháiđoàn của Trung Quốc tại WIPO vào năm 1999, ngày này được chọn làm ngày Sở hữu trí tuệ

thế giới, với mong muốn nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của các đối tượng sở hữu trí tuệ

tới cuộc sống thường nhật, tăng cường hiểu biết về vai trò của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới, tôn vinh hoạt động sáng tạo

và những thành quả mà các nhà sáng chế đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn cầu, khuyến khích tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác Mỗi

năm, vào ngày sở hữu trí tuệ thế giới, Tổng giám đốc WIPO đều đưa ra một thông điệp xoayquanh hoạt động sáng tạo và đổi mới

Năm 1974, WIPO chính thức trở thành một tổ chức thành viên của Liên Hợp Quốc Cũngnhư các tổ chức chuyên môn khác, WIPO có thành viên của riêng mình, có quy chế thànhlập, cơ quan lãnh đạo và điều hành, tự chủ về tài chính, có nhân viên và các chương trìnhhoạt động Theo thỏa thuận với Liên Hợp Quốc, WIPO có trách nhiệm tiến hành các hoạtđộng nhằm khuyến khích sáng tạo trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao côngnghệ liên quan đến sở hữu công nghiệp vào các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước đó

Cơ cấu tổ chức Cơ sở pháp lí cho việc thành lập WIPO là Công ước Stockholm 1967.

Theo đó, WIPO được tổ chức theo cơ cấu bao gồm: Đại Hội đồng, Hội nghị, Ủy ban điềuphối và Văn phòng Quốc tế WIPO hay Ban thư kí

Đứng đầu Ban thư kí là Tổng Giám đốc, được bổ nhiệm bởi Đại Hội đồng Tổng giám đốcđương nhiệm là ông Francis Gurry Nhiệm kì của ông kéo dài 6 năm, sẽ chấm dứt vào năm2014

Các điều ước quốc tế do WIPO quản lí Năm 1898, BIRPI chỉ quản lý thực hiện 4 hiệp

định quốc tế Một thế kỷ sau, WIPO quản lý thực hiện 21 hiệp định và thực hiện mộtchương trình hoạt động phong phú và đa dạng Thông qua các thành viên và ban thư kí,WIPO tìm cách: (1)Làm hài hoà luật pháp và thủ tục của quốc gia về sở hữu trí tuệ; (2)Cungcấp dịch vụ đăng kí quốc tế đối với các quyền sở hữu công nghiệp; (3)Trao đổi thông tin vềsở hữu trí tuệ; (4)Hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cho các nước đang phát triển và các nước khác;(5)Hỗ trợ giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của cá nhân, (6)Sử dụng công nghệ thông tinnhư một công cụ lưu giữ, tiếp cận và sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ quý giá

Hiện nay, bên cạnh Công ước Stockholm,5 WIPO đang quản lí 24 điều ước quốc tế có liênquan đến sở hữu trí tuệ

Trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan có 8 điều ước, bao gồm:

- Công ước Berne 1886;6

- Công ước Geneve 1952 có tên gọi là công ước toàn cầu về bản quyền;7

- Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phátsóng;8

5 WIPO Convention

6 Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works

7 Universal Copyright Conventions - UCC

8 Rome Convention for the Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organizations

Trang 14

- Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm trong việc chống lại việc sao chéptrái phép các bản ghi âm của họ;9

- Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối các tín hiệu chương trình truyền hình vệtinh;10

- Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả;11

- Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm; 12

- Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn;13

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có 15 điều ước quốc tế được quản lí bởi WIPO như sau:

- Công ước Paris về sở hữu công nghiệp;14

- Hiệp ước hợp tác sáng chế;15

- Hiệp ước sáng chế; 16

- Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hóa;17

- Hiệp ước Pudapest về chủng vi sinh; 18

- Hiệp ước Washington về mạch tích hợp; 19

- Thỏa ước Lahay về đăng kí quốc tế kiểu dáng công nghiệp; 20

- Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu; 21

- Thỏa ước Madrid về Chống lại chỉ dẫn sai và lừa dối đối với nguồn gốc hàng hóa;22

- Hiệp định Lisbon về tên gọi xuất xứ hàng hóa;23

- Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu;24

- Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng kí nhãn hiệu;25

- Thỏa ước Locarno về phân loại kiểu dáng công nghiệp quốc tế;26

- Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế; 27

9 Geneva Convention for the Protection of Producers of Phonograms Against Unauthorized Duplication of Their Phonograms

10 Brussels Convention Relating to the Distribution of Program-Carrying Signals Transmitted by Satellite

11 WIPO Copyright Treaty

12 WIPO Performances and Phonograms Treaty

13 Beijing Treaty on Audiovisual Performances

14 Paris Convention for the Protection of Industrial Property

15 Patent Cooperation Treaty

16 Patent Law Treaty

17 Trademark Law Treaty

18 Budapest Treaty on the International Recognition of the Deposit of Microorganisms for the Purposes of Patent Procedure

19 Treaty on Intellectual Property in respect of Intergrated Circuits

20 Hague Argreement Concerning the International Registration of Industrial Designs

21 Madrid Agreement Concerning the International Rergistration of Marks

22 Madrid Agreement for the Repression of False or Deceptive Indications of Source on Goods

23 Lisbon Agreement for the Protection of Apellations of Origin and their International Registration

24 Protocol Relating to the Madrid Agreement Concerning the International Rergistration of Marks

25 Nice Agreement concerning the International Classification of Goods and Services for the Purposes of Registration of Marks Hiện nay, Việt Nam áp dụng phiên bản thứ 10 của Thỏa ước này.

26 Locarno Agreement Establishing an International Classification for Industrial Designs

27 Strasbourg Agreement Concerning the International Patent Classification

Trang 15

- Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu;28

- Hiệp ước Singapore về Luật thương hiệu;29

- Hiệp ước Nairobi về Bảo vệ biểu tượng Olympic.30

Phân loại Các điều ước trên thường được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1 bao gồm các điều ước thiết lập các chế độ bảo hộ quốc tế: như Công ước Paris,

Thỏa ước Madrid về Chống sử dụng các chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm sai lệch hoặc lừa dối,Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng kí quốc tế tên gọi xuất xứ

- Nhóm 2 bao gồm các điều ước hỗ trợ bảo hộ quốc tế: như Hiệp ước hợp tác sáng chế,

Thỏa ước Madrid về Đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Thỏa ước Lisbon, Hiệp ướcBudapest về nộp lưu chủng vi sinh, Thỏa ước Lahay về đăng kí quốc tế kiểu dáng côngnghiệp

- Nhóm 3 bao gồm các điều ước tạo ra hệ thống phân loại: đều thuộc lĩnh vực sở hữu công

nghiệp như Hiệp ước phân loại sáng chế quốc tế IPC, Thỏa ước Nice về phân loại quốc tếhàng hóa và dịch vụ, Hiệp ước Vienne thiết lập các yếu tố hình của nhãn hiệu hàng hóa,Hiệp ước Lorcano về phân loại kiểu dáng công nghiệp

1.2.2 Các công ước khác liên quan đến SHTT không do WIPO quản lí

Trong lĩnh vực giống cây trồng mới, có công ước UPOV. 31 Hiệp hội UPOV là một tổ chức

ra đời vào năm 1961 tại Paris, đã thông qua Công ước UPOV lần đầu tiên có hiệu lực vàonăm 1968 Sau đó, Công ước này được sửa đổi 3 lần vào các năm 1972, 1978 và 1991.Phiên bản cuối cùng năm 1991 là phiên bản đang được đa số các nước thành viên UPOV ápdụng hiện nay Ngày 24 tháng 12 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ

63 của Công ước này. 32 Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng Công ước UPOV phiên bản năm

1991 như đa số các thành viên khác của tổ chức Là một thành viên của UPOV, Việt Nam

cam kết hoạt động với tuyên ngôn của UPOV là “cung cấp và hỗ trợ hệ thống bảo hộ giống

cây trồng mới hoạt động một cách hiệu quả, với mục tiêu khuyến khích việc phát triển các

Riêng tổ chức Thương mại thế giới WTO cũng có Thỏa thuận về những khía cạnh liên quanđến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS), 34nằm trong Phụ lục 1C củaTuyên bố Marakesh ngày 15 tháng 4 năm 1995 tại Morocco, thành lập tổ chức Thương mạithế giới Không giống như WIPO, tổ chức Thương mại thế giới có một cơ quan chuyêntrách giải quyết một cách hữu hiệu các xung đột về thương mại giữa các quốc gia thànhviên, trong đó có các tranh chấp có liên quan đến sở hữu trí tuệ Chính vì vậy, thông quahiệp định TRIPS, các tranh chấp về sở hữu có thể được đưa ra giải quyết tại các Ban hộithẩm35 của WTO

28 Vienna Argreement Establishing an International Classification of the Figurative Elements of Marks

29 Singapore Treaty on the Law of Trademarks

30 Nairobi Treaty on the Protection of the Olympic Symbol

31 The International for the Protection of new Varieties of Plants

32 Hiện nay, Công ước UPOV có 70 nước thành viên chính thức, đa số áp dụng phiên bản năm 1991 Nguồn:

www.upov.int (truy cập ngày 31/12/2011)

33 Xem “Giới thiệu cơ quan UPOV”, tại www.pvpo.gov.vn

34 Agreement on trade-related Aspects of Intellectual Property Rights

35 Dispute Settlement Body

Trang 16

1.3 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.3.1 Khái quát chung

Trước năm 2005 chưa có Luật chuyên ngành, pháp luật về Sở hữu trí tuệ chủ yếu được điềuchỉnh bởi Bộ luật Dân sự và các văn bản dưới luật Bao gồm một số văn bản quan trọng sau:

- Bộ Luật Dân sự 1995;

- Luật Khoa học Công nghệ năm 2000;

- Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữucông nghiệp, sau đó được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 06/CP ngày 01 tháng 02 năm 2001;

- Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ thi hành một số quy định vềquyền tác giả trong BLDS;

- Nghị định 31/CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2001 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực văn hoá thông tin;

- Nghị định 54/CP của Chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2000 về bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí

Kể từ năm 2005, khi có Luật Sở hữu trí tuệ, thì mảng pháp luật về Sở hữu trí tuệ được điềuchỉnh chủ yếu bởi các văn bản:

- Bộ Luật dân sự 2005;

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Nghị định số 106/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử phạt

vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của BLDS, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy định chi tiết, hướngdẫn thi hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với cây trồng;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về Sở hữu trí tuệ;

- Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tácgiả, quyền liên quan;

- Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

Ngoài ra, còn một số luật và văn bản dưới luật khác do các cơ quan hữu quan ban hành cóliên quan đến Sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực mình phụ trách Ví dụ như các lĩnh vực hải quan,xuất bản, điện ảnh, chuyển giao công nghệ…

Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 36/2009/QH12 sửađổi, bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ 2005 Luật mới này có hiệu lực từ ngày 01tháng 01 năm 2010, theo đó, một số điều của luật 2005 được điều chỉnh thay đổi cho phù

Trang 17

hợp hơn Một số văn bản dưới luật cũng được sửa đổi bổ sung, thay thế văn bản cũ cho phùhợp với các điều chỉnh mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009:

- Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 xử phạt vi phạm hành chính trongsở hữu công nghiệp, thay thế Nghị định 106/2006/NĐ-CP

- Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung mộtsố điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả

- Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sungmột số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

- Nghị định 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ thay thế Nghị địnhsố 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thihành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với cây trồng

- Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sungmột số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về Sở hữu trítuệ

- Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, thay thế Nghị định số

47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính vềquyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm

2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm

2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liênquan

1.3.2 Nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua vào kì họp thứ 8 ngày 29 tháng 11 năm 2005, và có hiệulực thi hành kể từ 01 tháng 7 năm 2006 Bố cục bao gồm 6 phần, 18 chương và 222 điều.Phần một: Những quy định chung, gồm có 12 điều (từ điều 1 đến điều 12) Quy định nhữngvấn đề mang tính nguyên tắc chung, chi phối toàn bộ nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ, baogồm phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giải thích các thuật ngữ, nguyên tác áp dụng pháp luật;những nguyên tắc cơ bản trong việc xác lập quyền Sở hữu trí tuệ và giới hạn của quyền;chính sách và quan điểm của Nhà nước ta trong việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ; quyền và tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân; nội dung và trách nhiệm quản lí nhà nước về Sở hữu trí tuệ; cácvấn đề về phí, lệ phí

Phần hai: Quyền tác giả và các quyền có liên quan, Gồm có 6 chương (từ chương I đếnchương VI), 45 điều (từ điều 13 đến điều 57)

- Chương I: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

- Chương II: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương III: Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương IV: Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương V: Chứng nhận đăng kí quyền tác giả, quyền liên quan

- Chương VI: Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

Trang 18

Phần ba: Quyền Sở hữu công nghiệp, gồm có 5 chương (từ chương VII đến chương XI), 99điều (từ điều 58 đến điều 156) Nội dung điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến sở hữucông nghiệp.

- Chương VII: Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sángchế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mậtkinh doanh

- Chương VIII: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng côngnghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí

- Chương XIX: Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

- Chương X: Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

- Chương XI: Đại diện sở hữu công nghiệp, quy định các vấn đề liên quan đến dịch vụ đạidiện quyền sở hữu công nghiệp như phạm vi đại diện, trách nhiệm đại diện, điều kiện đểkinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Phần bốn: Quyền đối với cây trồng, bao gồm 4 chương (từ chương XII đến chương XV),trong đó có 41 điều (từ điều 157 đến điều 197) Cụ thể:

- Chương XI: Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng Quy định về tổ chức, cánhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, các điều kiện về các tính chất để được bảohộ

- Chương XIII: Xác lập quyền đối với giống cây trồng, thủ tục xử lí đơn xin đăng kí bảohộ

- Chương XIV: Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng

- Chương XV: Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

Phần năm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Phần này gồm có 3 chương (từ chương XVI đếnchương XVIII), trong đó có 22 điều (từ điều 198 đến điều 219) Cụ thể như sau:

- Chương XVI: Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Bao gồm các vấn đề như:quyền tự bảo vệ của chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử lí và thẩm quyềnxử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ

- Chương XVII: Xử lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, bao gồmcác quy định về các biện pháp dân sự được áp dụng để xử lí vi phạm, quyền và nghĩa vụchứng minh của đương sự; quy định nguyên tắc xác định thiệt hại và căn cứ xác định mứcbồi thường, quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Chương XVIII: Xử lí xâm phạm quyền sỏ hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hìnhsự, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ

Phần sáu: Điều khoản thi hành, gồm có 3 điều, từ Điều 220 đến Điều 222, quy định về điềukhoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ.36

Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Sở hữu trí tuệ, 37 theo đó, 29 điều trong luật 2005 đã được sửa đổi bổ sung Luật mới cóhiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010

36 Những nội dung cơ bản của Luật Sở hữu trí tuệ - Sđd

37 Luật số 36/2009/QH12

Trang 19

1.3.3 Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tham gia

Các điều ước đa phương Liên quan đến các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hiện nay, Việt Nam là

thành viên của: Công ước Berne; Công ước Geneve có tên gọi là công ước toàn cầu về bảnquyền; Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phátsóng; Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm trong việc chống lại việc saochép trái phép các bản ghi âm của họ; Công ước Brussels ngày liên quan đến việc phân phốicác tín hiệu chương trình truyền hình vệ tinh; Công ước Paris về sở hữu công nghiệp; Hiệpước hợp tác sáng chế; Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu; Nghị định thư liênquan đến thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu;38 Công ước UPOV; Hiệp địnhTRIPS

Các điều ước song phương Hiện nay, trong một số điều ước song phương mà Việt Nam kí

kết có nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ, như: Hiệp định song phương Việt – Mỹ; Hiệpđịnh Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ; Hiệp định đối tác kinh tếViệt Nam – Nhật Bản.39

1.3.4 Quản lí nhà nước về Sở hữu trí tuệ

Trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì trách nhiệm quản lí nhà nước về sở hữu trítuệ được phân công như sau:

- Bộ Khoa học và Công nghệ quản lí nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp và quyền tácgiả đối với các tác phẩm không thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật

- Bộ Văn hoá - Thông tin quản lí nhà nước về quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc lĩnhvực văn học nghệ thuật

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lí nhà nước về quyền đối với giống câytrồng

Hiện nay, trách nhiệm quản lí được quy định cụ thể bao gồm: 40

- Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ

- Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với BộVăn hoá - Thể thao – Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lí nhànước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lí nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp

- Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiệnquản lí nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhthực hiện quản lí nhà nước về quyền đối với giống cây trồng

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thể thao – Dulịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương trong việc quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ

38 Nguồn từ trang web của WIPO Link: http://www.wipo.int/treaties/en/summary.jsp , truy cập ngày 3/10/2012

39 Nguồn từ trang web của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Link:

http://noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/%28agntDisplayContent%29?

OpenAgent&UNID=C46779B1E7BBFB27472576A1002A4D6F , truy cập ngày 3/10/2012

40 Điều 11, Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Trang 20

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theothẩm quyền.

- Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ củaBộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp

Nội dung quản lí Nội dung quản lí được quy định bao gồm xây dựng, chỉ đạo thực hiện

chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; ban hành và tổ chức thực hiện các vănbản pháp luật về sở hữu trí tuệ; tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡngcán bộ về sở hữu trí tuệ; cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhậnđăng kí quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng kí quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đốitượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng; thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhpháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữutrí tuệ; tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ; tổ chức, quản lý hoạt độnggiám định về sở hữu trí tuệ; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữutrí tuệ; hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ

Trang 21

CHƯƠNG II

QUYỀN TÁC GIẢ - QUYỀN LIÊN QUAN

Bài 2 - QUYỀN TÁC GIẢ

Quyền tác giả là một trong hai đối tượng quan trọng nhất của Sở hữu trí tuệ, được đề cập đến trên phạm vi quốc tế lần đầu tiên bởi công ước Berne 1886 Không như các đối tượng khác của Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả chủ yếu bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng chứ không bảo hộ chính các ý tưởng đó Việc bảo hộ bản quyền có liên quan chặt chẽ đến việc khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia Khi nói đến luật bản quyền, người ta không chỉ nhắc đến việc bảo vệ quyền của những người sáng tạo ra các tác phẩm, mà còn bảo vệ quyền cho cả những người góp phần phổ biến tác phẩm đến công chúng.

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG

2.1.1 Khái niệm quyền tác giả

Công ước Berne không có điều khoản nào định nghĩa về quyền tác giả Tuy nhiên, kháiniệm này lại được quy định rõ trong luật Việt Nam Khoản 2 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005

xác định: quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra

hoặc sở hữu

Như vậy, quyền tác giả được trao cho hai loại chủ thể: tác giả và chủ sở hữu Tuy nhiên,theo khái niệm trên thì chủ sở hữu được đề cập đến là chủ sở hữu đối với tác phẩm, chứkhông phải là chủ sở hữu quyền tác giả Cách quy định này không phù hợp với quy định của

BLDS hiện hành, vốn đã bỏ thuật ngữ chủ sở hữu tác phẩm, thay vào đó là thuật ngữ chủ sở

hữu quyền tác giả.

Ta có thể xây dựng một khái niệm khác về quyền tác giả phù hợp hơn với quy định của luật

hiện hành: “Quyền tác giả liên quan đến một tác phẩm là quyền của các tổ chức, cá nhân

nắm giữ các quyền nhân thân và tài sản liên quan đến tác phẩm đó”.

Quyền tác giả bảo vệ cho sự sáng tạo và quyền sở hữu Sự sáng tạo chỉ liên quan đến

người tác giả, còn quyền sở hữu, có thể dành cho những chủ thể khác không phải là tác giảsáng tạo Từ cách xem xét quyền tác giả như trên, dẫn đến việc chủ thể của quyền tác giả cóthể chỉ là tác giả sáng tạo ra tác phẩm hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc chủ thể có thểbao gồm cả hai tư cách là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Đối với tác giả sáng tạo ra tácphẩm thì chỉ xét tư cách cá nhân, đối với chủ sở hữu quyền tác giả thì có thể là cá nhân hoặctổ chức.41

Các tên gọi khác của quyền tác giả Trong thực tế, chúng ta còn gặp một số thuật ngữ

khác như “tác quyền” hay “bản quyền” Các thuật ngữ này thực ra cũng là cách gọi khác

của quyền tác giả trên thực tế, nhưng không được thừa nhận trong luật Khái niệm

“copyright” thường được sử dụng trong hệ thống luật Anh-Mỹ, lại nghiêng về góc độ các

quyền tài sản của quyền tác giả Ví dụ: trên các xuất bản phẩm, các nhà in thường để kí hiệu

© - tức “copyright” để thông báo về việc giữ bản quyền của mình đối với việc công bố tác

41 Cách tiếp cận này khá hợp lí và rõ ràng, được thể hiện trong BLDS 1995 Tuy nhiên, BLDS 2005 đã không tiếp tục thể hiện quan điềm này.

Trang 22

phẩm, cũng như độc quyền đối với các quyền tài sản khác như sao chép, cho thuê, hoặc làmtác phẩm phái sinh (ví dụ: dịch ra thứ tiếng khác) đối với tác phẩm Hiện nay, thuật ngữ

“bản quyền” được sử dụng một cách phổ biến, bao hàm ý nghĩa là các quyền tài sản của

quyền tác giả (ví dụ: khi nói: bán bản quyền).42 Do đó, thuật ngữ bản quyền được sử dụng có ý nghĩa hẹp hơn thuật ngữ quyền tác giả trong luật vốn bao gồm cả quyền nhân thân và

quyền tài sản của quyền tác giả

2.1.2 Chủ thể của quyền tác giả

a Tác giả Công ước Berne không xác định rõ khái niệm về tác giả, mà dành việc quy định

này cho luật quốc gia Tại điều 736 BLDS 2005, tác giả được xác định là người sáng tạo tác

phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người sáng tạo ra các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của các tác phẩm phái sinh.

Nghị định 100/2006/NĐ-CP giải thích chi tiết hơn về khái niệm tác giả, theo đó, tác giả làngười trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học

bao gồm: (a) Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; (b) Cá nhân nước

ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; (c) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; (d) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì người sáng tạo một phần tác phẩm cũngđược coi là tác giả.43 Cần lưu ý, tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cungcấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả Ngay cảkhi những phần đóng góp đó có thể là các tác phẩm độc lập, thì những người tác giả của cácphần độc lập đó cũng không được coi là tác giả của tác phẩm được hình thành sau

Ví dụ 1: Ông C kể lại chuyện đời của mình trong thời chiến tranh cho ông D nghetrong một lần nói chuyện Ông D sau đó viết thành tiểu thuyết Như vậy, ông D đượccoi là tác giả duy nhất của tiểu thuyết này

Ví dụ 2: Nhà xuất bản A sử dụng 10 truyện ngắn của 10 tác giả khác nhau để tạo nêntuyển tập truyện ngắn, thì quyền tác giả của tuyển tập thuộc về Nhà xuất bản A, chứkhông phải 10 tác giả của các tác phẩm thành phần

Đồng tác giả Việc sáng tạo ra tác phẩm phải là công việc trực tiếp của người tác giả Luật

thừa nhận một người tác giả ngay cả trong trường hợp người đó chỉ sáng tạo một phần củatác phẩm.44 Trường hợp có hai hay nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người

đó là đồng tác giả Trong thực tế, thuật ngữ “đồng tác giả” có khi được gọi thành “tập thể

tác giả” Trong một số trường hợp, một hoặc một số đồng tác giả có vai trò quan trọng hơn

trong việc hình thành tác phẩm có thể được gọi là “chủ biên”, tuy nhiên, theo quy định hiện

hành, các đồng tác giả đều có quyền như nhau đối với đóng góp của mình trong tác phẩm.Phần đóng góp của mỗi đồng tác giả có khi được thể hiện rõ ràng trong tác phẩm, có khikhông được thể hiện rõ.45

42 Tuy nhiên, cách dùng thuật ngữ bản quyền đôi khi áp dụng cho cả đối tượng quyền liên quan, tức được hiểu theo nghĩa rộng hơn Ví dụ: khi nói “bản quyền sách” thì từ bản quyền liên quan đến quyền tác giả, khi nói “bản quyền truyền hình” thì từ bản quyền có nghĩa là các quyền liên quan.

43 Theo kiểu đồng tác giả

44 Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

45 Tuy nhiên, theo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả 1994, thì có sự khác biệt về vai trò và quyền của người chủ biên và các đồng tác giả khác Cụ thể là người chủ biên của một tác phẩm có quyền công bố, bảo vệ toàn vẹn tác phẩm, cho

Trang 23

Việc tên của nhiều người xuất hiện trong một tác phẩm nào đó không đồng nghĩa với việcnhững người đó là các đồng tác giả Ví dụ: tên của các tác giả của các tác phẩm thành phầntrong tuyển tập Thực tế, đồng tác giả phải là sự thỏa thuận ngay từ đầu giữa các tác giả vềviệc hình thành một tác phẩm.

Đối với các tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu chongười khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả Ví dụ: một người kể mộtcâu chuyện mà mình biết, sau đó nội dung câu chuyện được một người khác viết lại dướihình thức một tiểu thuyết Như vậy, tác giả được bảo hộ của tiểu thuyết là người viết, chứkhông phải là người kể lại câu chuyện đó

Trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần do từng đồng tácgiả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc lập thì các quyền nhân thân và tài sản của quyềntác giả được áp dụng cho từng phần tác phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giảkhông có thoả thuận khác.46

Việc xác định đồng tác giả còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời hạn bảo hộcác quyền tài sản của quyền tác giả đối với một số dạng tác phẩm mà cách tính thời hạn bảohộ có liên quan đến đời người tác giả

b Chủ sở hữu của quyền tác giả Trước đây, BLDS 1995 có dùng từ ‘chủ sở hữu tác

phẩm’ Tuy không có định nghĩa chính thức trong luật, nhưng chúng ta có thể suy ra từ các

quy định của luật, theo đó, chủ sở hữu tác phẩm là người giữ các quyền tài sản đối với tácphẩm đó Chủ sở hữu của một tác phẩm được bảo hộ sẽ có các độc quyền khai thác tácphẩm theo ý muốn của mình

Hiện nay, BLDS 2005 đã bỏ khái niệm ‘chủ sở hữu tác phẩm’ và thay bằng ‘chủ sở hữu

các chủ thể nắm giữ các quyền tài sản của quyền tác giả đối với một tác phẩm có thể rất

nhiều, nhưng không phải là các đồng chủ sở hữu tác phẩm.

Luật hiện hành xác định các tổ chức, cá nhân nào nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các

quyền tài sản của quyền tác giả được xem như là chủ sở hữu quyền tác giả Như vậy, điều

kiện để trở thành chủ sở hữu quyền tác giả dễ dàng hơn điều kiện trở thành chủ sở hữu tácphẩm

Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tác giả; các đồng tác giả; các tổ chức, cá nhân giaonhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; người được thừa kế quyền tác giả;người được chuyển giao quyền thông qua hợp đồng Chủ thể sở hữu quyền tác giả bao gồmcác đối tượng sau:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thứcvật chất nhất định tại Việt Nam;

hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm, trong khi các đồng tác giả khác không phải là chủ biên thì không có những quyền này Hiện nay, theo quy định của Luật xuất bản, thì người chủ biên cũng được đề cập đến, nhưng không xác định rõ sự khác biệt của người này so với các đồng tác giả khác

46 Điều 741 BLDS 2005

47 Nhìn chung, dùng từ “chủ sở hữu quyền tác giả” thì hợp lí hơn Tuy nhiên, một số văn bản sau đó vẫn còn dùng khái

niệm cũ Ví dụ: Điều 19 Luật xuất bản 2004 sđbs 2008 quy định: “Việc xuất bản tác phẩm, tái bản xuất bản phẩm chỉ

được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật.” Hiện nay, Luật

xuất bản 2012 đã quy định lại cho phù hợp “Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực

hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật” (Điều 21 –

Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản)

Trang 24

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;Tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam làtác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ nước nào trước khi công bố tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ướcquốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên

Việc xác định chủ sở hữu của quyền tác giả đặc biệt quan trọng khi người khác muốn sửdụng tác phẩm Rất nhiều tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quyền tác giả do người sửdụng không xác định đúng đối tượng chủ sở hữu quyền tác giả để xin phép sử dụng tácphẩm Do đó, khi muốn sử dụng tác phẩm, thì cần phải xin phép người chủ sở hữu quyền tácgiả, chứ không phải người sáng tạo ra tác phẩm, bởi có khi người tác giả sáng tạo ra tácphẩm đã chuyển giao các quyền tài sản cho chủ thể khác

Hiện nay, chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ ngoài các tổ chức, cá nhân Việt Nam, còncó thể là các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sáng tạo tại Việt Nam, hoặc có tácphẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam

Xác định tư cách chủ sở hữu quyền tác giả trong một số trường hợp đặc biệt

tạo nên một tác phẩm, và nếu không có thỏa thuận gì khác, thì người đó có đồng thời hai tưcách: tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Nói cách khác, người này sẽ có đầy đủ các quyềnnhân thân và quyền tài sản theo quy định tại điều 19 và 20 luật SHTT

sở hữu chung đối với tác phẩm Theo đó, mỗi đồng tác giả cũng có đầy đủ các quyền nhânthân và tài sản theo quy định đối với tác phẩm chung Điều này có nghĩa là việc sử dụng cácquyền tài sản liên quan đến tác phẩm phải được tất cả các đồng tác giả đồng ý

Tuy nhiên, luật cũng quy định trường hợp phần đóng góp của các đồng tác giả trong tácphẩm chung có thể tách ra sử dụng độc lập như một tác phẩm độc lập, thì lúc này, mỗi đồngtác giả có các quyền nhân thân và tài sản chỉ với phần riêng biệt đó, nếu như phần riêng biệtđó được sử dụng như một tác phẩm độc lập Ví dụ: một quyển giáo trình được phân chiathành các chương, mỗi chương do một tác giả khác nhau viết nên Như vậy, nếu như có tổchức, cá nhân khác muốn sử dụng phần nội dung thuộc chương nào, thì chỉ cần xin phépngười có quyền tác giả đối với chương đó

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp

nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả để tạo nên tác phẩm thì nắm giữquyền công bố tác phẩm và tất cả các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm đó Như vậy,cũng trong cả hai trường hợp, người tác giả vẫn nắm giữ các quyền nhân thân, trừ quyềncông bố tác phẩm, nếu như không có thỏa thuận khác

Quy định của một số quốc gia có đôi chút khác biệt với luật Việt Nam Một số nước coi việcgiao kết hợp đồng tạo ra một tác phẩm giống như một hợp đồng li-xăng quyền tác giả, nghĩalà người thuê tạo ra tác phẩm chỉ có quyền sử dụng tác phẩm theo các nội dung đã được ghirõ trong hợp đồng Chủ sở hữu quyền tác giả, theo đó, vẫn là người tác giả sáng tạo nên tácphẩm đó Nếu người thuê tạo tác phẩm muốn sử dụng tác phẩm theo những mục đích khác

48 Điều 37 luật Sở hữu trí tuệ 2005

49 Điều 38 luật Sở hữu trí tuệ 2005

50 Điều 39 luật Sở hữu trí tuệ 2005

Trang 25

ngoài phạm vi hợp đồng thì phải tiến hành các thủ tục xin phép, trả tiền bản quyền theo quyđịnh.51

thể được để thừa kế theo quy định chung về thừa kế Tuy nhiên, chỉ có các quyền có thểchuyển giao – mang tính chất tài sản – bao gồm các quyền tài sản của quyền tác giả vàquyền công bố là có thể được để thừa kế Do đó, một người chỉ có thể được kế thừa cácquyền kể trên, và trở thành chủ sở hữu của các quyền đó Ví dụ: một tác giả đã chết có nhiềutác phẩm chưa được công bố, thì những người thừa kế của tác giả đó có quyền công bố cáctác phẩm, cũng như có quyền khai thác thương mại các tác phẩm đó

trường hợp thừa kế, thì trong chuyển giao quyền tác giả, chỉ có các quyền mang tính chất tàisản là có thể chuyển giao, và người được chuyển giao sẽ trở thành chủ sở hữu của các quyềnđó Các hình thức chuyển giao được quy định cụ thể trong Chương IV của luật Sở hữu trítuệ

Chủ sở hữu quyền tác giả trong một số trường hợp đặc biệt khác Trong một số trường hợp

đặc biệt, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả, ví dụ như đối với tác phẩm khuyết danhhoặc tác phẩm văn học – nghệ thuật dân gian.54 Những tác phẩm nào hết thời hạn bảo hộtheo quy định của luật thì thuộc về công chúng.55Một tác phẩm thuộc về công chúng cónghĩa là tác phẩm đó được mọi người trong xã hội sử dụng mà không cần phải xin phép,không phải trả tiền bản quyền Tuy nhiên, đối với các quyền nhân thân của tác giả - nếu cótên người tác giả - thì vẫn được tôn trọng và bảo vệ

c Các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền Ngoài hai đối tượng tác giả và chủ sở

hữu quyền tác giả, thì các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng các quyền tàisản của quyền tác giả có quyền sử dụng các quyền được chuyển giao trong phạm vi hợpđồng chuyển giao

2.1.2 Tác phẩm – các loại hình tác phẩm được bảo hộ

a Tác phẩm

Tác phẩm chính là nguồn gốc phát sinh quyền tác giả Theo cách hiểu này, không có quyềntác giả một cách chung chung, mà quyền tác giả trong mọi trường hợp phải gắn với một tácphẩm cụ thể Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa họcthể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào

Theo Điều 2 Công ước Berne, thì “ Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao

gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự với điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, in thạch bản;

51 Xem IP Panorama – một giáo trình điện tử do WIPO, KIPO – Cơ quan sở hữu trí tuệ Hàn Quốc và KIPA – Hiệp hội thúc đẩy sáng chế Hàn Quốc hợp tác sản xuất, nhằm truyền đạt các kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, link: http://www.wipo.int/sme/en/multimedia/, cập nhật ngày 27-6-2013

52 Điều 40 luật Sở hữu trí tuệ 2005

53 Điều 41 luật Sở hữu trí tuệ 2005

54 Quy định cụ thể tại điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005

55 Tuy nhiên, khi công chúng sử dụng tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản thì vẫn phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả

Trang 26

các tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự như nhiếp ảnh; các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm tạo hình liên quan đến địa lí, địa hình, kiến trúc hay khoa học.”

Quy định của Việt Nam về tác phẩm có sự tương đồng rất lớn với Công ước Berne Theo

luật SHTT, tác phẩm được gọi cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, được quy

định cụ thể tại điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ Theo đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoahọc được bảo hộ bao gồm các dạng được liệt kê sau đây:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể

hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác Đặc trưng của loại tác phẩm dạng này là được

thể hiện bằng chữ viết (viết tay, đánh máy ), hoặc các kí tự khác Các kí tự khác là các kí tựthay thế cho chữ viết, ví dụ chữ nổi cho người khiếm thị, kí hiệu tốc kí, và các loại kí hiệutương tự khác do tác giả tự định nghĩa Các kí tự thay thế này phải có khả năng chuyển hóasang chữ viết, có thể hiểu và tiếp cận được, có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác.Đối với dạng tác phẩm truyền miệng, ví dụ: truyện cổ tích hay sử thi, là những tác phẩmkhông được thể hiện dưới dạng chữ viết, cũng được luật bản quyền tại nhiều nước bảo hộ.56

Tại Việt Nam, các dạng tác phẩm này rơi vào nhóm “tác phẩm văn học, nghệ thuật dân

gian” và được bảo hộ theo quy định riêng.

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác Đặc trưng của loại tác phẩm dạng này là thể hiện

bằng ngôn ngữ nói Ngôn ngữ nói ở đây có thể là ngôn ngữ nói thể hiện bằng âm thanh hoặcbằng hình ảnh và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định Trường hợp

đặc biệt, một số bài phát biểu được thể hiện dưới hình thức “ngôn ngữ hình thể” – ví dụ:

các bài giảng cho người khiếm thính – tuy luật không đề cập đến, nhưng nên được coi nhưlà một dạng tác phẩm kiểu này

Trong trường hợp tác giả của bài giảng, bài phát biểu, bài nói định hình tác phẩm của mìnhdưới dạng bản ghi âm, ghi hình, thì họ được hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm củamình, và quyền của chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, như là một chủ thể củaquyền liên quan – nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Xem nội dung trong bài 3: Quyền liênquan đến quyền tác giả)

Tác phẩm báo chí Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường

thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, kí báo chí và các thểloại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói (đài truyền thanh), báo hình (đàitruyền hình), báo điện tử (website) hoặc các phương tiện khác

Cần lưu ý là không phải tác phẩm nào xuất hiện trên báo cũng được coi là tác phẩm báo chí.Ví dụ các bài thơ, truyện ngắn đăng trên báo được xem là dạng tác phẩm văn học như đã đềcập đến ở trên

Tác phẩm âm nhạc Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong các bản nhạc

hoặc các kí tự âm nhạc khác, có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn haykhông trình diễn Như vậy, tác phẩm âm nhạc có thể được hiểu là:

- Một tác phẩm âm nhạc thể hiện dưới dạng một bản nhạc trên giấy (hoặc các phương tiệnlưu trữ khác) chỉ bao gồm các nốt nhạc và lời nhạc được viết/in ra

- Một tác phẩm âm nhạc thể hiện dưới dạng âm thanh Ví dụ: một bản nhạc thể hiện qua sựtrình diễn bởi một hoặc nhiều nhạc khí

56 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, chính sách, pháp luật và áp dụng, WIPO (bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam), 2005, Đoạn 2.176

Trang 27

Tác phẩm sân khấu Là các tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm

kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại hình tácphẩm sân khấu khác

Theo quy định trên, các hình thức biểu diễn trên sân khấu khác như tạp kĩ, xiếc, ảo thuật,beatbox có thể xem là các dạng khác nhau của các loại hình tác phẩm sân khấu khác

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự - gọi chung

là tác phẩm điện ảnh Là các tác phẩm được tạo thành bằng hàng loạt những hình ảnh liên

tiếp nhau tạo nên hiệu ứng chuyển động, có hoặc không có âm thanh, được thể hiện trên mộtchất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt đến công chúng bằng các thiết bị kĩ thuật,công nghệ Bao gồm: phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loạihình tương tự khác

Theo Điều 4 Luật Điện ảnh 2006 thì tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu

hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh Như vậy, có thể coi tác phẩm điện ảnh là một dạng tác phẩm phức

tạp trong đó bao gồm nhiều tác phẩm thành phần như hình ảnh, âm thanh, kí tự Các tácphẩm thành phần này có thể được bảo hộ như một tác phẩm độc lập Ví dụ kịch bản vănhọc, kịch bản phân cảnh của một tác phẩm điện ảnh có thể được bảo hộ riêng biệt như làmột tác phẩm văn học

Điều 21 Luật SHTT đưa ra các quy định riêng về quyền tác giả đối với tác phẩm sânkhấu, tác phẩm điện ảnh: (1)Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim,dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹthuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đốivới tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều

19 của Luật SHTT và các quyền khác theo thoả thuận; (2)Người làm công việc đạodiễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âmthanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác cótính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại cáckhoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật SHTT và các quyền khác theo thoả thuận

Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩmđiện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu quyền công bố và các quyền tài sản liênquan đến tác phẩm đó, và có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vậtchất khác theo thoả thuận với những người nắm giữ các quyền nhân thân nêu trên

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi

đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt vàcác hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản Riêng đối với loại hình đồ hoạ,có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ kí của tác giả

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối,bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạtbằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trênsản phẩm, bao bì sản phẩm

Tác phẩm nhiếp ảnh Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách

quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể đượctạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặc phương pháp khác) Tácphẩm nhiếp ảnh có thể là tác phẩm theo kiểu chân dung, phong cảnh, sự kiện

Trang 28

Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không đượccoi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Hiện nay, do sự phát triển của kĩ thuật, các tác phẩm nhiếp ảnh được tạo ra với số lượngngày càng nhiều, các tác giả của chúng lại kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thôngnhư internet để chia sẻ các tác phẩm với nhau, dẫn đến một sự bùng nổ khó kiểm soát đối

với hoạt động có liên quan đến nhiếp ảnh Ví dụ: phần mềm như Instagram có chức năng chỉnh sửa, bổ sung hiệu ứng – effect – cho hình ảnh và thiết lập tài khoản cho người dùng

chia sẻ các bức ảnh của mình cho người khác trên internet

Tác phẩm kiến trúc Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào

thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quyhoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế vềmặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình,tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đôthị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn

Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi làtác phẩm kiến trúc độc lập.57

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa

học Các dạng tác phẩm kiểu này thường ít mang tính nghệ thuật, nhưng vẫn được xem như

là một dạng tác phẩm được bảo hộ theo luật pháp nhiều quốc gia Có thể kể đến bản họa đồ,

sơ đồ, bản đồ, bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loạicông trình khoa học và kiến trúc Ví dụ: bản đồ thế giới của Google

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng

tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khátvọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩnvà giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác Tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian bao gồm:58

- Truyện, thơ, câu đố, bao gồm các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếu lâm, ngụngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố và các hìnhthức thể hiện tương tự khác

- Điệu hát, làn điệu âm nhạc; Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; Bao gồm các loạihình nghệ thuật biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa,vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thức thể hiệntương tự khác

- Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loạihình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứcủa loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đa số là khuyết danh, và được quản lí bởi Nhà nước

57 Trước đây, việc bảo hộ đối với tác phẩm kiến trúc được quy định khá chi tiết trong Thông tư liên tịch BVHTT-BXD ngày 24 tháng 01 năm 2003 về hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc Hiện nay, sau khi luật SHTT được ban hành thì chưa có văn bản nào mới hơn quy định chi tiết về dạng tác phẩm này

04/2003/TTLT-58 Điều 20a Nghị định 100/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 85/2011/NĐ-CP

Trang 29

Chương trình máy tính Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới

dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện màmáy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạtđược một kết quả cụ thể

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mãnguồn hay mã máy.59 Việc bảo hộ chương trình máy tính như một tác phẩm văn học đượcgiải thích như sau: tác phẩm văn học bằng chữ viết thì mắt thường có thể đọc được, cònchương trình máy tính được thể hiện dưới dạng kí tự, cú pháp là các lệnh được đọc bằngmáy

Một chương trình máy tính khi được sử dụng thì người dùng thường không nhìn thấy được

mã nguồn – source code, mà chỉ nhìn thấy giao diện người dùng – user interface Việc bảo

hộ chương trình máy tính chỉ bao gồm việc bảo hộ đối với việc thể hiện mã lệnh, còn hìnhthức thể hiện của giao diện hiện nay chưa được các văn bản quy định

Hiện nay, có một hình thức bản quyền mới, đối lập với kiểu copyright truyền thống đang được áp dụng cho rất nhiều phần mềm máy tính, đó là kiểu bản quyền copyleft Tên gọi này

là một hình thức chơi chữ, thể hiện bản chất của việc bảo hộ bản quyền chương trình máytính mang lại nhiều tự do hơn cho người dùng Theo đó, người dùng các chương trình

copyleft được tự do xem mã nguồn chương trình và chỉnh sửa nó theo ý thích của mình để

tạo ra các phiên bản khác nhau Các phiên bản sau của một chương trình copyleft cũng phải được bảo hộ theo kiểu copyleft.

Sưu tập dữ liệu Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp

xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác Ví dụ: bộ sưu tập ảnh nghệ thuật, thơ,truyện ngắn, văn bản luật

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó,không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.60

Cần phân biệt tác phẩm thuộc dạng sưu tập dữ liệu và tác phẩm được hình thành do nhiềungười là đồng tác giả Đối với bộ sưu tập dữ liệu, tác giả của bộ sưu tập không nhất thiết làtác giả của một phần trong bộ sưu tập Các dữ liệu trong bộ sưu tập có thể là các tác phẩmđược bảo hộ quyền tác giả hoặc thuộc các dạng không được bảo hộ quyền tác giả Việc bảo

hộ quyền cho tác giả của bộ sưu tập mang hình thức “trả công” cho họ vì đã có công sức tra

cứu, sưu tầm và hệ thống hóa các thông tin sưu tập được nhằm mục đích làm thuận tiện hơncho những người khác muốn sử dụng các thông tin đó Trong một số trường hợp, bộ sưu tậpđược thể hiện dưới dạng các tập tin điện tử, tác giả của bộ sưu tập còn phải xây dựng mộtchương trình máy tính chuyên biệt để phục vụ cho việc tra cứu, truy xuất các thông tin trongbộ sưu tập của mình Chương trình máy tính đó nếu được tạo ra một cách độc lập, sẽ đượcbảo hộ như một tác phẩm riêng biệt với bộ sưu tập dữ liệu

Nhìn chung, việc liệt kê như trên đối với các dạng tác phẩm có thể được coi như một hìnhthức phân loại tác phẩm Tuy nhiên, cách phân loại này vẫn chứa đựng những yếu tố trùnglắp, ví dụ như tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian có thể được thể hiện dưới nhiều hìnhthức như truyện, thơ, âm nhạc, sân khấu

59 Điều 10 Hiệp định TRIPS cũng quy định tương tự Theo đó, Các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải được bảo hộ như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (1971).

60 Điều 10 Hiệp định TRIPS cũng quy định: Các bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác, dù dưới dạng đọc được bằng máy hay dưới dạng khác, mà việc tuyển chọn hoặc sắp xếp nội dung chính là thành quả của hoạt động trí tuệ đều phải được bảo hộ Việc bảo hộ nói trên, với phạm vi không bao hàm chính các dữ liệu hoặc tư liệu đó, không được làm ảnh hưởng tới bản quyền đang tồn tại đối với chính dữ liệu hoặc tư liệu đó.

Trang 30

b Tác phẩm phái sinh – quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Trên thực tế, ý tưởng của việc hình thành nên các tác phẩm đôi khi xuất phát từ một, hoặcnhiều tác phẩm khác Pháp luật về quyền tác giả không cấm việc sáng tạo một tác phẩm dựatheo tác phẩm khác, miễn sao không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc, vàphải tiến hành các thủ tục xin phép theo quy định, bởi quyền làm tác phẩm phái sinh là mộttrong các quyền tài sản của quyền tác giả

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tác dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm gốc.

Thuật ngữ tác phẩm phái sinh dùng để phân biệt với tác phẩm gốc xét trong mối quan hệgiữa các tác phẩm gốc, vì chỉ khi một tác phẩm xuất hiện tác phẩm phái sinh thì người tamới gọi nó là tác phẩm gốc Đôi khi một tác phẩm phái sinh có thể trở thành tác phẩm gốccho tác phẩm phái sinh khác nữa Trong nhiều trường hợp khác, thì một tác phẩm phái sinhcó thể được sáng tạo nên từ một hoặc nhiều tác phẩm gốc, và một tác phẩm gốc có thể cómột hoặc nhiều tác phẩm phái sinh Tác phẩm gốc, tác phẩm phái sinh có thể là bất kì dạng

tác phẩm nào được liệt kê ở mục 2.1.2.a.

So với tác giả của tác phẩm gốc, thì quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng bao gồmđầy đủ các quyền nhân thân và tài sản theo quy định như đối với tác phẩm gốc Tuy nhiên,quyền tác giả của các tác phẩm phái sinh chỉ phát sinh trên phạm vi các sáng tạo khác biệt,nghĩa là ngoài các yếu tố thuộc về tác phẩm gốc, và với điều kiện không làm phương hạiđến quyền tác giả tác phẩm gốc

Phân loại tác phẩm phái sinh Các tác phẩm phái sinh được luật Sở hữu trí tuệ đề cập đến

bao gồm: dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, tuyển chọn, chú giải

Trước đây, trong quy định của Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả 1994 có giải thích ý nghĩacủa các thuật ngữ có liên quan đến tác phẩm phái sinh, theo đó:

- “ Tác phẩm phóng tác là tác phẩm được sáng tạo ra dựa theo nội dung của một tác

phẩm khác.

- Tác phẩm cải biên là tác phẩm viết lại từ một tác phẩm đã có.

- Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm chuyển từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác.

- Tác phẩm tuyển tập là tác phẩm được tuyển chọn từ nhiều tác phẩm riêng rẽ của một tác giả.

- Tác phẩm hợp tuyển là tác phẩm được tuyển chọn từ các tác phẩm của nhiều tác giả.

- Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được tuyển chọn theo một chủ đề có thể bình luận, đánh giá ” 61

Hiện nay, khi Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả 1994 đã hết hiệu lực, thì các văn bản hiệnhành cũng không có giải thích rõ ràng về các thuật ngữ trên

c.Tác phẩm khuyết danh

Khái niệm Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh)

trên tác phẩm khi công bố.62

Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh Tại Việt Nam, Nhà nước là chủ

sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh Ngoài Nhà nước, luật còn quy định

61 Trích Điều 9 Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả

62 Khoản 2 điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Trang 31

thêm các tổ chức, cá nhân là người quản lí các tác phẩm khuyết danh cũng được hưởng tưcách chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh đó cho đến khi danh tính củangười tác giả được xác định.63

Để giải thích quy định trên, cần phải phân tích thêm một số nguyên nhân hình thành nên tácphẩm khuyết danh Dạng thông thường nhất, là một tác phẩm được phát hiện và công bốmột cách ngẫu nhiên, người tác giả có thể đã chết và thông tin về việc người đó tạo nên tácphẩm cũng không được người nào khác biết đến Dạng thứ hai, là dạng tác phẩm được tạo

ra, nhưng vì lí do nào đó người tác giả không muốn (hoặc chưa muốn) công khai danh tínhcủa mình trên tác phẩm, nhưng vẫn muốn công bố tác phẩm Trong trường hợp thứ hai này,tác giả có thể thiết lập một giao ước với người công bố, theo đó, khi công bố tác phẩm, thìkhông công bố tên tác giả Lúc này, người công bố tác phẩm có thể đại diện cho người tácgiả bảo vệ các quyền nhân thân, cũng như thực hiện các quyền tài sản liên quan đến quyềntác giả đối với tác phẩm đó

Công ước Berne cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho các tác phẩm khuyết danh khi quyđịnh khá chi tiết về nội dung này Theo nội dung Công ước, thì trừ khi có căn cứ xác địnhtác giả của tác phẩm khuyết danh đã chết được 50 năm, thì phải bảo hộ quyền tác giả đối vớicác tác phẩm đó.64 Theo điều 15 Công ước, thì đối với những tác phẩm khuyết danh và bídanh, thì Nhà xuất bản có ghi tên trên tác phẩm được xem là đại diện của tác giả, mà khôngcần bằng chứng gì khác, và có thẩm quyền bảo hộ và thực thi các quyền của tác giả, cho đếnkhi tác giả tiết lộ danh tính và chứng minh mình là tác giả của tác phẩm đó

Tác phẩm có tính chất tương tự như tác phẩm khuyết danh Đây là trường hợp một tác

phẩm được công bố có tên tác giả xuất hiện trên tác phẩm, nhưng không xác định đượcngười đó là ai (vì nhiều lí do, có thể tên trên tác phẩm là một tên giả, hoặc một tên bút danhsử dụng một lần của một tác giả nào đó) Trong tình huống này, mặc dù luật không có quyđịnh điều chỉnh, nhưng chúng ta có thể áp dụng tương tự luật như quy định đối với tác phẩmkhuyết danh

Trước đây, trong Thông tư 27/2001/TT-BVHTT có đề cập đến dạng tác phẩm loại này, theo

đó, “tác phẩm không rõ tác giả là tác phẩm khi công bố chưa xác định được tác giả” Hiện

nay, khái niệm này không được đề cập đến trong các văn bản hiện hành Do đó, chúng tacũng có thể áp dụng tương tự luật như đối với tác phẩm khuyết danh

d Tác phẩm di cảo 65Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu tiên sau khi tácgiả chết Tác phẩm di cảo có thể là một trong số các dạng tác phẩm được quy định tại điều

14 của Luật sở hữu trí tuệ, và thời hạn bảo hộ đối với các quyền tài sản và quyền công bốđược quy định giống nhau cho mọi trường hợp là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm đượccông bố lần đầu tiên

e Tác phẩm thuộc về công chúng

Tác phẩm thuộc về công chúng là tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả.66 Trongtrường hợp này, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó không còn các quyền tài sảnvà quyền công bố đối với tác phẩm

Ý nghĩa của cụm từ ‘thuộc về công chúng’ nghĩa là mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội ai

cũng có quyền sử dụng tác phẩm đó mà không cần xin phép hay trả tiền cho chủ sở hữu

63 Xem điều 41, 42 luật Sở hữu trí tuệ 2005

64 Xem điều 7 Công ước Berne

65 Xem khoản 1 điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

66 Lưu ý, thời hạn này chỉ áp dụng cho các quyền mang tính chất tài sản của quyền tác giả

Trang 32

quyền tác giả Tuy nhiên, khi sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng, người sử dụng vẫnphải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả sáng tạo.67

Trách nhiệm bảo vệ cho các quyền nhân thân đối với các tác phẩm thuộc về công chúngđược quy định rất rộng Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, các

cơ quan nhà nước, khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền nhân thân tuệ đối với các tácphẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấmdứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; có quyền khiếunại, tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý Riêng đối với các tổ chức chínhtrị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đại diện tập thể quyềntác giả, quyền liên quan có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ cácquyền nhân thân đối với những tác phẩm của Hội viên đã kết thúc thời hạn bảo hộ.68

2.1.3 Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Theo Điều 2 Công ước Berne, thì quyền tác giả không dành cho những tin tức thời sự, haycác sự việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí Công ước cũng dành quyền tự docho các nước thành viên khi cho phép Quốc gia là thành viên có thẩm quyền quy định việcbảo hộ đối với các công văn Nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng như cácbản dịch chính thức của các văn kiện đó

Áp dụng các quy định trên của Công ước, Luật sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng saukhông thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin Là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, không có tính

sáng tạo, chỉ mang tính chất cung cấp thông tin cho người đọc Ví dụ: các bản tin dự báothời tiết, giá vàng – ngoại tệ, các bản tin vắn

Cần lưu ý rằng các thông tin trên nếu được sử dụng một cách hợp lí vẫn có thể tạo ra tácphẩm được bảo hộ quyền tác giả Ví dụ: thông qua các thông tin về giá vàng, ngoại tệ người ta có thể viết một bài báo phân tích, dự đoán về tình hình nền kinh tế, và tác phẩmnày có thể được bảo hộ như là một tác phẩm báo chí

Ngược lại, việc lấy thông tin từ một tác phẩm để đưa tin cũng không phải là hành vi xâmphạm bản quyền, bởi đây là một ngoại lệ của luật Trong trường hợp này, lợi ích của côngchúng được ưu tiên: đó là quyền được cung cấp thông tin

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó Tuy nhiên, đối với các bản dịch không

chính thức, ví dụ: bản dịch một văn bản pháp lí nào đó do các công ty luật tư nhân tự dịchtrong quá trình tư vấn cho các đối tác/khách hàng nước ngoài, thì không thuộc phạm vi này,nên vẫn có thể được bảo hộ quyền tác giả

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lí, số liệu Các đối

tượng này không được bảo hộ theo quy định về quyền tác giả, mặc dù cũng có thể có những

người ‘tác giả’ tạo ra chúng trên thực tế Đối với quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt

động thì có thể được bảo hộ bởi các quy định khác của luật, ví dụ như theo quy định về sáng

chế hay giải pháp hữu ích Đối với các khái niệm, nguyên lí, số liệu do chúng thường cô đọng, súc tích nên không thỏa mãn yêu cầu về hình thức sáng tạo đối với một tác phẩm nên

không thể được bảo hộ bản quyền

67 Điều 43 luật Sở hữu trí tuệ 2005

68 Điều 30 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Trang 33

2.1.4 Căn cứ phát sinh quyền tác giả

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hìnhthức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngônngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng kí hay chưa đăng kí

Điều kiện quan trọng nhất của bản quyền đó là tính nguyên gốc, nghĩa là tác phẩm đó phảilà kết quả của quá trình lao động của chính tác giả chứ không phải ai khác Tính mới là mộtcăn cứ quan trọng để xem xét về sự sáng tạo, tuy nhiên, nó không được xem xét trên bảnthân ý tưởng, mà nó được xem xét dựa trên cách thể hiện ý tưởng đó

Ví dụ: ai cũng biết bảng chữ cái ABC nên bảng chữ cái sẽ không có quyền tác giả liênquan đến nó, nhưng nếu nó được phổ nhạc thành một tác phẩm âm nhạc bởi một nhạcsĩ, thì bài hát “ABC” sẽ là một tác phẩm và sẽ phát sinh quyền tác giả liên quan đếntác phẩm đó

Bản chất của quyền tác giả là bảo hộ cho hình thức thể hiện sáng tạo Nói cách khác, quyềntác giả dành cho cách thức thể hiện sáng tạo một tác phẩm, chứ không dành cho bản thânnội dung thể hiện trong tác phẩm Một tác phẩm có thể được bảo hộ, cho dù nội dung của nócó thể trùng/tương tự như một tác phẩm khác, miễn là nó có cách thức thể hiện khác

Ví dụ: một người viết một quyển sách mô tả về một sáng chế của mình Người này sẽkhông thể sử dụng luật về quyền tác giả để ngăn cản việc những người khác sẽ làmtheo và chế tạo những sáng chế tương tự như đã mô tả trong sách, và cũng không cóquyền ngăn cản người khác viết một quyển sách khác có cùng nội dung nhưng có cáchdiễn đạt khác Dưới góc độ bản quyền, tác giả của quyển sách mô tả chỉ có thể ngăncản người khác sao chép văn tự, hình ảnh trong quyển sách Nếu muốn ngăn cản ngườikhác làm ra các sáng chế kiểu như vậy, tốt nhất, người đó nên đi đăng kí Bằng độcquyền sáng chế Khi đăng kí thành công, chủ Bằng độc quyền sáng chế có thể ngăncản bất kì người nào khác làm ra/chế tạo/sử dụng trái phép sáng chế đã được cấpBằng

Sự sáng tạo trong một tác phẩm cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối Theo đó, chỉ cần ý tưởngtrong tác phẩm được thể hiện không trùng lắp với bất kì cách thể hiện nào trước đó thì đượccoi là hình thức thể hiện sáng tạo Như vậy, một tác phẩm có chất lượng nghệ thuật khôngcao, nhưng ý tưởng trong đó được thể hiện là độc đáo, mới lạ, chưa từng được thể hiệntrước đó, thì vẫn có thể được bảo hộ quyền tác giả

2.2 NỘI DUNG QUYỀN TÁC GIẢ

Khi nói đến quyền tác giả, đó không phải là một quyền riêng lẻ mà là một tập hợp gồmnhiều quyền khác nhau Các quyền đó được phân chia thành hai nhóm chủ yếu Công ướcBerne quy định quyền tác giả bao gồm các quyền tinh thần và quyền kinh tế Các quyền tinhthần hướng đến việc bảo toàn tác phẩm và bảo vệ cho danh dự, tiếng tăm của người sáng tạotác phẩm, trong khi các quyền kinh tế lại hướng đến bảo vệ quyền lợi cho người chủ sở hữuđối với các lợi ích kinh tế có thể khai thác được từ tác phẩm Như được phân tích ở mục

2.1.2.a, quyền tác giả phải gắn với một tác phẩm xác định.

Tại Việt Nam, quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm

quyền nhân thân và quyền tài sản

2.2.1 Quyền nhân thân

Quyền nhân thân là các quyền chỉ dành cho người tác giả, có đầy đủ các tính chất nhưquyền nhân thân nói chung được quy định trong BLDS Quyền nhân thân của quyền tác giả

Trang 34

bao gồm các quyền có liên quan đến danh tiếng người tác giả sáng tạo và sự vẹn toàn củatác phẩm

Các quyền nhân thân phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình, đồng thời với việc phátsinh quyền tác giả đối với tác phẩm đó.69

Quyền đặt tên cho tác phẩm Trừ một số trường hợp đặc biệt thì tác giả không có quyền

đặt tên, còn lại trong đa số các trường hợp, quyền đặt tên cho ‘đứa con tinh thần’ là độc

quyền của người tác giả sáng tạo

Luật chưa dự liệu trường hợp đối với các tác phẩm được tạo ra theo hợp đồng, thì quyền đặttên tác phẩm có vẻ không còn là của người tác giả nữa mà thường là quyền của người thuêtạo tác phẩm Chỉ có một ngoại lệ được đặt ra cho chương trình máy tính, theo đó, tác giảchương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thoả thuậnvề việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính.70Tuy nhiên, trong trường hợp

này, tên chương trình máy tính mang ý nghĩa của một nhãn hiệu đối với một sản phẩm

nhiều hơn là tên của một tác phẩm

Một ngoại lệ nữa là đối với tác phẩm dịch, thì người dịch không có quyền đặt tên cho tácphẩm.71Trong trường hợp này, người dịch nếu muốn đặt lại tên cho tác phẩm dịch của mình,thì phải được phép của người giữ quyền tác giả đối với bản gốc

Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm Tên tác giả xuất hiện trên tác phẩm

có thể coi là một bằng chứng về quyền tác giả Theo quy định, ngoài tên thật, tác giả cóquyền được nêu bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng Trong một số trường hợp,người tác giả có thể không muốn để tên trên tác phẩm của mình khi công bố, hoặc vì thỏathuận với người thuê tạo tác phẩm về việc không để tên trên tác phẩm đó, dẫn đến việc hìnhthành các tác phẩm khuyết danh

Đôi khi tác giả sử dụng nhiều bút danh khác nhau cho nhiều tác phẩm khác nhau Do đó, đểtránh ảnh hưởng đến quyền nhân thân của người tác giả, khi sử dụng tác phẩm, cần lưu ýgiới thiệu đúng tên mà tác giả sử dụng khi công bố tác phẩm đó

Ví dụ: trong tác phẩm Ván bài lật ngửa (kịch bản phim, tiểu thuyết), Trần Gia Triều72

lấy bút danh là Nguyễn Trương Thiên Lý Như vậy, khi công chiếu bộ phim hoặc xuấtbản sách đối với tác phẩm này, chúng ta phải để tên Nguyễn Trương Thiên Lý chứkhông được để tên thật hoặc bút danh khác của người tác giả, trừ khi có sự đồng ý củachính tác giả đó

Nếu như không có thỏa thuận gì khác, thì tên các đồng tác giả được thể hiện đầy đủ trên tácphẩm do họ sáng tạo ra

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm Quyền này có

tính chất như một quyền tài sản, nên có thể chuyển giao được Quyền này khác với cácquyền nhân thân khác ở chỗ nó được dành cho người chủ sở hữu quyền tác giả

Quyền công bố tác phẩm tuy cũng nằm trong nhóm quyền nhân thân, nhưng có thể chuyển

giao cho chủ thể khác, thông qua việc “cho phép”, như vậy tính chất của nó cũng như

quyền tài sản và trên thực tế, việc bảo hộ quyền này cũng như quyền tài sản Lí do luật

69 Trong trường hợp tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, thì việc định hình tác phẩm lại không bắt buộc Theo quy định tại Khoản 1 điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

70 Khoản 4 điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

71 Khoản 1 điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

72 Bút hiệu khác của tác giả này là Trần Bạch Đằng, được tác giả dùng khi viết các bài xã luận đăng trên báo Tuổi Trẻ trước đây

Trang 35

không liệt kê quyền này vào nhóm quyền tài sản có thể là vì bản thân việc công bố tác phẩmchính là nền tảng cho việc phát sinh các quyền tài sản Trên thực tế, các quyền nhân thânxuất hiện kể từ lúc tác phẩm được định hình, còn các quyền tài sản chỉ xuất hiện lúc công bốtác phẩm Như vậy, nếu một tác phẩm bị công bố trái phép nhằm khai thác thương mại màkhông có sự đồng ý của người tác giả, coi như đồng thời xâm phạm quyền nhân thân vàquyền tài sản của quyền tác giả.

Mặt khác, xuất phát từ quy định “chủ sở hữu quyền tác giả là người nắm giữ một, một số,

xem là chủ sở hữu tác phẩm

Chi tiết về hành vi công bố tác phẩm, xem Mục 2.4.3.

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm Nội dung của quyền này là không cho người

khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hạiđến danh dự và uy tín của tác giả

Nhìn chung, cũng như quy định về quyền nhân thân trong luật dân sự, các quyền nhân thânluôn gắn liền với cá nhân và không thể được chuyển giao cho người khác Quyền này chỉ cóở chủ thể là tác giả sáng tạo nên tác phẩm, hoặc tác giả đồng thời là chủ sở hữu các quyềntài sản đối với tác phẩm

Theo Công ước Berne, các quyền nhân thân/tinh thần phải được bảo lưu ít nhất cho đến khicác quyền tài sản/kinh tế chấm dứt, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, có thể quy địnhchấm dứt một phần các quyền này sau khi tác giả chết Như vậy, luật của các quốc gia thamgia công ước có sự tự do nhất định trong việc quy định bảo hộ các quyền nhân thân Theoluật Việt Nam, thì trừ quyền công bố tác phẩm, các quyền nhân thân của quyền tác giả đượcbảo hộ vô thời hạn.74

2.2.2 Quyền tài sản

a Nội dung của quyền tài sản Quyền tài sản của quyền tác giả là các quyền mà người

nắm giữ quyền có thể chuyển giao được cho chủ thể khác Các quyền này phát sinh sau khitác phẩm được công bố Các quyền tài sản của quyền tác giả bao gồm các quyền sau đây:

- Quyền làm tác phẩm phái sinh Quyền này được hiểu là chủ sở hữu quyền tác giả có

quyền tự mình làm tác phẩm phái sinh, cho phép hoặc ngăn cấm người khác làm tác phẩmphái sinh từ tác phẩm của mình Theo quy định này, thì “làm tác phẩm phái sinh” được coinhư một hình thức “khai thác tác phẩm” đặc biệt, có nghĩa là khai thác nhưng cũng có đónggóp vào đó sự sáng tạo nhất định để hình thành nên tác phẩm mới

Như vậy, nếu muốn làm tác phẩm phái sinh, ví dụ như dịch, chuyển thể, cải biên thì phảiliên hệ với chủ sở hữu quyền này và phải được người này đồng ý

Quyền làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản bị xâm phạm nhiều nhất.Trong nhiều trường hợp, người ta sử dụng tác phẩm gốc để tạo ra tác phẩm khác nhưngkhông xin phép, trả tiền cho tác giả tác phẩm gốc Ví dụ: các nhà viết thư pháp, thư họathường sử dụng các câu thơ của các tác giả khác để thể hiện lên trên tác phẩm thư pháp, thưhọa của mình nhưng không xin phép, không trả tiền bản quyền, thậm chí còn không ghi têntác giả của tác phẩm gốc

73 Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

74 Ý nghĩa của “vô thời hạn” chưa được luật giải thích rõ “Vô thời hạn” có thể là “vĩnh viễn” hoặc là “có thể chấm

dứt bất kì lúc nào.”

Trang 36

- Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng Quyền này có thể do chủ sở hữu quyền

tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm mộtcách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹthuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được Biểu diễn tác phẩm trước công chúng baogồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình.75

- Quyền sao chép tác phẩm Việc sao chép có thể tiến hành bằng bất kỳ phương tiện hay

hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.76 Ví dụ: các tập tinđiện tử được lưu trữ trực tuyến hoặc trên các phương tiện như máy tính cá nhân

- Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm Quyền này có thể do chủ

sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳhình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuêhoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm Đối với tác phẩmtạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãmtrước công chúng.77

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng Hình thức truyền đạt có thể bằng phương tiện hữu

tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kỹ thuật nào khác là độcquyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưatác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địađiểm và thời gian do chính họ lựa chọn.78

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính Với dạng

tác phẩm đặc thù như điện ảnh và chương trình máy tính, thì việc khai thác có thể qua hìnhthức cho thuê bản gốc hoặc bản sao Đối với tác phẩm điện ảnh đó là hình thức cho thuêbăng đĩa phim, hoặc cho thuê để trình chiếu cho công chúng Riêng tác phẩm chương trìnhmáy tính, người ta cho thuê theo kiểu thiết lập bộ đếm thời gian ngược cho chương trình,khi hết thời gian đó, nếu muốn tiếp tục sử dụng, thì phải có bộ giải mã do chủ sở hữu cungcấp thì mới gia hạn sử dụng thêm được

Quyền cho thuê này do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép ngườikhác thực hiện việc cho thuê để sử dụng có thời hạn Không áp dụng quyền cho thuê đối vớichương trình máy tính, khi bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu đểcho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiệngiao thông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.79

* Các quyền tài sản nêu trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặccho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Trên thực tế, khái

niệm “bản quyền” đôi lúc được ngầm hiểu như là các quyền tài sản của quyền tác giả Người giữ “bản quyền” theo đó được hiểu là người nắm giữ các quyền tài sản.

b Nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng

một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản kể trên hoặc muốn công bố tác phẩm phải xinphép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tácgiả

Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ

sở hữu quyền tác giả để được quyền sử dụng tác phẩm

75 Khoản 1 điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

76 Khoản 2 điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung

77 Khoản 3 điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

78 Khoản 4 điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

79 Khoản 5 điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Trang 37

Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở

hữu quyền tác giả để chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng

Quyền lợi vật chất khác là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được

hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như việc nhận giải thưởng, nhậnsách biếu khi xuất bản, nhận vé mời xem chương trình biểu diễn, trình chiếu tác phẩm điệnảnh, trưng bày, triển lãm tác phẩm và các hình thức vật chất liên quan khác.80

Trước khi luật Sở hữu trí tuệ được ban hành, đã có Nghị định 61/2002/NĐ-CP của Chínhphủ về nhuận bút Trong nghị định này, nhuận bút, thù lao, và các quyền lợi vật chất khácdành cho tác giả sáng tạo được quy định rất chi tiết cho từng loại tác phẩm.81 Riêng đối vớithể loại tác phẩm thuộc lĩnh vực báo chí, xuất bản, chế độ nhuận bút được quy định khá cụthể trong Nghị định 18/2014/NĐ-CP

2.3 GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ

Nói chung, pháp luật sở hữu trí tuệ luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người giữ quyền tácgiả để họ có thể khai thác các quyền của mình Tuy nhiên, cũng như luật pháp hầu hết cácquốc gia, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng quy định một số trường hợp đặc biệt, theo đó,quyền của tác giả, độc quyền khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả có thể bị hạnchế.82

Ngoại lệ thứ nhất: Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao Ngoại lệ này bao gồm một số trường hợp được quy định như sau:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân Các

hoạt động này phải không nhằm mục đích thương mại;83

- Trích dẫn hợp lí84 tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trongtác phẩm của mình Trích dẫn hợp lí là trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luậnhoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình Số lượng và thực chất củaphần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tácgiả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loạihình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.85

- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kì,trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, khôngnhằm mục đích thương mại;

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu Trường hợp nàycũng chỉ được quyền sao chép một bản Thư viện không được sao chép và phân phối bảnsao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số, nếu như không được phép củangười có quyền đối với tác phẩm;86

80 Khoản 13, 15 điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

81 Hiện nay, một số phần của Nghị định 61/2002/NĐ-CP đã hết hiệu lực kể từ khi Nghị định 18/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành

82 Thuật ngữ tiếng Anh: “fair-use” tạm dịch “sử dụng chính đáng”

83 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

84 Cần phân biệt “trích dẫn hợp lí” và “đạo văn” (plagiarism) “Trích dẫn hợp lí” là việc trích dẫn phù hợp với nội dung và số lượng hợp lí, có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn: tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản… Còn “đạo văn”

là hành vi sao chép, sử dụng tác phẩm của người khác mà không ghi rõ nguồn gốc, tự cho đó là của mình.

85 Khoản 1 điều 24 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

86 Khoản 2 điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Trang 38

- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạtvăn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kì hình thức nào Các hình thức thutiền có thể là bán vé, hoặc chương trình có tài trợ, hoặc quảng cáo;

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy Ở đây, mục

đích của việc ghi âm, ghi hình được xác định rõ là ‘để đưa tin thời sự hoặc giảng dạy’ Việc

ghi âm, ghi hình này phải có giới hạn hợp lí, tương tự như trường hợp trích dẫn, để khônglàm ảnh hưởng đến việc khai thác thương mại các buổi biểu diễn đó;

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng đượctrưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị Đây là một ngoạilệ gây nhiều tranh cãi, bởi phạm vi của nó quá rộng, bao trùm luôn cả quyền làm tác phẩmphái sinh – một quyền tài sản của quyền tác giả Nếu như trong trường hợp thứ nhất làchuyển sang chữ nổi, do hành vi này do không phải là dịch nên không có gì đáng bàn, thì

hành vi thứ hai: “chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ khác” lại mang bản chất của việc dịch tác

phẩm Chính vì vậy, nhiều người lo ngại rằng ngoại lệ này sẽ bị lợi dụng cho các hành vi sửdụng tác phẩm trái phép từ các đối tượng khác không phải là người khiếm thị Một số ý kiến

khác thì cho rằng “ngôn ngữ khác” ở đây không phải là các dạng ngôn ngữ thông thường,

mà là các dạng ngôn ngữ cũng dành cho người mù Tuy nhiên phân tích này tỏ ra không hợp

lí, khi trong quy định về tác phẩm thể hiện dưới dạng kí tự khác, luật lại sử dụng thuật ngữ

kí tự khác chứ không phải ngôn ngữ khác khi nói đến các dạng kí tự dành cho người khiếm

Việc sử dụng các tác phẩm trong các trường hợp ngoại lệ trên không được áp dụng đối với

tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính Đối với chương trình máy

tính Ngoại lệ duy nhất là việc tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chươngtrình máy tính có thể làm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bịmất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.89

Ngoại lệ thứ hai: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao Cũng là các ngoại lệ, nhưng mức độ thấp hơn, khi

tác phẩm được sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có

tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kì hình thức nào không phải xin phép nhưng phải

trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể tù khi sử dụng Mức nhuận bút,thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường

87 Điều 9 Nghị định 100/NĐ-CP

88 Khoản 2 điều 24 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

89 Khoản 3 điều 19a Nghị định 100/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 85/2011/NĐ-CP

Trang 39

hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tạiTòa án theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo

hoặc không thu tiền dưới bất kì hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền

nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể t ừ khi sử dụng theo quy định của Chínhphủ. 90

*Tương tự như trong dạng ngoại lệ thứ nhất, thì tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trongcác trường hợp ngoại lệ dạng thứ hai cũng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thácbình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyềntác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm Việc sử dụng tácphẩm trong các trường hợp ngoại lệ thứ hai không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh Trong cả hai nhóm ngoại lệ, thì tác phẩm được sử dụng phải là tác phẩm đã công bố

2.4 THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

2.4.1 Thời hạn bảo hộ Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian tính từ lúc phát

sinh quyền tác giả cho đến lúc quyền tác giả bị kết thúc việc bảo hộ Thời hạn bảo hộ quyềntác giả được quy định khác nhau đối với quyền nhân thân và quyền tài sản của quyền tácgiả

a Quyền nhân thân (hay quyền tinh thần): trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép

người khác công bố tác phẩm, quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn

Việc bảo hộ các quyền Sở hữu trí tuệ thường theo nguyên tắc “có thời hạn” để thực hiện nguyên tắc “cân bằng lợi ích”, tuy nhiên đối với trường hợp quyền nhân thân của quyền tác

giả thì lại quy định vô thời hạn Quy định như vậy cũng thể hiện tính hợp lí, do đây là cácquyền gắn liền với người tác giả và không thể được chuyển giao, không có giá trị bằng tàisản nên dù được bảo hộ vô thời hạn, cũng không gây ảnh hưởng gì đến lợi ích chung củacông chúng trong việc tiếp cận và sử dụng các tác phẩm

Quyền nhân thân phát sinh kể từ khi tác phẩm được định hình lần đầu tiên dưới một hìnhthức vật chất bất kì

b Quyền tài sản (hay quyền kinh tế): Cũng như đối với quyền nhân thân, công ước Berne

tuy quy định cụ thể thời hạn bảo hộ các quyền liên quan đến lợi ích kinh tế của bản quyền

là: “suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết”, nhưng lại cho phép các nước

thành viên quy định thời hạn bảo hộ dài hơn.91 Riêng tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ đối vớicác loại tác phẩm khác nhau là không giống nhau Nhìn chung, có hai cách tính thời hạn bảohộ: theo đời người và không theo đời người Trong cả hai cách, thời điểm bắt đầu bảo hộquyền tài sản là kể từ thời điểm công bố tác phẩm.92

Cách tính không theo đời người tác giả Là cách tính dựa theo thời điểm công bố hoặc

định hình áp dụng cho tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyếtdanh93 Theo đó thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm,94 kể từ khi tác phẩm được công bố

90 Sửa đổi của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, trước đó chưa quy định trường hợp này.

91 Điều 7 Công ước Berne

92 Thực ra các quyền tài sản phát sinh đồng thời với các quyền nhân thân, tuy nhiên, khi tính thời hạn bảo hộ, thì người

ta lại tính kể từ thời điểm công bố tác phẩm.

93 Trước đây, theo quy định của luật cũ, thì cách tính này còn bao gồm tác phẩm sân khấu Còn theo quy định của luật hiện hành, tác phẩm sân khấu lại được tính thời hạn bảo hộ theo đời người tác giả.

94 Một số nước quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả dài hơn Ví dụ, theo luật Bản quyền Hoa Kỳ 1978, quyền tác giả được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 70 năm sau khi tác giả chết Với tác phẩm vô danh, khuyết danh, hoặc được thuê tạo ra, thì thời hạn là thời điểm chấm dứt sớm hơn của: (1) kết thúc 95 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu

Trang 40

lần đầu tiên. 95 Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố

trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm

năm, kể từ khi được định hình 96

Theo cách tính trên, thì một tác phẩm nên được công bố sớm để được bảo hộ dài hơn Ví dụ:một tác phẩm điện ảnh được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm đó được địnhhình thì thời hạn bảo hộ là 75 năm; nếu đến năm thứ 30 kể từ khi tác phẩm được định hìnhmới công bố thì thời hạn bảo hộ chỉ còn là 70 năm Như vậy, trong thời hạn 25 năm, kể từkhi tác phẩm định hình, mà tác phẩm được công bố thì thời hạn được bảo hộ cao nhất là 75năm và nếu càng công bố muộn [hơn 25 năm sau khi định hình] thì thời hạn được bảo hộcàng ít đi.97 Chính từ lập luận trên, cho thấy việc công bố tác phẩm là vấn đề rất quan trọngtrong việc xác định thời hạn bảo hộ quyền tài sản của quyền tác giả

Lưu ý rằng thời gian 100 năm không có nghĩa là quyền tài sản kéo dài trong suốt thờigian đó, mà chỉ tính từ lúc công bố tác phẩm mà thôi Ta xem xét một trường hợp cụthể như sau: một tác phẩm nhiếp ảnh được định hình vào ngày 05/10/1980, sau đó đếnngày 15/5/2006 mới được công bố Như vậy, thời điểm bắt đầu bảo hộ quyền tài sản làngày 15/5/2006 và thời điểm chấm dứt là 31/12/2080

Cách tính theo đời người tác giả Áp dụng cho các dạng tác phẩm ngoài các loại hình quy

định kể trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tácgiả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào nămthứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; đối với tác phẩm khuyết danh, khi cácthông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính suốt cuộc đời tác giả và nămmươi năm tiếp theo năm tác giả chết

Bất cập đối với tác phẩm khuyết danh là tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng Ta xem xét ví dụ sau: một tác phẩm nhiếp ảnh được tạo ra ngày 05/3/2001 và

công bố vào ngày 05/4/2001 Như vậy thời hạn bảo hộ quyền tài sản được tính đến hếtngày 31/12/2076 Nhưng nếu cũng với tác phẩm đó, mà lúc công bố không có tênngười tác giả, tức là tác phẩm khuyết danh, giả sử sau khi tác phẩm đó được công bốvào 05/4/2001, đến ngày 31/1/2002 danh tính của tác giả xuất hiện, sau đó tác giả nàychết vào ngày 25/5/2012, thì lại áp dụng cách tính theo đời người, nghĩa là quyền tàisản sẽ chấm dứt khi hết ngày 31/12/2063? Với sự bất hợp lí như vậy, thiết nghĩ luậtcần phải phân biệt tác phẩm khuyết danh là tác phẩm loại gì, để trong trường hợp các

tiên, (2) kết thúc 120 năm kể từ ngày nó được tạo ra.

95 Sửa đổi của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009, quy định trước đó thời hạn là 50 năm Bởi theo cam kết tại Điều 4 Chương

II của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ “Trường hợp thời hạn bảo hộ của một tác phẩm được tính không căn cứ theo

đời người, thì thời hạn đó không ít hơn 75 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra, thì thời hạn

đó không ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra” trong khi “…Việt Nam đã kí Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc thì các quốc gia thành viên phải đương nhiên dành cho nhau những quyền mà nước đó đã giành cho nước khác.”

(Trích Báo cáo số 243/BC-UBTVQH12 giải trình sửa đổi luật Sở hữu trí tuệ do UBTVQH trình QH ngày 16 tháng 6 năm 2009)

96Tuy nhiên, có một điểm bất cập là trong Nghị định 85/2011/NĐ-CP lại quy định …Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và

quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công

bố lần đầu tiên Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình Như vậy, có sự khác biệt trong quy định về cách tính thời hạn đối với dạng tác phẩm

nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng Theo hiệu lực pháp lí, thì ta sẽ áp dụng quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

97 Trích Báo cáo số 243/BC-UBTVQH12 giải trình sửa đổi luật Sở hữu trí tuệ do UBTVQH trình QH ngày 16 tháng 6 năm 2009

Ngày đăng: 29/10/2014, 16:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ luật Dân sự 1995 2. Bộ luật Dân sự 2005 3. Luật Cạnh tranh 2004 4. Luật Xuất bản 2004 5. Luật sở hữu trí tuệ 2005 Khác
14. Nghị định 76/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự Khác
16. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh Khác
17. Nghị định 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng Khác
18. Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh Khác
19. Nghị định 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng Khác
20. Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả Khác
21. Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Khác
22. Nghị định 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng (thay thế cho Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng) Khác
23. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh Khác
24. Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ Khác
25. Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp thay thế cho Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Khác
27. Nghị định 172/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số57/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Chính phủvề việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng Khác
28. Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ Khác
29. Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet Khác
30. Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ Khác
31. Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan Khác
32. Nghị định 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ Khác
33. Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 xử phạt vi phạm hành chính trong sở hữu công nghiệp Khác
34. Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w